Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 106-TTg-VG | Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 1964 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG
Nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có một vị trí quan trọng trong sự nghiệp cách mạng nói chung và trong cuộc cách mạng tư tưởng và văn hóa kỹ thuật nói riêng. Giáo viên là nhân vật trung tâm của ngành giáo dục.
Từ sau ngày hòa bình được lập lại, ngành giáo dục phát triển mạnh do đó đội ngũ giáo viên cũng phát triển nhanh về số lượng, nhưng chất lượng còn quá thấp so với yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng và cụ thể là so với yêu cầu của nhiệm vụ cải cách giáo dục sắp tới.
Vì vậy vấn đề quan trọng và cấp thiết đặt ra hiện nay là phải có biện pháp tích cực để làm cho đội ngũ giáo viên phổ thông không những đủ về số lượng, mà phải tốt về chất lượng nữa. Phải đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đạt được những tiêu chuẩn như: vững vàng về tư tưởng và chính trị, gương mẫu về đạo đức, vững chắc về kiến thức văn hóa, thành thạo về nghiệp vụ, tốt về sức khỏe.
Để thực hiện chủ trương trên đây, Bộ Giáo dục và Ủy ban hành chính khu, tỉnh, thành phố phải làm tốt những công tác sau đây:
1. Tiến hành cải cách phương thức đào tạo giáo viên trong các trường sư phạm ở trung ương và địa phương. Phải đảm bảo tốt chất lượng tuyển sinh và cần chấm dứt lối đào tạo cấp tốc hoặc tuyển giáo viên không qua đào tạo. Thời gian đào tạo phải đủ để đảm bảo yêu cầu giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức và giáo dục văn hóa, nghiệp vụ.
2. Phải coi trọng việc bồi dưỡng giáo viên, coi việc bồi dưỡng giáo viên là tiếp tục công tác đào tạo trước kia làm chưa được đầy đủ, qua công tác bồi dưỡng mà ra sức nâng cao trình độ về mọi mặt của giáo viên lên ngang yêu cầu nhiệm vụ mới.
Phải nghiên cứu chương trình, nội dung, kế hoạch bồi dưỡng và tổ chức các trường, lớp bồi dưỡng tại chức và tập trung cho thích hợp với từng loại giáo viên.
3. Củng cố các trường sư phạm về mọi mặt, chọn cử những giáo viên ưu tú nhất để làm công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên. Ở trung ương, Bộ Giáo dục nên mở một trường bồi dưỡng cho một số cán bộ giáo dục mà địa phương không đảm nhiệm được.
4. Nghiên cứu và quy định chế độ về thời gian học tập bồi dưỡng tại chức để các giáo viên có thể vừa giảng dạy tốt, vừa học tập tốt; đồng thời nghiên cứu một chế độ tập trung bồi dưỡng giáo viên trong từng thời gian nhất định. Bộ Giáo dục có thể nghiên cứu bố trí năm học lại rồi trình thường vụ Hội đồng Chính phủ xét.
5. Kinh phí cho việc bồi dưỡng giáo viên là một bộ phận của ngân sách đào tạo giáo viên. Ngân sách này trong những năm tới sẽ được dự trù trên cơ sở ngân sách đào tạo giáo viên năm 1963.
Riêng năm học 1964-1965, Bộ Giáo dục sẽ bồi dưỡng tập trung 350 giáo viên cấp III và được phép điều chỉnh kinh phí trong ngân sách năm 1964 của Bộ Giáo dục. Các tỉnh, thành phố sẽ bồi dưỡng 2.170 giáo viên cấp II và 2.500 giáo viên cấp I và cũng được phép điều chỉnh trong ngân sách đào tạo giáo viên của địa phương.
Các ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Bộ Tài chính, ông Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước có trách nhiệm hướng dẫn và chỉ đạo việc thi hành chỉ thị này.
| K.T. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
- 1Thông tư liên bộ 15/TTLB năm 1996 về việc đào tạo và bồi dưỡng giáo viên âm nhạc và mĩ thuật phục vụ sự nghiệp giáo dục thẩm mĩ cho học sinh mẫu giáo, phổ thông do Bộ Giáo Dục và Đào Tạo - Bộ Văn Hóa Thông Tin ban hành
- 2Chỉ thị 29/1998/CT-BDG&ĐT về bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục-đào tạo hè 1998 do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3Chỉ thị 30/1998/CT-BDGĐT về đào tạo và bồi dưỡng giáo viên bộ môn Giáo dục công dân trường Trung học cơ sở, Phổ thông trung học - Trung học chuyên ban do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4Quyết định 49/2007/QĐ-BGDĐT về Chương trình bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý về giáo dục hòa nhập học sinh tàn tật, khuyết tật cấp Trung học cơ sở do Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo ban hành
- 1Thông tư liên bộ 15/TTLB năm 1996 về việc đào tạo và bồi dưỡng giáo viên âm nhạc và mĩ thuật phục vụ sự nghiệp giáo dục thẩm mĩ cho học sinh mẫu giáo, phổ thông do Bộ Giáo Dục và Đào Tạo - Bộ Văn Hóa Thông Tin ban hành
- 2Chỉ thị 29/1998/CT-BDG&ĐT về bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục-đào tạo hè 1998 do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3Chỉ thị 30/1998/CT-BDGĐT về đào tạo và bồi dưỡng giáo viên bộ môn Giáo dục công dân trường Trung học cơ sở, Phổ thông trung học - Trung học chuyên ban do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4Quyết định 49/2007/QĐ-BGDĐT về Chương trình bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý về giáo dục hòa nhập học sinh tàn tật, khuyết tật cấp Trung học cơ sở do Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo ban hành
Chỉ thị 106-TTg-VG năm 1964 về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên các trường phổ thông do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 106-TTg-VG
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 14/11/1964
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Phạm Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 41
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra