Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/CT-UBND | Tam Kỳ, ngày 19 tháng 03 năm 2010 |
CHỈ THỊ
TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP CẤP BÁCH QUẢN LÝ, BẢO VỆ RỪNG VÀ PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG
Trong những năm qua, các cấp, các ngành, địa phương trong tỉnh đã có nhiều chủ trương, biện pháp và tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng nên đã hạn chế thiệt hại tài nguyên rừng. Tuy nhiên, thời gian gần đây, tình trạng chặt phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép và nạn săn bắt động vật hoang dã và cháy rừng vẫn còn xảy ra; các đối tượng phá rừng đã cấu kết với nhau ngang nhiên chống đối và hành hung người thi hành công vụ; diễn biến của thời tiết thất thường, khô hạn, nắng nóng đang diễn ra phức tạp.
Để thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trong thời gian đến, thực hiện nghiêm, có hiệu quả Chỉ thị số 12/2003/CT-TTg ngày 16/5/2003, Chỉ thị số 08/2006/CT-TTg ngày 08/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách ngăn chặn tình trạng chặt phá, đốt rừng, khai thác rừng trái phép; bảo vệ tốt diện tích rừng trên phạm vi toàn tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ thị các cấp, các ngành, các chủ rừng thực hiện nghiêm túc các biện pháp sau đây:
1. Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 270/CT-TTg ngày 12/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai các biện pháp cấp bách về phòng cháy, chữa cháy rừng và Công điện số 396/CĐ-TTg ngày 05/3/2010; Chỉ thị số 3767/CT-BNN-KL ngày 18/11/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tăng cường các biện pháp cấp bách trong công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng, Chỉ thị số 3417/CT- BNN-KL ngày 21/10/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tăng cường quản lý động vật hoang dã, Công điện số 11/CĐ-BNN-KL ngày 01/3/2010 của Bộ trưởng – Trưởng ban chỉ đạo Trung ương về các vấn đề cấp bách trong bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng.
2. Về công tác tuyên truyền
Các ngành chức năng và UBND các huyện, thành phố phối hợp với các cấp Mặt trận, đoàn thể quần chúng tổ chức tuyên truyền, vận động đến mọi tầng lớp nhân dân, nhất là nhân dân sống ven rừng, gần rừng và các chủ rừng về các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, quản lý động vật hoang dã và phát triển rừng nhằm nâng cao nhận thức về trách nhiệm của người dân trong việc tham gia phòng cháy, chữa cháy rừng, bảo vệ rừng và bảo vệ động vật hoang dã.
3. Về công tác phối hợp chống chặt phá rừng, khai thác rừng trái phép, phòng cháy chữa, cháy rừng
- Củng cố Ban chỉ đạo các cấp về các vấn đề cấp bách trong bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng; xây dựng phương án đảm bảo lực lượng, vật tư, trang thiết bị và hậu cần thường trực tại địa phương để ngăn chặn kịp thời các hành vi phá rừng, khai thác rừng, lấn chiếm đất rừng trái phép, đồng thời sẵn sàng phối hợp với các lực lượng ứng phó trong trường hợp xảy ra cháy rừng. Chọn một số xã trọng điểm để chỉ đạo tổ chức diễn tập chữa cháy rừng nhằm rút kinh nghiệm và nâng cao ý thức trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng. Chỉ đạo, kiểm tra tình hình thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy rừng nhất là trong các tháng cao điểm khô hạn;
- Tăng cường lực lượng quản lý bảo vệ rừng về số lượng, chất lượng và công cụ hỗ trợ; xây dựng quy chế phối hợp cơ động nhanh giữa lực lượng Kiểm lâm, Công an, Quân sự, Biên phòng; tổ chức các đợt truy quét làm trong sạch địa bàn; kiên quyết giải tỏa các tụ điểm mua bán lâm sản trái phép. Nhanh chóng đưa ra xét xử các đối tượng vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng;
- Chủ tịch UBND các huyện, thành phố có rừng chủ trì, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, Dân quân, Công an các xã phối hợp với các ngành, lực lượng chức năng: Kiểm lâm, Công an, Quân sự, Biên phòng và chủ rừng huy động lực lượng tổ chức tuần tra, truy quét thường xuyên để bảo vệ rừng, nhất là trên các khu vực rừng giáp ranh.
- Khi xảy ra tình trạng phá rừng, khai thác rừng, mua bán, vận chuyển trái phép lâm sản, phải xác định nguyên nhân, đối tượng vi phạm để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật;
- Tiến hành việc cắm mốc ranh giới, tăng cường hệ thống biển báo, cấm không cho những người không có phận sự và những người mang trâu, bò vào trong khu vực rừng đặc dụng và rừng phòng hộ; xử lý nghiêm các hành vi mang cưa xăng trái phép vào rừng theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT tại Công văn số 413/BNN-KL ngày 09/02/2010;
- Đề nghị khen thưởng kịp thời đối với những người có thành tích trong công tác quản lý bảo vệ rừng, xử lý nghiêm đối với những cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ trong công tác hoặc tiếp tay cho các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý bảo vệ rừng. Nếu cấp huyện, cấp xã, hoặc đơn vị chủ rừng nào để xảy ra tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng, cháy rừng thì Chủ tịch UBND huyện, xã, Thủ trưởng đơn vị chủ rừng đó sẽ bị xử lý tùy theo mức độ thiệt hại rừng;
- Quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho lực lượng Kiểm lâm thực hiện tốt nhiệm vụ; đảm bảo, kịp thời các chế độ chính sách để phát huy cao nhất tinh thần trách nhiệm của mỗi người, đồng thời có cơ chế bảo vệ cán bộ; trong khi thi hành nhiệm vụ được sử dụng quyền tự vệ chính đáng theo quy định của pháp luật;
- UBND các huyện, thành phố và các Ban quản lý rừng phải xây dựng phương án bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng để tổ chức thực hiện và thường xuyên kiểm tra, chỉ đạo thực hiện tốt phương án của đơn vị, địa phương mình.
4. Công tác bảo vệ và phát triển động vật hoang dã.
- Chủ tịch UBND các các huyện, thành phố chỉ đạo các lực lượng thuộc phạm vi quản lý của mình; Cục trưởng Cục Hải quan, Giám đốc Sở Công Thương, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, Giám đốc Công an tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ chỉ đạo các đơn vị, lực lượng trực thuộc tăng cường kiểm tra, kiểm soát tại các quán ăn, nhà hàng, các chợ, các địa điểm kinh doanh, các trục đường giao thông, sân bay, bến cảng, các khu dân cư, các hộ đang nuôi nhốt động vật hoang dã và các tụ điểm khác để phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về mua, bán, vận chuyển, nuôi, chế biến, quảng cáo trái phép động vật hoang dã;
- Địa phương nào (xã, phường, thị trấn) để tồn tại các tụ điểm kinh doanh trái phép động vật hoang dã, để xảy ra tình trạng mua bán trái phép động vật hoang dã trên các lề đường, nuôi trái phép động vật hoang dã trên địa bàn quản lý của mình thì Chủ tịch UBND huyện, thành phố phải có hình thức xử lý trách nhiệm đối với Chủ tịch UBND xã, phường quản lý địa bàn đã để xảy ra vi phạm.
- Nghiêm cấm mọi hình thức quảng cáo việc kinh doanh động vật hoang dã hoặc sản phẩm động vật hoang dã có nguồn gốc từ tự nhiên;
- Nghiêm cấm việc nuôi nhốt, nuôi thả động vật hoang dã trái phép với bất cứ mục đích gì ở các khu du lịch, khu vui chơi giải trí, các khu di tích lịch sử, văn hóa, trong khuôn viên các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể, trong doanh trại các đơn vị quân đội, công an, trụ sở các doanh nghiệp, các hộ gia đình....
- Mọi tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm phải được xử lý nghiêm minh theo pháp luật, từ xử phạt hành chính đến truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Việc gây nuôi phát triển động vật hoang dã phải được tổ chức quản lý theo đúng các quy định tại Nghị định số 82/2006/NĐ-CP ngày 10/8/2006 của Chính phủ. Việc kinh doanh, vận chuyển, chế biến động vật hoang dã có nguồn gốc gây nuôi hoặc sản phẩm của chúng phải có đầy đủ hồ sơ, chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường và đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người nuôi và cộng đồng.
5. Chủ tịch UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm.
- Tổ chức lực lượng có sự tham gia của các ngành chức năng, đơn vị chủ rừng kiểm tra, phát hiện các trường hợp xâm nhập vào rừng trái phép, ngăn chặn kịp thời không để rừng bị phá, cương quyết phá bỏ các loại cây trồng, những công trình xây dựng trái phép trên diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng nguyên sinh; tích cực kiểm tra phát hiện, ngăn chặn, xử lý việc săn bắt trái phép động vật hoang dã trên địa bàn, đặc biệt là trong khu vực rừng đặc dụng.
- Chỉ đạo kiểm tra, xử lý nghiêm minh, thu hồi giấy phép kinh doanh của các cơ sở cưa xẻ gỗ, mua bán, tiêu thụ gỗ, các loại động vật hoang dã trái phép.
- Lập danh sách những đối tượng "chuyên nghiệp", thường xuyên khai thác, vận chuyển, mua bán trái phép lâm sản và động vật rừng ở các địa phương, có biện pháp theo dõi, quản lý và đấu tranh ngăn chặn.
- Tổ chức thực hiện có hiệu quả dự án đo đạt, lập bản đồ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp
6. Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT có trách nhiệm.
- Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm và các Ban quản lý rừng xây dựng phương án bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng hàng năm, chú trọng bảo vệ các khu rừng trọng điểm thường bị phá để tổ chức thực hiện và chỉ đạo các Hạt Kiểm lâm tổ chức truy quét ngăn chặn tình trạng phá rừng, khai thác rừng trái phép nhất là những vùng giáp ranh; xử lý và tham mưu các cấp chính quyền xử lý các đối tượng phá rừng, khai thác rừng, mua bán, vận chuyển trái phép lâm sản.
- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch quản lý rừng và sử dụng đất rừng sau quy hoạch 3 loại rừng.
- Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm rà soát, lập danh sách những đối tượng đã nhiều lần vi phạm các quy định về bảo vệ và phát triển động vật hoang dã để phối hợp với các ngành, chính quyền các địa phương có biện pháp quản lý và đấu tranh ngăn chặn. Chi cục Kiểm lâm có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương, các ngành có liên quan trong việc tổ chức kiểm tra các đối tượng này; tổ chức cứu hộ các cá thể động vật hoang dã đã bị xử lý tịch thu, đảm bảo động vật hoang dã khỏe mạnh trước khi thả về môi trường tự nhiên phù hợp với từng loài. Động vật hoang dã đã bị xử lý tịch thu nhưng không thể thả về môi trường tự nhiên thì phải xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
- Chỉ đạo các đơn vị chức năng trực thuộc Sở phối hợp với Hội Nông dân tỉnh và các đơn vị có liên quan cung cấp tài liệu, hướng dẫn kỹ thuật, khuyến khích các tổ chức, cá nhân gây nuôi phát triển các loài động vật hoang dã trong môi trường có kiểm soát.
7. Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh và Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh có kế hoạch, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp chặt chẽ với huyện, xã, Kiểm lâm và các ngành, đơn vị liên quan khác truy quét bọn phá rừng, hỗ trợ lực lượng bảo vệ rừng ở địa phương, tham gia bảo vệ rừng trong phạm vi đóng quân và thực hiện tốt các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an về việc tham gia bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng ở địa phương.
Ngành công an chỉ đạo kiểm tra, xử lý các phương tiện giao thông quá hạn sử dụng đang lưu hành trên địa bàn tỉnh để vận chuyển gỗ trái phép; xử lý triệt để việc sử dụng mô tô để vận chuyển gỗ trái phép gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Kiên quyết điều tra, xử lý các trường hợp chống người thi hành công vụ, hăm dọa người thi hành công vụ và gia đình họ để lập lại trật tự, kỷ cương luật pháp trên lĩnh vực này. Lập chuyên án điều tra, xử lý các vụ án lớn vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng.
8. Cục Hải quan tỉnh có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng để kiểm tra, ngăn chặn việc xuất khẩu, nhập khẩu trái phép lâm sản, động vật hoang dã và các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật hoang dã.
9. Sở Tài nguyên - Môi trường có trách nhiệm chỉ đạo Phòng Tài nguyên-Môi trường phối hợp với Kiểm lâm, chủ rừng rà soát những trường hợp lấn chiếm đất lâm nghiệp sử dụng sai mục đích để xử lý hoặc tham mưu cấp có thẩm quyền xử lý dứt điểm, không để dây dưa kéo dài. Đôn đốc hoàn thành dự án đo đạt và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp.
10. Giám đốc Sở Nội vụ nghiên cứu tiếp tục kiện toàn các ban quản lý rừng, lực lượng Kiểm lâm đảm bảo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
11. Giám đốc Sở Kế hoạch-Đầu tư và Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh đảm bảo kinh phí mua sắm phương tiện, công cụ hỗ trợ, chế độ công tác cho lực lượng Kiểm lâm, lực lượng liên ngành để thực hiện nhiệm vụ.
12. Giám đốc Đài Phát thanh - Truyền hình, Báo Quảng Nam tuyên truyền các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng, bảo vệ động vật hoang dã và phát triển rừng.
Yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, Giám đốc các Sở, Ngành chức năng liên quan theo chức năng, nhiệm vụ của mình có kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện chỉ thị này. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc phải báo cáo kịp thời về UBND tỉnh để chỉ đạo./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
- 1Quyết định 1075/QĐ-UBND năm 2013 về Quy chế phối hợp giữa lực lượng Kiểm lâm với cơ quan, đơn vị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong công tác bảo vệ rừng, quản lý lâm sản và phòng cháy, chữa cháy rừng do tỉnh Khánh Hòa ban hành
- 2Công văn 5253/UBND-KTN năm 2013 tăng cường công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng do tỉnh Bến Tre ban hành
- 3Quyết định 19/2013/QĐ-UBND Quy định trách nhiệm, quyền hạn của các cấp, các ngành, tổ chức, cá nhân trong công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 4Chỉ thị 02/CT-UBND tăng cường biện pháp bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi năm 2014
- 1Chỉ thị 08/2006/CT-TTg về tăng cường các biện pháp cấp bách ngăn chặn tình trạng chặt phá, đốt rừng, khai thác rừng trái phép do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Nghị định 82/2006/NĐ-CP về việc quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm
- 3Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
- 4Chỉ thị 12/2003/CT-TTg về tăng cường các biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển rừng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Chỉ thị 3767/CT-BNN-KL năm 2009 về việc tăng cường các biện pháp cấp bách trong công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Chỉ thị 270/CT-TTg năm 2010 triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Công điện 396/CĐ-TTg về phòng chống và ngăn chặn có hiệu quả tình trạng cháy rừng, bảo vệ tài nguyên rừng và bảo vệ môi trường thiên nhiên do Thủ tướng Chính phủ điện
- 8Chỉ thị 3417/CT-BNN-KL năm 2009 về tăng cường công tác quản lý động vật hoang dã do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 9Quyết định 1075/QĐ-UBND năm 2013 về Quy chế phối hợp giữa lực lượng Kiểm lâm với cơ quan, đơn vị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong công tác bảo vệ rừng, quản lý lâm sản và phòng cháy, chữa cháy rừng do tỉnh Khánh Hòa ban hành
- 10Công văn 5253/UBND-KTN năm 2013 tăng cường công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng do tỉnh Bến Tre ban hành
- 11Quyết định 19/2013/QĐ-UBND Quy định trách nhiệm, quyền hạn của các cấp, các ngành, tổ chức, cá nhân trong công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 12Chỉ thị 02/CT-UBND tăng cường biện pháp bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi năm 2014
Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2010 tăng cường thực hiện biện pháp cấp bách quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng do tỉnh Quảng Nam ban hành
- Số hiệu: 07/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 19/03/2010
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Nam
- Người ký: Nguyễn Ngọc Quang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra