- 1Công văn 1749/UBND-VX năm 2021 triển khai tăng cường biện pháp kiểm soát dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- 2Công văn 1931/UBND-VX năm 2021 về tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội toàn Thành phố theo Chỉ thị 15/CT-TTg do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3Công văn 1948/UBND-VX năm 2021 về tăng cường thực hiện Chỉ thị 15/CT-TTg trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/CT-UBND | Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 6 năm 2021 |
CHỈ THỊ
VỀ SIẾT CHẶT VÀ TĂNG CƯỜNG CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Từ ngày 27 tháng 4 năm 2021 đến nay, Thành phố ghi nhận có 1.346 ca nhiễm trên địa bàn với nhiều chuỗi lây nhiễm. Đặc điểm lớn nhất của đợt dịch này là chủng vi rút Delta lây nhiễm mạnh trong gia đình, khu dân cư, nơi làm việc, đặc biệt là các tòa nhà văn phòng, chung cư, các cơ sở sản xuất thực phẩm đông lạnh. Sự lây nhiễm từ gia đình vào nơi làm việc và từ nơi làm việc về nhà đã làm cho dịch lây lan rất nhanh và rộng trên địa bàn Thành phố. Những ca bệnh đang len lỏi trong cộng đồng và một số ca được phát hiện thông qua hoạt động khám sàng lọc, tầm soát tại các cơ sở khám chữa bệnh, cho thấy các ca bệnh vẫn âm thầm phát triển trong cộng đồng song song với các ca bệnh thuộc các chuỗi lây nhiễm trước đây đã được kiểm soát.
Trong thời gian tới, tình hình dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp, số ca nhiễm trong những ngày gần đây lên đến 03 con số và có những ca bệnh chưa rõ nguồn lây, dự báo sẽ xuất hiện nhiều ca nhiễm trong cộng đồng.
Để nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn Thành phố và đưa cuộc sống sớm trở lại bình thường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện siết chặt và tăng cường các biện pháp trọng tâm sau:
1. Thực hiện nghiêm các nội dung chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố tại các Công văn số 1749/UBND-VX ngày 30 tháng 5 năm 2021, Công văn số 1931/UBND-VX ngày 14 tháng 6 năm 2021, Công văn số 1948/UBND-VX ngày 16 tháng 6 năm 2021 và tăng cường thêm các biện pháp sau:
- Dừng tất cả các loại hình kinh doanh dịch vụ không thiết yếu, dừng hoạt động các chợ tự phát.
- Không tụ tập trên 03 người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tuân thủ triệt để quy tắc 5K của Bộ Y tế; yêu cầu thực hiện khoảng cách tối thiểu 1,5 mét giữa người với người tại các địa điểm công cộng; tăng cường xử lý nghiêm các hành vi vi phạm công tác phòng, chống dịch COVID-19 của các cá nhân, tổ chức. Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân Thành phố nếu để tập trung quá 03 người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện.
- Yêu cầu mọi người dân chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, làm việc tại nhà máy, phân xưởng, xí nghiệp và các trường hợp khác do Sở Y tế hướng dẫn. Toàn thể người dân tự giác chấp hành các yêu cầu, biện pháp phòng, chống dịch, tích cực tham gia khai báo y tế tự nguyện, tự bảo vệ bản thân và gia đình.
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu để phục vụ người dân Thành phố và nhà máy, phân xưởng, xí nghiệp được tiếp tục hoạt động nhưng phải đảm bảo khoảng cách an toàn giữa người lao động tối thiểu 1,5 mét, mang khẩu trang tại nơi làm việc, thực hiện khử trùng, diệt khuẩn, đảm bảo không gian thông thoáng. Người đứng đầu doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu trách nhiệm áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch tại đơn vị, cơ sở mình, đảm bảo sức khỏe, an toàn tuyệt đối cho người lao động, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện tăng cường kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại các chợ truyền thống trên địa bàn; tạm dừng hoạt động đối với các chợ truyền thống không đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch.
- Các cơ quan, đơn vị nhà nước đảm bảo yêu cầu về giãn cách trong quy trình làm việc; các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn, bao gồm cả các công ty có vốn đầu tư nước ngoài hạn chế tối đa hoạt động trực tiếp, chuyển sang hình thức làm việc trực tuyến, chỉ đến trụ sở giải quyết các công việc thật sự cần thiết và tuân thủ tuyệt đối quy tắc 5K của Bộ Y tế.
- Dừng các hoạt động hội họp không cần thiết. Trong trường hợp cần thiết phải tổ chức các cuộc họp, sự kiện, đảm bảo không tập trung quá 10 người trong một phòng, ngoại trừ các cuộc họp đặc biệt quan trọng được chính quyền địa phương cho phép và phải tuân thủ tuyệt đối quy tắc 5K của Bộ Y tế.
2. Thực hiện việc cách ly, phong tỏa đối với các khu vực có nguy cơ rất cao, nguy cơ cao để kiểm soát tình hình dịch bệnh tại các địa phương.
3. Các cơ quan, đơn vị nhà nước tổ chức cho cán bộ, công chức, viên chức người lao động sử dụng công nghệ thông tin làm việc tại nhà; chỉ những trường hợp thật sự cần thiết như trực chiến đấu, trực chống dịch, trực cơ quan, cung ứng hàng hóa dịch vụ thiết yếu, xử lý tài liệu mật và các nhiệm vụ cần thiết khác theo yêu cầu mới đến làm việc tại công sở.
Số lượng người làm việc cụ thể tại công sở do Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị quyết định và không quá 1/2 tổng số người lao động để đảm bảo duy trì các nhiệm vụ của đơn vị và chỉ đạo của Thành phố; riêng lực lượng vũ trang và ngành y tế Thành phố đảm bảo 100% quân số. Đối với số lượng cán bộ công chức người lao động thuộc lực lượng tham gia phòng, chống dịch COVID-19 các cấp, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm phân công, bố trí phù hợp với yêu cầu công tác.
Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị căn cứ chương trình công tác, tổ chức giao việc cụ thể để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ trong năm 2021.
Đẩy mạnh việc giải quyết hồ sơ qua dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; tạm thời không nhận hồ sơ trực tiếp của người dân, doanh nghiệp (trừ trường hợp đặc biệt do Thủ trưởng từng cơ quan, đơn vị quyết định).
Người đứng đầu chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố nếu không hoàn thành nhiệm vụ công tác và chịu trách nhiệm về việc cán bộ, nhân viên lây nhiễm dịch bệnh do không chấp hành nghiêm quy định phòng, chống dịch tại công sở.
4. Sở Giao thông vận tải
- Triển khai việc tạm dừng hoạt động vận chuyển hành khách công cộng (đường bộ, đường thủy nội địa), hạn chế tối đa việc di chuyển của người dân theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố.
- Các trường hợp vận chuyển lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết, xe đưa đón công nhân, chuyên gia của các doanh nghiệp, chuyên chở nguyên vật liệu sản xuất vẫn hoạt động bình thường, nhưng phải đảm bảo công tác phòng, chống dịch.
- Phối hợp Liên đoàn Lao động Thành phố hướng dẫn và giám sát việc đưa đón công nhân, người lao động tại các nhà máy, phân xưởng, xí nghiệp theo đúng khuyến cáo của ngành y tế.
5. Sở Y tế
- Hướng dẫn cụ thể các trường hợp khác tại Mục 1 nêu trên.
- Tăng cường năng lực xét nghiệm, trong đó tổ chức tầm soát lấy mẫu trên diện rộng tại các khu vực có nguy cơ cao, có trọng tâm, trọng điểm (khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao); phối hợp với các cơ quan y tế của Thành phố và đơn vị Trung ương đóng trên địa bàn Thành phố tổ chức xét nghiệm bằng nhiều biện pháp, phấn đấu thực hiện 500.000 mẫu/ngày.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện phòng, chống lây nhiễm trong cơ sở khám, chữa bệnh, khu vực phong tỏa, khu cách ly và công tác lấy mẫu xét nghiệm.
- Tiếp tục tăng cường điều tra truy vết, khoanh vùng dập dịch triệt để, xét nghiệm mở rộng các khu vực có nguy cơ cao để tìm kiếm và cắt đứt nguồn lây; sử dụng test nhanh tầm soát ngay tại vùng có phát sinh ca bệnh, áp dụng xét nghiệm khẳng định đối với các trường hợp tiếp xúc gần sau khi có kết quả test nhanh.
- Triển khai nhanh việc mua trang thiết bị, dụng cụ y tế, đặc biệt là máy thở, máy theo dõi bệnh nhân, máy truyền dịch, máy lọc máu, không để các cơ sở y tế thiếu trang thiết bị y tế trong công tác cấp cứu, điều trị người bệnh.
- Xây dựng các phương án, kịch bản và khả năng ứng cứu đối với trường hợp khẩn cấp về dịch, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố; mở rộng các khu cách ly tập trung phòng, chống dịch của Thành phố.
- Đẩy nhanh tiến độ triển khai kế hoạch tiêm chủng vắc xin đảm bảo tiến độ, đối tượng và an toàn trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.
- Sở Y tế chủ trì, phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông triển khai hệ thống quản lý công tác tiêm chủng vắc xin COVID-19.
6. Sở Thông tin và Truyền thông
- Đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền đến các tầng lớp nhân dân Thành phố nhằm nâng cao nhận thức và ý thức tự bảo vệ sức khỏe của bản thân.
- Thành lập Tổ Công tác công nghệ có thành phần tham gia của Sở Y tế, phối hợp với Trung tâm Công nghệ phòng chống, dịch COVID-19 quốc gia tham mưu các biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phòng, chống dịch của Thành phố.
- Tăng cường ứng dụng các giải pháp quản lý khai báo y tế điện tử, hỗ trợ điều tra dịch tễ bằng mã QR.
- Tham mưu áp dụng biện pháp công nghệ thông tin trong giám sát đối tượng cách ly tại nhà.
- Tham mưu quy trình tiếp nhận phản ánh của người dân đối với các hành vi vi phạm quy định phòng chống dịch COVID-19 bằng các giải pháp công nghệ, chuyển các địa phương xử lý trong thời gian nhanh nhất.
- Hướng dẫn cơ quan, đơn vị sử dụng công nghệ thông tin thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại nhà.
- Xử lý nghiêm các hành vi đưa tin, chia sẻ thông tin sai sự thật, gây hoang mang dư luận, gây ảnh hưởng không tốt đến công tác phòng, chống dịch của Thành phố.
7. Sở Công Thương
- Đảm bảo cung ứng hàng hóa, lương thực, thực phẩm thiết yếu cho nhân dân trong mọi tình huống; triển khai các hình thức đặt hàng trực tuyến, giao hàng tại nhà và giãn cách tập trung đông người khi mua sắm tại siêu thị.
- Phối hợp Sở Y tế hướng dẫn cách thức xử lý, thực hiện khử trùng, sát khuẩn, cách ly và thay đổi các ca, nhóm làm việc, các điều kiện bắt buộc thực hiện đối với các địa điểm kinh doanh bị tạm ngừng hoạt động do liên quan các ca nhiễm để sớm đưa vào hoạt động trở lại bình thường.
8. Công an Thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện
Tăng cường chỉ đạo đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống tội phạm, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm an ninh trật tự, vi phạm trong việc thực hiện các hoạt động phòng, chống dịch bệnh.
9. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Rà soát, tổ chức cho người vô gia cư, lang thang, cơ nhỡ, sống tại nơi công cộng vào Trung tâm hỗ trợ xã hội để quản lý kiểm soát, phòng chống dịch.
10. Bộ Tư lệnh Thành phố phối hợp Sở Y tế sắp xếp, mở rộng các khu cách ly tập trung của Thành phố.
11. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố và các tổ chức chính trị - xã hội phối hợp cơ quan chức năng tuyên truyền vận động các tầng lớp nhân dân chấp hành, tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch; đồng thời quan tâm chăm lo các đối tượng yếu thế, đảm bảo an sinh xã hội.
Yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện khẩn trương tổ chức thực hiện các nội dung của Chỉ thị; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố nếu để xảy ra các trường hợp không chấp hành nghiêm quy định trên địa bàn, lĩnh vực được phân công phụ trách; kịp thời báo cáo các khó khăn, vướng mắc./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Công văn 6196/UBND-KGVX năm 2021 thực hiện biện pháp trong phòng, chống dịch Covid-19 do tỉnh Đồng Nai ban hành
- 2Công văn 1718/UBND-KT năm 2021 về đảm bảo công tác phòng chống dịch Covid-19 tại Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội
- 3Công văn 3522/UBND-KGVX năm 2021 về một số hoạt động trở lại và các biện pháp áp dụng phòng, chống dịch COVID-19 do thành phố Đà Nẵng ban hành
- 4Kế hoạch 75/KH-UBND năm 2021 về phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Hưng Yên trong tình hình mới
- 5Công văn 2279/UBND-VX năm 2021 về áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo tinh thần nội dung Chỉ thị 16/CT-TTg do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 6Công văn 2292/UBND-VX năm 2021 hướng dẫn triển khai Công văn 2279/UBND-VX do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 7Công văn 2696/UBND-VX năm 2021 về thiết lập và bảo vệ "vùng xanh" trong phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- 8Kế hoạch 2798/KH-UBND năm 2021 về đảm bảo cung ứng hàng hóa, lương thực thực phẩm thiết yếu trong giai đoạn Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 theo Nghị quyết 86/NQ-CP
- 9Chỉ thị 18/CT-UBND năm 2021 về tiếp tục kiểm soát, điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 và từng bước phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- 10Công văn 3768/UBND-VX năm 2021 về tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 do Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 1Công văn 1749/UBND-VX năm 2021 triển khai tăng cường biện pháp kiểm soát dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- 2Công văn 6196/UBND-KGVX năm 2021 thực hiện biện pháp trong phòng, chống dịch Covid-19 do tỉnh Đồng Nai ban hành
- 3Công văn 1718/UBND-KT năm 2021 về đảm bảo công tác phòng chống dịch Covid-19 tại Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội
- 4Công văn 3522/UBND-KGVX năm 2021 về một số hoạt động trở lại và các biện pháp áp dụng phòng, chống dịch COVID-19 do thành phố Đà Nẵng ban hành
- 5Công văn 1931/UBND-VX năm 2021 về tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội toàn Thành phố theo Chỉ thị 15/CT-TTg do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 6Công văn 1948/UBND-VX năm 2021 về tăng cường thực hiện Chỉ thị 15/CT-TTg trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- 7Kế hoạch 75/KH-UBND năm 2021 về phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Hưng Yên trong tình hình mới
- 8Công văn 2279/UBND-VX năm 2021 về áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo tinh thần nội dung Chỉ thị 16/CT-TTg do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 9Công văn 2292/UBND-VX năm 2021 hướng dẫn triển khai Công văn 2279/UBND-VX do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 10Công văn 2696/UBND-VX năm 2021 về thiết lập và bảo vệ "vùng xanh" trong phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- 11Kế hoạch 2798/KH-UBND năm 2021 về đảm bảo cung ứng hàng hóa, lương thực thực phẩm thiết yếu trong giai đoạn Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 theo Nghị quyết 86/NQ-CP
- 12Chỉ thị 18/CT-UBND năm 2021 về tiếp tục kiểm soát, điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 và từng bước phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- 13Công văn 3768/UBND-VX năm 2021 về tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 do Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2021 về siết chặt và tăng cường biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- Số hiệu: 10/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 19/06/2021
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Nguyễn Thành Phong
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 19/06/2021
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực