Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 08/2007/CT-UBND | Phan Rang-Tháp Chàm, ngày 09 tháng 01 năm 2007 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC ĐẨY MẠNH VÀ KIÊN QUYẾT THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH.
Sau 4 năm thực hiện Nghị quyết số 13/2002/NQ-CP ngày 19/12/2002 của Chính phủ về các giải pháp kiềm chế gia tăng và tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, tình hình trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh đã thu được kết quả bước đầu đáng khích lệ. Năm 2006, tai nạn giao thông đã giảm 6,66% số vụ, số người chết không tăng không giảm và giảm 35,86% số người bị thương so với năm 2005.
Đạt được kết quả trên là do có sự phối hợp giữa các cơ quan Đảng, Mặt trận, đoàn thể với chính quyền các cấp trong tỉnh; sự cố gắng của các cơ quan quản lý Nhà nước về an toàn giao thông và các lực lượng thực thi nhiệm vụ về trật tự an toàn giao thông; sự đồng tình ủng hộ của các tầng lớp cán bộ và nhân dân trong tỉnh đối với các biện pháp nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông của địa phương trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng vẫn cao; nhất là xu hướng gia tăng nhanh chóng về người và phương tiện tham gia giao thông đã làm cho tình hình trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh diễn ra ngày càng phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông cao.
Nguyên nhân của tình hình trên trước hết là do sự chỉ đạo, điều hành của một số sở, ngành và chính quyền huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn chưa đồng bộ, thiếu quyết liệt và có biểu hiện buông lỏng; chậm khắc phục thiếu sót, khuyết điểm trong quản lý Nhà nước về trật tự an toàn giao thông; lực lượng trực tiếp thực thi nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông chưa tập trung kiểm tra và xử lý kiên quyết phương tiện chủ yếu gây ra tai nạn giao thông là xe mô tô, gắn máy. Từ đó, ý thức tự giác chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông của người tham gia giao thông, trong đó có một bộ phận không nhỏ người điều khiển mô tô, xe gắn máy chuyển biến rất chậm và có biểu hiện coi thường pháp luật về trật tự an toàn giao thông.
Để khắc phục những khuyết điểm, yếu kém nêu trên, đẩy mạnh và thực hiện kiên quyết hơn nữa các biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông, giữ vững kỷ cương và sự nghiêm minh của pháp luật về trật tự an toàn giao thông; Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị, Ủy ban nhân dân huyện (thị xã) và chính quyền cơ sở đẩy mạnh và kiên quyết thực hiện các biện pháp sau đây nhằm đạt mục tiêu giảm ít nhất 10% tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh so với năm 2006:
1. Các cơ quan Nhà nước, các cấp chính quyền từ tỉnh đến cơ sở phải quán triệt và xác định rõ tầm quan trọng của công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục trong công tác quản lý của ngành, cấp mình; phải giáo dục cho mọi người ý thức tuân thủ triệt để pháp luật về trật tự an toàn giao thông; có hành vi ứng xử kiên quyết, xem tai nạn giao thông là hiểm họa đe dọa tính mạng, tài sản của Nhà nước và nhân dân.
2. Sở Giao thông Vận tải có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo các đơn vị quản lý đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa tiến hành tổng kiểm tra việc chấp hành quy định về hành lang an toàn giao thông, nhất là trên Quốc lộ 1; thống kê, phân loại các trường hợp vi phạm và lập kế hoạch giải toả các vi phạm hành lang an toàn giao thông ở các tuyến đường trên địa bàn tỉnh; trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện; đề xuất với Ủy ban nhân nhân tỉnh biện pháp xử lý dứt điểm các vi phạm; kiến nghị làm rõ trách nhiệm của từng cấp, từng ngành; kiến nghị xử lý những đơn vị không triển khai hoặc thực hiện không đạt yêu cầu. Phấn đấu năm 2007 giải quyết cơ bản các trường hợp vi phạm hành lang an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh;
b) Tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác đào tạo, sát hạch và cấp Giấy phép lái xe các loại, công tác kiểm định kỹ thuật an toàn và bảo vệ môi trường phương tiện cơ giới đường bộ; phát hiện và xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân có biểu hiện tiêu cực hoặc vi phạm các quy định của Nhà nước trên các lĩnh vực này;
c) Chỉ đạo việc tổng kiểm tra phương tiện, bến bãi, chứng chỉ chuyên môn của người điều khiển phương tiện thủy nội địa; quản lý, giáo dục, nâng cao trách nhiệm và đạo đức người điều khiển phương tiện giao thông;
d) Ưu tiên bố trí nguồn vốn xử lý triệt để các vị trí “điểm đen” về tai nạn giao thông đối với đường do địa phương quản lý. Kiến nghị với cơ quan quản lý đường giao thông của Trung ương bố trí nguồn vốn xử lý triệt để các “điểm đen” về tai nạn giao thông đối với đường do Trung ương quản lý;
đ) Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc sở phối hợp với các đơn vị có liên quan của Công an tỉnh kiểm tra, phát hiện nhằm loại trừ các phương tiện giao thông đường bộ đã hết hạn lưu hành; kiên quyết xử lý đúng pháp luật những phương tiện hết niên hạn sử dụng nhưng vẫn hoạt động trên đường giao thông;
e) Đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh việc xây dựng bến xe mới theo hướng xã hội hoá; việc tổ chức vận tải khách công cộng bằng xe buýt nhằm hạn chế phương tiện cá nhân trên một số tuyến giao thông quan trọng.
3. Công an tỉnh có trách nhiệm:
b) Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ nhằm đấu tranh phòng ngừa có hiệu quả với hành vi đua xe, cổ vũ đua xe trái phép, đặc biệt trong các dịp lễ, Tết;
c) Chủ trì việc phối hợp với các cơ quan, đoàn thể có liên quan nghiên cứu xây dựng thí điểm mô hình tự quản về trật tự an toàn giao thông tại cơ sở ở một số huyện (thị xã) để rút kinh nghiệm trước khi nhân rộng trên phạm vi toàn tỉnh;
d) Phối hợp chặt chẽ với Viện Kiểm sát nhân dân, Toà án nhân dân kịp thời đưa ra xét xử các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng để răn đe, giáo dục;
đ) Phối hợp với chính quyền huyện và cơ sở, các lực lượng chức năng trong việc giải toả các điểm vi phạm hành lang an toàn giao thông.
4. Sở Văn hoá - Thông tin, Báo Ninh Thuận, Đài Phát thanh và Truyền hình Ninh Thuận phối hợp chặt chẽ với Sở Tư pháp, Sở Giao thông Vận tải, Công an tỉnh đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông đến các tầng lớp nhân dân, nhất là người tham gia giao thông. Phải đặc biệt chú ý tuyên truyền đề cao ý thức tự giác, lương tâm, đạo đức người lái xe; nêu gương người tốt, việc tốt về trật tự an toàn giao thông; lên án mạnh mẽ các hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông. Việc tuyên truyền phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông năm 2007 phải đến được từng hộ gia đình trên địa bàn tỉnh.
5. Các cơ quan, đơn vị phải đưa nội dung chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông vào tiêu chuẩn thi đua, khen thưởng của cơ quan, đơn vị. Những trường hợp vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông mà gây ra tai nạn giao thông nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải bị xử lý kỷ luật hành chính.
6. Ủy ban nhân dân các huyện (thị xã):
a) Tiếp tục quán triệt thực hiện quyết liệt và thực chất hơn nữa các giải pháp về bảo đảm trật tự an toàn giao thông do Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh và Ban An toàn giao thông tỉnh đã triển khai; phải giao nhiệm vụ và xác định rõ trách nhiệm đối với chính quyền cơ sở trong triển khai thực hiện công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn phụ trách;
b) Trên cơ sở kế hoạch giải toả các vị trí vi phạm hành lang giao thông được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, chủ trì phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan tiến hành triển khai thực hiện trên địa bàn địa phương nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ về bảo vệ hành lang an toàn giao thông;
c) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc kiểm tra, thanh tra bến bãi; điều tra phương tiện thủy nội địa. Phải đình chỉ ngay các bến, bãi, phương tiện tàu, thuyền không có đủ các loại giấy tờ bắt buộc phải có, phương tiện không có dụng cụ cứu sinh, người điều khiển không có chứng chỉ chuyên môn. Xử lý nghiêm các cán bộ, lãnh đạo triển khai không tốt hoặc thiếu kiên quyết xử lý vi phạm về an toàn đường thủy nội địa trên địa bàn;
7. Ban An toàn giao thông tỉnh:
a) Chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh trình Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh thảo luận và thông qua chỉ thị, nghị quyết có liên quan đến công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông; đồng thời xây dựng và trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch bảo đảm trật tự an toàn giao thông năm 2007 trên địa bàn tỉnh làm cơ sở cho các cấp, các ngành, địa phương và các đơn vị triển khai thực hiện;
b) Phối hợp với Sở Nội vụ đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh kiện toàn lại Ban An toàn giao thông các cấp theo hướng tăng cường sự chỉ đạo điều hành của lãnh đạo Ủy ban nhân dân đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông; bố trí định biên cán bộ chuyên trách về trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh khi có hướng dẫn của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia và Bộ Nội vụ;
c) Tổ chức in ấn và cung cấp các tài liệu có liên quan đến trật tự an toàn giao thông để cơ quan thông tin đại chúng và các huyện (thị xã) làm tài liệu tuyên truyền;
d) Đôn đốc, kiểm tra, phối hợp hoạt động thực hiện Chỉ thị này trên địa bàn tỉnh; tổng hợp kết quả thực hiện Chỉ thị này báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan có liên quan theo quy định.
8. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức, đoàn thể, thôn trưởng, tổ trưởng dân phố có trách nhiệm chỉ đạo, triển khai thực hiện việc tổ chức ký cam kết chấp hành đúng và không vi phạm pháp luật cũng như các quy định về bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong cơ quan, đơn vị, đoàn thể, tổ chức và cụm dân cư (thôn, khu phố, hộ gia đình).
9. Đề nghị Tỉnh ủy, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên có văn bản chỉ đạo đối với các tổ chức Đảng, tổ chức mặt trận và đoàn thể các cấp cùng triển khai thực hiện tốt Chỉ thị này; đồng thời tăng cường chỉ đạo phối hợp kiểm tra, giám sát đối với các cơ quan, tổ chức và cá nhân, cán bộ, công chức trong quá trình thực hiện Chỉ thị này.
10. Chỉ thị này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Chỉ thị 16/2004/CT-UB về tăng cường các biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn thành phố do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Nghị quyết 51/2006/NQ-HĐND đẩy mạnh công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 3Chỉ thị 44/2006/CT-UBND tiếp tục tăng cường biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông và đẩy lùi tai nạn giao thông, giảm thiệt hại tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 4Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2008 tăng cường chỉ đạo thực hiện biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông do tỉnh Phú Thọ ban hành
- 5Chỉ thị 15/CT-UBND năm 2017 về tăng cường thực hiện biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 1Chỉ thị 16/2004/CT-UB về tăng cường các biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn thành phố do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Nghị quyết số 13/2002/NQ-CP về các giải pháp kiềm chế gia tăng và tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông do Chính phủ ban hành
- 3Nghị quyết 51/2006/NQ-HĐND đẩy mạnh công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 4Chỉ thị 44/2006/CT-UBND tiếp tục tăng cường biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông và đẩy lùi tai nạn giao thông, giảm thiệt hại tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 5Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2008 tăng cường chỉ đạo thực hiện biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông do tỉnh Phú Thọ ban hành
- 6Chỉ thị 15/CT-UBND năm 2017 về tăng cường thực hiện biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Chỉ thị 08/2007/CT-UBND về đẩy mạnh và kiên quyết thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- Số hiệu: 08/2007/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 09/01/2007
- Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Thuận
- Người ký: Hoàng Thị Út Lan
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra