Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11/CT-UBND | Quảng Ngãi, ngày 07 tháng 6 năm 2019 |
CHỈ THỊ
TĂNG CƯỜNG CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC, XÂM HẠI TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
Thực hiện Nghị quyết số 23/NQ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ về phiên họp thường kỳ tháng 3 năm 2019, Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 16/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em; Công văn số 5079/UBQGTE ngày 30/11/2018 của Ủy ban Quốc gia về trẻ em về việc tăng cường công tác bảo vệ trẻ em, thực hiện các giải pháp phòng, chống bạo lực trẻ em, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu:
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
a) Phối hợp với các sở, ngành tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 16/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em; có hình thức tuyên truyền cụ thể để phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp, bảo vệ trẻ em theo quy định của pháp luật; tăng cường công tác tuyên truyền Luật Trẻ em và các văn bản hướng dẫn có liên quan; tuyên truyền kiến thức, kỹ năng bảo vệ trẻ em, công tác phòng ngừa xâm hại, bạo lực đối với trẻ em cho cha mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ, người trực tiếp làm việc với trẻ em và kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ mình trước những nguy cơ bị xâm hại đối với trẻ em.
b) Đôn đốc, kiểm tra các sở, ngành, địa phương thực hiện công tác bảo vệ trẻ em, đặc biệt là việc phòng ngừa, ngăn chặn nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em và kịp thời can thiệp, hỗ trợ cho trẻ em khi bị bạo lực, xâm hại.
c) Phối hợp với các sở, ngành, địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội tổ chức thực hiện tốt quy trình tiếp nhận, xử lý thông tin, thông báo, tố giác nguy cơ, hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em; triển khai theo thẩm quyền việc hỗ trợ, can thiệp cho trẻ em khi bị bạo lực, xâm hại.
d) Tập huấn, hướng dẫn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em các cấp về phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em.
đ) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành rà soát, kiến nghị việc sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về bảo vệ trẻ em để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em.
e) Theo dõi, chủ động báo cáo Ủy ban Quốc gia về trẻ em về tình hình, những khó khăn, vướng mắc và biện pháp giải quyết trong công tác bảo vệ trẻ em; định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh việc thực hiện Chỉ thị trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Giáo dục và Đào tạo
a) Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị, cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh quán triệt thực hiện nghiêm túc các quy định về ứng xử đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người lao động, nâng cao đạo đức nhà giáo; thực hiện các biện pháp bảo vệ trẻ em; rà soát các tiêu chuẩn trường học bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em.
b) Xây dựng môi trường sư phạm an toàn, lành mạnh, không có bạo lực học đường, xâm hại trẻ em; chú trọng giáo dục kiến thức, kỹ năng phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh tại cơ sở giáo dục, trường học; kịp thời phát hiện trường hợp học sinh có dấu hiệu bị bạo lực, xâm hại, thông báo, cung cấp thông tin, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để thực hiện điều tra, xử lý theo quy định. Hiệu trưởng các trường học phải chịu trách nhiệm về việc để xảy ra tình trạng bạo lực, xâm hại trẻ em trong trường học thuộc quyền quản lý.
c) Đề xuất giải pháp phù hợp để thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về trẻ em, đặc biệt là Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.
d) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nề nếp, kỷ cương trường học; xử lý nghiêm các giáo viên, nhân viên, người lao động có hành vi bạo lực, xâm hại thể chất, tinh thần đối với trẻ em và người đứng đầu cơ sở giáo dục để xảy ra các vụ việc vi phạm.
3. Sở Y tế
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật về giám định pháp y đối với trẻ em bị xâm hại tình dục, bảo đảm nhanh chóng, kịp thời.
b) Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ưu tiên tiếp nhận, điều trị, tư vấn chăm sóc sức khỏe cho trẻ em bị bạo lực, xâm hại; nâng cao năng lực, kỹ năng cho cán bộ y tế trong việc chăm sóc, tư vấn sức khỏe đối với trẻ em bị bạo lực, xâm hại.
4. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình; tuyên truyền, hướng dẫn gia đình về kiến thức, kỹ năng bảo vệ trẻ em, phòng ngừa bạo lực, xâm hại trẻ em, trách nhiệm phát hiện, thông báo, tố giác hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ văn hóa về phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em.
5. Sở Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí ưu tiên việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng về bảo vệ trẻ em, phòng ngừa bạo lực, xâm hại trẻ em; phát hiện, lên án các hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em; bảo đảm quyền bí mật đời sống riêng tư của trẻ em; phổ biến Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em miễn phí của Trung ương 111 và đường dây nóng của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh (0255.3712567) để tất cả cá nhân, tổ chức liên hệ khi có nhu cầu tìm kiếm thông tin, tố giác các hành vi xâm hại, bạo lực trẻ em.
6. Sở Tư pháp
Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật liên quan đến bảo vệ, chăm sóc trẻ em; tăng cường hướng dẫn, thường xuyên kiểm tra việc tổ chức thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý cho trẻ em.
7. Công an tỉnh
a) Chỉ đạo các phòng chuyên môn nghiệp vụ, công an các cấp nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi xâm hại trẻ em; rà soát hồ sơ, xử lý dứt điểm các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em đang tồn đọng; kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi bao che, chậm trễ, cố tình kéo dài hoặc không xử lý vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em.
b) Hướng dẫn công an các cấp về quy trình, biện pháp phòng ngừa, đấu tranh đối với hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em; các biện pháp điều tra thân thiện đối với trẻ em, đặc biệt là trẻ em bị xâm hại tình dục; nâng cao năng lực, kỹ năng cho lực lượng công an các cấp về điều tra, xử lý tội phạm xâm hại trẻ em.
8. Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Ngãi
Có kế hoạch tăng thời lượng phát sóng, số lượng tin bài và nâng cao chất lượng; tuyên truyền bảo vệ, chăm sóc trẻ em, đặc biệt là phòng, chống xâm hại trẻ em trong các chương trình, chuyên trang, chuyên mục.
9. Đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh
Kịp thời truy tố, xét xử lý nghiêm minh đối với các vụ bạo lực, xâm hại trẻ em theo quy định của pháp luật; đồng thời kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước áp dụng các biện pháp phòng ngừa đối với loại tội phạm này; rà soát hồ sơ, vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em để xử lý dứt điểm, không để tồn đọng, kéo dài.
10. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh và các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh: Tăng cường giám sát việc thực thi pháp luật về bảo vệ trẻ em; tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên và toàn xã hội lên án mạnh mẽ, kịp thời phát hiện, tố giác các hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em, đặc biệt là xâm hại tình dục trẻ em.
11. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
a) Chỉ đạo các phòng, ban, đoàn thể, Ủy ban nhân dân cấp xã triển khai thực hiện các biện pháp bảo vệ trẻ em, xử lý các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em ở địa phương.
b) Xử lý nghiêm các cơ quan, tổ chức, cá nhân che giấu, không thông báo, tố giác hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc thiếu trách nhiệm trong việc xử lý các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em.
c) Cần ưu tiên bố trí nguồn nhân lực bảo đảm việc hỗ trợ, phòng ngừa và can thiệp cho trẻ em khi có nguy cơ bị bạo lực, xâm hại; đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức, trách nhiệm của gia đình, cộng đồng, các cấp chính quyền trong việc ngăn chặn, phát hiện, tố giác những hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em; thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý địa bàn dân cư, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em.
d) Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn phải chịu trách nhiệm về việc để xảy ra tình trạng bạo lực, xâm hại trẻ em trên địa bàn; không kịp thời hỗ trợ, can thiệp cho trẻ em khi bị bạo lực, xâm hại; thiếu trách nhiệm hoặc không xử lý kịp thời các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em.
đ) Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn thiết lập đầu mối thông tin, thông báo, tố giác các hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em; chủ động thông báo, phối hợp với Tổng đài điện thoại Quốc gia bảo vệ trẻ em (111) trong việc tư vấn, can thiệp, hỗ trợ trẻ em bị bạo lực, xâm hại; xác lập cơ chế phối hợp phòng ngừa, xử lý vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em tại địa phương.
Yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan nghiêm túc thực hiện Chỉ thị này. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị kịp thời báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) để được hướng dẫn, giải quyết./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Chỉ thị 13/CT-UBND năm 2017 về tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 2Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2017 về tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 3Kế hoạch 2587/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chỉ thị 18/CT-TTg về tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 4Quyết định 591/QĐ-UBND năm 2019 quy định về hoạt động của hệ thống bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 5Quyết định 191/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch hành động phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2020-2025
- 6Quyết định 539/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch hành động phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, giai đoạn 2020-2025
- 7Kế hoạch 174/KH-UBND năm 2020 về phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2020-2025
- 1Luật trẻ em 2016
- 2Nghị định 80/2017/NĐ-CP quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường
- 3Chỉ thị 18/CT-TTg năm 2017 về tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Chỉ thị 13/CT-UBND năm 2017 về tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 5Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2017 về tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 6Kế hoạch 2587/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chỉ thị 18/CT-TTg về tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 7Công văn 5079/UBQGTE năm 2018 về tăng cường công tác bảo vệ trẻ em, thực hiện giải pháp phòng, chống bạo lực trẻ em do Ủy ban Quốc gia về trẻ em ban hành
- 8Nghị quyết 23/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2019
- 9Quyết định 591/QĐ-UBND năm 2019 quy định về hoạt động của hệ thống bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 10Quyết định 191/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch hành động phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2020-2025
- 11Quyết định 539/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch hành động phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, giai đoạn 2020-2025
- 12Kế hoạch 174/KH-UBND năm 2020 về phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2020-2025
Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2019 về tăng cường chỉ đạo thực hiện giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- Số hiệu: 11/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 07/06/2019
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi
- Người ký: Trần Ngọc Căng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra