- 1Quyết định 216/2005/QĐ-TTg về quy chế đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Nghị định 52/2009/NĐ-CP Hướng dẫn Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước
- 3Thông tư 12/2010/TT-BTC hướng dẫn việc xử lý tang vật vi phạm hành chính là hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng và quản lý số tiền thu được từ xử lý tang vật, phương tiện tịch thu sung quỹ nhà nước do vi phạm hành chính do Bộ Tài chính ban hành
- 4Nghị định 17/2010/NĐ-CP về bán đấu giá tài sản
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/2010/CT-UBND | Phủ Lý, ngày 09 tháng 6 năm 2010 |
CHỈ THỊ
VỀ TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÔNG TÁC BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN
Thực hiện Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản; Để khắc phục bất cập do chưa có sự chỉ đạo thống nhất, nhiều đơn vị tổ chức bán đấu giá tài sản chưa đúng trình tự thủ tục, quy định; Nhằm chấn chỉnh, tăng cường quản lý nhà nước về bán đấu giá tài sản trên địa bàn tỉnh, Uỷ ban nhân dân tỉnh yêu cầu:
1. Các Sở, ban, ngành, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, các đơn vị sự nghiệp công lập và các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh không tổ chức bán đấu giá tài sản có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên (trừ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính của các cơ quan có thẩm quyền cấp huyện xử lý thì thực hiện theo Khoản 25, Điều 1 Pháp lệnh 12 ngày 02 tháng 4 năm 2008 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều và Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính).
Cục Thi hành án dân sự tỉnh, Chi cục Thi hành án dân sự huyện, thành phố (gọi chung là cơ quan Thi hành án) khi cưỡng chế kê biên bán để thi hành các bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật đối với đông sản có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên và bất động sản thì đại diện cơ quan Thi hành án ký hợp đồng với Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản để tổ chức bán đấu giá.
2. Tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính do cơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh và cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh tịch thu sung quỹ nhà nước thì chuyển giao cho Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản.
Tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính do cơ quan có thẩm quyền từ cấp huyện trở xuống tịch thu sung quỹ nhà nước thì chuyển giao cho Hội đồng bán đấu giá tài sản cấp huyện để tổ chức bán đấu giá. Khi tổ chức bán đấu giá, Hội đồng ký hợp đồng với tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp, để tổ chức này cử đấu giá viên điều hành cuộc bán tài sản đó.
Tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước là hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng (Hàng tươi sống, dễ bị ôi thiu, khó bảo quản; Thực phẩm đã qua chế biến, thuốc chữa bệnh mà hạn sử dụng còn dưới 30 ngày; Các loại hàng hoá, vật phẩm khác nếu không xử lý ngay sau khi bắt giữ sẽ bị hư hỏng, hết thời hạn sử dụng) được bán trực tiếp (không thông qua đấu giá), trừ các trường hợp phải tiêu hủy (theo Thông tư số 12/2010/TT-BTC).
3. Đối với tài sản là quyền sử dụng đất khi nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất được bán đấu giá theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền do tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp thực hiện.
Kể từ ngày 01/7/2010 bãi bỏ việc thành lập hội đồng đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất quy định tại Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11; Khoản 1 Điều 12 Quyết định số 216/2005/QĐ-TTg ngày 31/8/2005 của Thủ tướng Chính phủ.
Các trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất hiện đang áp dụng Quyết định số 216/2005/QĐ-TTg đến ngày 01/7/2010 chưa kết thúc thì UBND các huyện, thành phố phối hợp Sở Tư pháp báo cáo UBND tỉnh xem xét quyết định.
4. Tài sản được xử lý bán khi dự án kết thúc thuộc các chương trình dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, bao gồm cả các dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn viện trợ không hoàn lại đưa vào cân đối ngân sách nhà nước khi kết thúc (bao gồm cả kết thúc từng phần hoặc theo từng giai đoạn thực hiện của dự án nếu không còn nhu cầu sử dụng) thì Cơ quan chủ quản dự án (Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố) và Ban quản lý dự án phải chuyển giao tài sản cho Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản để tổ chức bán đấu giá.
Tài sản bảo đảm trong trường hợp pháp luật về giao dịch bảo đảm quy định phải xử lý bằng bán đấu giá thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm.
Đối với việc thanh lý tài sản nhà nước thực hiện theo quy định tại Điều 25, 26, 27, 28, 29, 30 và Điều 31 Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ.
5. Giám đốc Sở Tư pháp:
a) Tham mưu giúp UBND tỉnh thống nhất quản lý nhà nước về bán đấu giá tài sản trên địa bàn tỉnh; tổ chức quán triệt thực hiện Chỉ thị này.
b) Chủ trì phối hợp các ngành xây dựng quy chế phối hợp về chuyển giao, bảo quản và tổ chức bán đấu giá tài sản thuộc sở hữu nhà nước, tài sản là quyền sử dụng đất, tang vật phương tiện vi phạm hành chính tịch thu sung quỹ nhà nước; xây dựng quy hoạch mạng lưới các tổ chức hoạt động kinh doanh dịch vụ bán đấu giá trong toàn tỉnh báo cáo UBND tỉnh xem xét quyết định.
c) Rà soát đề nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, thay thế, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động bán đấu giá tài sản.
d) Định kỳ 6 tháng, hàng năm chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính; Văn phòng UBND tỉnh; Công an tỉnh; Sở Công thương và các đơn vị có liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, các công ty nhà nước, các doanh nghiệp có chức năng bán đấu giá tài sản, nhằm phát hiện sai sót để kịp thời chấn chỉnh, xử lý theo quy định của pháp luật, báo cáo về Uỷ ban nhân dân tỉnh để kịp thời chỉ đạo.
đ) Tập huấn, đào tạo, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công chức làm công tác bán đấu giá tăng cường công tác quản lý nội bộ, giữ vững phẩm chất, đạo đức, nghề nghiệp để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần tích cực trong việc thu ngân sách nhà nước.
6. Giám đốc Sở Tài chính:
a) Hướng dẫn về chế độ tài chính trong hoạt động bán đấu giá;
b) Hướng dẫn việc xác định giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá là tài sản nhà nước, tài sản là tang vật, phương tiện vị phạm hành chính;
c) Tiến hành rà soát lại các loại tài sản nhà nước (việc chuyển giao tài sản nhà nước, tài sản thanh lý, tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính) để quyết định việc xử lý phù hợp với quy định của pháp luật;
d) Kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn các Sở, Ban, Ngành, Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố, các đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước thực hiện việc chuyển giao tài sản bán đấu giá theo quy định về quản lý tải sản nhà nước.
Chỉ thị này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, các đơn vị thuộc tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm thực hiện nghiêm Chỉ thị này, kịp thời báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh các vướng mắc phát sinh để chỉ đạo./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |
- 1Quyết định 216/2005/QĐ-TTg về quy chế đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Nghị định 52/2009/NĐ-CP Hướng dẫn Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước
- 3Thông tư 12/2010/TT-BTC hướng dẫn việc xử lý tang vật vi phạm hành chính là hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng và quản lý số tiền thu được từ xử lý tang vật, phương tiện tịch thu sung quỹ nhà nước do vi phạm hành chính do Bộ Tài chính ban hành
- 4Nghị định 17/2010/NĐ-CP về bán đấu giá tài sản
- 5Chỉ thị 04/2007/CT-UBND tăng cường công tác bán đấu giá tài sản trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 6Quyết định 1580/QĐ-UBND năm 2015 về Quy định đấu giá thuê quyền sử dụng đất để kinh doanh bến bãi vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Hà Nam
Chỉ thị 01/2010/CT-UBND về tăng cường quản lý nhà nước đối với công tác bán đấu giá tài sản do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam ban hành
- Số hiệu: 01/2010/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 09/06/2010
- Nơi ban hành: Tỉnh Hà Nam
- Người ký: Trần Xuân Lộc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 19/06/2010
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực