Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/2001/CT-UB | Hà Nội, ngày 15 tháng 02 năm 2001 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ, BẢO VỆ LOÀI GẤU NUÔI NHỐT (ĐỘNG VẬT HOANG DÃ, QUÝ HIẾM) TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Tại Nghị định số 18-HĐBT ngày 17/01/1992, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Danh mục thực vật rừng, động vật rừng quý hiếm và quy định chế độ quản lý, bảo vệ trong đó nêu rõ: Các loài Gấu hiện đang sinh sống trong môi trường tự nhiên ở Việt Nam, được xếp loại động vật hoang dã quý hiếm (Gấu chó: nhóm IB, Gấu ngựa: nhóm IIB), nghiêm cấm săn bắt, khai thác và sử dụng dưới mọi hình thức.
Những năm gần đây, trên địa bàn Thành phố Hà nội, mặc dù không được Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép, nhưng có nhiều hộ gia đình nuôi Gấu nhốt, lấy mật bán thu lợi lớn và gây ô nhiễm môi trường, dẫn đến việc săn bắt Gấu sống ở môi trường tự nhiên hoang dã tăng nhanh. Vì vậy, khả năng loài Gấu có nguy cơ bị tuyệt chủng, nếu không có biện pháp ngăn chặn nạn nuôi Gấu nhốt trái Pháp luật kịp thời và có hiệu quả.
Để tăng cường công tác bảo vệ loài Gấu sinh sống trong môi trường tự nhiên và kiểm tra, kiểm soát, quản lý số Gấu nuôi nhốt trên địa bàn Hà Nội có hiệu quả, nhằm chấm dứt tình trạng nuôi Gấu nhốt trái Pháp luật và bảo vệ môi trường sinh thái. UBND Thành phố yêu cầu Chi cục Kiểm lâm cùng các ngành liên quan và các cấp chính quyền tổ chức thực hiện các nhiệm vụ sau:
1/ Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan, các cơ quan thông tin đại chúng và UBND các Quận, Huyện: đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục tới các tổ chức quần chúng, các đoàn thể và nhân dân Thủ đô về chủ trương chính sách của Nhà nước đối với việc quản lý, bảo vệ các loài Gấu (động vật hoang dã quý hiếm); đồng thời tăng cường kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý nghiêm minh đối với các hành vi vận chuyển, kinh doanh Gấu và các sản phẩm của Gấu trái pháp luật.
2/ Giao Chủ tịch UBND các Quận, Huyện phối hợp với Chi cục kiểm lâm và các ngành liên quan: Chỉ đạo UBND các phường, xã, thị trấn hướng dẫn, giám sát các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình đã nuôi Gấu nhốt sau kiểm kê (theo yêu cầu của Bộ NN&PTNT) phải thực hiện nghiêm các quy định tại văn bản cam kết và biên bản kiểm kê với cơ quan Nhà nước; đồng thời nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình khác nuôi Gấu mới với bất cứ hình thức nào khi chưa được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
3/ Chi cục Kiểm lâm có trách nhiệm liên hệ, đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ về việc xử lý số Gấu nuôi nhốt trái phép trên địa bàn Hà Nội và phạm vi cả nước; đồng thời có văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện các biện pháp quản lý Nhà nước, nhằm bảo vệ có hiệu quả số Gấu nuôi hiện nay có và chấm dứt tình trạng nuôi Gấu nhốt như hiện nay trên địa bàn Hà Nội.
UBND Thành phố yêu cầu các cấp chính quyền, các ngành liên quan tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này và giao Chi cục Kiểm lâm theo dõi, kiểm tra, tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện và những khó khăn vướng mắc về UBND Thành phố để kịp thời xem xét, giải quyết./.
| TM/UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI |
- 1Nghị định 18-HĐBT năm 1992 quy định danh mục thực vật rừng, động vật rừng quý, hiếm và chế độ quản lý, bảo vệ do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 2Chỉ thị 01/2007/CT-UBND tăng cường công tác quản lý, bảo vệ động vật hoang dã do tỉnh Bình Dương ban hành
- 3Chỉ thị 17/CT-UBND năm 2012 tăng cường quản lý nuôi sinh sản, sinh trưởng loài động vật hoang dã thông thường và quý hiếm trên địa bàn toàn tỉnh Nghệ An
Chỉ thị 04/2001/CT-UB về tăng cường quản lý, bảo vệ loài Gấu nuôi nhốt động vật hoang dã, quý hiếm trên địa bàn Thành phố Hà Nội do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành
- Số hiệu: 04/2001/CT-UB
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 15/02/2001
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Lê Quý Đôn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra