Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 09/CT-UBND | Đắk Nông, ngày 30 tháng 10 năm 2019 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC NÂNG CAO TRÁCH NHIỆM NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ, ĐỊA PHƯƠNG TRONG CÔNG TÁC BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG
Thời gian qua, các ngành chức năng, các địa phương trong tỉnh đã vào cuộc chỉ đạo công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh theo tinh thần Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông (Chỉ thị số 18-CT/TW); các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, bộ, ngành Trung ương và chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh; triển khai nhiều giải pháp thiết thực để giảm thiểu tai nạn giao thông, góp phần giữ gìn an ninh trật tự nói chung của tỉnh và đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tuy nhiên, tình hình tai nạn giao thông vẫn còn diễn biến phức tạp, có nguy cơ gia tăng trở lại; công tác tuần tra, kiểm soát ở một số địa bàn chưa đáp ứng được yêu cầu; Tình trạng người điều khiển phương tiện vi phạm tốc độ, vi phạm nồng độ cồn vẫn còn phổ biến; công tác tuyên truyền, giáo dục về an toàn giao thông chưa có chiều sâu, nhất là tuyên truyền trực quan; công tác duy tu, sửa chữa các công trình giao thông còn chậm; việc giải tỏa các hộ mua bán lấn chiếm lòng, lề đường, hành lang an toàn giao thông chưa duy trì thường xuyên, hiệu quả chưa cao, nhiều nơi, chính quyền địa phương chưa làm hết trách nhiệm, giải quyết chưa triệt để tình trạng cất nhà lấn chiếm trên phần đất đã bồi thường, giải phóng mặt bằng, không giữ được địa bàn sau giải tỏa,... Những hạn chế nêu trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do người đứng đầu chính quyền địa phương, đơn vị chức năng chưa sâu sát, thiếu quyết liệt, buông lỏng trong công tác quản lý nhà nước và thực thi pháp luật, còn mang tính chất giao khoán cho ngành giao thông và ngành công an thực hiện; công tác phối hợp giữa các ngành chức năng và chính quyền địa phương chưa chặt chẽ, dẫn đến việc giảm thiểu TNGT trong thời gian qua là chưa bền vững.
Để tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu:
1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, các tổ chức đoàn thể cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã nâng cao tinh thần, trách nhiệm tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt, toàn diện, thường xuyên các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông theo nội dung Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 19/02/2019 của Chính phủ, Quyết định số 418/QĐ-TTg ngày 16/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ, các văn bản chỉ đạo của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, các bộ, ngành Trung ương về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; các chương trình, kế hoạch, văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh về các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và giảm thiểu tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh.
Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm trực tiếp trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện về kết quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đơn vị, địa phương mình.
2. Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã với chức năng nhiệm vụ được giao tiếp tục tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm sau đây:
- Tổ chức thực hiện toàn diện, thường xuyên, đồng bộ các chủ trương, giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, phấn đấu hàng năm kiềm chế, giảm ít nhất từ 5% - 10% số vụ, số người chết, số người bị thương do tai nạn giao thông.
- Tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục về trật tự, an toàn giao thông từ khâu lựa chọn đối tượng đến phương pháp thực hiện, tài liệu tuyên truyền phải được tổ chức biên soạn kỹ, phù hợp với từng đối tượng, đặc điểm từng địa phương cụ thể; từng bước thay đổi thói quen tùy tiện, đối phó của người tham gia giao thông sang hành động tự giác chấp hành, hình thành và thực hiện tốt nếp sống “Văn hóa giao thông”.
- Tăng cường mật độ công tác tuần tra, kiểm tra xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông; xây dựng kế hoạch tuần tra, kiểm tra theo chuyên đề, xử lý nghiêm các lỗi vi phạm là nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông như vi phạm quy định về tốc độ, nồng độ cồn; đi sai phần đường, làn đường; không đội mũ bảo hiểm; dừng, đỗ xe trái quy định. Thực hiện nghiêm túc việc điều tra, xét xử các đối tượng gây tai nạn giao thông nghiêm trọng trở lên; tổ chức các phiên tòa xét xử lưu động các vụ tai nạn giao thông có tính chất điển hình để tác động mạnh mẽ đến ý thức của người tham gia giao thông. Hàng năm lực lượng công an có kế hoạch cụ thể để phòng, chống tình trạng đua xe trái phép trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định pháp luật về an toàn giao thông đối với các đơn vị kinh doanh vận tải; tăng cường kiểm tra, ngăn chặn việc chở hàng cấm, vật liệu dễ cháy, nổ trên phương tiện chở khách; khám sức khỏe định kỳ cho toàn bộ lái xe, có kiểm tra dấu hiệu sử dụng ma túy.. Tăng cường kiểm soát tải trọng phương tiện trên địa bàn tỉnh tại Trạm kiểm tra tải trọng xe và bằng cân xách tay lưu động.
- Nghiên cứu tổ chức giao thông khoa học, hợp lý, phù hợp với cơ sở hạ tầng giao thông. Tập trung cho việc duy tu, sửa chữa các hư hỏng mặt đường, cọc tiêu, biển báo hiệu trên các tuyến đường tỉnh, đường huyện, đường xã đảm bảo giao thông được thông suốt, an toàn. Đẩy nhanh tiến độ, siết chặt quản lý chất lượng các công trình kết cấu hạ tầng giao thông; rà soát, lắp đặt hệ thống biển báo giao thông phù hợp với quy định; thường xuyên rà soát và khắc phục kịp thời các điểm mất an toàn giao thông.
Yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan, đơn vị, địa phương gương mẫu trong công tác quản lý hành lang an toàn giao thông, không sử dụng lòng, lề đường, vỉa hè trái quy định để tổ chức các hoạt động ngoài mục đích giao thông (tiệc cưới, liên hoan, sinh nhật,...).
3. Đề nghị Ủy ban mặt trật tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức đoàn thể tích cực phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, để nâng cao nhận thức cho thành viên trong tổ chức mình và cộng đồng xã hội.
4. Kết quả công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, giảm thiểu tai nạn giao thông là cơ sở để xem xét, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hàng năm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh.
5. Giao Ban An toàn giao thông tỉnh chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện của các đơn vị, địa phương. Kịp thời báo cáo, đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện.
6. Hàng năm, Giám đốc Sở Nội vụ tham mưu cho UBND tỉnh xem xét, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu phòng, ban cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã trên cơ sở kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao của đơn vị, địa phương gắn với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
Không xem xét các hình thức thi đua, khen thưởng nhà nước đối với tập thể Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và Chủ tịch Ủy ban nhân dân - Trưởng Ban An toàn giao thông cấp huyện, cấp xã nếu trong năm để xảy ra tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng trên địa bàn.
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã nghiêm túc triển khai, thực hiện Chỉ thị này./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 49/2019/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về nội dung chi, mức chi đặc thù và mức phân bổ kinh phí ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương từ nguồn thu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông và việc lập dự toán, quản lý, thanh, quyết toán kinh phí bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Điện Biên kèm theo Quyết định 01/2019/QĐ-UBND
- 2Quyết định 02/2020/QĐ-UBND quy định về thẩm định an toàn giao thông đường bộ thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình
- 3Quyết định 144/QĐ-UBND năm 2020 về kiểm tra việc thực thi nhiệm vụ đối với cơ quan quản lý Nhà nước và lực lượng tuần tra, kiểm soát đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 4Chỉ thị 05/CT-CTUBND về tập trung triển khai nhiệm vụ trọng tâm trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông năm 2022 do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 1Chỉ thị 18-CT/TW năm 2012 tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông do Ban Bí thư ban hành
- 2Nghị quyết 12/NQ-CP năm 2019 về tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019-2021 do Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 418/QĐ-TTg năm 2019 về phê duyệt Đề án "Các giải pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa trong tình hình mới" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 49/2019/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về nội dung chi, mức chi đặc thù và mức phân bổ kinh phí ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương từ nguồn thu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông và việc lập dự toán, quản lý, thanh, quyết toán kinh phí bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Điện Biên kèm theo Quyết định 01/2019/QĐ-UBND
- 5Quyết định 02/2020/QĐ-UBND quy định về thẩm định an toàn giao thông đường bộ thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình
- 6Quyết định 144/QĐ-UBND năm 2020 về kiểm tra việc thực thi nhiệm vụ đối với cơ quan quản lý Nhà nước và lực lượng tuần tra, kiểm soát đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 7Chỉ thị 05/CT-CTUBND về tập trung triển khai nhiệm vụ trọng tâm trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông năm 2022 do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2019 về nâng cao trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
- Số hiệu: 09/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 30/10/2019
- Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Nông
- Người ký: Nguyễn Bốn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 30/10/2019
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra