- 1Quyết định 119/QĐ-UBND năm 2009 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang, Ủy ban nhân dân tỉnh Cần Thơ, Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành từ năm 1991 đến năm 2008 hết hiệu lực và còn hiệu lực thi hành
- 2Quyết định 2589/QĐ-UBND năm 2011 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn; văn hóa, thể thao và du lịch hết hiệu lực và còn hiệu lực thi hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/2006/CT-UBND | Cần Thơ, ngày 23 tháng 01 năm 2006 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC THỰC HIỆN THÁNG HÀNH ĐỘNG VỆ SINH, TIÊU ĐỘC, KHỬ TRÙNG PHÒNG CHỐNG DỊCH CÚM GIA CẦM
Từ năm 2004 đến nay, dịch cúm gia cầm đã xảy ra tại nhiều xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố Cần Thơ, thành phố đã có nhiều biện pháp tích cực trong công tác phòng chống, khống chế, ngăn chặn dịch cúm gia cầm có hiệu quả. Tuy nhiên, mầm bệnh hiện còn lưu trú ở gia cầm, thủy cầm và trong môi trường, đặc biệt vào dịp giáp Tết thời tiết thuận lợi cho vi rút cúm gia cầm phát triển; nhu cầu vận chuyển, tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm gia tăng tạo điều kiện cho dịch cúm gia cầm có nguy cơ tái phát.
Thực hiện Công văn số 35/BNN-TY ngày 06 tháng 01 năm 2006 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu Giám đốc Sở, Thủ trưởng cơ quan Ban, ngành, Đoàn thể thành phố, Chủ tịch UBND quận, huyện, tổ chức phát động "tháng hành động vệ sinh, tiêu độc, khử trùng phòng chống dịch cúm gia cầm" trên địa bàn thành phố từ ngày 25/01/2006 đến ngày 25/02/2006, với các nội dung cụ thể như sau:
1. Tổ chức công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng ở các cơ sở chăn nuôi, giết mổ, mua bán gia cầm:
- Đối với các cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung phải tiến hành công tác phát quang cây cỏ xung quanh trại, chuồng nuôi gia cầm, quét dọn thu gom phân rác để đốt hoặc chôn, khơi thông cống rãnh; tiêu độc toàn bộ chuồng trại, khu vực chăn nuôi và vùng phụ cận chu kỳ mỗi tuần 2 lần;
- Đối với chăn nuôi hộ gia đình phải thực hiện nuôi nhốt gia cầm; quét dọn sạch sẽ những khu nuôi nhốt gia cầm, phân rác và thu gom để đốt hoặc chôn, sau đó tiến hành phun thuốc sát trùng toàn bộ khu vực nuôi nhốt gia cầm và vùng phụ cận chu kỳ mỗi tuần 1 lần;
- Tại các cơ sở giết mổ gia cầm tập trung, chợ buôn bán gia cầm và sản phẩm gia cầm phải được tiêu độc, khử trùng hàng ngày theo hướng dẫn và quy định của ngành thú y, y tế.
2. Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, có thể tổ chức tiêu độc ở hộ gia đình với hình thức cấp phát thuốc tiêu độc miễn phí cho hộ chăn nuôi gia cầm tự tiêu độc chuồng trại và môi trường khu nuôi nhốt gia cầm của mình. Ban Thú y, Y tế xã phối hợp cùng cán bộ ấp, khu vực hướng dẫn, giám sát thực hiện hoặc tổ chức thành tổ phun tiêu độc ở cùng ấp đến tiêu độc từng hộ chăn nuôi gia cầm.
Những trại chăn nuôi gia cầm tập trung, cơ sở giết mổ gia cầm tập trung tự lo vật tư, kinh phí tổ chức thực hiện tiêu độc dưới giám sát của chính quyền địa phương và cán bộ thú y.
3. Công tác tiêu độc, khử trùng sẽ được tiến hành 4 lần, mỗi lần được thực hiện trong một tuần lễ. Thời gian thực hiện từ ngày 25/01/2006 đến ngày 25/02/2006.
4. UBND quận, huyện chỉ đạo việc xây dựng và triển khai kế hoạch vệ sinh, tiêu độc, khử trùng, phòng chống dịch cúm gia cầm, giao cho UBND xã, phường, thị trấn chỉ đạo lực lượng thú y, y tế xã phối hợp cùng cán bộ ấp, khu vực tổ chức tiêu độc tại hộ chăn nuôi gia cầm.
5. Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo Chi cục Thú y thực hiện một số việc cụ thể như sau:
- Cung ứng, hướng dẫn sử dụng thuốc sát trùng, tiêu độc và tổ chức kiểm tra việc thực hiện;
- Huy động lực lượng thú y tham gia chiến dịch vệ sinh, tiêu độc, khử trùng và phòng, chống dịch cúm gia cầm;
- Phối hợp UBND địa phương tiếp tục tuyên truyền về các biện pháp phòng, chống bệnh cúm gia cầm (H5N1) và cúm A ở người.
6. Sở Y tế thành phố chỉ đạo Trung tâm Y tế quận, huyện; Ban Y tế xã, mạng lưới y tế cơ sở tham gia công tác tiêu độc, khử trùng.
7. Sở Tài chính bố trí nguồn vốn ngân sách phục vụ kịp thời cho công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng.
8. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Đoàn thể thành phố nhanh chóng chỉ đạo cho các cấp hội, Đoàn thể ngành mình tuyên truyền, vận động nhân dân quán triệt, thực hiện tốt và hiệu quả công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng.
Nhằm ngăn chặn nguy cơ tái phát dịch cúm gia cầm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các cơ quan Ban, ngành, Đoàn thể thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện và các cơ quan đơn vị, cá nhân có liên quan tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này kể từ ngày ký./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TP. CẦN THƠ |
- 1Chỉ thị 05/2012/CT-UBND tăng cường phòng chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 2Chỉ thị 07/2013/CT-UBND tăng cường biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- 3Chỉ thị 23/2005/CT-UBND về tăng cường các biện pháp ngăn chặn dịch cúm gia cầm và đại dịch cúm ở người do tỉnh An Giang ban hành
- 4Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2013 tổ chức thực hiện “Tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường chăn nuôi gia súc, gia cầm” do tỉnh Phú Yên ban hành
- 5Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2013 tiếp tục đẩy mạnh biện pháp khẩn cấp phòng, chống dịch lợn tai xanh và cúm gia cầm do tỉnh Nam Định ban hành
- 6Quyết định 119/QĐ-UBND năm 2009 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang, Ủy ban nhân dân tỉnh Cần Thơ, Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành từ năm 1991 đến năm 2008 hết hiệu lực và còn hiệu lực thi hành
- 7Chỉ thị 18/CT-UBND năm 2007 tăng cường công tác phòng chống dịch cúm gia cầm, lở mồng long móng ở gia súc, tai xanh ở lợn và bệnh dại do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 8Quyết định 2589/QĐ-UBND năm 2011 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn; văn hóa, thể thao và du lịch hết hiệu lực và còn hiệu lực thi hành
- 9Chỉ thị 32/2006/CT-UBND tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm và cúm A (H5N1) ở người do tỉnh Bình Dương ban hành
- 1Quyết định 119/QĐ-UBND năm 2009 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang, Ủy ban nhân dân tỉnh Cần Thơ, Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành từ năm 1991 đến năm 2008 hết hiệu lực và còn hiệu lực thi hành
- 2Quyết định 2589/QĐ-UBND năm 2011 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn; văn hóa, thể thao và du lịch hết hiệu lực và còn hiệu lực thi hành
- 1Chỉ thị 05/2012/CT-UBND tăng cường phòng chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 2Chỉ thị 07/2013/CT-UBND tăng cường biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- 3Chỉ thị 23/2005/CT-UBND về tăng cường các biện pháp ngăn chặn dịch cúm gia cầm và đại dịch cúm ở người do tỉnh An Giang ban hành
- 4Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2013 tổ chức thực hiện “Tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường chăn nuôi gia súc, gia cầm” do tỉnh Phú Yên ban hành
- 5Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2013 tiếp tục đẩy mạnh biện pháp khẩn cấp phòng, chống dịch lợn tai xanh và cúm gia cầm do tỉnh Nam Định ban hành
- 6Chỉ thị 18/CT-UBND năm 2007 tăng cường công tác phòng chống dịch cúm gia cầm, lở mồng long móng ở gia súc, tai xanh ở lợn và bệnh dại do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 7Chỉ thị 32/2006/CT-UBND tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm và cúm A (H5N1) ở người do tỉnh Bình Dương ban hành
Chỉ thị 03/2006/CT-UBND thực hiện tháng hành động vệ sinh, tiêu độc, khử trùng phòng chống dịch cúm gia cầm do thành phố Cần Thơ ban hành
- Số hiệu: 03/2006/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 23/01/2006
- Nơi ban hành: Thành phố Cần Thơ
- Người ký: Nguyễn Thanh Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 23/01/2006
- Ngày hết hiệu lực: 14/01/2009
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực