- 1Chỉ thị 01/2001/CT-BTP về thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp năm 2001 do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 2Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 1993
- 3Nghị định 69-CP năm 1993 quy định thủ tục thi hành án dân sự
- 4Thông tư liên tịch 02-TTLN năm 1993 hướng dẫn bảo vệ cưỡng chế thi hành án dân sự do Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số :10/2001/CT-UB | Tân An, ngày 22 tháng 3 năm 2001 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ”
Hơn 07 năm thi hành Pháp lệnh thi hành án dân sự (THADS), Nghị định số 69/CP ngày 18/10/1993 của Chính phủ và Chỉ thị số : 28/UB.CT.93 ngày 13/7/1993 của UBND tỉnh Long An, được sự quan tâm lãnh đạo chỉ đạo của Cấp ủy, chính quyền các cấp và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan hữu quan, với sự nỗ lực phấn đấu của đội ngũ cán bộ, chấp hành viên..., công tác THADS ngày càng ổn định và đạt được kết quả, hàng năm tổ chức thi hành được một số lượng các bản án và quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, phục vụ kịp thời nhiệm vụ chính trị ở địa phương, góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên, công tác THADS còn nhiều khó khăn, phức tạp, án tồn còn nhiều nhất là số án có điều kiện thi hành, có những vụ việc khó khăn, phức tạp kéo dài nhiều năm chưa được giải quyết dứt điểm; còn một số địa phương UBND chưa thật sự quan tâm đến công tác THADS, có tình trạng buông lỏng hoặc khoán trắng cho các cơ quan THADS; sự phối hợp giữa cơ quan liên quan trong công tác chưa chặt chẽ và đồng bộ. Trình độ chuyên môn và năng lực đội ngũ cán bộ công chức cơ quan THADS không đồng đều, còn hạn chế; công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về THADS chưa được sâu rộng. Mặt khác, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến THADS chưa đồng bộ và ban hành không kịp thời để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác THADS.
Thực hiện Chỉ thị số : 01/2001/CT.BTP ngày 15/01/2001 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp; để khắc phục tình trạng trên, tạo sự chuyển biến cơ bản trong công tác THADS, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị ở địa phương, UBND tỉnh chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện những nhiệm vụ sau đây :
1- Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Chủ tịch UBND huyện thị cần nhận thức rõ công tác THADS là hoạt động thực thi (chấp hành) pháp luật đã được cơ quan xét xử (Tòa án nhân dân) mà các cơ quan Nhà nước, các tổ chức và công dân phải tôn trọng, các đương sự phải nghiêm chỉnh chấp hành.
- Tùy theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn, các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh có sự phối hợp và chỉ đạo cấp dưới thuộc ngành mình tích cực hỗ trợ cho cơ quan THADS tổ chức thi hành có kết quả các bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
- Cơ quan Nhà nước và các tổ chức nếu là đương sự phải thi hành án nhất thiết phải nghiêm chỉnh thực hiện nghĩa vụ thi hành án của mình, đảm bảo đúng theo pháp luật quy định.
2- Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh thường xuyên quan hệ với Cục quản lý THADS - Bộ Tư pháp hướng dẫn nghiệp vụ và chỉ đạo Phòng THADS tỉnh, các Đội THADS huyện, thị tiếp tục rà soát, xác minh, phân loại chính xác các vụ việc đã thụ lý Thi hành án và tập trung huy động lực lượng, chủ động phối hợp với UBND xã, phường, thị trấn và các ban, ngành, đoàn thể hữu quan xây dựng kế hoạch và tổ chức thi hành dứt điểm các vụ việc có điều kiện thi hành. Trường hợp đương sự cố tình trì hoãn, kéo dài để chống đối chấp hành án mặc dù đã động viên, giải thích, thuyết phục... thì cơ quan THADS phối hợp chặt chẽ với cơ quan Viện kiểm sát, Công an và các cơ quan hữu quan kiên quyết áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án.
3- Công an tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo lực lượng, phối hợp với cơ quan THADS để thực hiện tốt thông tư liên ngành số : 02/TT-LN ngày 17 tháng 9 năm 1993 của Bộ Tư pháp - Bộ Nội vụ - Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao về việc cưỡng chế thi hành án dân sự đảm bảo có hiệu quả.
4- Sở Tài chánh Vật giá, Sở Xây dựng, Sở Địa chính, Sở Khoa học Công nghệ và môi trường, Sở Giao thông Vận tải, Ngân hàng Nhà nước... có trách nhiệm cử người tham gia định giá nhà, đất, các loại tài sản khác theo đề nghị của cơ quan THADS, góp phần xử lý nhanh các tài sản đã thi hành án theo đúng quy định của pháp luật.
5- Chủ tịch UBND huyện, thị chỉ đạo các cơ quan trực thuộc và UBND xã phường, thị trấn tăng cường trách nhiệm phối hợp, tham gia công tác THADS và cưỡng chế THADS ở địa phương; củng cố Ban chỉ đạo THADS huyện, thị để đủ sức hoạt động và kịp thời giải quyết những vướng mắc, khiếu nại, tố cáo về công tác THADS ở địa phương, hạn chế thấp nhất tình trạng đương sự gởi đơn khiếu nại nhiều lần đến nhiều cấp, nhiều nơi.
Ban chỉ đạo công tác THADS do Chủ tịch UBND huyện thị làm Trưởng Ban, cơ quan Tư pháp làm Phó Ban trực và đại diện lãnh đạo Công an, Đội THADS, 1 số cơ quan Nhà nước có liên quan và đề nghị Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, UB Mặt trận Tổ quốc tham gia. Ban chỉ đạo THADS. Ban chỉ đạo THADS phải xây dựng quy chế, nội dung, chương trình hoạt động cho phù hợp ở từng địa phương.
Các cơ quan bảo vệ pháp luật tăng cường xử lý nghiêm những hành vi cản trở hoặc chống đối việc THADS. Trong trường hợp cần thiết thì lập hồ sơ truy cứu trách nhiệm hình sự.
6- Đề nghị Mặt trận tổ quốc, các Đoàn thể các cấp trong tỉnh thường xuyên phối hợp chặt chẽ với chính quyền có kế hoạch tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật sâu rộng trong ngành, giới mình và mọi tầng lớp nhân dân để mọi người hiểu được pháp luật, tôn trọng pháp luật và chấp hành pháp luật, góp phần chấp hành triệt để các bản án, quyết định của Tòa án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật.
- Các cơ quan Báo, Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh, Đài và Trạm truyền thanh huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn trong tỉnh thường xuyên và kịp thời đưa tin, bài, hình ảnh về hoạt động THADS để tạo sự tác động, ảnh hưởng sâu rộng trong xã hội và nhân dân.
7- Giao trách nhiệm cho Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh theo dõi, hướng dẫn kiểm tra, đôn đốc thực hiện và báo cáo kết quả định kỳ về UBND tỉnh, Bộ Tư pháp. Hằng năm tổ chức sơ, tổng kết rút kinh nghiệm và đề xuất với UBND tỉnh, Bộ Tư pháp các biện pháp xử lý những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
Chỉ thị này thay thế chỉ thị số : 28/UB.CT.93 ngày 13/7/1993 của UBND tỉnh. Yêu cầu thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã tổ chức triển khai thực hiện. Quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc, báo cáo phản ánh về UBND tỉnh (đồng gởi Sở Tư pháp) để chỉ đạo kịp thời.
Nơi nhận : | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
- 1Quyết định 2836/QĐ-UBND năm 2009 công bố các văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Long An ban hành đã hết hiệu lực thi hành và bãi bỏ
- 2Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2013 tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự do tỉnh Đắk Nông ban hành
- 3Chỉ thị 30/CT-UBND năm 2013 tiếp tục tăng cường phối hợp và nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự do tỉnh Đồng Nai ban hành
- 4Chỉ thị số 12/CT-UBND năm 2013 về tiếp tục tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 1Chỉ thị 01/2001/CT-BTP về thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp năm 2001 do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 2Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 1993
- 3Nghị định 69-CP năm 1993 quy định thủ tục thi hành án dân sự
- 4Thông tư liên tịch 02-TTLN năm 1993 hướng dẫn bảo vệ cưỡng chế thi hành án dân sự do Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 5Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2013 tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự do tỉnh Đắk Nông ban hành
- 6Chỉ thị 30/CT-UBND năm 2013 tiếp tục tăng cường phối hợp và nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự do tỉnh Đồng Nai ban hành
- 7Chỉ thị số 12/CT-UBND năm 2013 về tiếp tục tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
Chỉ thị 10/2001/CT-UB việc tăng cường công tác thi hành án dân sự do tỉnh Long An ban hành
- Số hiệu: 10/2001/CT-UB
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 22/03/2001
- Nơi ban hành: Tỉnh Long An
- Người ký: Trương Văn Tiếp
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/03/2001
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực