Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/CT-UBND | An Giang, ngày 19 tháng 4 năm 2023 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG BỆNH CÚM GIA CẦM VÀ DỊCH TẢ HEO CHÂU PHI
Trong những năm qua dưới sự quan tâm chỉ đạo cùng với sự đoàn kết của cả hệ thống chính trị và đặc biệt là người chăn nuôi chung tay thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh nên thời gian qua An Giang đã không tái phát bệnh Cúm gia cầm và Dịch tả heo Châu Phi. Tuy nhiên, qua kết quả giám sát dịch bệnh từ cơ quan chuyên môn thì hiện nay tình hình dịch bệnh đang diễn biến hết sức phức tạp, lây lan nhanh tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước và khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, đặc biệt dịch bệnh Cúm gia cầm đang xảy ra tại tỉnh Prey Veng thuộc Vương quốc Campuchia giáp với Việt Nam, tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm vào địa bàn, khả năng tái phát dịch bệnh là rất lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế và sức khỏe con người.
Trước tình hình trên, nhằm khống chế kiên quyết không để dịch bệnh tái phát và lây lan cũng như chủ động ứng phó khi dịch bệnh xâm nhập vào địa bàn tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Chỉ thị, chỉ đạo các cơ quan thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
1. Thường trực Ban Chỉ đạo 389 tỉnh
Chỉ đạo các đơn vị phối hợp tổ chức kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh; thực hiện kiểm tra và xử lý việc kinh doanh, vận chuyển, thu gom gia cầm, sản phẩm gia cầm không đúng quy định, không bảo đảm vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm góp phần ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thú y và an toàn vệ sinh thực phẩm.
Tổ chức tuyên truyền, kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm việc vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật; việc chăn thả gia cầm, di chuyển gia cầm qua lại biên giới Việt Nam - Campuchia.
2. Sở Tài chính
Đảm bảo nguồn kinh phí để thực hiện nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh nhanh chóng, kịp thời khi có dịch xảy ra.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát dịch bệnh nhằm phát hiện sớm để kịp thời cảnh báo và xử lý triệt để ổ dịch, không để dịch bệnh lây lan. Xử lý nghiêm các trường hợp giấu dịch; bán chạy, giết mổ heo, gia cầm nghi mắc bệnh, mắc bệnh; vứt xác động vật chết ra môi trường gây ô nhiễm môi trường và nguy cơ phát tán dịch bệnh.
- Áp dụng triệt để các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ theo đúng quy định của pháp luật. Siết chặt công tác kiểm dịch tại các cửa khẩu, đặc biệt không cho nhập gia súc, gia cầm từ Campuchia vào địa bàn tỉnh không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh. Thực hiện tốt công tác kiểm soát giết mổ, kiểm dịch. Kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn tỉnh.
- Thông qua công tác thông tin truyền thông, tuyên truyền để cho người dân hiểu biết, vận động người dân không tham gia vào hoạt động kinh doanh, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật nhập lậu qua lại biên giới.
- Tích cực thực hiện công tác vệ sinh tiêu độc, khử trùng chuồng trại, khu vực chăn nuôi, khu vực giết mổ, địa điểm kinh doanh heo, gia cầm và các sản phẩm có nguồn gốc từ heo, gia cầm.
- Rà soát, tổ chức tiêm vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm cho đàn gia cầm theo quy định, tỷ lệ tiêm phòng phải đảm bảo đạt 100% vật nuôi trong diện tiêm tại vùng dịch và 80% tại vùng có nguy cơ cao.
- Thực hiện nghiêm việc báo cáo dịch bệnh động vật thông qua Hệ thống báo cáo trực tuyến (VAHIS); thông báo kịp thời cho ngành y tế để phối hợp các biện pháp phòng, chống dịch bệnh lây từ động vật sang người, cảnh báo sớm nguy cơ phát sinh dịch bệnh.
- Tuyên truyền vận động người tiêu dùng sử dụng gia cầm, sản phẩm gia cầm phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, có dấu kiểm soát giết mổ; người chăn nuôi chỉ mua gia cầm giống từ các cơ sở có uy tín trong nước, có nguồn gốc rõ ràng, đã qua kiểm dịch thú y.
- Chuẩn bị nguồn nhân lực, vật tư, hóa chất, nguồn vắc xin miễn phí, bảo hộ lao động cần thiết đảm bảo đầy đủ ứng phó kịp thời khi dịch bệnh xảy ra.
4. Sở Y tế
- Giám sát chặt người đi/đến từ vùng có dịch cúm A/H5N1; phát hiện sớm các ca bị bệnh Cúm/viêm hô hấp chưa rõ nguyên nhân tại cộng đồng, điều tra dịch tễ, chú ý các trường hợp có tiền sử về từ vùng dịch; kịp thời lấy mẫu bệnh phẩm xác định nguyên nhân gây bệnh, phối hợp xử lý không để lây lan.
- Đảm bảo nguồn lực, trang thiết bị, vật tư y tế, thuốc để tiếp nhận, cách ly, điều trị kịp thời khi có các trường hợp nghi ngờ hoặc mắc Cúm A/H5N1, hạn chế thấp nhất trường hợp trở nặng và tử vong.
- Tổ chức tập huấn cho các cơ sở y tế về công tác giám sát, phòng, chống dịch bệnh, hướng dẫn chẩn đoán, xử lý và phòng lây nhiễm cúm A/H5N1 ở người cho nhân viên y tế.
- Phối hợp với cơ quan chuyên ngành thú y trong việc giám sát, phát hiện và cách ly các trường hợp có triệu chứng nghi ngờ nhiễm Cúm A trên người và các chủng vi rút Cúm gia cầm mới xuất hiện.
5. Sở Thông tin và Truyền thông, Báo An Giang, Đài Phát thanh - Truyền hình An Giang cùng các cơ quan thông tin đại chúng
Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền cho nhân dân đặc biệt người dân tại khu vực biên giới nhằm nâng cao nhận thức người dân về sự nguy hiểm của bệnh Cúm gia cầm, bệnh Dịch tả heo Châu Phi và tác hại khi buôn bán, vận chuyển heo, gia cầm không được kiểm dịch, không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Vận động người chăn nuôi tích cực phòng, chống dịch bệnh, phòng bệnh là chính, đặc biệt bệnh Dịch tả heo Châu Phi hiện vẫn chưa có vắc xin cũng như thuốc điều trị đặc hiệu; thực hiện quyết liệt việc tiêm vắc xin phòng bệnh Cúm cho đàn gia cầm.
Nghiêm cấm vận chuyển, mua bán, cho, tặng gia cầm sống và các sản phẩm gia cầm theo đường tiểu ngạch, lối mòn biên giới; không tiêu thụ, buôn bán, sử dụng heo, gia cầm, sản phẩm từ heo, gia cầm chết không rõ nguyên nhân; thực hiện an toàn thực phẩm trong giết mổ và chế biến các sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
6. Sở Giao thông vận tải
- Thông báo cho các chủ phương tiện vận tải hành khách công cộng chấp hành nghiêm việc cấm vận chuyển heo, gia cầm sống, sản phẩm từ heo, gia cầm trái phép qua lại biên giới bằng các phương tiện đường bộ lẫn đường thủy.
- Công bố số điện thoại đường dây nóng trên các phương tiện vận tải hành khách để hành khách kịp thời báo cho các cơ quan chức năng xử lý các trường hợp vận chuyển heo, gia cầm, sản phẩm từ heo, gia cầm trái phép từ các tỉnh về An Giang, cũng như vận chuyển qua lại biên giới.
7. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các Sở, Ban ngành có liên quan thực hiện
- Củng cố Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm các cấp để kiểm soát dịch bệnh kịp thời và dập dịch hiệu quả nhất khi có dịch xảy ra, không để dịch bệnh lay lan.
- Chỉ đạo các ngành chức năng, lực lượng công an, Bộ đội Biên phòng, Ban Chỉ đạo 389 cấp huyện tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các đối tượng vận chuyển, buôn bán heo, gia cầm, sản phẩm từ heo, gia cầm nhập lậu qua biên giới; các vụ nhập khẩu trái phép heo, gia cầm và sản phẩm từ heo, gia cầm.
- Chỉ đạo các đoàn kiểm tra liên ngành tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đặc biệt ở các huyện, thị xã, thành phố giáp biên giới; tại các cửa khẩu, đường mòn, lối mở khu vực biên giới,… kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về buôn bán; giết mổ; vận chuyển heo, gia cầm; sản phẩm làm từ heo, gia cầm vào địa bàn tỉnh.
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn tích cực triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi. Chủ tịch UBND cấp huyện chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh nếu để xảy ra dịch bệnh mà không xử lý nhanh chóng kịp thời, làm lây lan dịch bệnh.
8. Trong quá trình triển khai thực hiện Chỉ thị này, trường hợp phát sinh vướng mắc, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương và các tổ chức, cá nhân có liên quan kịp thời phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét, hướng dẫn hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền chỉ đạo giải quyết theo quy định.
Đây là các công việc trọng tâm, thường xuyên nhằm ngăn chặn dịch Cúm gia cầm và Dịch tả heo Châu Phi tái phát; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Đoàn thể tỉnh; Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm các cấp trong tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 140/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt “Kế hoạch phòng, chống bệnh cúm gia cầm, giai đoạn 2020 - 2025 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”
- 2Quyết định 1115/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch Phòng, chống bệnh Cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh Bình Định, giai đoạn 2021-2025
- 3Kế hoạch 154/KH-UBND năm 2020 phòng, chống bệnh cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025
- 4Công văn 572/UBND-KTN năm 2023 về tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh Cúm gia cầm trên địa bàn Thành phố Hà Nội
- 5Kế hoạch 70/KH-UBND về phòng, chống bệnh Cúm gia cầm lây sang người trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2023
- 1Quyết định 140/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt “Kế hoạch phòng, chống bệnh cúm gia cầm, giai đoạn 2020 - 2025 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”
- 2Quyết định 1115/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch Phòng, chống bệnh Cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh Bình Định, giai đoạn 2021-2025
- 3Kế hoạch 154/KH-UBND năm 2020 phòng, chống bệnh cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025
- 4Công văn 572/UBND-KTN năm 2023 về tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh Cúm gia cầm trên địa bàn Thành phố Hà Nội
- 5Kế hoạch 70/KH-UBND về phòng, chống bệnh Cúm gia cầm lây sang người trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2023
Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2023 về tăng cường biện pháp phòng, chống bệnh Cúm gia cầm và Dịch tả heo Châu Phi do tỉnh An Giang ban hành
- Số hiệu: 06/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 19/04/2023
- Nơi ban hành: Tỉnh An Giang
- Người ký: Trần Anh Thư
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra