Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 09/CT-UBND | Sơn La, ngày 08 tháng 4 năm 2014 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM Ở NGƯỜI
Trong năm 2013 và những tháng đầu năm 2014 tình hình dịch bệnh truyền nhiễm có chiều hướng diễn biến phức tạp trên thế giới, trên phạm vi cả nước và trên địa bàn tỉnh Sơn La. Trên địa bàn tỉnh Sơn La trong năm 2013 xảy ra 17 vụ dịch, giảm 24 vụ so với năm 2012. Tuy nhiên một số dịch bệnh có chiều hướng gia tăng như: Thủy đậu, quai bị, cúm, … Tổng số ca tử vong do dại: 13 trường hợp, giảm 43, 47% so với năm 2012. Từ tháng 12 năm 2013 xuất hiện dịch sởi tại địa bàn xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tính đến ngày 28 tháng 02 năm 2014 tổng số mắc lũy tích: 124 ca, trong đó 108 ca trong vụ dịch tại 03 xã: Ngọc Chiến, Chiềng Ân, Tạ Bú và 16 ca mắc rải rác tại 10 xã khác của huyện.
Thực hiện Công điện số 200/CĐ-TTg ngày 14 tháng 02 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung phòng, chống dịch cúm gia cầm và các chủng vi rút cúm gia cầm lây sang người; ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại Hội nghị trực tuyến ngày 23 tháng 02 năm 2014 về tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm ở người và phát động chiến dịch tiêm vắc xin sởi, để chủ động ngăn chặn, phòng ngừa dịch bệnh, nhất là dịch sởi, bệnh dại và dịch cúm gia cầm lây sang người, bảo vệ tính mạng và sức khỏe của nhân dân, Chủ tịch UBND tỉnh Chỉ thị:
1. Chủ tịch UBND các huyện, thành phố
- Chỉ đạo việc củng cố kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm ở người các cấp và phân công nhiệm vụ cho thành viên Ban Chỉ đạo.
- Tổ chức triển khai hiệu quả Kế hoạch số 19/KH-UBND ngày 10 tháng 3 năm 2014 của UBND tỉnh triển khai tiêm vắc xin phòng, chống bệnh sởi và tiêm vét vắc xin sởi cho trẻ từ 09 tháng đến 02 tuổi trên địa bàn tỉnh năm 2014 và Kế hoạch số 22/KH-UBND ngày 11 tháng 3 năm 2014 của UBND tỉnh phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm ở người năm 2014 trên địa bàn.
- Tăng cường tuyên truyền về những nguy cơ, tác hại của bệnh sởi, bệnh dại, bệnh cúm gia cầm có khả năng lây sang người, nhằm nâng cao nhận thức tự bảo vệ bản thân của người dân và cộng đồng; vận động, khuyến cáo người dân không sử dụng các sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc; quản lý và chủ động tiêm phòng vắc xin dại cho đàn chó nuôi.
- Bố trí lực lượng chốt chặn, chuẩn bị sẵn sàng nhân lực, vật tư, kinh phí để chủ động ứng phó khi có dịch, không để dịch lây lan xảy ra trên diện rộng. Kiểm tra, giám sát tình hình chăn nuôi, kinh doanh và vận chuyển gia súc, gia cầm và các sản phẩm gia cầm trên địa bàn.
- Huy động các tổ chức, đoàn thể: Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên..,. cùng phối hợp trong công tác vận động, tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm ở người và gia cầm.
2. Sở Y tế
- Tăng cường phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí đẩy mạnh tuyên truyền phòng, chống dịch sởi, bệnh dại, dịch cúm gia cầm có thể lây sang người đến từng hộ dân, khu phố, các khu vực tập trung dân cư, các bệnh viện, trường học nâng cao nhận thức tự bảo vệ bản thân của người dân và cộng đồng.
- Rà soát, chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc và vắc xin phòng bệnh sẵn sàng cho công tác phòng, chống dịch sởi, dịch cúm, bệnh dại.
- Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thành phố triển khai tiêm vắc xin sởi bổ sung cho các đối tượng đạt các mục tiêu tại Kế hoạch số 19/KH-UBND ngày 10 tháng 3 năm 2014 của UBND tỉnh.
- Chỉ đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tăng cường kiểm tra đảm bảo an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể, trường học, nhà hàng, quán ăn; phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp sử dụng sản phẩm gia cầm và chim không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn thực phẩm.
- Báo cáo Bộ Y tế và các cơ quan chuyên môn của Bộ Y tế, tranh thủ sự hỗ trợ, chỉ đạo về chuyên môn để kịp thời đưa ra các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm ở người phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Tham mưu kiện toàn Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm của tỉnh.
- Chủ động tổ chức kiểm tra các huyện, thành phố việc triển khai thực hiện các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn.
- Chỉ đạo Chi cục Thú y
+ Giám sát chặt chẽ tình hình dịch tễ trên địa bàn, nhất là khu vực giáp ranh với các tỉnh có dịch; tình hình chấp hành các quy định trong vận chuyển, giết mổ, kinh doanh tại trạm đầu mối giao thông, các cơ sở giết mổ, các chợ và điểm kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm; giám sát việc chấp hành các biện pháp an toàn sinh học, tiêu độc khử trùng tại các cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung và các phương tiện vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm vào tỉnh.
+ Chỉ đạo và tổ chức tiêm phòng cho đàn gia cầm, tiêm phòng chủ động vắc xin phòng bệnh dại cho đàn chó, mèo nuôi đạt mục tiêu kế hoạch năm 2014.
+ Tăng cường lấy mẫu xét nghiệm đánh giá tình hình lưu hành vi rút cúm gia cầm tại các hộ chăn nuôi, cơ sở giết mổ nhằm phát hiện sớm và xử lý kịp thời các ổ dịch cúm trên gia cầm.
+ Tăng cường công tác phối hợp với Chi cục Thú y các tỉnh trong công tác phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm; hỗ trợ các tỉnh giám sát dịch bệnh cảnh báo kịp thời nguy cơ xảy ra dịch cúm gia cầm.
- Báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan chuyên môn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tranh thủ sự hỗ trợ, chỉ đạo về chuyên môn để kịp thời đưa ra các biện pháp phòng, chống dịch bệnh ở gia súc, gia cầm phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
4. Sở Giáo dục và Đào tạo
Tăng cường công tác y tế trường học, đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm trong các trường nội trú, bán trú; đảm bảo công tác giáo dục ngoại khóa, nội khóa trong chương trình, tích cực tuyên truyền và phối hợp với các gia đình để thực hiện tiêm chủng mở rộng, công tác y tế và phòng chống dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục.
5. Các cơ quan Thông tin và Truyền thông
Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Sơn La, Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh và các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn phối hợp với Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thường xuyên cập nhật, kịp thời thông tin về diễn biến và nguy cơ bệnh dịch ở người, gia cầm trên các phương tiện thông tin đại chúng; tăng cường tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh để người dân nâng cao hơn nữa nhận thức trong phòng, chống dịch bệnh trên người và chủ động hợp tác với cơ quan Thú y trong phòng, chống bệnh dại ở súc vật, cúm ở gia cầm.
6. Giám đốc các sở, ban ngành, đoàn thể; Thủ trưởng các lực lượng vũ trang: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm ở người tới cán bộ công chức, viên chức, lao động của cơ quan đơn vị chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ mình và cộng đồng phòng, chống dịch bệnh.
7. Sở Tài chính
Tham mưu cho UBND tỉnh nguồn kinh phí phục vụ kịp thời cho công tác phòng, chống dịch bệnh.
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc các sở, ban ngành, đoàn thể; Thủ trưởng các lực lượng vũ trang; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện Chỉ thị này. Yêu cầu UBND các huyện, thành phố định kỳ 6 tháng, một năm (trước ngày 05 tháng 7 và ngày 05 tháng 01) báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh kết quả thực hiện Chỉ thị (Gửi qua Sở Y tế để tổng hợp và báo cáo)./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 1001/QĐ-UBND điều chỉnh Quyết định 872/QĐ-UBND trong kế hoạch phòng, chống dịch bệnh năm 2013 của tỉnh Vĩnh Long
- 2Kế hoạch 05/KH-UBND phòng, chống dịch bệnh tỉnh Thái Bình năm 2014
- 3Chỉ thị 11/2014/CT-UBND tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
- 4Quyết định 1298/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2014 - 2016
- 5Quyết định 2934/QĐ-UBND năm 2014 về Kế hoạch hành động phòng, chống dịch bệnh do vi rút Ebola, tại Thanh Hóa
- 6Chỉ thị 16/CT-UBND năm 2014 tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân do tỉnh Quảng Trị ban hành
- 7Kế hoạch 41/KH-UBND hoạt động phòng chống dịch bệnh ở người tỉnh Hà Giang năm 2015
- 8Kế hoạch 3623/KH-UBND năm 2017 phòng, chống dịch bệnh ở người tỉnh Điện Biên năm 2018
- 9Kế hoạch 44/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm ở người trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2020
- 10Kế hoạch 35/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm ở người trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2021
- 11Kế hoạch 35/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm ở người năm 2022 do tỉnh Sơn La ban hành
- 1Quyết định 1001/QĐ-UBND điều chỉnh Quyết định 872/QĐ-UBND trong kế hoạch phòng, chống dịch bệnh năm 2013 của tỉnh Vĩnh Long
- 2Công điện 200/CĐ-TTg năm 2014 tập trung phòng chống dịch cúm gia cầm và chủng vi rút cúm gia cầm lây sang người do Thủ tướng Chính phủ điện
- 3Kế hoạch 05/KH-UBND phòng, chống dịch bệnh tỉnh Thái Bình năm 2014
- 4Chỉ thị 11/2014/CT-UBND tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
- 5Quyết định 1298/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2014 - 2016
- 6Quyết định 2934/QĐ-UBND năm 2014 về Kế hoạch hành động phòng, chống dịch bệnh do vi rút Ebola, tại Thanh Hóa
- 7Chỉ thị 16/CT-UBND năm 2014 tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân do tỉnh Quảng Trị ban hành
- 8Kế hoạch 41/KH-UBND hoạt động phòng chống dịch bệnh ở người tỉnh Hà Giang năm 2015
- 9Kế hoạch 3623/KH-UBND năm 2017 phòng, chống dịch bệnh ở người tỉnh Điện Biên năm 2018
- 10Kế hoạch 44/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm ở người trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2020
- 11Kế hoạch 35/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm ở người trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2021
- 12Kế hoạch 35/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm ở người năm 2022 do tỉnh Sơn La ban hành
Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2014 tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm ở người do tỉnh Sơn La ban hành
- Số hiệu: 09/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 08/04/2014
- Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La
- Người ký: Nguyễn Ngọc Toa
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 08/04/2014
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra