Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/2016/CT-UBND | Đắk Lắk, ngày 11 tháng 5 năm 2016 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ PHÂN BÓN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Trong những năm qua công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp nói chung và công tác quản lý phân bón nói riêng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã được các cấp, các ngành quan tâm, chỉ đạo thực hiện và đạt được những kết quả nhất định. Việc quản lý chặt chẽ chất lượng phân bón góp phần tăng năng suất cây trồng, chất lượng sản phẩm trồng trọt được nâng cao, tạo đầu ra tương đối ổn định, được người tiêu dùng đánh giá cao. Tuy nhiên việc quản lý nhà nước về phân bón còn nhiều bất cập, chất lượng phân bón không đồng đều, một số tổ chức, cá nhân đã đưa ra thị trường những loại phân bón kém chất lượng, hàng giả gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Nhiều tổ chức, cá nhân tổ chức các hoạt động khảo nghiệm, hội thảo, quảng bá, xây dựng mô hình trình diễn phân bón không đúng quy định; chưa đăng ký kinh doanh, chưa thực hiện công bố tiêu chuẩn chất lượng, công bố hợp quy phân bón vẫn tiến hành sản xuất, kinh doanh, làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng phân bón, gây thiệt hại cho ngành nông nghiệp và người sử dụng trên địa bàn tỉnh.
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý chất lượng phân bón trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan quán triệt và tổ chức thực hiện tốt các nội dung sau:
1. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác quản lý phân bón
Thực hiện nghiêm túc Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về Quản lý phân bón, Thông tư số 41/2014/TT-BNNPTNT , ngày 13/11/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hướng dẫn một số điều của Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ về quản lý phân bón thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tư số 29/2014/TT-BCT ngày 30/9/2014 của Bộ Công Thương Quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện một số điều về phân bón vô cơ, hướng dẫn việc cấp phép sản xuất phân bón vô cơ đồng thời sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác tại Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về quản lý phân bón.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn pháp luật, cung cấp thông tin về sản xuất, chất lượng phân bón cho tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và người sử dụng.
b) Thẩm định nội dung và cho phép tổ chức hội nghị, hội thảo khuyến nông phân bón hữu cơ, phân bón khác và khuyến cáo sử dụng phân bón hiệu quả, hạn chế ô nhiễm môi trường, bảo vệ người tiêu dùng tránh thiệt hại cho sản xuất.
c) Tiếp nhận công bố hợp quy về điều kiện sản xuất và chất lượng phân bón của các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu phân bón hữu cơ và phân bón khác, gửi Thông báo tiếp nhận bản công bố hợp quy về Cục Trồng trọt theo quy định.
d) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý nghiêm minh các vi phạm về sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, chất lượng phân bón hữu cơ và phân bón khác; về người lấy mẫu, khảo nghiệm, sử dụng phân bón trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Kiểm tra định kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh phân bón hữu cơ và phân bón khác trên địa bàn tỉnh. Căn cứ kế hoạch công tác và nhu cầu trang thiết bị để phục vụ công tác thanh kiểm tra, xây dựng dự toán kinh phí gửi về Sở Tài chính để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
e) Xây dựng cơ chế phối hợp giữa tỉnh, huyện, xã và các ngành có liên quan trong công tác quản lý chất lượng phân bón.
f) Trước ngày 30 tháng 6 và trước ngày 31 tháng 12 hàng năm báo cáo kết quả kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm gửi Ủy ban nhân dân tỉnh và Cục Trồng trọt xem xét chỉ đạo.
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến và tổ chức hướng dẫn pháp luật, cung cấp thông tin về chất lượng phân bón vô cơ.
b) Thẩm định nội dung và cho phép tổ chức hội nghị, hội thảo giới thiệu mô hình của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phân bón vô cơ.
c) Tiếp nhận bản công bố hợp quy phân bón vô cơ.
d) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón vô cơ. Kiểm tra định kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh phân bón vô cơ trên địa bàn tỉnh.
e) Trước ngày 30 tháng 6 và trước ngày 31 tháng 12 hàng năm, tổng hợp báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh phân bón vô cơ gửi Ủy ban nhân dân tỉnh và Cục Hóa chất.
4. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí nguồn kinh phí cho công tác thanh tra, kiểm tra phân bón trên địa bàn tỉnh.
5. Sở Thông tin và Truyền Thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Đắk Lắk.
a) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương và các cơ quan có liên quan tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về chất lượng phân bón nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân, các tổ chức, cá nhân có tham gia sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
b) Phối hợp với các cơ quan thanh tra, kiểm tra về chất lượng phân bón để thông tin kịp thời những trường hợp vi phạm pháp luật của các cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón.
6. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
a) Kiện toàn bộ máy, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban chuyên môn thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về phân bón trên địa bàn.
b) Xây dựng kế hoạch hằng năm và tổ chức thực hiện việc thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón trên địa bàn; đồng thời xử lý nghiêm minh các vi phạm pháp luật theo phạm vi và thẩm quyền được quy định
c) Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn quản lý chặt chẽ việc sản xuất, kinh doanh, hội thảo, hội nghị phân bón trên địa bàn.
d) Thống kê các cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón trên địa bàn; tổ chức ký cam kết với các cơ sở thực hiện tốt các quy định của nhà nước về đảm bảo chất lượng phân bón.
e) Hàng năm bố trí kinh phí cho công tác thanh tra, kiểm tra và quản lý chất lượng phân bón trên địa bàn.
f) Trước ngày 30 tháng 5 và trước ngày 30 tháng 11 hàng năm tổng hợp báo cáo tình hình sản xuất, kinh doanh phân bón trên địa bàn gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (đối với phân bón hữu cơ và phân bón khác), Sở Công Thương (đối với phân bón vô cơ) để theo dõi, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Cục trồng trọt, Cục Hóa Chất theo quy định.
7. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh phân bón
a) Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh các loại phân bón phải đảm bảo các điều kiện về sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, xuất khẩu phân bón theo quy định tại Mục 1, Mục 2, Chương II của Nghị định 202/2013/NĐ-CP và các quy định tại Thông tư 41/2014/TT-BNNPTNT , Thông tư 29/2014/TT-BCT .
b) Tổ chức, cá nhân trước khi sản xuất phân bón phải được Cục Trồng trọt cấp Giấy phép sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác, Cục Hóa Chất cấp Giấy phép sản xuất phân bón vô cơ.
c) Trước khi đưa các loại phân bón vào lưu thông trên thị trường, tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu phải thực hiện công bố hợp quy, công bố tiêu chuẩn chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn và các quy định hiện hành.
d) Việc tổ chức hội thảo, hội nghị, quảng cáo phân bón phải tuân thủ đúng quy định hiện hành. Trước khi tổ chức các hội nghị, hội thảo khuyến nông, khuyến cáo sử dụng phân bón, các tổ chức, cá nhân phải báo cáo kế hoạch, nội dung và được sự đồng ý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (đối với phân hữu cơ và phân bón khác), Sở Công Thương (đối với phân vô cơ). Trường hợp có người nước ngoài tham dự phải có văn bản xin ý kiến và được UBND tỉnh đồng ý cho phép trước khi tổ chức. Đồng thời phải thông báo cho Sở Ngoại vụ và Công an tỉnh biết để phối hợp theo dõi, quản lý.
e) Định kỳ vào ngày 15 tháng 5 và trước ngày 15 tháng 11 hàng năm hoặc khi có yêu cầu đột xuất của cơ quan có thẩm quyền, lập báo cáo tình hình sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu phân bón gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Cục Trồng trọt (đối với phân bón hữu cơ và phân bón khác), Sở Công Thương và Cục Hóa Chất (đối với phân bón vô cơ).
f) Lưu giữ hồ sơ, tài liệu liên quan đến khảo nghiệm phân bón để phục vụ việc kiểm tra, thanh tra.
Chỉ thị này có hiệu lực kể từ ngày 21 tháng 5 năm 2016.thay thế Chỉ thị số 16/2008/CT-UBND ngày 19/11/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tăng cường công tác quản lý phân bón trên địa bàn tỉnh.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Chỉ thị 16/2008/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý phân bón trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 2Chỉ thị 13/CT-UBND 2014 về tăng cường công tác quản lý, sản xuất, kinh doanh, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 3Quyết định 03/2017/QĐ-UBND bãi bỏ Khoản 2 Điều 4, Điều 7 của Quy định quản lý phân bón trên địa bàn tỉnh Phú Yên kèm theo Quyết định 46/2016/QĐ-UBND
- 4Quyết định 2724/QĐ-UBND năm 2017 về bãi bỏ Quyết định 1397/QĐ-UBND; điều chỉnh Quyết định 1376/QĐ-UBND và phân công nhiệm vụ quản lý nhà nước về phân bón do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 5Quyết định 15/2019/QĐ-UBND bãi bỏ toàn bộ hoặc một phần một số văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk
- 6Quyết định 40/QĐ-UBND năm 2020 công bố kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk năm 2019
- 7Quyết định 213/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2019 (01/01/2019 - 31/12/2019)
- 8Quyết định 667/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk kỳ 2019-2023
- 1Chỉ thị 16/2008/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý phân bón trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 2Quyết định 15/2019/QĐ-UBND bãi bỏ toàn bộ hoặc một phần một số văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk
- 3Quyết định 40/QĐ-UBND năm 2020 công bố kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk năm 2019
- 4Quyết định 213/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2019 (01/01/2019 - 31/12/2019)
- 5Quyết định 667/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk kỳ 2019-2023
- 1Nghị định 202/2013/NĐ-CP về quản lý phân bón
- 2Thông tư 29/2014/TT-BCT quy định và hướng dẫn thực hiện về phân bón vô cơ; hướng dẫn cấp phép sản xuất phân bón vô cơ đồng thời sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác tại Nghị định 202/2013/NĐ-CP về quản lý phân bón do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- 3Thông tư 41/2014/TT-BNNPTNT hướng dẫn Nghị định 202/2013/NĐ-CP về quản lý phân bón thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Chỉ thị 13/CT-UBND 2014 về tăng cường công tác quản lý, sản xuất, kinh doanh, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 5Quyết định 03/2017/QĐ-UBND bãi bỏ Khoản 2 Điều 4, Điều 7 của Quy định quản lý phân bón trên địa bàn tỉnh Phú Yên kèm theo Quyết định 46/2016/QĐ-UBND
- 6Quyết định 2724/QĐ-UBND năm 2017 về bãi bỏ Quyết định 1397/QĐ-UBND; điều chỉnh Quyết định 1376/QĐ-UBND và phân công nhiệm vụ quản lý nhà nước về phân bón do tỉnh Lâm Đồng ban hành
Chỉ thị 02/2016/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý phân bón trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- Số hiệu: 02/2016/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 11/05/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Lắk
- Người ký: Phạm Ngọc Nghị
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra