- 1Quyết định 716/QĐ-TTg năm 2012 triển khai thí điểm giải pháp hỗ trợ hộ nghèo nâng cao điều kiện an toàn chỗ ở, ứng phó với lũ, lụt vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật phòng, chống thiên tai năm 2013
- 3Nghị định 139/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão
- 4Quyết định 06/2014/QĐ-TTg về Quy chế phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Chỉ thị 910/CT-BNN-TCTL tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý bảo đảm an toàn công trình thủy lợi trong mùa mưa lũ năm 2014 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/CT-UBND | Quảng Ngãi, ngày 04 tháng 6 năm 2014 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN NĂM 2014 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
Năm 2013, thiên tai diễn biến phức tạp, bất thường, cường độ lớn, bão xuất hiện sớm và nhiều hơn so với trung bình nhiều năm. Đây là năm ghi nhận số lượng bão, áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đông ảnh hưởng đến nước ta nói chung và tỉnh ta nói riêng đạt kỷ lục trong 50 năm qua và cũng là năm kỷ lục về số cơn bão có cường độ mạnh trên cấp 12 đổ bộ vào đất liền nước ta; trong đó cơn bão số 14 (Haiyan) có sức gió mạnh cấp 15, 16 giật trên cấp 17 là cơn bão mạnh nhất đi vào biển Đông và đợt mưa, lũ từ ngày 14 - 16/11/2013 gây lũ lịch sử trên các sông Vệ, Trà Khúc. Thiệt hại do thiên tai gây ra trong năm 2013: 25 người chết, 167 người bị thương, tổng giá trị thiệt hại về kinh tế ước tính 1.829 tỷ đồng.
Năm 2014 được dự báo tình hình thời tiết, khí tượng thủy văn tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; các yếu tố khí hậu, thời tiết ngày càng cực đoan, diễn biến phức tạp và khó dự báo hơn.
Để chủ động phòng, tránh, ứng phó kịp thời và khắc phục sớm hậu quả do thiên tai gây ra, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản trên địa bàn tỉnh góp phần giữ vững ổn định phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, hội đoàn thể chính trị - xã hội, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện tốt một số nội dung, cụ thể như sau:
1. Kiện toàn bộ máy phòng, chống thiên tai các cấp theo Luật Phòng, chống thiên tai. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, cơ quan, đơn vị. Rà soát, bổ sung, xây dựng hoàn thiện Phương án phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2014 của đơn vị mình và tự phê duyệt đồng thời gửi phương án lên trên một cấp để theo dõi chỉ đạo. Phổ biến nội dung kế hoạch PCLB và TKCN đến các đơn vị trực thuộc và cộng đồng dân cư để phối hợp thực hiện.
2. Thực hiện nghiêm túc các quy định của Trung ương, tỉnh liên quan về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, trong đó cần chú ý các văn bản: Quyết định số 06/2014/QĐ-TTg ngày 20/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển; Nghị định số 139/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính về khai thác, bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, phòng, chống lụt, bão. Chú trọng công tác tuyên truyền quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng.
3. Tổ chức khắc phục hậu quả thiên tai năm 2013 và các thiệt hại do thiên tai trong 06 tháng đầu năm 2014. Kiểm tra các công trình xây dựng hạ tầng, phúc lợi, xã hội, có kế hoạch gia cố, sửa chữa để bảo đảm vận hành an toàn trong mùa mưa lũ, bão; nhất là các công trình xung yếu. Xác định điểm dừng kỹ thuật hợp lý và có phương án cụ thể để phòng chống lũ, bão tại các công trình đang triển khai thi công dở dang. Các công trình phải đưa vào khai thác trong năm 2014, khẩn trương đẩy nhanh tiến độ thi công để hoàn thành trước mùa mưa lũ năm nay (trước ngày 30/8/2014).
4. Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh
a) Kiểm tra công tác chuẩn bị phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2014 tại các địa phương, đơn vị; trong đó lưu ý chỉ đạo việc xây dựng phương án của các địa phương đơn vị phải đảm bảo tính thực tế, phù hợp với tình hình thực tế của các địa phương.
b) Tập huấn các kiến thức về phòng, tránh giảm nhẹ thiên tai cho các cán bộ phụ trách và nhân dân về công tác phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai tại các địa phương.
c) Thường xuyên theo dõi chặt chẽ tình hình, diễn biến của thiên tai, thông báo kịp thời cho các địa phương, đơn vị và triển khai ngay các biện pháp phòng, tránh hiệu quả; tổng hợp kịp thời tình hình diễn biến thiên tai, công tác tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, những thiệt hại do thiên tai gây ra, báo cáo UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương, Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn.
c) Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố tổ chức thực hiện tốt kế hoạch, phương án phòng, chống, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
d) Chỉ đạo các địa phương, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện các quy định về công tác phòng, chống thiên tai và cứu hộ, cứu nạn; kịp thời báo cáo UBND tỉnh và các bộ, ngành Trung ương.
5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Chỉ đạo kiểm tra, đôn đốc các đơn vị hoàn thành kế hoạch gia cố, tu bổ hệ thống đê điều, các hồ chứa nước, đập dâng và các công trình thủy lợi, công trình phòng, chống thiên tai khác theo tiến độ vượt lũ; có phương án bảo vệ an toàn cho các hồ chứa, đập dâng và đê điều do ngành quản lý. Riêng đối với công tác quản lý đê điều và chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, chống lụt phải thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 910/CT-BNN-TCTL ngày 14/3/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; chỉ đạo thu hoạch các sản phẩm cây trồng trước mùa bão, lũ và có biện pháp chống rét, chống đói cho gia súc của các huyện miền núi.
b) Phối hợp chặt chẽ với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tổ chức thực hiện công tác đảm bảo an toàn cho tàu, thuyền hoạt động trên biển và tại các khu neo trú trong mùa mưa, bão.
c) Tổ chức rà soát công trình thủy lợi, sạt lở bờ sông, bờ biển trước mùa mưa lũ, đồng thời chỉ đạo các địa phương, đơn vị các vấn đề liên quan đến an toàn công trình thủy lợi, nhất là các hồ chứa nước trong mùa mưa lũ. Kiểm tra vận hành thử các cửa van và thiết bị phục vụ cho xả lũ, bố trí phương tiện, vật tư dự phòng, đặc biệt lưu ý bố trí đủ máy phát điện dự phòng, đảm bảo công trình xả lũ vận hành bình thường trong mọi điều kiện. Đối với những hồ không đảm bảo an toàn phải thực hiện cắt giảm dung tích hoặc không trữ nước vào hồ trong mùa mưa, bão. Chỉ đạo các chủ hồ, các đơn vị quản lý, vận hành hồ phối hợp với Ban Chỉ huy PCLB và TKCN của địa phương trong việc xây dựng, phê duyệt phương án phòng, chống lụt, bão, đảm bảo an toàn công trình và vùng hạ du; vận hành các hồ chứa theo quy trình đã được cấp thẩm quyền phê duyệt và cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin liên quan đến vận hành hồ chứa theo quy định.
d) Chỉ đạo Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản phối hợp cùng các huyện ven biển và huyện Lý Sơn thực hiện nghiêm túc việc đăng ký, đăng kiểm tàu khai thác thủy sản nhằm đảm bảo hoạt động an toàn. Phổ biến, hướng dẫn các địa phương và ngư dân về kỹ thuật neo đậu tàu thuyền trong các khu tránh trú bão, hạn chế tối đa tàu thuyền bị chìm, hư hỏng do neo đậu không hợp lý.
e) Kiểm tra, chỉ đạo hoàn thiện các khu tái định cư cho nhân dân vùng có nguy cơ cao sạt lở đất, nứt núi do ngành phụ trách; phối hợp với các địa phương, đơn vị kiểm tra, rà soát các khu tái định cư vùng ảnh hưởng các hồ chứa thủy lợi, thủy điện.
6. Sở Giao thông vận tải
a) Tăng cường tuyên truyền cho người dân tham gia giao thông thủy phải có đầy đủ áo phao. Cắm biển báo nguy hiểm, tổ chức phân luồng, điều phối giao thông khi có bão, lũ xảy ra, đặc biệt là những điểm giao thông trên các tuyến đường tỉnh thuộc phạm vi quản lý thường xuyên bị ngập, nước chảy xiết hoặc khu vực có nguy cơ sạt lở cao và các tuyến đò ngang.
b) Chuẩn bị sẵn sàng phương tiện, lực lượng cần thiết để tham gia ứng cứu và kịp thời khắc phục các công trình cầu, đường, công trình giao thông bị hư hỏng, bảo đảm giao thông thông suốt trong mọi tình huống, nhất là các tuyến đường liên huyện, liên tỉnh.
c) Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc rà soát các công trình giao thông ảnh hưởng đến tuyến thoát lũ để có biện pháp xử lý. Chủ động phối hợp, kiểm tra việc đăng ký, đăng kiểm với các tàu vận tải thủy đảm bảo an toàn, nhất là các tàu vận tải tuyến Cảng Sa Kỳ - Lý Sơn.
7. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Phổ biến, tuyên truyền sâu rộng đến nhân dân về các tình huống và biện pháp ứng phó với động đất, sóng thần; nâng cao nhận thức người dân về biến đổi khí hậu.
b) Phối hợp Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCLB và TKCN tỉnh, Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quảng Ngãi tham mưu cho UBND tỉnh quyết định xây dựng bổ sung các trạm quan trắc khí tượng, thủy văn tại những lưu vực sông chưa có trạm quan trắc.
8. Sở Thông tin và Truyền thông
a) Kiểm tra, tổ chức kiểm tra hệ thống thông tin liên lạc phục vụ phòng, chống lụt, bảo đảm bảo thông tin thông suốt từ tỉnh đến cơ sở trong mọi tình huống, đáp ứng kịp thời cho sự chỉ đạo và điều hành của Ủy ban nhân dân và Ban Chỉ huy PCLB và TKCN cứu nạn các cấp.
b) Chỉ đạo các đơn vị viễn thông liên quan phối hợp chặt chẽ với chính quyền các địa phương trong việc sử dụng các thiết bị thông tin liên lạc phục vụ công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
9. Sở Công Thương
a) Tăng cường công tác quản lý đối với các công trình hồ, đập thủy điện trên địa bàn tỉnh, chỉ đạo các chủ đập thực hiện đầy đủ các quy định của nhà nước về quản lý an toàn đập của công trình và thực hiện nghiêm túc quy trình vận hành hồ chứa đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong đó, cần lưu ý các hồ chứa thủy điện chưa có quy trình vận hành phải sớm hoàn thiện và trình các cơ quan chức năng xem xét, ban hành. Hoàn thiện phương án phòng, chống lụt, bão cho công trình và cho vùng hạ du công trình trước mùa mưa, lũ năm 2014.
b) Rà soát, kiểm tra lại các quy trình vận hành của các hồ thủy điện đã ban hành, phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu cho UBND tỉnh đề nghị Bộ Công Thương điều chỉnh, bổ sung những nội dung chưa hợp lý trong các quy trình vận hành công trình thủy điện chưa hợp lý (nhất là thời gian đảm bảo cho chính quyền và nhân dân địa phương kịp thời tổ chức thực hiện phòng tránh trước khi xả lũ của các hồ thủy điện).
10. Sở Ngoại vụ: Chủ trì phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Ban Chỉ huy PCLB và TKCN tỉnh, các sở, ngành và địa phương liên quan tham mưu cho UBND tỉnh về công tác đối ngoại có liên quan đến nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh.
11. Sở Xây dựng: Tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn trụ sở, cơ quan, nhà ở của nhân dân trong mùa lũ, bão (nhất là các biện pháp chằng chống nhà cửa, công trình, trụ sở để đối phó với bão). Hướng dẫn các địa phương nhân rộng mô hình chòi canh phòng tránh thiên tai theo Quyết định số 716/QĐ-TTg ngày 14/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ.
12. Sở Giáo dục và Đào tạo: Chỉ đạo các trường học trên địa bàn tỉnh xây dựng phương án phòng, chống thiên tai của đơn vị; tổ chức kiểm tra, gia cố, sửa chữa kịp thời những phòng học hư hỏng, xuống cấp trước mùa mưa bão. Chỉ đạo hiệu trưởng các trường chủ động thông báo cho học sinh nghỉ học khi bão, lũ xảy ra có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng của học sinh.
13. Các Sở, ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Y tế, Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Hội Chữ thập đỏ, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Tỉnh Đoàn theo chức năng nhiệm vụ được giao chuẩn bị đầy đủ các điều kiện, phương tiện, nguồn lực sẵn sàng tham gia công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn khi có lệnh điều động của UBND tỉnh và Ban chỉ huy PCLB và TKCN tỉnh.
14. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
a) Chủ trì phối hợp với các địa phương, đơn vị kiểm tra hiện trạng các trang thiết bị thông tin liên lạc (ICOM), các trang thiết bị phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh và nhu cầu các trang thiết bị phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn trong năm 2014, tổng hợp trình Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn, Bộ Tài chính xem xét bổ sung trước mùa mưa, bão năm 2014.
b) Tổ chức bắn pháo hiệu, kêu gọi tàu thuyền vào nơi tránh, trú bão, áp thấp nhiệt đới an toàn. Đề xuất các biện pháp hỗ, trợ, ứng cứu ngư dân và tàu thuyền khi có tai nạn, sự cố xảy ra trên biển.
c) Tăng cường kiểm tra chặt chẽ phương tiện đảm bảo an toàn trên tàu thuyền, nhất là các trang thiết bị thông tin liên lạc, phao cứu sinh trước khi ra biển, không để tàu thuyền không đảm bảo an toàn ra khơi; chủ động phối hợp cùng địa phương, các Đài thông tin Duyên hải, các Trung tâm Phối hợp Tìm kiếm cứu nạn Hàng hải nắm chắc số lượng tàu thuyền và ngư dân còn hoạt động trên biển khi có bão, ATNĐ để hướng dẫn di chuyển tránh, trú an toàn.
d) Phối hợp chặt chẽ với Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCLB và TKCN tỉnh xử lý hoặc tham mưu cho UBND tỉnh xử lý các trường hợp tàu, thuyền và ngư dân của tỉnh gặp nạn do thiên tai xảy ra trên biển.
15. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh
a) Phối hợp với các huyện, thành phố đề nghị với các lực lượng vũ trang của Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh có kế hoạch hiệp đồng, hỗ trợ các địa phương trên địa bàn tỉnh ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
b) Sẵn sàng phương án huy động lực lượng, phương tiện, dụng cụ cứu hộ, cứu nạn; bố trí lực lượng ứng cứu, chi viện kịp thời cho các ngành, các địa phương thực hiện việc cứu người và tài sản khi có thiên tai cũng như khắc phục kịp thời hậu quả thiên tai.
16. Công an tỉnh
a) Tổ chức kiểm tra chặt chẽ hoạt động của các phương tiện vận tải thủy tại các bến đò ngang trước, trong và sau mùa lũ, bố trí kịp thời lực lượng canh gác, hướng dẫn giao thông tại các vị trí giao thông có khả năng bị ngập sâu hoặc có nước chảy xiết.
b) Kiểm tra việc sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện cứu hộ, cứu nạn tại các đơn vị trực thuộc, trong đó cần chú ý các phương tiện cứu hộ, cứu nạn của các đơn vị phải đảm bảo hoạt động an toàn trong lũ. Đồng thời chỉ đạo các đơn vị phối hợp chặt chẽ với chính quyền các địa phương thực hiện công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
17. Cảng vụ Hàng hải Quảng Ngãi
a) Rà soát, kiểm tra các phương tiện có thể tham gia hỗ trợ công tác cứu hộ, cứu nạn của các tổ chức, cá nhân vận tải thủy trên địa bàn tỉnh; tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân sẵn sàng hỗ trợ và tham gia công tác cứu hộ, cứu nạn trong khu vực vùng nước cảng biển của tỉnh.
b) Sẵn sàng lực lượng, phương tiện của đơn vị chủ động tổ chức cứu hộ, cứu nạn đối với các tàu, thuyền và nhân dân gặp nạn trong khu vực vùng nước cảng biển của tỉnh.
18. UBND các huyện, thành phố
a) Rà soát, xây dựng phương án phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của địa phương bao gồm các nội dung sau:
- Phòng, chống bão, lũ (trong đó có dự lường các tình huống xảy ra lũ lịch sử, siêu bão)
- Di dời, sơ tán dân tại vùng hạ du các hồ chứa thủy lợi, thủy điện.
- Kêu gọi, neo trú tàu thuyền phòng tránh bão, áp thấp nhiệt đới (đối với các địa phương ven biển, đảo).
Nội dung Phương án phải nêu được các tình huống giả định khi có thiên tai, các khu vực có nguy cơ bị ảnh hưởng; số dân cư dự kiến di dời, sơ tán; điểm đi, điểm đến và công tác đảm bảo hậu cần ở nơi sơ tán; biện pháp phòng tránh, đối phó với từng cấp độ diễn biến thiên tai của địa phương; gửi về Ban Chỉ huy PCLB và TKCN tỉnh để theo dõi, chỉ đạo.
b) Chủ động hiệp đồng với các lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn, các chủ phương tiện cơ giới trong việc huy động lực lượng, phương tiện để di dời dân nhanh chóng, an toàn.
c) Tổ chức kiểm tra chặt chẽ hoạt động của các phương tiện vận tải thủy tại các bến đò ngang trước, trong và sau mùa lũ, bố trí kịp thời lực lượng canh gác, hướng dẫn giao thông tại các vị trí giao thông có khả năng bị ngập sâu hoặc có nước chảy xiết.
d) Chỉ đạo Đài truyền thanh hoặc Đài Phát thanh phát lại truyền hình của huyện, thành phố thường xuyên cập nhật, thông báo các thông tin về diễn biến của bão, lũ, các chỉ đạo của tỉnh về đối phó với diễn biến của bão, lũ (nhất là các tình huống bão có nguy cơ đổ bộ vào tỉnh) để nhân dân chủ động phòng, tránh, đối phó.
e) Chủ động sử dụng dự phòng chi ngân sách của từng cấp để mua sắm dự trữ các loại mặt hàng: Lương thực, thực phẩm, thuốc men và các nhu yếu phẩm cần thiết tại từng xã, phường, thị trấn trong mùa mưa, bão; đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng thường xuyên bị ngập lụt, cô lập, chia cắt giao thông, liên lạc, đảm bảo đủ số lượng để sử dụng tối thiểu trong thời gian ít nhất 10 ngày (riêng huyện Lý Sơn phải đảm bảo ít nhất 15 ngày); tuyệt đối trong hoàn cảnh nào cũng không để nhân dân bị đói, bị rét do mưa, lũ.
f) Củng cố, tăng cường mạng lưới thông tin liên lạc đảm bảo hoạt động thông suốt trong mọi tình huống. Thực hiện nghiêm túc chế độ trực ban 24/24 giờ và chế độ thông tin báo cáo trong mùa bão, lũ, tuyệt đối không được chủ quan, bê trễ công tác trực ban khi có thiên tai xảy ra.
g) Các huyện ven biển, thành phố Quảng Ngãi và huyện đảo Lý Sơn: Nắm chắc số lượng người, tàu, thuyền và ngư trường hoạt động của ngư dân địa phương. Riêng huyện đảo Lý Sơn tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra chặt chẽ các tàu thuyền vận tải trên tuyến từ Lý Sơn - Cảng Sa Kỳ và từ đảo Lớn - đảo Bé đảm bảo an toàn.
19. Công ty Điện lực Quảng Ngãi tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng công trình, hệ thống điện thuộc chức năng quản lý của ngành trước mùa lũ, bão để có biện pháp xử lý kịp thời, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người và công trình; đảm bảo ổn định tối đa về nguồn điện phục vụ công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, phục vụ sinh hoạt cho nhân dân trong mùa mưa lũ. Chủ động các biện pháp an toàn lưới điện khi có lũ xảy ra trên địa bàn tỉnh.
20. Đài Phát thanh và Truyền hình, Báo Quảng Ngãi phối hợp với các cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương cập nhật thường xuyên thông tin tình hình diễn biến mưa bão, lũ cũng như các chỉ đạo của tỉnh trên các phương tiện thông tin đại chúng; để nhân dân và chính quyền địa phương chủ động phòng tránh; tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân những kiến thức cơ bản về phòng, chống thiên tai để nâng cao nhận thức, chủ động đối phó trong mọi tình huống. Nêu gương những tổ chức, cá nhân thực hiện tốt trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
21. Ban Quản lý Khu Kinh tế Dung Quất, Ban Quản lý các Khu Công nghiệp Quảng Ngãi, các đơn vị, doanh nghiệp, các Tổng Công ty đóng trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện phương án phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn theo phương châm 4 tại chỗ phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị; chủ động phối hợp với chính quyền địa phương trong việc tổ chức triển khai phòng, tránh, ứng phó với thiên tai.
22. Đề nghị Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quảng Ngãi
a) Theo dõi chặt chẽ diễn biến của thời tiết, dự báo, cảnh báo chính xác và đầy đủ về tình hình thiên tai để thông tin kịp thời cho Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh chủ động triển khai phương án phòng, tránh đạt hiệu quả, đặc biệt đối với tình hình lũ, bão và ATNĐ.
b) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCLB và TKCN tỉnh trong việc xây dựng bổ sung các trạm khí tượng, thủy văn tại những lưu vực sông chưa có trạm quang trắc.
23. Các cấp, ngành, các đơn vị tổ chức trực ban nghiêm túc, đảm bảo chế độ thông tin, báo cáo, đặc biệt là khi có thiên tai xảy ra, phải có lãnh đạo trực ban.
24. Các thành viên Ban Chỉ huy PCLB và TKCN tỉnh thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ do Trưởng ban Ban Chỉ huy PCLB và TKCN tỉnh phân công, phối hợp với Ban Chỉ huy PCLB và TKCN các huyện, thành phố, các đơn vị được phân công phụ trách tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai; phải trực tiếp đến địa bàn có thiên tai xảy ra để kiểm tra, đôn đốc địa phương, đơn vị thực hiện công tác phòng, chống và ứng phó và khắc phục hậu quả.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan Trung ương và các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh quán triệt tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này và báo cáo kết quả thực hiện cho UBND tỉnh (qua Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh)./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 1901/QĐ-UBND năm 2008 Chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai tỉnh Quảng Bình
- 2Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2014 tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 3Chỉ thị 04/CT-UBND về công tác phòng, chống thiên tai, lụt, bão và tìm kiếm, cứu nạn năm 2014 do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 4Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2014 tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 5Chỉ thị 25/CT-UBND về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2014 do Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên ban hành
- 6Quyết định 350/QĐ-UBND.HC năm 2015 Quy chế về tổ chức và hoạt động của Quỹ Phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 7Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2015 về tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 8Chỉ thị 08/2015/CT-UBND về tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- 9Quyết định 142/QĐ-UBND năm 2016 Quy định về phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 1Quyết định 716/QĐ-TTg năm 2012 triển khai thí điểm giải pháp hỗ trợ hộ nghèo nâng cao điều kiện an toàn chỗ ở, ứng phó với lũ, lụt vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật phòng, chống thiên tai năm 2013
- 3Nghị định 139/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão
- 4Quyết định 1901/QĐ-UBND năm 2008 Chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai tỉnh Quảng Bình
- 5Quyết định 06/2014/QĐ-TTg về Quy chế phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Chỉ thị 910/CT-BNN-TCTL tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý bảo đảm an toàn công trình thủy lợi trong mùa mưa lũ năm 2014 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2014 tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 8Chỉ thị 04/CT-UBND về công tác phòng, chống thiên tai, lụt, bão và tìm kiếm, cứu nạn năm 2014 do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 9Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2014 tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 10Chỉ thị 25/CT-UBND về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2014 do Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên ban hành
- 11Quyết định 350/QĐ-UBND.HC năm 2015 Quy chế về tổ chức và hoạt động của Quỹ Phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 12Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2015 về tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 13Chỉ thị 08/2015/CT-UBND về tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- 14Quyết định 142/QĐ-UBND năm 2016 Quy định về phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2014 tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- Số hiệu: 04/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 04/06/2014
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi
- Người ký: Lê Quang Thích
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 04/06/2014
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định