Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TÂY NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 07/CT-UBND

Tây Ninh, ngày 15 tháng 12 năm 2023

 

CHỈ THỊ

TĂNG CƯỜNG XÂY DỰNG, CỦNG CỐ THẾ TRẬN AN NINH NHÂN DÂN KẾT HỢP CHẶT CHẼ VỚI THẾ TRẬN QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN VỮNG CHẮC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Trong những năm qua, lực lượng Công an, Quân sự, Biên phòng tỉnh đã phát huy vai trò nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng thế trận an ninh nhân dân gắn với thế trận quốc phòng toàn dân; chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo về công tác đảm bảo an ninh, trật tự (ANTT) nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của các ngành, tổ chức chính trị - xã hội, địa phương và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh tham gia thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia (ANQG), giữ gìn trật tự an toàn xã hội; quốc phòng và an ninh được tăng cường, giữ vững; thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân (ANND), nền quốc phòng toàn dân được tăng cường, củng cố vững chắc; các ngành, địa phương phối hợp hợp chặt chẽ trong việc nắm tình hình, kịp thời giải quyết, xử lý các vụ việc về ANTT ngay từ cơ sở. Do vậy, tình hình an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh luôn được giữ vững, ổn định.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những hạn chế, tồn lại như: công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ trong phòng, chống lội phạm, bảo vệ ANTT có lúc, có nơi chưa thật sự chất lượng, hiệu quả; công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ) và công tác dân vận ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương có lúc còn mang tính hình thức, chưa gắn với đặc điểm, tình hình thực tiễn ở từng cơ quan, đơn vị, địa phương... Do đó, chưa phát huy hết vai trò, tiềm lực của cả hệ thống chính trị và nhân dân trong xây dựng thế trận an ninh nhân dân kết hợp với thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc.

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 16/3/2022 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh xây dựng lực lượng Công an nhân dân thật sự trong sạch vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới (Nghị quyết số 12-NQ/TW), Kế hoạch số 117-KH/TU ngày 30/11/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TW; Đề án số 03/ĐA-BCA ngày 27/01/2023 của Bộ trưởng Bộ Công an về “Xây dựng thế trận an ninh nhân dân kết hợp chặt chẽ với thế trận quốc quốc phòng toàn dân vững chắc”, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chủ động, tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả các nội dung sau:

1. Tiếp tục tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của Bộ Công an về xây dựng nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân, xây dựng thế trận an ninh nhân dân kết hợp chặt chẽ với thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc, nâng cao nhận thức, phát huy vai trò, trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị trong xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, trọng tâm là: Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới; Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”; Kết luận số 44-KL/TW ngày 22/01/2019 của Ban Bí thư và Kế hoạch số 130-KH/TU ngày 23/5/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Kết luận số 44-KL/TW của Ban Bí thư (khóa XI) về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TW ngày 01/12/2011 của Ban Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trong tình hình mới”; Nghị quyết số 51-NQ/TW ngày 05/9/2019 của Bộ Chính trị về Chiến lược Bảo vệ an ninh quốc gia; Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 25/7/2018 của Bộ Chính trị về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng; Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 25/7/2018 của Bộ Chính trị về Chiến lược an ninh mạng quốc gia; Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”; Nghị quyết số 12-NQ/TW của Bộ Chính trị; Nghị định số 06/2014/NĐ-CP ngày 21/01/2014 của Chính phủ về biện pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội; Chỉ thị số 04/CT-BCA-V28 ngày 21/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Công an về tăng cường xây dựng, củng cố nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới,...

2. Chủ động, nêu cao tinh thần, trách nhiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TW; Kế hoạch số 117-KH/TU ngày 16/3/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TW và Chỉ thị này. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc và Ủy ban nhân dân cấp xã tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên, học sinh, sinh viên, người lao động và nhân dân về vị trí, vai trò, tầm quan trọng và ý nghĩa chiến lược của việc xây dựng, củng cố thế trận an ninh nhân dân kết hợp chặt chẽ với thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc; nghiên cứu ứng dụng tiện ích của công nghệ thông tin phục vụ tuyên truyền, giáo dục pháp luật và xây dựng nội dung, hình thức hướng dẫn, phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật có liên quan về xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trên không gian mạng, kết hợp với tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng; giáo dục lòng yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, ý thức sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật; thực hiện nghiêm chỉnh các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương, đơn vị về bảo vệ an ninh, trật tự.

3. Ban hành, triển khai các chương trình, kế hoạch về xây dựng thế trận an ninh nhân dân kết hợp chặt chẽ với thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc gắn với việc thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, định kỳ sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện. Nâng cao tinh thần trách nhiệm, năng lực làm chủ của cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên và nhân dân trong công tác bảo vệ an ninh, trật tự. Xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.

4. Tiếp tục xây dựng, củng cố hệ thống chính trị ở cấp xã, tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, nâng cao hiệu lực quản lý của chính quyền các cấp, chất lượng hiệu quả hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; phát huy vai trò của người có uy tín trong đồng bào các dân tộc thiểu số, đồng bào tôn giáo và khu dân cư; chọn người có năng lực, trình độ, phẩm chất tốt để tăng cường cho đội ngũ cán bộ cấp xã; thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chính trị, chuyên môn, pháp luật để cán bộ ở cấp xã có đủ năng lực, trình độ làm nòng cốt tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự. Tiếp lục nghiên cứu cơ chế, chính sách thu hút, huy động lực lượng Công an xã bán chuyên trách, Bảo vệ dân phố tiếp tục tham gia lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

5. Công an tỉnh làm nòng cốt xây dựng thế trận an ninh nhân dân, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, tiếp tục thực hiện lốt công tác trao đổi, phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh trong thực hiện nhiệm vụ củng cố, xây dựng thế trận an ninh nhân dân kết hợp chặt chẽ với thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc trên địa bàn tỉnh, tiếp tục phối hợp thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và nhiệm vụ quốc phòng theo quy định tại Nghị định số 03/2019/NĐ-CP ngày 05/9/2019 của Chính phủ; Nghị định số 02/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính phủ về hoạt động phối hợp của Dân quân tự vệ với các lực lượng khác,... góp phần phục vụ tốt cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Bộ đội Biên phòng với vai trò là lực lượng nòng cốt, tổ chức quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, phối hợp huy động mọi nguồn lực xây dựng nền biên phòng toàn dân cả về tiềm lực, lực lượng và thế trận, củng cố vững chắc mối quan hệ gắn bó, máu thịt quân - dân ở khu vực biên giới; tổ chức hiệu quả phong trào quần chúng tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia. Chú trọng nâng cao hiệu quả trong trao đổi thông tin, nâng cao khả năng dự báo và tham mưu chiến lược, xử lý các tình huống phức tạp về quốc phòng - an ninh, góp phần xây dựng, củng cố thế trận an ninh nhân dân kết hợp chặt chẽ với thế trận quốc phòng toàn dân trên địa bàn tỉnh ngày càng vững chắc.

6. Giao Công an tỉnh chủ trì phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tham mưu, hướng dẫn các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị đẩy mạnh thực hiện công tác dân vận, đổi mới lề lối làm việc, tăng cường đối thoại, tiếp xúc trực tiếp với nhân dân để nắm bắt và kịp thời giải quyết những tâm tư, nguyện vọng chính đáng của người dân; củng cố, xây dựng thế trận an ninh nhân dân kết hợp chặt chẽ với thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc trên địa bàn tỉnh và thực hiện tốt công tác sơ kết, tổng kết theo quy định, qua đó nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành, tổ chức chính trị - xã hội, địa phương trong xây dựng thế trận an ninh nhân dân kết hợp chặt chẽ với thế trận quốc phòng toàn dân.

7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội phối hợp các cơ quan, đơn vị, lực lượng vũ trang và địa phương tổ chức tuyên truyền rộng rãi đến cán bộ, công chức, đảng viên, đoàn viên, hội viên, học sinh, sinh viên, công nhân, người lao động và nhân dân nắm, tích cực tham gia xây dựng thế trận an ninh nhân dân kết hợp chặt chẽ với thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc.

8. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức quán triệt sâu rộng đến toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân để thống nhất nhận thức, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về hành động, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng thế trận an ninh nhân dân kết hợp chặt chẽ với thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc ở địa phương, xác định trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong tổ chức thực hiện, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội quần chúng, tham mưu giải quyết kịp thời những vấn đề mới phát sinh đe dọa đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội không để trở thành “điểm nóng” về an ninh trật tự ở địa phương.

Đề nghị Thủ trưởng các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện nghiêm nội dung Chỉ thị này./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Công an (Cục XDPTBVANTQ);
- TT: TU, HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh và các tổ chức CT-XH;
- Các sở, ban, ngành tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- LĐVP, P.NC;
- Lưu: VT. VP.UBND tỉnh.

CHỦ TỊCH




Nguyễn Thanh Ngọc

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2023 tăng cường xây dựng, củng cố thế trận an ninh nhân dân kết hợp chặt chẽ với thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc trên địa bàn tỉnh Tây Ninh

  • Số hiệu: 07/CT-UBND
  • Loại văn bản: Chỉ thị
  • Ngày ban hành: 15/12/2023
  • Nơi ban hành: Tỉnh Tây Ninh
  • Người ký: Nguyễn Thanh Ngọc
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 15/12/2023
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản