Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 80/2017/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 17 tháng 7 năm 2017 |
QUY ĐỊNH VỀ MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC AN TOÀN, LÀNH MẠNH, THÂN THIỆN, PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật trẻ em ngày 05 tháng 4 năm 2016;
Căn cứ Luật giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Luật giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Nghị định này quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.
2. Nghị định này áp dụng đối với cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trường chuyên biệt, cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài hoặc liên kết đào tạo với nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục), lớp xóa mù chữ, lớp ngoại ngữ, lớp tin học, lớp dạy kỹ năng, lớp dạy năng khiếu, lớp dạy văn hóa, lớp dành cho trẻ em vì hoàn cảnh khó khăn hoặc có hoàn cảnh đặc biệt không được đi học ở nhà trường (sau đây gọi chung là lớp độc lập) có người học dưới 18 tuổi; các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Môi trường giáo dục là tất cả các điều kiện về vật chất và tinh thần có ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục, học tập, rèn luyện và phát triển của người học.
2. Môi trường giáo dục an toàn là môi trường giáo dục mà người học được bảo vệ, không bị tổn hại về thể chất và tinh thần.
3. Môi trường giáo dục lành mạnh là môi trường giáo dục không có tệ nạn xã hội, không bạo lực; người học, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có lối sống lành mạnh, ứng xử văn hóa.
4. Môi trường giáo dục thân thiện là môi trường giáo dục mà người học được tôn trọng, đối xử công bằng, bình đẳng và nhân ái; được phát huy dân chủ và tạo điều kiện để phát triển phẩm chất và năng lực.
5. Bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập.
MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC AN TOÀN, LÀNH MẠNH, THÂN THIỆN; PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
Điều 3. Yêu cầu về địa điểm, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi trẻ em
1. Địa điểm đặt cơ sở giáo dục, lớp độc lập không vi phạm quy định tại khoản 13 Điều 6 của Luật trẻ em và không nằm trong vùng cảnh báo nguy hiểm.
2. Cơ sở vật chất của cơ sở giáo dục bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Có khuôn viên, cổng trường, biển tên trường, tường rào, hàng rào, sân vườn, cây xanh bảo đảm an toàn, vệ sinh, phù hợp cảnh quan, môi trường thân thiện;
b) Có sân chơi, bãi tập, khu để xe phù hợp và thân thiện với người học;
c) Có khối phòng học, phòng học bộ môn, phòng phục vụ học tập bảo đảm đủ ánh sáng, thoáng mát, có bàn ghế phù hợp với người học. Có khu nhà ăn, nhà nghỉ đối với các cơ sở giáo dục tổ chức bán trú, nội trú;
d) Có công trình vệ sinh, nước sạch và các công trình xây dựng khác bảo đảm an toàn, thân thiện, dễ tiếp cận, phù hợp với nhu cầu đa dạng của người sử dụng.
3. Thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi trẻ em của cơ sở giáo dục, lớp độc lập bảo đảm phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của người học; được sắp xếp và sử dụng an toàn, hợp lý, dễ tiếp cận.
Điều 4. Yêu cầu về tài liệu, học liệu giảng dạy
1. Đối với cơ sở giáo dục:
a) Tài liệu, học liệu giảng dạy và học tập phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục; bảo đảm tính khoa học, tính sư phạm, tính nhân văn và tính thẩm mỹ; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của người học; không chứa đựng các yếu tố kích động bạo lực, khiêu dâm; không trái với văn hóa, lịch sử Việt Nam; không có định kiến giới, phân biệt đối xử;
b) Có tài liệu, học liệu về giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, giáo dục giới tính, phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống xâm hại;
c) Có hệ thống công nghệ thông tin kết nối Internet và website đáp ứng yêu cầu dạy và học; được kiểm soát chặt chẽ, bảo đảm nội dung an toàn, lành mạnh, phù hợp với độ tuổi người học.
2. Đối với lớp độc lập: Tối thiểu phải đạt yêu cầu quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
Điều 5. Hoạt động bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện
1. Đối với cơ sở giáo dục
đ) Thực hiện công tác y tế trường học, công tác tư vấn, công tác trợ giúp người học;
2. Đối với lớp độc lập: Tối thiểu phải đạt yêu cầu quy định tại điểm a và điểm e khoản 1 Điều này.
Điều 6. Phòng, chống bạo lực học đường
1. Biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường:
a) Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của người học, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong cơ sở giáo dục, gia đình người học và cộng đồng về mối nguy hiểm và hậu quả của bạo lực học đường; về trách nhiệm phát hiện, thông báo, tố giác hành vi bạo lực học đường; ngăn ngừa và can thiệp kịp thời đối với các hành vi bạo lực học đường phù hợp với khả năng của bản thân;
b) Giáo dục, trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng, chống xâm hại người học; phòng, chống bạo lực học đường; bạo lực trẻ em trên môi trường mạng cho người học, cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên của cơ sở giáo dục và gia đình người học; giáo dục, tư vấn kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ cho người học;
c) Công khai kế hoạch phòng, chống bạo lực học đường và các kênh tiếp nhận thông tin, tố giác về bạo lực học đường;
d) Tổ chức kiểm tra, giám sát, thu thập và xử lý thông tin liên quan đến bạo lực học đường;
đ) Thực hiện các phương pháp giáo dục tích cực, không bạo lực đối với người học.
2. Biện pháp hỗ trợ người học có nguy cơ bị bạo lực học đường:
a) Phát hiện kịp thời người học có hành vi gây gổ, có nguy cơ gây bạo lực học đường, người học có nguy cơ bị bạo lực học đường;
b) Đánh giá mức độ nguy cơ, hình thức bạo lực có thể xảy ra để có biện pháp ngăn chặn, hỗ trợ cụ thể;
c) Thực hiện tham vấn, tư vấn cho người học có nguy cơ bị bạo lực và gây ra bạo lực nhằm ngăn chặn, loại bỏ nguy cơ xảy ra bạo lực.
3. Biện pháp can thiệp khi xảy ra bạo lực học đường:
a) Đánh giá sơ bộ về mức độ tổn hại của người học, đưa ra nhận định về tình trạng hiện thời của người học;
b) Thực hiện ngay các biện pháp trợ giúp, chăm sóc y tế, tư vấn đối với người học bị bạo lực; theo dõi, đánh giá sự an toàn của người bị bạo lực;
c) Thông báo kịp thời với gia đình người học để phối hợp xử lý; trường hợp vụ việc vượt quá khả năng giải quyết của cơ sở giáo dục thì thông báo kịp thời với cơ quan công an, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và các cơ quan liên quan để phối hợp xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Bộ Giáo dục và Đào tạo
1. Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức và cá nhân có liên quan bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục và lớp độc lập thuộc phạm vi quản lý.
2. Hướng dẫn việc lồng ghép, tích hợp nội dung, kiến thức về bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường vào kế hoạch giáo dục của cơ sở giáo dục và lớp độc lập thuộc phạm vi quản lý.
3. Hướng dẫn công tác tư vấn học đường, công tác xã hội trường học.
4. Tổ chức thanh tra, kiểm tra cơ sở giáo dục và lớp độc lập thuộc phạm vi quản lý trong việc thực hiện các quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.
Điều 8. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
1. Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức và cá nhân có liên quan bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục và lớp độc lập thuộc phạm vi quản lý.
2. Hướng dẫn việc lồng ghép, tích hợp nội dung, kiến thức về bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường vào chương trình đào tạo của cơ sở giáo dục và lớp độc lập thuộc phạm vi quản lý.
3. Tổ chức thanh tra, kiểm tra cơ sở giáo dục và lớp độc lập thuộc phạm vi quản lý trong việc thực hiện các quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.
Điều 9. Bộ Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí trong việc tuyên truyền về bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.
1. Chỉ đạo, hướng dẫn công an các cấp phối hợp với cơ sở giáo dục bảo đảm an ninh trật tự, an toàn trường học, phòng, chống vi phạm pháp luật và phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý các vụ việc bạo lực học đường.
2. Chỉ đạo triển khai việc bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý.
3. Tổ chức thanh tra, kiểm tra trường giáo dưỡng trong việc thực hiện các quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.
Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác y tế trường học bảo đảm việc chăm sóc sức khỏe, phòng chống dịch, bệnh cho người học.
Điều 12. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ
1. Chỉ đạo triển khai việc bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục và lớp độc lập thuộc phạm vi quản lý.
2. Tổ chức thanh tra, kiểm tra cơ sở giáo dục, lớp độc lập thuộc phạm vi quản lý trong việc thực hiện các quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.
Điều 13. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chỉ đạo triển khai việc bảo đảm quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường theo phân cấp quản lý.
2. Chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành của địa phương bảo đảm an ninh trật tự, an toàn trong cơ sở giáo dục, lớp độc lập; điều tra và xử lý vụ việc bạo lực học đường, gây mất an toàn cho cơ sở giáo dục, lớp độc lập theo phân cấp quản lý.
3. Tổ chức thanh tra, kiểm tra các cơ sở giáo dục, lớp độc lập trong việc thực hiện các quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường theo phân cấp quản lý.
Điều 14. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận
1. Giám sát, phản biện, tham vấn, kiến nghị đối với các cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.
2. Tổ chức tuyên truyền, vận động thành viên, hội viên, đoàn viên, đội viên của tổ chức và toàn xã hội hỗ trợ, tham gia xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.
Điều 15. Đề nghị các tổ chức xã hội
1. Vận động thành viên của tổ chức và xã hội hỗ trợ, tham gia xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.
2. Tổ chức việc kết nối, thu thập thông tin, kiến nghị của các tổ chức xã hội và của người học chuyển đến các cơ quan nhà nước để góp ý, tư vấn xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 05 tháng 9 năm 2017.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
| TM. CHÍNH PHỦ |
- 1Công văn 1943/BGDĐT-KHCNMT năm 2016 hướng dẫn xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2017 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2Công văn 2092/BGDĐT-KHCNMT năm 2016 về tổ chức hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 05/6/2016 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3Công văn 282/BGDĐT-CTHSSV năm 2017 về đẩy mạnh xây dựng môi trường văn hóa trong trường học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 1Luật Giáo dục 2005
- 2Luật giáo dục sửa đổi năm 2009
- 3Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014
- 4Luật tổ chức Chính phủ 2015
- 5Luật trẻ em 2016
- 6Công văn 1943/BGDĐT-KHCNMT năm 2016 hướng dẫn xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2017 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 7Công văn 2092/BGDĐT-KHCNMT năm 2016 về tổ chức hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 05/6/2016 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 8Công văn 282/BGDĐT-CTHSSV năm 2017 về đẩy mạnh xây dựng môi trường văn hóa trong trường học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 9Thông tư 33/2018/TT-BGDĐT hướng dẫn công tác xã hội trong trường học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 10Thông tư 38/2019/TT-BLĐTBXH về hướng dẫn xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; phòng, chống bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
Nghị định 80/2017/NĐ-CP quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường
- Số hiệu: 80/2017/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 17/07/2017
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 521 đến số 522
- Ngày hiệu lực: 05/09/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra