- 1Nghị định 32/2006/NĐ-CP về việc quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
- 2Quyết định 47/2006/QĐ-BNN ban hành Quy chế về quản lý gấu nuôi do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Nghị định 82/2006/NĐ-CP về việc quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm
- 4Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Thủ Dầu Một, ngày 09 tháng 01 năm 2007 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, BẢO VỆ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ
Động vật hoang dã là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá của đất nước, góp phần quan trọng trong việc cân bằng sinh thái, đảm bảo môi trường sống trong lành cho con người. Mọi người dân phải có trách nhiệm bảo vệ động vật hoang dã nhất là các loài quý, hiếm đang có nguy cơ bị tuyệt chủng, tạo môi trường sống cho chúng, để chúng được bảo tồn và phát triển.
Thời gian qua, việc khai thác sử dụng trái phép động vật rừng xảy ra phổ biến ở nhiều địa phương trong cả nước nói chung và ở Bình Dương nói riêng. Tình trạng buôn bán, nuôi nhốt, giết mổ các loài động vật hoang dã nhất là các loài nguy cấp, quý, hiếm diễn ra ngày càng phức tạp và nghiêm trọng làm ảnh hưởng không tốt trong dư luận xã hội, gây khó khăn cho các cơ quan quản lý.
Ngày 03/12/2004 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 6 thông qua và Chính phủ cũng đã ban hành các Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; Nghị định 82/2006/NĐ-CP ngày 10/8/2006 về quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm.
Nhằm tăng cường công tác bảo vệ và phát triển các loài động vật hoang dã, đồng thời từng bước lập lại trật tự trong việc quản lý, Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ thị Thủ trưởng các sở, ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã thực hiện nghiêm một số nội dung như sau:
1. Cấm săn, bắn, bẫy, bắt, nuôi nhốt, giết mổ, quảng cáo, sử dụng, tàng trữ, xuất khẩu, nhập khẩu động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm trái quy định hiện hành của pháp luật.
Mọi hoạt động liên quan đến lĩnh vực quản lý, bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm phải thực hiện đúng Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ. Việc khai thác động vật rừng quý, hiếm chỉ được thực hiện vì mục đích nghiên cứu khoa học, quan hệ hợp tác quốc tế và phải có phương án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Việc vận chuyển, cất giữ, chế biến, kinh doanh động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và các sản phẩm của chúng phải có giấy tờ hợp pháp theo quy định của Nhà nước.
Ngoài ra, việc đánh bắt, bẫy, lấy các loài động vật hoang dã thông thường khác từ tự nhiên về để gây nuôi phải có giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (Danh mục động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm kèm theo).
2. Cấm các tụ đểm buôn bán trái phép các loài động vật hoang dã có nguồn gốc từ tự nhiên và sản phẩm của chúng. Các nhà hàng, khách sạn, quán ăn không được quảng cáo, bày bán thức ăn chế biến từ động vật hoang dã có nguồn gốc từ tự nhiên và sản phẩm của chúng không có giấy tờ hợp pháp.
3. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục kiểm lâm tỉnh phối hợp với Đài Phát thanh truyền hình, Báo Bình Dương, Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn tuyên truyền sâu rộng các quy định của Nhà nước liên quan đến lĩnh vực quản lý, bảo vệ và phát triển các loài động vật hoang dã.
4. Nhà nước khuyến khích gây nuôi và phát triển các loài động vật hoang dã có nguồn gốc hợp pháp. Mọi tổ chức, cá nhân có nhu cầu gây nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng các loài động vật hoang dã quý, hiếm và những loài có tên trong các phụ lục của Công ước CITES phải thực hiện đúng Nghị định 82/2006/NĐ-CP ngày 10/8/2006 của Chính phủ và phải đến đăng ký tại cơ quan Kiểm lâm tỉnh. Các loài động vật hoang dã thông thường khác cho phép được đăng ký trại nuôi nhưng phải đảm bảo quy định hiện hành về đăng ký kinh doanh.
Thời gian tổ chức đăng ký từ nay đến hết ngày 28/02/2007. Sau ngày 28/02/2007 nếu phát hiện các cơ sở, cá nhân có gây nuôi động vật hoang dã không đăng ký thì phải bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật.
Riêng gấu nuôi nhốt đã được cài chíp quản lý phải thực hiện đúng Quy chế quản lý gấu nuôi nhốt do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo Quyết định 47/2006/QĐ-BNN ngày 06/6/2006.
5. Các cơ quan chức năng như: Công an, Hải quan, Kiểm lâm, Quản lý thị trường trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nếu phát hiện vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã phải kịp thời lập biên bản chuyển giao cơ quan Kiểm lâm sở tại để phối hợp điều tra xử lý. Mọi vi phạm tùy mức độ nặng, nhẹ có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định hiện hành của pháp luật.
Nhận được Chỉ thị này, yêu cầu Thủ trưởng các sở, ngành, Uỷ ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện tốt, đồng thời phổ biến rộng rãi đến mọi tầng lớp nhân dân để nâng cao ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ động vật hoang dã nhất là các loài nguy cấp, quý, hiếm đang có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Trong quá trình thực hiện, nếu có gì vướng mắc phản ảnh về Chi cục Kiểm lâm để tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh giải quyết./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
DANH MỤC
ĐỘNG VẬT RỪNG NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM
(Ban hành kèm theo Chỉ thị số 01/2007/CT-UBND ngày 09 tháng 01 năm 2007 của UBND tỉnh Bình Dương)
Nhóm I B: Động vật rừng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại.
TT | Tên Việt Nam | Tên khoa học |
| LỚP THÚ | MAMMALIA |
| Bộ cánh da | Dermoptera |
1 | Chồn bay (Cầy bay) | Cynocephalus variegatus |
| Bộ khỉ hầu | Primates |
2 | Cu li lớn | Nycticebus bengalensis (N. coucang) |
3 | Cu li nhỏ | Nycticebus pygmaeus |
4 | Voọc chà vá chân xám | Pygathrix cinerea |
5 | Voọc chà vá chân đỏ | Pygathrix nemaeus |
6 | Voọc chà vá chân đen | Pygathrix nigripes |
7 | Voọc mũi hếch | Rhinopithecus avunculus |
8 | Voọc xám | Trachypithecus barbei (T. phayrei) |
9 | Voọc mông trắng | Trachypithecus delacouri |
10 | Voọc đen má trắng | Trachypithecus francoisi |
11 | Voọc đen Hà Tĩnh | Trachypithecus hatinhensis |
12 | Vọc Cát Bà (Vọc đen đầu vàng) | Trachypithecus poliocephalus |
13 | Voọc bạc Đông Dương | Trachypithecus villosus (T. cristatus) |
14 | Vườn đen tuyền Tây Bắc | Nomascus (Hylobates) concolor |
15 | Vượn đen má hung | Nomascus (Hylobates) gabriellae |
16 | Vượn đen má trắng | Nomascus (Hylobates) leucogenys |
17 | Vượn đen tuyền Đông Bắc | Nomascus (Hylobates) nasutus |
| Bộ thú ăn thịt | Carnivora |
18 | Sói đỏ (Chó sói lửa) | Cuon alpinus |
19 | Gấu chó | Ursus (Helarctos) malayanus |
20 | Gấu ngựa | Ursus (Selenarctos) thibetanus |
21 | Rái cá thường | Lutra lutra |
22 | Rái cá lông mũi | Lutra sumatrana |
23 | Rái cá lông mượt | Lutrogale (Lutra) perspicillata |
24 | Rái cá vuốt bé | Amblonyx (Aonyx) cinereus (A. cinerea) |
25 | Chồn mực (Cầy đen) | Arctictis binturong |
26 | Beo lửa (Beo vàng) | Catopuma (Felis) temminckii |
27 | Mèo ri | Felis chaus |
28 | Mèo gấm | Pardofelis (Felis) marmorata |
29 | Mèo rừng | Prionailurus (Felis) bengalensis |
30 | Mèo cá | Prionailurus (Felis) viverrina |
31 | Báo gấm | Neofelis nebulosa |
32 | Báo hoa mai | Panthera pardus |
33 | Hổ | Panthera tigris |
| Bộ có vòi | Proboscidea |
34 | Voi | Elephas maximus |
| Bộ móng guốc ngón lẻ | Perissodactyla |
35 | Tê giác một sừng | Rhinoceros sondaicus |
| Bộ móng guốc ngón chẵn | Artiodactyla |
36 | Hươu vàng | Axis (Cervus) porcinus |
37 | Nai cà tong | Cervus eldii |
38 | Mang lớn | Megamuntiacus vuquangensis |
39 | Mang Trường Sơn | Muntiacus truongsonensis |
40 | Hươu xạ | Moschus berezovskii |
41 | Bò tót | Bos gaurus |
42 | Bò rừng | Bos javanicus |
43 | Bò xám | Bos sauveli |
44 | Trâu rừng | Bubalus arnee |
45 | Sơn dương | Naemorhedus (Capricornis) sumatraensis |
46 | Sao la | Pseudoryx nghetinhensis |
| Bộ thỏ rừng | Lagomorpha |
47 | Thỏ vằn | Nesolagus timinsi |
| LỚP CHIM | AVES |
| Bộ bồ nông | Pelecaniformess |
48 | Gìa đẫy nhỏ | Leptoptilos javanicus |
49 | Quắm cánh xanh | Pseudibis davisoni |
50 | Cò thìa | Platalea minor |
| Bộ sếu | Gruiformes |
51 | Sếu đầu đỏ (Sếu cổ trụi) | Grus antigone |
| Bộ gà | Galiformes |
52 | Gà tiền mặt vàng | Polyplectron bicalcaratum |
53 | Gà tiền mặt đỏ | Polyplectron germaini |
54 | Trĩ sao | Rheinardia ocellata |
55 | Công | Pavo muticus |
56 | Gà lôi hồng tía | Lophura diardi |
57 | Gà lôi mào trắng | Lophura edwardsi |
58 | Gà lôi Hà Tĩnh | Lophura hatinhensis |
59 | Gà lôi mào đen | Lophura imperialis |
60 | Gà lôi trắng | Lophura nycthemera |
| LỚP BÒ SÁT | REPTILIA |
| Bộ có vẩy | Squamata |
61 | Hổ mang chúa | Ophiophagus hannah |
| Bộ rùa | Testudinata |
62 | Rùa hộp ba vạch | Cuora trifasciata |
Nhóm II B: Động vật rừng hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại.
TT | Tên Việt Nam | Tên khoa học |
| LỚP THÚ | MAMMALIA |
| Bộ dơi | Chiroptera |
1 | Dơi ngựa lớn | Pteropus vampyrus |
| Bộ khỉ hầu | Primates |
2 | Khỉ mặt đỏ | Macaca arctoides |
3 | Khỉ mốc | Macaca assamensis |
4 | Khỉ đuôi dài | Macaca fascicularis |
5 | Khỉ đuôi lợn | Macaca leonina (M. nemestrina) |
6 | Khỉ vàng | Macaca mulatta |
| Bộ thú ăn thịt | Carnivora |
7 | Cáo lửa | Vulpes vulpes |
8 | Chó rừng | Canis aureus |
9 | Triết bụng vàng | Mustela kathiah |
10 | Triết nâu | Mustela nivalis |
11 | Triết chỉ lưng | Mustela strigidorsa |
12 | Cầy giông sọc | Viverra megaspila |
13 | Cầy giông | Viverra zibetha |
14 | Cầy hương | Viverricula indica |
15 | Cầy gấm | Prionodon pardicolor |
16 | Cầy vằn bắc | Chrotogale owstoni |
| Bộ móng guốc chẵn | Artiodactyla |
17 | Cheo cheo | Tragulus javanicus |
18 | Cheo cheo lớn | Tragulus napu |
| Bộ gặm nhấm | Rodentia |
19 | Sóc bay đen trắng | Hylopetes alboniger |
20 | Sóc bay Côn Đảo | Hylopetes lepidus |
21 | Sóc bay xám | Hylopetes phayrei |
22 | Sóc bay bé | Hylopetes spadiceus |
23 | Sóc bay sao | Petaurista elegans |
24 | Sóc bay lớn | Petaurista petaurista |
| Bộ tê tê | Pholydota |
25 | Tê tê Java | Manis javanica |
26 | Tê tê vàng | Manis pentadactyla |
| LỚP CHIM | AVES |
| Bộ hạc | Ciconiiformes |
27 | Hạc cổ trắng | Ciconia episcopus |
28 | Quắm lớn | Thaumabitis (Pseudibis) gigantea |
| Bộ ngỗng | Anseriformes |
29 | Ngan cánh trắng | Cairina scutulata |
| Bộ sếu | Gruiformes |
30 | Ô tác | Houbaropsis bengalensis |
| Bộ cắt | Falconiformes |
31 | Diều hoa Miến Điện | Spilornis cheela |
32 | Cắt nhỏ họng trắng | Polihierax insignis |
| Bộ gà | Galiformes |
33 | Gà so cổ hung | Arborophila davidi |
34 | Gà so ngực gụ | Arborophila charltonii |
| Bộ cu cu | Cuculiformes |
35 | Phướn đất | Carpococcyx renauldi |
| Bộ bồ câu | Columbiformes |
36 | Bồ câu nâu | Columba punicea |
| Bộ yến | Apodiformes |
37 | Yến hàng | Collocalia germaini |
| Bộ sả | Coraciiformes |
38 | Hồng hoàng | Buceros bicornis |
39 | Niệc nâu | Annorhinus tickelli |
40 | Niệc cổ hung | Aceros nipalensis |
41 | Niệc mỏ vằn | Aceros undulatus |
| Bộ vẹt | Psittaformes |
42 | Vẹt má vàng | Psittacula eupatria |
43 | Vẹt đầu xám | Psittacula finschii |
44 | Vẹt đầu hồng | Psittacula roseata |
45 | Vẹt ngực đỏ | Psittacula alexandri |
46 | Vẹt lùn | Loriculus verlanis |
| Bộ cú | Strigiformes |
47 | Cú lợn lưng xám | Tyto alba |
48 | Cú lợn lưng nâu | Tyto capensis |
49 | Dù dì phương đông | Ketupa zeylonensis |
| Bộ sẻ | Passeriformes |
50 | Chích choè lửa | Copsychus malabaricus |
51 | Khướu cánh đỏ | Garrulax formosus |
52 | Khướu ngực đốm | Garrulax merulinus |
53 | Khướu đầu đen | Garrulax milleti |
54 | Khướu đầu xám | Garrulax vassali |
55 | Khướu đầu đen má xám | Garrulax yersini |
56 | Nhồng (Yểng) | Gracula religiosa |
| LỚP BÒ SÁT | REPTILIA |
| Bộ có vẩy | Squamata |
57 | Kỳ đà vân | Varanus bengalensis (V. nebulosa) |
58 | Kỳ đà hoa | Varanus salvator |
59 | Trăn cộc | Python curtus |
60 | Trăn đất | Python molurus |
61 | Trăn gấm | Python reticulatus |
62 | Rắn sọc dưa | Elaphe radiata |
63 | Rắn ráo trâu | Ptyas mucosus |
64 | Rắn cạp nia nam | Bungarus candidus |
65 | Rắn cạp nia đầu vàng | Bungarus flaviceps |
66 | Rắn cạp nia bắc | Bungarus multicinctus |
67 | Rắn cạp nong | Bungarus fasciatus |
68 | Rắn hổ mang | Naja naja |
| Bộ rùa | Testudinata |
69 | Rùa đầu to | Platysternum megacephalum |
70 | Rùa đất lớn | Heosemys grandis |
71 | Rùa răng (Càng đước) | Hieremys annandalii |
72 | Rùa trung bộ | Mauremys annamensis |
73 | Rùa núi vàng | Indotestudo elongata |
74 | Rùa núi viền | Manouria impressa |
| Bộ cá sấu | Crocodylia |
75 | Cá sấu hoa cà | Crocodylus porosus |
76 | Cá sấu nước ngọt (Cá sấu Xiêm) | Crocodylus siamensis |
| LỚP ẾCH NHÁI | AMPHIBIAN |
| Bộ có đuôi | Caudata |
77 | Cá cóc Tam Đảo | Paramesotriton deloustali |
| LỚP CÔN TRÙNG | INSECTA |
| Bộ cánh cứng | Coleoptera |
78 | Cặp Kìm sừng cong | Dorcus curvidens |
79 | Cặp kìm lớn | Dorcus grandis |
80 | Cặp kìm song lưỡi hái | Dorcus antaeus |
81 | Cặp kìm song dao | Eurytrachelteulus titanneus |
82 | Cua bay hoa nâu | Cheriotonus battareli |
83 | Cua bay đen | Cheriotonus iansoni |
84 | Bọ hung năm sừng | Eupacrus gravilicornis |
| Bộ cánh vẩy | Lepidoptera |
85 | Bướm Phượng đuôi kiếm răng nhọn | Teinopalpus aureus
|
86 | Bướm Phượng đuôi kiếm răng tù | Teinopalpus imperalis |
87 | Bướm Phượng cánh chim chân liền | Troides helena ceberus |
88 | Bướm rừng đuôi trái đào | Zeuxidia masoni |
89 | Bọ lá | Phyllium succiforlium |
- 1Chỉ thị 04/2001/CT-UB về tăng cường quản lý, bảo vệ loài Gấu nuôi nhốt động vật hoang dã, quý hiếm trên địa bàn Thành phố Hà Nội do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành
- 2Chỉ thị 29/2011/CT-UBND về tăng cường thực hiện biện pháp để quản lý, bảo vệ và phát triển các loài động vật hoang dã trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3Chỉ thị 19/1999/CT-UB nghiêm cấm săn, bắt, vận chuyển, buôn bán và giết mổ động vật hoang dã trái phép do tỉnh Lào Cai
- 4Quyết định 11/2017/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương
- 5Quyết định 351/QĐ-UBND năm 2018 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành đã hết hiệu lực năm 2017
- 1Nghị định 32/2006/NĐ-CP về việc quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
- 2Quyết định 47/2006/QĐ-BNN ban hành Quy chế về quản lý gấu nuôi do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Nghị định 82/2006/NĐ-CP về việc quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm
- 4Chỉ thị 04/2001/CT-UB về tăng cường quản lý, bảo vệ loài Gấu nuôi nhốt động vật hoang dã, quý hiếm trên địa bàn Thành phố Hà Nội do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành
- 5Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
- 6Chỉ thị 29/2011/CT-UBND về tăng cường thực hiện biện pháp để quản lý, bảo vệ và phát triển các loài động vật hoang dã trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 7Chỉ thị 19/1999/CT-UB nghiêm cấm săn, bắt, vận chuyển, buôn bán và giết mổ động vật hoang dã trái phép do tỉnh Lào Cai
Chỉ thị 01/2007/CT-UBND tăng cường công tác quản lý, bảo vệ động vật hoang dã do tỉnh Bình Dương ban hành
- Số hiệu: 01/2007/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 09/01/2007
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Dương
- Người ký: Trần Thị Kim Vân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 19/01/2007
- Ngày hết hiệu lực: 15/05/2017
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực