Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/CT-UBND | Đồng Nai, ngày 10 tháng 01 năm 2017 |
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Đồng Nai hoạt động kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử nói chung và trò chơi máy bắn cá nói riêng đang diễn biến phức tạp và có chiều hướng ngày càng gia tăng, khó kiểm soát làm phát sinh nhiều hành vi phạm tội như: Đánh bạc, trộm cắp, gây rối trật tự công cộng, gây dư luận không tốt trong Nhân dân, ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự và an toàn xã hội. Việc kinh doanh trò chơi bắn cá là hợp pháp, ban đầu chỉ là trò chơi giải trí đơn thuần, nhưng trong quá trình khai thác, kinh doanh một số cơ sở đã biến tướng thành cờ bạc trá hình. Để phát hiện những cơ sở tổ chức cờ bạc thông qua hình thức chơi game bắn cá, các ngành chức năng đã phải thực hiện các biện pháp nghiệp vụ (như cài cắm người tham gia chơi) rất tốn kém về thời gian và tiền bạc và rất khó phát hiện.
Để nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, từng bước đưa hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử đi vào nề nếp, kịp thời chấn chỉnh những mặt trái tiêu cực, đảm bảo hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử hoạt động đúng quy định, ngăn chặn các trò chơi đánh bạc trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa và Thủ trưởng các sở, ban, ngành; tập trung thực hiện các nội dung trọng tâm sau:
1. Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa
Tăng cường chỉ đạo việc thực hiện Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng (ban hành kèm theo Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ); Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa Quốc tế và các hoạt động đại lý mua bán hàng hóa Quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài; Thông tư số 08/2000/TT-BVHTT ngày 28/4/2000 của Bộ Văn hóa Thông tin hướng dẫn quản lý trò chơi điện tử; Thông tư số 28/2014/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về quản lý hoạt động mua bán hàng hóa Quốc tế thuộc diện quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong đó có hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhằm nâng cao nhận thức cho mọi tầng lớp Nhân dân hiểu và thực hiện đúng các quy định của pháp luật.
Tiến hành rà soát, kiểm tra các cơ sở đang hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử trên địa bàn quản lý:
a) Lập thủ tục thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã cấp trước đây đối với các cơ sở hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử chưa đủ điều kiện, hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử mang tính cờ bạc.
b) Đối với các trường hợp đăng ký kinh doanh trò chơi điện tử mới cần đảm bảo các điều kiện:
- Địa điểm kinh doanh trò chơi điện tử phải cách trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử - văn hóa, cơ quan hành chính Nhà nước từ 1 km trở lên;
- Địa điểm kinh doanh trò chơi điện tử phải được sự đồng ý bằng văn bản của các hộ liền kề nhằm đảm bảo yêu cầu an ninh trật tự và thực hiện quy chế dân chủ tại địa phương, đảm bảo sự đồng tình của các hộ dân.
c) Tiến hành kiểm tra thu hồi, tiêu hủy đối với các máy trò chơi điện tử khi phát hiện cơ sở tổ chức chơi mang tính chất cờ bạc; các máy trò chơi không được chủ cơ sở thực hiện các thủ tục thẩm định nội dung và không đạt tiêu chuẩn để dán tem theo quy định nhưng vẫn đưa vào hoạt động.
* Đối với loại máy trò chơi điện tử có cách thức chơi tính điểm, chơi bằng xu, xèng, thẻ hoặc các hình thức tương tự (nếu có), nếu được nhập khẩu và kinh doanh phải đảm bảo:
+ Máy trò chơi vui chơi giải trí không có chức năng trả thưởng dưới bất cứ hình thức nào (trừ các loại máy có thiết kế sẵn để gắp, chọn thú bông, kẹo hoặc đồ chơi trẻ em có giá trị nhỏ để động viên tinh thần);
+ Máy không được tích lũy điểm để trả thưởng hoặc quy đổi ra xèng, xu, tích vào thẻ hoặc dưới bất cứ hình thức tương tự nào; số điểm nếu chơi thắng chỉ có giá trị thưởng thêm lượt chơi, nếu người chơi không chơi tiếp, dừng cuộc chơi giữa chừng thì số điểm này sẽ bị hủy sau khi kết thúc trò chơi, không được sử dụng cho lần chơi sau;
+ Máy trò chơi nếu được nhập khẩu về kinh doanh không được lắp thêm phụ kiện dùng để trả thưởng ra ngoài (trả xu, thẻ, tích lũy điểm...);
+ Sau khi đã được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định và dán tem kiểm duyệt nội dung trên máy, không được thay đổi nội dung, cách thức chơi của trò chơi trên máy. Trường hợp thay đổi nội dung của máy, phải được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định phê lại nội dung và dán tem kiểm duyệt. Nếu các cá nhân và tổ chức kinh doanh tự thay đổi nội dung, cách thức chơi của máy theo hướng sử dụng để đánh bạc (trá hình dưới dạng trò chơi) là vi phạm quy định của pháp luật thì phải chịu hoàn toàn trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật;
+ Các cá nhân và tổ chức kinh doanh trò chơi điện tử phải xây dựng quy chế hướng dẫn cách chơi, thể lệ chơi đối với từng loại máy (bằng tiếng Việt) tại khu vui chơi và trên từng máy chơi; có trách nhiệm bố trí giám sát để kiểm soát hoạt động vui chơi giải trí đối với các máy trò chơi điện tử này theo đúng quy định của pháp luật.
+ Nghiêm cấm kinh doanh các loại trò chơi điện tử có tính chất cá cược, đặt cược, đánh bạc dưới mọi hình thức hoặc máy trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài thuộc diện điều chỉnh của Nghị định số 86/2013/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài;
+ Hàng hóa nhập khẩu phải bảo đảm mới 100%, chưa qua sử dụng; nội dung sản phẩm văn hóa không vi phạm các quy định của pháp luật về cấm phổ biến và không được phép lưu hành tại Việt Nam;
+ Các doanh nghiệp khi nhập khẩu máy trò chơi điện tử chỉ được phép thông quan, lưu hành và đưa vào kinh doanh, sử dụng khi đã được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch dán tem đã kiểm duyệt nội dung, trường hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xác định nội dung của máy trò chơi điện tử, vui chơi giải trí vi phạm các quy định của pháp luật về cấm phổ biến và không được phép lưu hành tại Việt Nam, hoặc vi phạm các nội dung đã nêu trên phải thực hiện tái xuất hoặc tiêu hủy số máy này và chịu trách nhiệm theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; phối hợp với các cơ quan, các tổ chức đoàn thể - chính trị xã hội, chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia ngăn chặn, đấu tranh có tố giác các chủ kinh doanh trò chơi điện tử đánh bạc cho các cơ quan có thẩm quyền.
Việc kinh doanh trò chơi điện tử máy bắn cá chỉ được phép sau khi được Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch thẩm định, cấp giấy đủ điều kiện kinh doanh trò chơi điện tử, dán nhãn kiểm soát máy trò chơi điện tử máy bắn cá và các sở, ngành có liên quan cấp giấy đủ điều kiện để hoạt động kinh doanh.
- Chỉ đạo Thanh tra chuyên ngành, Đội Kiểm tra liên ngành về văn hóa, Phòng Văn hóa và Thông tin các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với các lực lượng chức năng có liên quan thường xuyên kiểm tra, kiên quyết xử lý các cơ sở tổ chức kinh doanh trò chơi điện tử trá hình thành đánh bạc trên địa bàn tỉnh; thu hồi, tiêu hủy đối với các máy trò chơi điện tử khi phát hiện cơ sở tổ chức chơi mang tính chất cờ bạc; các máy trò chơi không được chủ cơ sở thực hiện các thủ tục thẩm định nội dung và không đạt tiêu chuẩn để dán tem theo quy định nhưng vẫn đưa vào hoạt động.
- Theo dõi, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh tiến độ công tác chấn chỉnh việc kinh doanh trò chơi điện tử đánh bạc trá hình trên địa bàn tỉnh.
Bằng biện pháp nghiệp vụ tiến hành triệt phá các cơ sở kinh doanh trò chơi điện tử đánh bạc; xử phạt và tịch thu phương tiện, tang vật vi phạm để tiêu hủy.
Chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường phối hợp với lực lượng công an tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các cơ sở có hoạt động sản xuất, lắp ráp máy điện tử đánh bạc.
- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong quá trình thực hiện thủ tục nhập khẩu máy trò chơi điện tử cho doanh nghiệp; hướng dẫn doanh nghiệp kinh doanh trò chơi điện tử nhập khẩu hoặc sản xuất, lắp ráp trong nước phải được ngành văn hóa, thể thao và du lịch thẩm định, phê duyệt nội dung.
- Phối hợp với lực lượng công an, kiểm soát chặt chẽ thu giữ những linh kiện điện tử nhập khẩu lậu phục vụ cho việc sản xuất, lắp ráp máy trò chơi điện tử đánh bạc, không có nguồn gốc.
- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong quá trình thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đảm bảo khi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải có điều kiện, chỉ được phép thông quan, lưu hành và đưa vào kinh doanh sau khi được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định dán tem đã kiểm duyệt nội dung.
- Không cấp giấy phép kinh doanh loại hình trò chơi điện tử đánh bạc đối với các doanh nghiệp kinh doanh trò chơi điện tử trên địa bàn tỉnh.
- Chỉ đạo trong hệ thống ngành tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục đối tượng là học sinh, sinh viên tuyệt đối không tham gia các trò chơi điện tử mang tính chất cờ bạc.
- Phối hợp với Ban đại diện hội phụ huynh quan tâm đến việc học tập, sinh hoạt của con em mình và đề nghị phụ huynh học sinh giữ mối liên hệ chặt chẽ với nhà trường, tránh tình trạng học sinh nghỉ học tham gia các loại hình trò chơi điện tử, đặc biệt là loại hình trò chơi điện tử mang tính chất cờ bạc.
8. Sở Thông tin và Truyền thông
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền; tăng cường công tác kiểm tra, quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử trực tuyến có nội dung bạo lực, không lành mạnh, trò chơi điện tử mang tính chất đánh bạc.
9. Đề nghị Thường trực Ủy ban Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể tỉnh
Chỉ đạo trong hệ thống tăng cường phối hợp với các ngành chức năng vận động thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử nhất là đối với trò chơi điện tử đánh bạc.
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa và Thủ trưởng các sở, ban, ngành nghiêm túc triển khai thực hiện chỉ thị.
Chỉ thị này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Kế hoạch 18/KH-UBND năm 2017 thực hiện Nghị quyết 12-NQ/BCSĐ về tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch và quản lý quy hoạch, khai thác có hiệu quả để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn do tỉnh Ninh Bình ban hành
- 2Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2017 tăng cường công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 3Chỉ thị 02/CT-UBND năm 2017 về tăng cường công tác quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 4Chỉ thị 14/CT-UBND năm 2018 về tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử không kết nối mạng trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 5Kế hoạch 77/KH-UBND năm 2019 về kiểm tra định kỳ hàng năm đối với hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- 6Kế hoạch 342/KH-UBND về tăng cường công tác quản lý và kiểm tra hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử không kết nối mạng trái pháp luật trên địa bàn tỉnh Tây Ninh năm 2019 - 2020
- 1Thông tư 08/2000/TT-BVHTT hướng dẫn quản lý trò chơi điện tử do Bộ Văn hoá-Thông tin ban hành
- 2Nghị định 103/2009/NĐ-CP ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng
- 3Nghị định 86/2013/NĐ-CP kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài
- 4Nghị định 187/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài
- 5Thông tư 28/2014/TT-BVHTTDL quy định về quản lý hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế thuộc diện quản lý chuyên ngành văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- 6Kế hoạch 18/KH-UBND năm 2017 thực hiện Nghị quyết 12-NQ/BCSĐ về tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch và quản lý quy hoạch, khai thác có hiệu quả để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn do tỉnh Ninh Bình ban hành
- 7Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2017 tăng cường công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 8Chỉ thị 02/CT-UBND năm 2017 về tăng cường công tác quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 9Chỉ thị 14/CT-UBND năm 2018 về tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử không kết nối mạng trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 10Kế hoạch 77/KH-UBND năm 2019 về kiểm tra định kỳ hàng năm đối với hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- 11Kế hoạch 342/KH-UBND về tăng cường công tác quản lý và kiểm tra hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử không kết nối mạng trái pháp luật trên địa bàn tỉnh Tây Ninh năm 2019 - 2020
Chỉ thị 01/CT-UBND năm 2017 về tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với việc kinh doanh trò chơi điện tử trên địa bàn tỉnh Đồng Nai do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành
- Số hiệu: 01/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 10/01/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai
- Người ký: Trần Văn Vĩnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra