Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/2007/CT-UBND | Sóc Trăng, ngày 15 tháng 01 năm 2007 |
CHỈ THỊ
V/V THỰC HIỆN CÔNG TÁC BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG.
Thực hiện Nghị quyết số 13/2002/NQ-CP, ngày 19 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ, trong các năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện tốt công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh và đạt kết quả đáng khích lệ. Đặc biệt là các cấp ủy Đảng, chính quyền đã tập trung chỉ đạo công tác này gắn với thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật giao thông được đẩy mạnh; thực hiện tốt công tác đăng ký, quản lý xe gắn máy, kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật phương tiện giao thông và tăng cường đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe theo quy định; đồng thời thường xuyên mở chiến dịch tuần tra, kiểm soát và kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm an toàn giao thông.v.v… góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân và giữ gìn an ninh, trật tự xã hội ở địa phương. Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông từng lúc, từng nơi còn lỏng lẻo, thiếu sự quan tâm chặt chẽ của chính quyền các cấp, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, số lượng xe mô tô 2 bánh tăng nhanh; công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật chưa sâu rộng, hình thức tuyên truyền chưa phong phú, người tham gia giao thông chưa chấp hành nghiêm luật giao thông, nên số vụ tai nạn giao thông trong năm 2006 tăng so với năm 2005 là 21 vụ, trong đó số người chết tăng 27 người.
Để phát huy những kết quả đạt được và kịp thời khắc phục mặt hạn chế, thiếu sót, kiên quyết lập lại trật tự kỷ cương trong việc chấp hành pháp luật giao thông trong thời gian tới trên phạm vi toàn tỉnh, UBND tỉnh Sóc Trăng chỉ thị các ngành, các cấp khẩn trương thực hiện một số nội dung sau:
1. Tiếp tục tổ chức quán triệt sâu rộng nội dung Nghị quyết số 13/2002/NQ-CP, ngày 19/11/2002 của Chính phủ về các giải pháp kiềm chế gia tăng, tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, Chỉ thị số 11-CT/TW, ngày 24 tháng 02 năm 2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chỉ thị số 04/2003/CT-TTg, ngày 12 tháng 3 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tri số 20-TT/TU, ngày 13 tháng 3 năm 2003 của Tỉnh ủy Sóc Trăng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Ban An toàn giao thông tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ngành và UBND các huyện, thị có trách nhiệm xây dựng kế hoạch cụ thể và phối hợp triển khai thực hiện tốt công tác này ngay tại địa phương, đơn vị mình. Trong đó, cần lưu ý đề ra chỉ tiêu, giải pháp cụ thể, có xác định địa bàn trọng điểm, bảo đảm thực hiện đúng quy định của pháp luật và phù hợp với quy hoạch phát triển giao thông vận tải.
2. Năm 2007, kiên quyết lập lại trật tự an toàn giao thông và giảm số vụ tai nạn giao thông trên cả 3 mặt (số vụ, số người chết và bị thương) so với năm 2006 từ 15%-20% số vụ; do vậy, các cấp ủy Đảng, chính quyền phải nhận thức rõ công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông là nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên, tăng cường chỉ đạo các ngành, địa phương trên địa bàn thực hiện tốt công tác này. Tiếp tục phát huy tốt sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, nhất là nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông, kết hợp với đẩy mạnh chương trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Thường xuyên kiểm tra, thanh tra để kịp thời chấn chỉnh thiếu sót và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trên lĩnh vực này.
Mỗi cán bộ, Đảng viên, đoàn viên, hội viên phải luôn gương mẫu trong việc chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông; phải là lực lượng xung kích trong việc tuyên truyền, giáo dục, trước hết là nhắc nhở người thân trong gia đình nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ giao thông.
3. Đẩy mạnh sâu rộng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông, nhất là về nội dung của Luật Giao thông đường bộ, đường thuỷ nội địa đến các tầng lớp nhân dân, các vùng trọng điểm, tổ dân phố, xóm ấp,.v.v… bằng nhiều hình thức phong phú, thiết thực, giúp mọi người hiểu rõ và tích cực tham gia. Đi đôi với xây dựng môi trường sống lành mạnh, văn minh và nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật nhằm lập lại trật tự kỷ cương về trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh. Cụ thể là:
- Giám đốc Sở Văn hóa Thông tin, Báo Sóc Trăng, Đài Phát thanh - truyền hình tỉnh có kế hoạch tuyên truyền, giáo dục và kịp thời phản ánh, đưa tin về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, tạo phong trào toàn dân tham gia lập lại trật tự an toàn giao thông.
- Giám đốc Sở Giáo dục Đào tạo có trách nhiệm phối hợp với Công an tỉnh, Sở Giao thông Vận tải có kế hoạch tổ chức học tập, quán triệt Luật Giao thông đường bộ, đường thuỷ nội địa trong cán bộ, công chức, giáo viên, học sinh, sinh viên thuộc ngành mình quản lý; nghiên cứu và đưa chương trình giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông vào trong các trường học; thực hiện tốt sự phối hợp đồng bộ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác này.
4. Giám đốc Sở Giao thông Vận tải có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Công an tỉnh, các Sở ngành chức năng có liên quan và UBND các huyện, thị thực hiện tốt các nhiệm vụ sau đây:
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực giao thông vận tải; tiếp tục triển khai thực hiện quy hoạch phát triển giao thông vận tải, gắn với việc quy hoạch phát triển chợ, bến bãi, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, xây dựng khu dân cư…, góp phần lập lại trật tự an toàn giao thông và tạo điều kiện cho phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Đối với bến bãi đậu xe, bến khách đường thuỷ cần có quy hoạch hợp lý và triển khai thực hiện theo hướng xã hội hóa (như khuyến khích tư nhân đầu tư quản lý) gắn với thực hiện tốt việc quản lý các bến bãi trên địa bàn.
- Nghiên cứu điều chỉnh, thay mới biển báo hiệu giao thông trên các tuyến đường một cách hợp lý; giải tỏa ngay việc lấn chiếm lòng lề đường, hành lang bảo vệ đường bộ… tạo điều kiện cho người điều khiển phương tiện giao thông chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật. Thường xuyên theo dõi, phân tích nguyên nhân các vụ tai nạn giao thông xảy ra trong toàn tỉnh để đề xuất các biện pháp xử lý kịp thời.
- Tăng cường hơn nữa công tác đào tạo sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ để tạo điều kiện cho mọi người có điều kiện tham gia học tập, nhằm am hiểu và chấp hành nghiêm Luật giao thông; kiểm tra chặt chẽ việc kiểm định chất lượng và an toàn kỹ thuật phương tiện giao thông vận tải, nếu phương tiện không an toàn thì kiên quyết không cho phép lưu hành.
- Chỉ đạo Ban điều hành các bến xe khi đưa phương tiện vào khai thác phải bảo đảm an toàn kỹ thuật và chất lượng, đăng ký lịch trình chạy xe đúng tuyến, tránh tranh giành khách, sang chuyển khách dọc đường và kiên quyết xử lý nghiêm các tiêu cực xảy ra trong vận chuyển hành khách.
5. Giám đốc Công an tỉnh có trách nhiệm phối hợp với Sở Giao thông Vận tải chỉ đạo lực lượng tham gia gìn giữ trật tự an toàn giao thông các cấp tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, nhất là trên các tuyến Quốc lộ, Đường tỉnh và các điểm "đen" thường xảy ra tai nạn giao thông để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các trường hợp vi phạm như: điều khiển phương tiện chạy quá tốc độ tối đa cho phép, phương tiện không đủ điều kiện an toàn kỹ thuật, chở quá số người và tải trọng cho phép, tranh giành khách, không đội mũ bảo hiểm trên các tuyến đường bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, say rượu, bia khi điều khiển phương tiện, điều khiển phương tiện không bằng lái…; đồng thời phải kịp thời điều tra, xử lý khi có tai nạn giao thông xảy ra, nhằm bảo đảm an toàn giao thông và bảo vệ tính mạng, tài sản cho nhân dân.
6. Tiếp tục củng cố, kiện toàn Ban An toàn giao thông các cấp, xây dựng quy chế hoạt động, chọn điểm chỉ đạo và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, bảo đảm đủ năng lực làm tốt vai trò tham mưu giúp cấp ủy, chính quyền chỉ đạo thực hiện tốt công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra việc thực hiện công tác này và định kỳ hàng quý, 6 tháng, năm có sơ kết đánh giá, rút kinh nghiệm, kịp thời biểu dương, khen thưởng, nêu gương điển hình tiên tiến người tốt, việc tốt để nhân rộng phong trào.
7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các Đoàn thể tích cực vận động, giáo dục đoàn viên, hội viên và mọi người dân nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ giao thông. Cùng các địa phương phát động rộng khắp phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, góp phần xây dựng xã hội lành mạnh, văn minh. Phát động đến đâu phải ký cam kết đến đó.
8. Ủy ban nhân dân các huyện, thị có trách nhiệm chỉ đạo và tiến hành các biện pháp cần thiết để lập lại trật tự kỷ cương về an toàn giao thông trên địa bàn mình quản lý. Có kế hoạch sắp xếp nơi họp chợ, buôn bán, bến bãi đậu xe theo quy hoạch và giải quyết đến nơi đến chốn tình trạng lấn chiếm lòng lề đường, vỉa hè, hành lang bảo vệ công trình giao thông,… Phối hợp chặt chẽ với Mặt trận và các Đoàn thể tổ chức giáo dục, vận động nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ giao thông, góp phần giữ gìn an ninh trật tự xã hội ở địa phương.
Thủ trưởng các Sở, Ban ngành tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thị có trách nhiệm triển khai tổ chức thực hiện nghiêm nội dung Chỉ thị này và thường xuyên báo cáo kết quả thực hiện cho UBND tỉnh và Thường trực Ban An toàn giao thông tỉnh. Giao thường trực Ban An toàn giao thông tỉnh (Sở Giao thông Vận tải) thường xuyên tổng hợp kết quả thực hiện và đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện, báo cáo UBND tỉnh để có biện pháp chỉ đạo kịp thời.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Chỉ thị 09/2007/CT–UBND tăng cường các giải pháp thực hiện công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông nhằm kiềm chế và giảm tai nạn giao thông trong năm 2007 trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- 2Chỉ thị 11/2007/CT-UBND về tăng cường các giải pháp tiếp tục tổ chức thực hiện công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 3Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2014 tiếp tục thực hiện quyết liệt giải pháp cấp bách, trọng tâm trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 4Quyết định 174/QĐ-UBND năm 2017 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng năm 2016
- 5Quyết định 17/2016/QĐ-UBND bãi bỏ chỉ thị quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng
- 1Luật Giao thông đường bộ 2001
- 2Nghị quyết số 13/2002/NQ-CP về các giải pháp kiềm chế gia tăng và tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông do Chính phủ ban hành
- 3Chỉ thị 04/2003/CT-TTg thực hiện CT 22-CT/TW của Ban Bí thư trung ương Đảng, thực hiện NQ 13/2002/2003 về các giải pháp kiềm chế gia tăng, tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004
- 5Chỉ thị 09/2007/CT–UBND tăng cường các giải pháp thực hiện công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông nhằm kiềm chế và giảm tai nạn giao thông trong năm 2007 trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- 6Chỉ thị 11/2007/CT-UBND về tăng cường các giải pháp tiếp tục tổ chức thực hiện công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 7Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2014 tiếp tục thực hiện quyết liệt giải pháp cấp bách, trọng tâm trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông do tỉnh Thanh Hóa ban hành
Chỉ thị 01/2007/CT-UBND về việc thực hiện công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- Số hiệu: 01/2007/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 15/01/2007
- Nơi ban hành: Tỉnh Sóc Trăng
- Người ký: Huỳnh Thành Hiệp
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra