- 1Nghị định 09/2006/NĐ-CP về phòng cháy và chữa cháy rừng
- 2Chỉ thị 02/2006/CT-TTg về tăng cường chỉ đạo và thực hiện có hiệu quả công tác phòng cháy và chữa cháy do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Nghị định 130/2006/NĐ-CP qui định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc
- 4Nghị định 47/CP năm 1996 về quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
- 5Luật phòng cháy và chữa cháy 2001
- 6Chỉ thị 07/2006/CT-UBND về tăng cường các biện pháp thực hiện có hiệu quả công tác phòng cháy và chữa cháy do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/2008/CT-UBND | Hà Tĩnh, ngày 17 tháng 03 năm 2008 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ, QUẢN LÝ VŨ KHÍ, VẬT LIỆU NỔ, CÔNG CỤ HỖ TRỢ
Trong những năm qua việc thực hiện Luật Phòng cháy, chữa cháy (PCCC); Nghị định 47/CP ngày 12/8/1996 của Chính phủ về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; Chỉ thị số 02/2006/CT-TTg ngày 23/1/2006 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 07/2006/CT-UBND, ngày 21/3/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Tăng cường các biện pháp thực hiện công tác phòng cháy và chữa cháy, đã được các cấp, các ngành, các cơ quan đơn vị, doanh nghiệp thực hiện tốt; phát động phong trào toàn dân, cán bộ công nhân viên, sinh viên, học sinh... nêu cao ý thức phòng cháy, ngăn chặn được các vụ cháy lan, cháy lớn xảy ra, tích cực phát hiện, thu hồi được nhiều loại vũ khí, vật liệu nổ còn vương vãi, hạn chế được việc tàng trữ và sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trái phép, góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống nhân dân.
Tuy nhiên tình hình cháy nổ, tàng trữ trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ vẫn còn những diễn biến phức tạp, gây thiệt hại cả về tính mạng, sức khỏe, kinh tế và ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và trật tự an toàn xã hội. Nguyên nhân chủ yếu là do việc quản lý và thực hiện các biện pháp an toàn cháy nổ nhiều nơi chưa tốt, thiếu đồng bộ. Nhận thức và ý thức trách nhiệm, việc chấp hành pháp luật về phòng cháy và chữa cháy, quản lý vật liệu nổ công nghiệp của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, cơ sở, của cán bộ công chức và một bộ phận nhân dân chưa cao. Phương tiện chữa cháy trên sông biển, chữa cháy rừng, chữa cháy nhà cao tầng nguồn nước phục vụ chữa cháy còn thiếu và lạc hậu; trong lúc khí hậu thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng kéo dài; tốc độ đô thị hóa tăng nhanh; các Khu công nghiệp, tiểu khu công nghiệp, dịch vụ làng nghề... phát triển mạnh, nhiều dự án đầu tư với quy mô và giá trị tài sản lớn trong khi đó công tác quy hoạch và các giải pháp PCCC chưa đáp ứng là những nguyên nhân và điều kiện dẫn đến cháy, nổ gia tăng.
Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Luật phòng cháy, chữa cháy và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ nhằm chủ động phòng ngừa, ngăn chặn, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ việc vi phạm về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và cháy nổ nhằm bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản của nhà nước và nhân dân. Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu:
1. Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban ngành, đơn vị lực lượng vũ trang, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã tăng cường chỉ đạo kiểm tra thu hồi vũ khí, vật liệu nổ sử dụng trái phép; phát động toàn dân, cán bộ công nhân viên trong địa phương, cơ quan mình tự giác giao nộp, phát hiện tố giác các trường hợp tàng trữ, buôn bán, vận chuyển và sử dụng trái phép các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, các loại pháo... để thu hồi triệt để. Chỉ đạo triển khai thực hiện các biện pháp PCCC, kiểm tra công tác PCCC ở địa phương, ngành, cơ quan, đơn vị mình quản lý, củng cố, tăng cường lực lượng PCCC tại chỗ, xây dựng phương án PCCC đảm bảo chữa cháy kịp thời, có hiệu quả; có kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ và thực tập phương án chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn... tạo điều kiện để các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm triển khai thực hiện Nghị định 130/2006/NĐ-CT về chế độ mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc; Quý I và quý II năm 2008, phối hợp với Công an tỉnh tổ chức chỉ đạo kiểm tra toàn diện các mặt công tác phòng cháy và chữa cháy, quản lý vật liệu nổ công nghiệp và pháo nổ. Đặc biệt đối với các cơ sở kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp; cụm CN-TTCN, làng nghề; các cơ sở liên doanh nước ngoài; khu dân cư tập trung; các chợ, trung tâm thương mại; nhà cao tầng; trung tâm văn hóa, nhà bảo tàng, bệnh viện, trường học...; kịp thời phát hiện và yêu cầu khắc phục ngay những thiếu sót, tồn tại trong công tác đảm bảo an toàn cháy, nổ và thoát nạn. Kiên quyết xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân vi phạm các quy định an toàn cháy nổ; củng cố xây dựng lực lượng và bổ sung phương tiện cho đội phòng cháy và chữa cháy quần chúng. Tăng cường công tác tuần tra canh gác, bảo vệ nhất là ban đêm, các ngày nghỉ, lễ hội; không để kẻ xấu, phần tử cơ hội gây cháy, nổ.
2. Các Sở Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Ban quản lý các khu công nghiệp và các cơ quan, đơn vị có liên quan; ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã... khi lập thẩm định, phê duyệt dự án quy hoạch xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp các khu đô thị, khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu dân cư, làng nghề, các Nhà máy xí nghiệp, nhà cao tầng... (kể cả liên doanh với nước ngoài); phải có các hạng mục về phòng cháy và chữa cháy; đảm bảo các điều kiện về khoảng cách an toàn, bậc chịu lửa, lối thoát nạn, giao thông, nguồn nước, thông gió, thoát khói, hệ thống phòng cháy và chữa cháy, hệ thống điện, thu lôi, chống sét... Phối hợp với Công an tỉnh thực hiện nghiêm túc chế độ thẩm tra, phê duyệt thiết kế trang thiết bị phòng cháy và chữa cháy theo đúng quy định; cho nhà và công trình theo đúng quy định của Nhà nước. Có biện pháp chỉ đạo UBND các phường, xã, thị trấn tháo dỡ các cọc bê tông chắn đường, các công trình lấn chiếm mặt đường, dây dẫn điện, dây điện thoại cản trở xe chữa cháy hoạt động khi có sự cố.
3. Các cơ quan, đơn vị được phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp phải thật nghiêm ngặt các tiêu chuẩn quy phạm đảm bảo an toàn trong quá trình bảo quản, vận chuyển, sử dụng và tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp, tuyệt đối không để xảy ra mất mát, thất thoát, sử dụng sai mục đích để xảy ra cháy nổ. Chấp hành nghiêm quy trình khai thác mỏ, không để sạt lở gây tai nạn chết người làm ảnh hưởng đến trật tự trị an. Công an tỉnh phối hợp với các ngành chức năng tổ chức kiểm tra định kỳ, đột xuất về an toàn cháy, nổ và sản xuất vật liệu xây dựng tại tất cả các cơ sở trên địa bàn; kịp thời phát hiện những vi phạm để có biện pháp khắc phục ngay và xử lý nghiêm.
4. Công an tỉnh, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh phải tăng cường chỉ đạo công tác kiểm tra, quản lý vũ khí, vật liệu nổ trong cơ quan; đơn vị thuộc mình quản lý, phối hợp với các ngành có liên quan tiến hành kiểm tra, kiểm soát việc trang bị, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ của các cơ quan, đơn vị đã được trang bị; thu hồi triệt để vũ khí vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ của các cơ quan, đơn vị không thuộc đối tượng được phép trang bị hoặc không có nhu cầu sử dụng; tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn kỹ thuật an toàn PCCC ở tất cả các cơ sở trong toàn tỉnh, tập trung vào cơ sở trọng điểm có nhiều nguy cơ cháy nổ.
Công an tỉnh tăng cường chỉ đạo nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy; chủ động nắm chắc tình hình phát triển kinh tế - xã hội, dự báo diễn biến tình hình cháy nổ trên địa bàn để tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo chính quyền các cấp, các cơ quan, ban, ngành, đơn vị tổ chức thực hiện nghiêm Luật PCCC và các quy định khác của Nhà nước về công tác PCCC, quản lý vật liệu nổ, Xây dựng kế hoạch, phương án PCCC sát hợp, chủ động đối phó với mọi tình huống cháy, nổ; không để xảy ra sự cố đột xuất, bất ngờ gây hậu quả nghiêm trọng. Tiếp tục triển khai đề án “Nâng cao năng lực cho lực lượng cảnh sát phòng cháy và chữa cháy giai đoạn 2006-2010 về biên chế, tổ chức và trang bị phương tiện chữa cháy, cứu hộ cứu nạn”. Xây dựng kế hoạch, dự trù kinh phí trình Bộ Công an, ủy ban nhân dân tỉnh để sửa chữa, thay thế và trang bị mới phương tiện, dụng cụ chữa cháy nhất là phương tiện chữa cháy rừng, chữa cháy trên sông, biển, nhà cao tầng, cứu hộ, cứu nạn.
Hiện tại Khu kinh tế Vũng Áng có các doanh nghiệp đang xây dựng hoặc đã hoạt động những ngành nghề có nhiều nguy hiểm về cháy, nổ như: Tổng kho xăng dầu, kho khí gas hóa lỏng, các nhà máy nhiệt điện; luyện thép, chế biến gỗ, nhựa thông...; Công an tỉnh chủ trì phối hợp với Ban quản lý Khu kinh tế Vũng Áng và các ngành liên quan khảo sát địa điểm, hoàn thành các hồ sơ, thủ tục pháp lý trình UBND tỉnh, Bộ Công an để sớm triển khai thành lập Đội phòng cháy chữa cháy đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác phòng cháy và chữa cháy tại Khu kinh tế Vũng Áng.
5. Ban chỉ đạo phòng cháy chữa cháy rừng của tỉnh, Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn phối hợp với các ngành chức năng tiếp tục tham mưu chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị định số 09/2006/NĐ-CP ngày 16/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng; kiện toàn ban chỉ đạo PCCCR các cấp; tiến hành kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các chủ rừng; chính quyền địa phương nơi có rừng xây dựng phương án thực hiện nghiêm túc các quy định về an toàn PCCCR, chuẩn bị lực lượng, phương tiện và các điều kiện khác với phương châm 4 tại chỗ, đảm bảo khi xảy ra cháy dập tắt kịp thời, hiệu quả, không để xảy ra cháy lớn gây hậu quả nghiêm trọng. Tổng hợp báo cáo kết quả và tham mưu UBND tỉnh tổ chức sơ, tổng kết công tác phòng cháy chữa cháy rừng theo định kỳ.
6. Sở Tư pháp, Sở Văn hóa Thông tin, Sở Giáo dục Đào tạo, UBND các huyện, thành phố, thị xã, Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh (huyện, thành phố, thị xã), Báo Hà Tĩnh, các trường Đại học, Cao đẳng và dạy nghề phối hợp với Công an tỉnh tăng cường đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao ý thức trách nhiệm, phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy; kịp thời nêu gương, khen thưởng các cá nhân, tổ chức có thành tích xuất sắc; phê bình nhắc nhở những tập thể, cá nhân vi phạm quy định về an toàn phòng cháy và chữa cháy nhằm nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành của nhân dân, cán bộ công nhân viên, học sinh, sinh viên.
7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức đoàn thể phối hợp với các ngành, chính quyền các địa phương làm tốt công tác tuyên truyền vận động đoàn viên, hội viên và quần chúng nhân dân thực hiện tốt các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và quản lý vật liệu nổ công nghiệp.
8. Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành, Chủ tịch ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và các cơ quan, đơn vị, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này.
Giao Công an tỉnh kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các nội dung chỉ thị và tổng hợp tình hình thực hiện, định kỳ hàng quý báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Kế hoạch 63/UBND-NC năm 2013 đảm bảo an ninh chính trị, trật tự, an toàn giao thông, phòng chống cháy, nổ những tháng cuối năm và Tết Giáp Ngọ - năm 2014 do tỉnh Thái Bình ban hành
- 2Quyết định 4113/QĐ-UBND năm 2013 Quy chế phối hợp trong công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phòng chống cháy, nổ tại địa bàn khu công nghiệp do tỉnh Đồng Nai ban hành
- 3Quyết định 2672/QĐ-UBND năm 2014 Quy chế phối hợp giải quyết sự cố an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phòng chống cháy, nổ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 1Nghị định 09/2006/NĐ-CP về phòng cháy và chữa cháy rừng
- 2Chỉ thị 02/2006/CT-TTg về tăng cường chỉ đạo và thực hiện có hiệu quả công tác phòng cháy và chữa cháy do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Nghị định 130/2006/NĐ-CP qui định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc
- 4Nghị định 47/CP năm 1996 về quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
- 5Luật phòng cháy và chữa cháy 2001
- 6Kế hoạch 63/UBND-NC năm 2013 đảm bảo an ninh chính trị, trật tự, an toàn giao thông, phòng chống cháy, nổ những tháng cuối năm và Tết Giáp Ngọ - năm 2014 do tỉnh Thái Bình ban hành
- 7Quyết định 4113/QĐ-UBND năm 2013 Quy chế phối hợp trong công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phòng chống cháy, nổ tại địa bàn khu công nghiệp do tỉnh Đồng Nai ban hành
- 8Quyết định 2672/QĐ-UBND năm 2014 Quy chế phối hợp giải quyết sự cố an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phòng chống cháy, nổ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 9Chỉ thị 07/2006/CT-UBND về tăng cường các biện pháp thực hiện có hiệu quả công tác phòng cháy và chữa cháy do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
Chỉ thị 10/2008/CT-UBND tăng cường công tác phòng, chống cháy, nổ, quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- Số hiệu: 10/2008/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 17/03/2008
- Nơi ban hành: Tỉnh Hà Tĩnh
- Người ký: Lê Văn Chất
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 27/03/2008
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực