- 1Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BTS-BNV hướng dẫn nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của Thanh tra Thủy sản ở địa phương do Bộ Thủy sản - Bộ Nội vụ ban hành
- 2Quyết định 08/2006/QĐ-BTS quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của thanh tra Bộ Thủy sản do Bộ trưởng Bộ Thủy sản ban hành
- 1Nghị định 26/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy sản
- 2Quyết định 5104/QĐ-BNN-PC công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2019
- 3Quyết định 398/QĐ-BNN-PC năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kỳ 2019-2023
BỘ THUỶ SẢN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/2007/CT-BTS | Hà Nội, ngày 31 tháng 07 năm 2007 |
VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA THUỶ SẢN
Triển khai thực hiện Nghị định số 107/2005/NĐ-CP ngày 17/08/2005 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Thủy sản, hệ thống Thanh tra Thủy sản đã được kiện toàn. Ở Trung ương, tổ chức Thanh tra Bộ đang được kiện toàn; đã tiếp nhận biên chế, nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành bảo vệ nguồn lợi thủy sản từ Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản. Theo Nghị định số 107/2005/NĐ-CP, Thanh tra Bộ thực hiện chức năng thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành, nhưng hiện nay hoạt động chủ yếu của Thanh tra Bộ vẫn là tiến hành các cuộc thanh tra kinh tế - xã hội, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xây dựng văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định số 107/2005/NĐ-CP; về thanh tra chuyên ngành mới triển khai được các hoạt động thanh tra chuyên ngành thuộc lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản, hoạt động thanh tra chuyên ngành thuộc lĩnh vực an toàn vệ sinh và thú y thủy sản chưa triển khai được do thiếu biên chế. Ở địa phương, hầu hết các Sở Thủy sản đã kiện toàn xong tổ chức của Thanh tra Sở theo Nghị định số 107/2005/NĐ-CP và hoạt động có hiệu quả.
Tuy nhiên tổ chức hoạt động của Thanh tra Thủy sản từ Trung ương đến địa phương còn nhiều lúng túng, ở Bộ chưa xây dựng được quy chế phối hợp hoạt động của Thanh tra Bộ với các cục quản lý chuyên ngành để làm cơ sở cho các Sở Thủy sản xây dựng quy chế phối hợp giữa Thanh tra Sở với Chi cục quản lý chuyên ngành thủy sản.
Ở các Viện, Trường, Trung tâm, các Tổng công ty một số vụ việc tồn đọng chưa được giải quyết dứt điểm, làm nảy sinh đơn thư vượt cấp. Có những nội dung trong kết luận thanh tra chưa được thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ (là đối tượng thanh tra) thực hiện triệt để.
Thực trạng trên là do:
Văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định số 107/2005/NĐ-CP và các văn bản liên quan có những điểm chưa thống nhất, một số quy định chưa phù hợp.
Thủ trưởng một số đơn vị chưa thật sự coi trọng công tác thanh tra, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; có đơn vị chưa có tổ chức thanh tra, chưa bố trí cán bộ có năng lực làm công tác thanh tra, hiện tượng cán bộ tổ chức, văn phòng kiêm nhiệm Thanh tra còn phổ biến.
Để khắc phục tình trạng nêu trên, Bộ trưởng Bộ Thủy sản chỉ thị:
1. Thanh tra Bộ phối hợp với Vụ Pháp chế và các Vụ, Cục chức năng của Bộ rà soát lại các văn bản liên quan đến tổ chức và hoạt động Thanh tra Thủy sản, kiến nghị đề xuất với Bộ trưởng hướng sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới các văn bản nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Thanh tra Thủy sản từ Trung ương đến địa phương.
Trong Quý III/2007 tổ chức hội nghị toàn quốc sơ kết 02 năm thực hiện Nghị định số 107/2005/NĐ-CP.
2. Thanh tra Bộ phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ kiện toàn tổ chức của Thanh tra Bộ theo Quyết định số 08/2006/QĐ-BTS ngày 19/04/2006 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ; kiện toàn tổ chức các phòng thuộc Thanh tra Bộ; bổ sung đủ biên chế theo chỉ tiêu đã được Bộ trưởng phê duyệt năm 2007; việc kiện toàn tổ chức bộ máy của Thanh tra Bộ phải xong trong Quý III/2007.
3. Các Sở Thủy sản tiếp tục kiện toàn tổ chức Thanh tra Sở theo đúng quy định của Nghị định số 107/2005/NĐ-CP ngày 17/08/2005 của Chính phủ và Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT-BTS-BNV ngày 20/03/2006 của Bộ Thủy sản và Bộ Nội vụ hướng dẫn nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của Thanh tra Thủy sản ở địa phương. Việc kiện toàn tổ chức Thanh tra Sở phải đảm bảo đủ biên chế, tinh gọn, tăng cường hiệu lực, hiệu quả của công tác thanh tra, tiến hành đồng thời việc kiện toàn tổ chức của các Chi cục quản lý chuyên ngành thủy sản để tăng cường công tác quản lý nhà nước về thủy sản ở địa phương. Báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Thủy sản trước ngày 31/12/2007.
4. Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì phối hợp với Thanh tra Bộ hướng dẫn các đơn vị trực thuộc Bộ, các Tổng công ty trong việc kiện toàn tổ chức Thanh tra, lựa chọn cán bộ có phẩm chất đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ làm công tác thanh tra:
- Các Tổng công ty phải tổ chức phòng hoặc ban thanh tra, ít nhất phải có từ 2 đến 3 cán bộ chuyên trách làm công tác thanh tra.
- Các Viện, Trường, Trung tâm cử từ 1 đến 2 cán bộ chuyên trách thuộc phòng tổ chức làm công tác thanh tra.
5. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, Tổng giám đốc các Tổng công ty:
- Căn cứ hướng dẫn của Bộ Thủy sản phải kiện toàn lại tổ chức thanh tra của đơn vị mình. Báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Thủy sản trước 31/12/2007.
- Phải lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của đơn vị; định kỳ báo cáo (3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, tổng kết năm) kết quả thực hiện kế hoạch về Bộ Thủy sản.
- Thực hiện đúng quy định của pháp luật về thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
6. Chánh Thanh tra Bộ có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc, định kỳ báo cáo Bộ trưởng về việc thực hiện Chỉ thị này.
Chỉ thị này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo./.
| BỘ TRƯỞNG |
- 1Luật phòng, chống tham nhũng 2005
- 2Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2005
- 3Thông tư 04/2006/TT-BTS hướng dẫn Nghị định 107/2005/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Thuỷ sản do Bộ Thủy sản ban hành
- 4Nghị định 26/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy sản
- 5Quyết định 5104/QĐ-BNN-PC công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2019
- 6Quyết định 398/QĐ-BNN-PC năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kỳ 2019-2023
- 1Nghị định 26/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy sản
- 2Quyết định 5104/QĐ-BNN-PC công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2019
- 3Quyết định 398/QĐ-BNN-PC năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kỳ 2019-2023
- 1Nghị định 107/2005/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thanh tra thủy sản
- 2Luật phòng, chống tham nhũng 2005
- 3Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2005
- 4Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BTS-BNV hướng dẫn nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của Thanh tra Thủy sản ở địa phương do Bộ Thủy sản - Bộ Nội vụ ban hành
- 5Quyết định 08/2006/QĐ-BTS quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của thanh tra Bộ Thủy sản do Bộ trưởng Bộ Thủy sản ban hành
- 6Thông tư 04/2006/TT-BTS hướng dẫn Nghị định 107/2005/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Thuỷ sản do Bộ Thủy sản ban hành
Chỉ thị 05/2007/CT-BTS về tăng cường công tác tổ chức và hoạt động của thanh tra thuỷ sản do Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản ban hành
- Số hiệu: 05/2007/CT-BTS
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 31/07/2007
- Nơi ban hành: Bộ Thuỷ sản
- Người ký: Tạ Quang Ngọc
- Ngày công báo: 22/08/2007
- Số công báo: Từ số 592 đến số 593
- Ngày hiệu lực: 06/09/2007
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực