Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/CT-UBND | Đồng Nai, ngày 12 tháng 5 năm 2022 |
Ngày 22 tháng 4 năm 2019, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 10/CT-TTg về tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc; theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức thực hiện, đồng thời hàng năm xây dựng chương trình, kế hoạch phòng, chống tham nhũng lồng ghép nội dung thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ.
Thời gian qua, cùng với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác phòng, chống tham nhũng, sự nỗ lực, cố gắng của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng doanh nghiệp, báo chí và nhân dân, công tác phòng, chống tham nhũng đã có chuyển biến với nhiều giải pháp, đạt được kết quả tích cực, góp phần quan trọng giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, củng cố niềm tin của nhân dân, tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội.
Tuy nhiên, ở một số ngành, lĩnh vực; một số cơ quan vẫn còn tình trạng cán bộ, công chức, viên chức lợi dụng vị trí công tác, lợi dụng kẽ hở về cơ chế, chính sách, pháp luật, lợi dụng lòng tin, sự thiếu hiểu biết về chính sách, pháp luật của một số người dân để gây phiền hà, kéo dài thời gian giải quyết công việc, gây bức xúc, giảm lòng tin của người dân, doanh nghiệp đối với cơ quan nhà nước; thực trạng trên có nhiều nguyên nhân, trong đó có những nguyên nhân chủ yếu sau:
- Người đứng đầu một số cơ quan, đơn vị chưa phát huy trách nhiệm nêu gương, chưa gương mẫu thực hiện đầy đủ trách nhiệm, chưa thực hiện đầy đủ việc tiếp công dân theo quy định của pháp luật; công tác quản lý, giáo dục cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền chưa được thường xuyên, chặt chẽ; công tác thanh tra, kiểm tra công vụ chưa kịp thời phát hiện để xử lý vi phạm; việc tổ chức đối thoại, tiếp công dân có lúc, có nơi chưa thực chất.
- Tinh thần phục vụ, đạo đức công vụ của một số cán bộ, công chức, viên chức chưa cao, chưa làm hết trách nhiệm; kỷ luật, kỷ cương hành chính ở một số nơi, trên một số lĩnh vực còn chưa chấp hành đúng quy định, nhất là tại các vị trí việc làm thường xuyên, trực tiếp tiếp xúc để giải quyết công việc cho người dân, doanh nghiệp như: đất đai, xây dựng, cấp các loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề… và một số cơ quan, đơn vị cung ứng dịch vụ hành chính công phục vụ người dân ở xã, phường, cơ sở khám chữa bệnh, giáo dục...
- Chính sách, pháp luật trên một số lĩnh vực quản lý đời sống xã hội chưa đồng bộ, còn vướng mắc; trình tự, thủ tục thực hiện còn rườm rà, thiếu minh bạch, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn; cơ chế bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp còn chưa rõ ràng, cụ thể; việc tiếp nhận các đơn thư phản ánh, góp ý, kiến nghị của người dân, cán bộ, đảng viên một số nơi còn chưa hiệu quả.
- Công tác cải cách hành chính nhiều năm qua được Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các ngành, các cấp chú trọng đã có nhiều chuyển biến trong việc cắt giảm, rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân, doanh nghiệp; tuy nhiên, ở một số nơi người dân còn phải đi lại nhiều lần để bổ sung hồ sơ, tình trạng trễ hạn hồ sơ vẫn còn; việc triển khai chính quyền điện tử, chính quyền số, ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết công việc chưa đồng bộ, chưa tạo được sự kết nối, liên thông giữa các ngành, đơn vị, địa phương.
Để chấn chỉnh, khắc phục tình trạng trên, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục thực hiện những giải pháp sau đây:
a) Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương quán triệt, chỉ đạo, tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà trong giải quyết công việc cho người dân, doanh nghiệp; thực hiện việc tiếp công dân, tiếp nhận những phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của người dân đúng quy định; trước hết người đứng đầu các cơ quan đơn vị phải đề cao trách nhiệm nêu gương trong công tác chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ, kỷ luật, kỷ cương hành chính thuộc ngành, lĩnh vực trong phạm vi quản lý. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức vững vàng về chính trị, tư tưởng, trong sáng về đạo đức, lối sống, thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ trong quá trình giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp. Xử lý nghiêm đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực thuộc thiếu trách nhiệm, để cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý trực tiếp có hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà đối với người dân, doanh nghiệp; xử lý ngay người đứng đầu có biểu hiện bao che, dung túng nhân viên dưới quyền có hành vi chưa đúng quy định pháp luật.
b) Chấn chỉnh công tác quản lý, siết chặt kỷ cương, kỷ luật hành chính, tăng cường thanh tra, kiểm tra cán bộ, công chức, viên chức trong hoạt động công vụ, giải quyết công việc liên quan đến người dân, doanh nghiệp; đảm bảo giải quyết kịp thời, đúng quy định các kiến nghị, phản ánh, tố cáo của người dân, doanh nghiệp.
2. Thực hiện cải cách hành chính, tăng cường minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
a) Khẩn trương rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, pháp luật thuộc ngành, lĩnh vực, phạm vi quản lý; nhận diện nguy cơ tham nhũng theo vị trí công tác để có biện pháp kiểm tra, giám sát; khắc phục ngay những sơ hở có thể gây phiền hà, sách nhiễu đối với người dân, doanh nghiệp; tiếp tục rà soát thủ tục hành chính theo hướng tinh giản, rút ngắn thời gian giải quyết, đề xuất các bộ, ngành Trung ương loại bỏ các thủ tục không cần thiết, rườm rà, khó thực hiện; thực hiện việc hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết, trả kết quả hồ sơ theo quy định.
b) Nâng cao hiệu quả công tác đối thoại với người dân, doanh nghiệp theo hướng thực chất, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, vướng mắc của người dân, doanh nghiệp để giải quyết dứt điểm; kịp thời đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền biện pháp xử lý đối với những bất cập trong quy định của pháp luật (nếu có).
c) Công khai địa chỉ, số điện thoại đường dây nóng, hộp thư điện tử và tổ chức tiếp nhận, xử lý, giải quyết kịp thời các phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp, nhất là về hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà; công khai kết quả xử lý, nếu có lỗi thì phải công khai xin lỗi người dân, doanh nghiệp và khắc phục hậu quả, xử lý vi phạm theo đúng quy định; thực hiện định kỳ báo cáo theo quy định về công tác phòng, chống tham nhũng.
d) Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước, xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số theo chương trình, kế hoạch được cấp thẩm quyền phê duyệt; triển khai hiệu quả kế hoạch cải cách hành chính hàng năm; những nơi thường xuyên tiếp xúc, giao dịch với người dân, doanh nghiệp phải có giám sát (như camera, giám sát trên phần mềm giải quyết TTHC...).
a) Đẩy mạnh việc thực hiện đánh giá sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp đối với hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và các tổ chức cung cấp dịch vụ công, coi đó là thước đo hiệu quả thực hiện nhiệm vụ, công vụ; chú trọng việc giám sát thực hiện quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp và những việc không được làm của người có chức vụ, quyền hạn.
b) Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, Liên minh Hợp tác xã, các tổ chức Liên hiệp hội, Hội và các cơ quan báo, đài tăng cường các biện pháp tuyên truyền sâu rộng về chính sách, pháp luật; hướng dẫn, khuyến khích người dân, doanh nghiệp sống, làm việc theo Hiến pháp, pháp luật, thực hành liêm chính, không tiếp tay với tiêu cực, tham nhũng, kiên quyết không đưa, không môi giới hối lộ; tuân thủ các quy tắc, văn hóa ứng xử văn minh; tích cực, chủ động tham gia phát hiện các biểu hiện, các hành vi tham nhũng, lãng phí, thông tin kịp thời, chính xác cho các cơ quan chức năng; tôn vinh những điển hình tốt; việc thông tin cần đảm bảo đúng bản chất, sự thật, không suy diễn, chủ quan, đưa thông tin một chiều, sai lệch.
4. Tăng cường thanh tra, kiểm tra công vụ; xây dựng cơ chế giám sát, phát hiện vi phạm
a) Tiếp tục chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra, nhất là thanh tra, kiểm tra chuyên ngành theo đúng Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ; khắc phục tình trạng chồng chéo, gây phiền hà trong hoạt động thanh tra, kiểm tra.
b) Tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp nhận, xử lý, giải quyết yêu cầu được bảo vệ của người tố cáo; có hình thức khen thưởng, động viên đối với những đơn vị, tổ chức, cá nhân thực hiện, chấp hành tốt; kịp thời phát hiện, xử lý những trường hợp vi phạm và công khai danh tính cán bộ, công chức vi phạm theo quy định; cương quyết xử lý nghiêm những cán bộ, công chức, viên chức có hành vi tiêu cực, tham nhũng, đưa ra khỏi bộ máy nhà nước; xử lý hình sự đối với hành vi đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của pháp luật.
c) Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị HĐND các cấp, các đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp tăng cường hoạt động giám sát trong thực thi công vụ của các cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức nhằm góp phần ngăn chặn, xử lý có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp.
a) Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp thuộc UBND tỉnh, các cơ quan ngành dọc, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố khẩn trương xây dựng kế hoạch phổ biến quán triệt, triển khai để thực hiện nghiêm túc nội dung Chỉ thị này; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh khi để xảy ra nhũng nhiễu, gây phiền hà, tham nhũng trong cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý.
Yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương căn cứ nội dung Chỉ thị này và kế hoạch, chương trình hành động phòng, chống tham nhũng hàng năm của cơ quan, đơn vị, địa phương để tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả. Định kỳ hàng năm báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh trước ngày 01/12 (đồng gửi Thanh tra tỉnh, Sở Nội vụ) để xem xét, chỉ đạo.
b) Giao Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Thanh tra tỉnh, các cơ quan, đơn vị có liên quan tăng cường đôn đốc, kiểm tra thường xuyên, đột xuất hoạt động thực thi công vụ để kịp thời, phát hiện, xử lý ngay hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà trong giải quyết công việc của người dân, doanh nghiệp.
c) Giao Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu, đề xuất về nội dung đánh giá về nguy cơ tham nhũng, lợi ích nhóm trong ban hành văn bản quy phạm pháp luật trên cơ sở căn cứ quy định và hướng dẫn của các cơ quan Trung ương.
d) Giao Thanh tra tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan rà soát, nghiên cứu quy định của pháp luật, tổ chức hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức đường dây nóng và hộp thư điện tử để tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh, khiếu nại, tố cáo về hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà đối với người dân, doanh nghiệp; tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện Chỉ thị này lồng ghép kết quả thực hiện phòng, chống tham nhũng theo quy định.
Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương phối hợp thực hiện.
Chỉ thị này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Kế hoạch 1490/KH-UBND năm 2019 thực hiện Chỉ thị 10-CT/TTg về tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 2Kế hoạch 4331/KH-UBND năm 2020 về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 10/CT-TTg về tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc do tỉnh Kon Tum ban hành
- 3Kế hoạch 11/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chỉ thị 10/CT-TTg về tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 4Kế hoạch 855/KH-UBND thực hiện các biện pháp phòng ngừa tiêu cực, tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa năm 2022
- 5Quyết định 3122/QĐ-STNMT-VP năm 2016 quy định về Thư xin lỗi trong trường hợp giải quyết thủ tục hành chính trễ hạn tại Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh
- 6Kế hoạch 02/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chỉ thị 10/CT-TTg về tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 7Kế hoạch 1223/KH-UBND thực hiện Chỉ thị 10/CT-TTg về tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc trên địa bàn tỉnh Quảng Nam năm 2023
- 8Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2023 về chấn chỉnh, tăng cường trách nhiệm trong xử lý công việc của các sở ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- 9Kế hoạch 78/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chỉ thị 10/CT-TTg về tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 1Hiến pháp 2013
- 2Chỉ thị 20/CT-TTg năm 2017 về chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Chỉ thị 10/CT-TTg năm 2019 về tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Kế hoạch 1490/KH-UBND năm 2019 thực hiện Chỉ thị 10-CT/TTg về tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 5Kế hoạch 4331/KH-UBND năm 2020 về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 10/CT-TTg về tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc do tỉnh Kon Tum ban hành
- 6Kế hoạch 11/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chỉ thị 10/CT-TTg về tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 7Kế hoạch 855/KH-UBND thực hiện các biện pháp phòng ngừa tiêu cực, tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa năm 2022
- 8Quyết định 3122/QĐ-STNMT-VP năm 2016 quy định về Thư xin lỗi trong trường hợp giải quyết thủ tục hành chính trễ hạn tại Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh
- 9Kế hoạch 02/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chỉ thị 10/CT-TTg về tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 10Kế hoạch 1223/KH-UBND thực hiện Chỉ thị 10/CT-TTg về tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc trên địa bàn tỉnh Quảng Nam năm 2023
- 11Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2023 về chấn chỉnh, tăng cường trách nhiệm trong xử lý công việc của các sở ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- 12Kế hoạch 78/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chỉ thị 10/CT-TTg về tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc do tỉnh Đắk Lắk ban hành
Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2022 nâng cao hiệu quả thực hiện Chỉ thị 10/CT-TTg về tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc do tỉnh Đồng Nai ban hành
- Số hiệu: 07/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 12/05/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai
- Người ký: Nguyễn Sơn Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra