Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/CT-UBND | Tuyên Quang, ngày 28 tháng 11 năm 2015 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG
Trong thời gian qua, các cơ quan chuyên ngành, các địa phương trong tỉnh đã có nhiều hoạt động thiết thực trong việc quản lý vật tư nông nghiệp (vật tư nông nghiệp, bao gồm: Giống cây trồng, giống vật nuôi, phân bón vô cơ, phân bón hữu cơ và phân bón khác, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học, chất xử lý, cải tạo môi trường trong sản xuất nông nghiệp), tạo được bước chuyển biến khá tích cực trong sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng sản phẩm; góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, bảo vệ sức khỏe của người sản xuất và người tiêu dùng. Tuy nhiên, công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế: Mức độ thanh tra, kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng năm còn thấp; sự phối hợp trong thanh tra, kiểm tra chưa chặt chẽ; việc phát hiện, thông tin và xử lý vật tư không đảm bảo chất lượng ở cơ sở còn chậm; chất lượng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có nơi chưa được quản lý hiệu quả, trên thị trường vẫn có phân bón giả, thiếu hàm lượng các chất theo quy định và thuốc bảo vệ thực vật giả, không rõ nguồn gốc; tình trạng sử dụng vật tư nông nghiệp không đúng quy trình của người dân vẫn còn xảy ra, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người sản xuất và tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp.
Để thực hiện tốt hơn công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, bảo vệ quyền lợi của người sản xuất và tiêu dùng; đồng thời xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với tổ chức, cá nhân vi phạm trong sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp,
Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị:
1. Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành thuộc tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã:
a) Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về quản lý vật tư nông nghiệp nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, tổ chức, cá nhân trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật tư nông nghiệp, vì mục tiêu bảo vệ sức khỏe cho người sản xuất và người tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp, phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa, bền vững và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
b) Nghiêm túc thực hiện công tác quản lý nhà nước, các quy định của pháp luật, các quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn trong sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, quy trình kỹ thuật sử dụng vật tư nông nghiệp trong sản xuất.
c) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng và việc sử dụng vật tư nông nghiệp. Mọi hành vi vi phạm trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật tư nông nghiệp phải được phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật; thực hiện công bố, công khai các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật tư nông nghiệp trên phương tiện thông tin đại chúng.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các quy định của pháp luật về quản lý, sản xuất, kinh doanh, hướng dẫn kỹ thuật sử dụng vật tư nông nghiệp cho cán bộ làm công tác quản lý vật tư nông nghiệp của cơ quan chuyên môn cấp huyện, cấp xã, các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và người sử dụng vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch và thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành cấp tỉnh thực hiện thanh tra, kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các trường hợp vi phạm.
c) Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp xây dựng và công bố hợp quy theo quy định.
d) Định kỳ hàng quý tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Uỷ ban nhân dân tỉnh theo quy định.
3. Sở Công Thương
a) Tăng cường thanh tra, kiểm tra chống buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, gian lận thương mại đối với các sản phẩm vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
b) Tăng cường công tác quản lý các chợ, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh theo phân cấp thuộc phạm vi quản lý của ngành Công Thương. Chỉ đạo các Ban quản lý chợ sắp xếp, bố trí địa điểm bày bán các sản phẩm vật tư nông nghiệp, đảm bảo tính hợp lý thuận lợi cho người kinh doanh, người tiêu dùng nhưng phải đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm.
b) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tăng cường kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh phân bón vô cơ; chống buôn lậu, chống sản xuất và buôn bán hàng hóa vật tư nông nghiệp là hàng giả, hàng cấm, hàng kém chất lượng.
4. Sở Khoa học và Công nghệ
Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở chất lượng sản phẩm, công bố hợp chuẩn theo quy định của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
5. Công an tỉnh
Chỉ đạo lực lượng Công an từ tỉnh đến cơ sở thường xuyên nắm tình hình về sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh; chủ động và phối hợp với các cơ quan chức năng đấu tranh, ngăn chặn và xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm trong sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp.
6. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Định kỳ hàng tháng thông báo danh sách cấp mới và xóa tên các Doanh nghiệp có đăng ký ngành nghề sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan có liên quan để thuận lợi cho công tác quản lý.
7. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng có liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh về kinh phí tuyên truyền, kiểm tra, lấy mẫu, phân tích, kiểm nghiệm, kiểm định chất lượng vật tư nông nghiệp, đào tạo nghiệp vụ lấy mẫu, mua sắm trang thiết bị...
8. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Tuyên Quang
Chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương và các cơ quan liên quan xây dựng các chương trình, thông tin, tuyên truyền, phổ biến về quản lý, sử dụng vật tư nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh.
9. Ủy ban nhân dân cấp huyện
a) Chủ động thực hiện đầy đủ, nghiêm túc theo chức năng, nhiệm vụ trong tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vật tư nông nghiệp theo phân cấp quản lý; coi việc tăng cường công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp là một trong những nhiệm vụ quan trọng phải tổ chức thực hiện thường xuyên, quyết liệt.
b) Chỉ đạo các cơ quan, phòng ban có liên quan, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn: Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các quy định của pháp luật về quản lý vật tư nông nghiệp cho Ủy ban nhân dân cấp xã, các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp; hướng dẫn kỹ thuật cho người sử dụng vật tư nông nghiệp trên địa bàn quản lý.
Yêu cầu 100% tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn ký cam kết sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp đúng quy định, đảm bảo chất lượng.
c) Hàng năm xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp theo phân cấp.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh khi để xảy ra tình trạng mua bán, sử dụng vật tư nông nghiệp là hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng; sử dụng vật tư nông nghiệp không đúng quy định trên địa bàn quản lý mà không được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời.
10. Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp
a) Tự giác thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật trong sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp.
b) Chủ động công bố tiêu chuẩn cơ sở chất lượng sản phẩm, hàng hóa, công bố hợp quy, hợp chuẩn theo quy định của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
c) Thực hiện nghiêm việc niêm yết công khai danh mục và giá bán từng loại vật tư nông nghiệp.
d) Thường xuyên tự kiểm tra chất lượng vật tư nông nghiệp. Kịp thời loại bỏ, tiêu hủy những vật tư đã hết thời hạn sử dụng, không đảm bảo chất lượng đúng quy định.
11. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội
Phối hợp với các cơ quan chức năng tuyên truyền, hướng dẫn cho cán bộ, đoàn viên, hội viên và nhân dân thực hiện đúng các quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh và quy trình kỹ thuật sử dụng vật tư nông nghiệp đảm bảo an toàn, hiệu quả và vệ sinh môi trường.
Chỉ thị này thay thế Chỉ thị số 05/2009/CT-UBND ngày 29/4/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh; các Giám đốc Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Giám đốc Công an tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; các đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Chỉ thị này./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 13/2015/QĐ-UBND Quy định phân công, phân cấp trong hoạt động kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm và quản lý các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 2Quyết định 28/2015/QĐ-UBND về phân công, phân cấp thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng vật tư nông nghiệp, nước sinh hoạt nông thôn và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản thuộc phạm vi quản lý của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 3Quyết định 51/2015/QĐ-UBND về phân công, phân cấp và phối hợp kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp; kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản; quản lý đối với cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ thuộc phạm vi quản lý của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 1Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006
- 2Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007
- 3Quyết định 13/2015/QĐ-UBND Quy định phân công, phân cấp trong hoạt động kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm và quản lý các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 4Quyết định 28/2015/QĐ-UBND về phân công, phân cấp thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng vật tư nông nghiệp, nước sinh hoạt nông thôn và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản thuộc phạm vi quản lý của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 5Quyết định 51/2015/QĐ-UBND về phân công, phân cấp và phối hợp kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp; kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản; quản lý đối với cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ thuộc phạm vi quản lý của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Phú Yên
Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2015 về tăng cường công tác quản lý vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- Số hiệu: 05/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 28/11/2015
- Nơi ban hành: Tỉnh Tuyên Quang
- Người ký: Nguyễn Đình Quang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 28/11/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra