BỘ NGOẠI GIAO ****** |
|
Số: 32/2004/LPQT | Hà Nội, ngày 14 tháng 04 năm 2004 |
Biên bản kỳ họp lần thứ 26 Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào có hiệu lực từ ngày 16 tháng 01 năm 2004./.
| TL. BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO |
1. Từ ngày 15 đến ngày 16 tháng 01 năm 2004, tại Viêng chăn, Thủ đô nước Cộng Hòa dân chủ nhân dân Lào đã tiến hành kỳ họp lần thứ 26 Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
Đoàn Việt
Đoàn Lào do đồng chí Thoong – lun Xi – xu – lít, Ủy viên Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng nhân dân cách mạng Lào, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Phân ban hợp tác Lào – Việt Nam, Trưởng đoàn.
Danh sách thành viên của đoàn Việt
2. Hai Bên thông qua chương trình làm việc của kỳ họp, đánh giá tình hình thực hiện Hiệp định về hợp tác kinh tế văn hóa, khoa học kỹ thuật 2003, trao đổi phương hướng nhiệm vụ hợp tác năm 2004; ký Biên bản kỳ họp và Hiệp định về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật giữa Việt Nam và Lào năm 2004.
II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH HỢP TÁC NĂM 2003
Trên cơ sở Hiệp định về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật năm 2003; Hiệp định khung 2001 – 2005 giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ký ngày 06 tháng 02 năm 2001 tại Hà Nội. Hai bên đã trao đổi và thống nhất ghi nhận một số vấn đề chủ yếu về tình hình thực hiện Hiệp định năm 2003 sau đây:
1. Hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật trong ba năm qua (2001 – 2003) đã có bước phát triển, đáp ứng kịp thời nhu cầu đào tạo của mỗi Bên; góp phần thiết thực phát triển nông nghiệp và nông thôn của Lào trên cơ sở Chương trình an ninh lương thực và Quy hoạch sản xuất lương thực các cánh đồng lớn của Lào đã được thoả thuận tại Hiệp định hợp tác 5 năm (2001 – 2005).
Năm 2003, hai bên đã có nhiều cố gắng thực hiện các thỏa thuận, cùng nhau giải quyết các vấn đề nảy sinh, tạo điều kiện hỗ trợ thiết thực trong quan hệ hợp tác giữa hai nước.
Hợp tác đào tạo phát triển cả về số lượng và chất lượng, bằng nhiều hình thức phong phú và được mở rộng giữa các địa phương hai nước. Số cán bộ, học sinh học tập tại Việt
Hợp tác giao thông được quan tâm, các tuyến đường nối qua biên giới được hai bên đầu tư, nâng cấp đã phát huy được hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho việc qua lại và phát triển kinh tế giữa hai nước. Một số hệ thống thủy lợi lớn Đông – phu – xi và Thà – phạ - nọng – phông đang được cơ bản hoàn thành đưa vào sử dụng. Các địa phương, nhất là địa phương có chung đường biên giới đã có nhiều hoạt động hợp tác, giúp đỡ cụ thể trong nhiều lĩnh vực, phát huy được truyền thống tốt đẹp sẵn có và sẵn sàng chia sẻ bằng khả năng của mình.
Hoạt động đầu tư có bước phát triển. Trong 3 năm (2001 – 2003) đã cấp 18 giấy phép đầu tư vào Lào, trong đó năm 2003 cấp 5 giấy phép với vốn đăng ký 5.051.897 USD. Một số dự án lớn có tác động trực tiếp tới phát triển hợp tác kinh tế giữa hai nước đã và đang được mở ra. Hai Bên cũng đã tích cực, chủ động điều chỉnh các cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư hoạt động.
Việc sử dụng vốn viện trợ đang được triển khai theo tiến độ và kế hoạch. Trong 3 năm đã thực hiện được 56,35% số vốn theo thỏa thuận ký kết 5 năm (2001 – 2005), hoàn thành 20 trên tổng số 38 dự án. Năm 2003, đã tập trung đầu tư hoàn thành 5 dự án, bằng 31% số dự án trong năm. Hầu hết các dụ án được ghi chuẩn bị điều đã đưa vào triển khai thực hiện.
Hoạt động thương mại có đổi mới thông qua các hoạt động hội chợ giao lưu thương mại giữa hai nước. Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hai Bên được duy trì ở mức trên 110 triệu USD/năm. Thông qua các mặt hàng trao đổi đã phản ánh thực chất nhu cầu thị trường ở mỗi Bên và có tác động nhất định đến sản xuất của mỗi nước.
Nhiều hoạt động hợp tác đa phương được phối hợp triển khai như: Hội nghị lần thứ nhất các tỉnh và các doanh nghiệp trong khu vực Tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia (tháng 8 năm 2003); Hội nghị cấp cao thường niên các tỉnh ba nước Việt Nam – Lào – Thái Lan sử dụng tuyến đường 8 lần thứ tám tại Na-khôn-pha-nôm, Thái Lan; Hội nghị phát triển du lịch ba nước Việt Nam – Lào – Thái Lan sử dụng tuyến đường 8 lần thứ tư tại Hà Tĩnh (tháng 9 năm 2003) và các chương trình hoạt động tiểu vùng và khu vực khác đã ký kết.
2. Tuy nhiên, quan hệ hợp tác hai Bên cũng còn những khó khăn tồn tại:
Hai bên chưa tận dụng hết được sự ưu đãi đã được thỏa thuận giữa hai Chính phủ tại “Thỏa thuận Viêng-chăn 2002”, “Thoả thuận sử dụng cảng Vũng Áng” và các thỏa thuận khác. Thiếu sự hợp tác đồng bộ giữa một số Bộ, ngành của mỗi Bên để chuyển hóa khó khăn, vướng mắc thành những cơ hội tiện dụng thúc đẩy quan hệ hợp tác hai nước phát triển. Quản lý lao động và dân cư qua lại biên giới có tiến bộ, nhưng chưa có biện pháp hữu hiệu giải quyết vấn đề tồn đọng và tạo điều kiện thuận lợi về cư trú cho lao động theo hợp đồng để tạo sự chuyển biến trong hoạt động đầu tư, thương mại giữa hai nước.
Chất lượng đào tạo chưa được như mong muốn. Các dự án dàn trải, chậm triển khai và đưa vào sử dụng, chưa phát huy hiệu quả đầu tư. Khả năng cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường của mỗi Bên còn yếu. Chính sách giảm 50% thuế suất thuế nhập khẩu đối với các hàng hóa có xuất xứ từ mỗi nước triển khai chậm và chưa triệt để, chưa thực sự tạo điều kiện cho hàng hóa của mỗi Bên xâm nhập vào thị trường của nhau. Việc quy định danh mục hoặc giá trị hàng hoá được giảm thuế phần nào chưa phù hợp với nhu cầu hàng hoá trên thị trường của mỗi Bên cũng như hoạt động thương mại của các doanh nghiệp.
Hợp tác của các địa phương phát triển mạnh, đi vào chiều sâu, nhưng khả năng của hai bên đều rất khó khăn và hạn hẹp vì vậy còn có những thoả thuận chưa đạt như yêu cầu mong muốn.
III. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHIỆM VỤ CHỦ YẾU HỢP TÁC KINH TẾ, VĂN HÓA, KHOA HỌC KỸ THUẬT NĂM 2004
Thực hiện tinh thần và nội dung cuộc gặp giữa hai Bộ chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân cách mạng Lào ngày 15 tháng 01 năm 2004; Trên cơ sở Chiến lược hợp tác 10 năm, Hiệp định về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật 2001 – 2005 và tình hình thực tế của hai nước và khu vực; hai bên đã trao đổi và thỏa thuận một số vấn đề hợp tác năm 2004 sau đây:
1. Phương hướng hợp tác chung:
- Hai bên khẳng định quyết tâm không ngừng củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước trong thời kỳ mới.
Coi trọng quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước trên tinh thần độc lập, tự chủ, khai thác thế mạnh và khả năng của mỗi nước, bình đẳng, cùng có lợi, dành ưu tiên, ưu đãi cho nhau phù hợp với tính chất quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, nhầm tạo thêm sức mạnh thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và củng cố vai trò của mỗi nước trong khu vực.
Trong quan hệ hợp tác, đặt hiệu quả chính trị và phát triển của mỗi nước như là một mục tiêu để xem xét và giải quyết các vấn đề hợp tác kinh tế giữa hai nước nhằm thúc đẩy phát triển quan hệ kinh tế tương xứng quan hệ chính trị truyền thông sẵn có.
- Bên cạnh thúc đẩy hợp tác song phương, hai Bên sẵn sàng hợp tác kinh tế đa phương với các nước khu vực và tiểu vùng về các vấn đề có liên quan đến hai nước trên nguyên tắc cùng có lợi, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, tôn trọng chủ quyền của mỗi nước.
- Trước hết, năm 2004, hai Bên chủ động tập trung tháo gỡ những vướng mắc, thúc đẩy việc thực hiện những thoả thuận đã ký kết trong quan hệ hợp tác hai nước, cũng như các thoả thuận với các nước trong khu vực có liên quan đến hai nước.
Trong quan hệ hỗ trợ, hai Bên tập trung dứt điểm từng vấn đề nhằm phát huy nhanh chóng hiệu quả hợp tác. Ưu tiên đầu tư khu vực biên giới, tạo cơ sở cho việc phát triển của mỗi nước.
Trên từng lĩnh vực, lựa chọn chương trình, dự án với quy mô thích hợp mang tính đột phá vừa giải quyết thiết thực những nhu cầu trước mắt, tác động trực tiếp tới phát triển kinh tế, vừa tiêu biểu cho hợp tác hai nước.
2. Một số nhiệm vụ và mục tiêu hợp tác cụ thể năm 2004
Để thực hiện được các mục tiêu nhiệm vụ trong Chiến lượt hợp tác giai đoạn 2001 – 2010 và Hiệp định hợp tác 5 năm 2001 – 2005 đã được ký kêt, quán triệt phương châm hợp tác nêu trên, hợp tác hai nước năm 2004 tập trung vào những vấn đề chính sau:
- Tiếp tục ưu tiên và đáp ứng kịp thời cho đào tạo. Chú trọng hình thức cử chuyên gia đào tạo tại chỗ. Tiếp tục nghiên cứu nhu cầu nâng cấp Trường Chính trị - Hành chính quốc gia Lào và các Trường Dân tộc nội trú tỉnh Xiêng-khoảng, tỉnh Hủa-Phăn, Trường năng khiếu, dự bị đại học dành cho học sinh dân tộc tại Đại học quốc gia Viêng-chăn để có kế hoạch lựa chọn ưu tiên vào các năm tới.
Khuyến khích đào tạo bằng các nguồn kinh phí tự túc, nhất là giữa các địa phương hai nước trên cơ sở Nghị định thư về hợp tác đào tạo cán bộ đã ký ngày 15 tháng 01 năm 2002.
- Bố trí hài hòa giữa các dự án, tập trung cho các công trình chuyển tiếp nhằm hoàn thành cơ bản trong năm 2004 các chương trình, dự án đã thoả thuận trong giai đoạn 2001 – 2005:
Về giáo dục, hoàn thành Trung tâm bồi dưỡng cán bộ kinh tế, kế hoạch tại Viêng-chăn;
Về nông nghiệp, tập trung hoàn thành đồng bộ hệ thống thủy lợi Đông-phu-xi và tiếp tục xây dựng hệ thống thủy lợi Thà-phạ-nọng-phông, đồng thời phát huy năng lực các hệ thống thủy lợi này để phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững các bản thuộc huyện Hat-xai-phong thành phố Viêng-chăn trở thành vùng sản xuất hàng hoá;
Trong lĩnh vực giao thông, tập trung hoàn thành các tuyến đường qua biên giới để tạo điều kiện thuận lợi cho Lào quá cảnh hàng hoá qua lãnh thổ và cảng biển hiện có của Việt
- Tăng kim ngạch xuất, nhập khẩu hai nước trên cơ sở tăng thị phần hàng hóa sản xuất của mỗi nước vào nước kia. Tiếp tục thực hiện giảm 50% thuế suất thuế nhập khẩu cho hàng hóa có xuất xứ từ mỗi nước do các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế có tư cách pháp nhân của hai Bên thực hiện (trừ hàng hoá cấm nhập, cấm xuất và hàng hoá nằm trong danh mục loại trừ hoàn toàn của Việt Nam và Lào thực hiện CEPT/AFTA).
- Coi đầu tư như là một động lực thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa hai Bên. Phía Lào cố gắng tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư xây dựng Nhà máy thủy điện Xê-ca-mản 3 theo đề nghị của Công ty cổ phần phát triển và đầu tư điện Việt – Lào bằng hình thức BOT vốn 100% trong thời hạn 30 năm hoặc hình thức thích hợp khác, tiến tới việc thông qua Báo cáo nghiên cứu khả thi và ký Hợp đồng BOT, cấp Giấy phép đầu tư xây dựng để sớm tổ chức thực hiện dự án này.
Hai Bên nhất trí tạo điểu kiện cho các doanh nghiệp điện lực hai nước tiếp tục tháo gỡ vướng mắc để có thể ký kết thoả thuận mua bán điện từ Thủy điện Nậm-mô trong 06 tháng đầu năm 2004.
Đẩy nhanh tiến bộ thăm dò, tìm kiếm thạch cao, muối mỏ kali, sớm tạo điều kiện cho Tổ hợp các công ty mạnh của Việt
Hai Bên phối hợp hoạt động giữa Khu vực khuyến khích phát triển kinh tế và thương mại Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị (phía Việt Nam) và Khu thương mại Đen-xa-vẳn (phía Lào) nhằm tạo điều kiện hợp tác sử dụng những ưu đãi của các nước dành cho Lào và lao động của hai Bên.
- Tăng cường khâu xúc tiến đầu tư nghiên cứu và có chiến lược, kế hoạch đầu tư trước mắt và lâu dài, công bố các danh mục đầu tư để khuyến khích các địa phương hợp tác đầu tư sản xuất. Trên cơ sở, đấu đai và lao động của Lào; vốn, công nghệ, kỹ thuật của Việt Nam và thị trường của Việt Nam và nuớc thứ ba, phía Lào khuyến khích các nhà đầu tư của Việt Nam đầu tư vào Lào trong các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi), lâm nghiệp và thủy sản, chế biến và buôn bán các sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản, phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Để thực hiện nội dung này, phía Lào sẽ sớm thông boá cho phía Việt
Khuyến khích Công ty hợp tác kinh tế (COECO) và các doanh nghiệp khác của hai nước đầu tư sản xuất nông – lâm nghiệp, đặc biệt là ở những vùng dọc biên giới hai nước.
- Hai Bên tiếp tục hợp tác nghiên cứu chiến lược phát triển thủy sản của Lào giữa Bộ Nông Lâm nghiệp Lào và Bộ Thủy sản Việt
- Về tạo điều kiện thuận lợi cho người và hàng hoá qua lại:
Hai bên thỏa thuận sớm hoàn thiện các thủ tục để miễn thị thực cho người mang hộ chiếu phổ thông hai nước từ ngày 01 tháng 07 năm 2004. Trong thời gian các văn bản về việc miễn thực có hiệu lực, hai Bên tiếp tục thực hiện tốt những thoả thuận đã ký kết.
Tiếp tục triển khai việc thực hiện thí điểm kiểm tra hàng hoá một lần tại cửa khẩu quốc tế Lao Bảo – Đen-xa-vẳn. Hải quan hai nước sớm trao đổi thống nhất “Tờ khai hải quan” bằng hai thức tiếng Việt, tiếng Lào.
Hai bên tập trung tháo gỡ những vướng mắc, triển khai có hiệu quả các nội dung của “Thoả thuận Viêng – chăn 2002”.
Giao hai Phân ban phối hợp thúc đẩy các Bộ, ngành liên quan hai Bên thực hiện những thỏa thuận đã được ký kết và báo cáo thường kỳ hàng quý lên Chính phủ mỗi bên những vấn đề nảy sinh.
- Hợp tác giữa các địa phương: Tạo điều kiện cho các địa phương mở các tuyến đường thông thương giữa hai nước và đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các khu cửa khẩu; khuyến khích hợp tác đầu tư, sản xuất nhằm từng bước xây dựng các địa phương biên giới phát triển thành hậu phương vững chắc.
Phối hợp thực hiện tốt Hiệp định về quy chế biên giới chống buôn lậu, xâm canh, xâm cư, xuất nhập cảnh trái phép, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân các tỉnh thăm hỏi, làm ăn, góp phần xây dựng đường biên giới Việt Nam – Lào mãi mãi là biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.
3. Nhằm thúc đẩy hợp tác giữa hai nước năm 2004, hai Bên thỏa thuận một số vấn đề chính sau đây:
- Hai Bên nhất trí dành từ 50 đến 100 học bổng dài hạn theo Hiệp định năm 2004 để đào tạo cán bộ thuộc đối tượng ưu tiên và các cán bộ vùng sâu, vùng xa của Lào sang bồi dưỡng dự bị đại học tại Việt Nam trước một năm (không kể dự bị tiếng Việt).
- Hai Bên thỏa thuận thực hiện giảm 50% thuế suất thuế nhập khẩu cho hàng hóa có xuất xứ từ mỗi nước do các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế có tư cách pháp nhân của hai Bên thực hiện (trừ hàng hóa cấm nhập khẩu, cấm xuất và hàng hóa nằm trong danh mục loại trừ hoàn toàn của Việt Nam và Lào thực hiện CEPT/AFTA). Hai bên có thể thống nhất việc sửa đổi, bổ sung các mặt hàng được giảm 50% thuế suất thuế nhập khẩu. Việc sửa đổi này được thực hiện trong thời gian ngắn nhất. Giao Bộ thương mại và các cơ quan liên quan hai Bên xác định cụ thể và thống nhất quy chế xuất xứ hàng hoá để thông báo công khai cho các doanh nghiệp; Bộ Tài chính hai Bên phối hợp thống nhất nguyên tắc xác định giá tính thuế nhập khẩu hàng hoá có xuất xứ từ mỗi nước, nguyên tắc giá tính thuế phải được xác định trên cơ sở giá thực tế thanh toán qua ngân hàng, có kèm theo hồ sơ hàng hóa, bao gồm: (1) hợp đồng thương mại (2) Chứng nhận xuất xứ C/O (3) Tờ khai hàng hóa nhập khẩu. Việc này hoàn thành trong tháng 02 năm 2004.
- Trên tinh thần quan hệ đặc biệt và những nội dung được ký kết tại “thoả thuận sử dụng cảng Vũng Áng”, phía Việt Nam ưu tiên giảm các loại phí cầu bến, phí tải trọng, phí bảo đảm hàng hải, phí hoa tiêu như đối với các tầu nội địa của Việt Nam theo hình thức phần chênh lêch ghi bổ sung vào vốn viện trợ năm 2004 của Việt Nam dành cho Lào.
Hai Bên thỏa thuận thông báo cho nhau tình hình sử dụng cảng và kế hoạch hàng hoá hàng năm của Lào qua cảng Vũng Áng để làm cơ sở phối hợp thúc đẩy đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng cảng và giao thông của mỗi bên.
- Hai Bên thỏa thuận đẩy mạnh hợp tác lao động trên cơ sở Hiệp định và Nghị định thư sửa đổi hợp tác lao động đã ký kết. Bảo đảm quyền lợi và có biện pháp hợp lý quản lý người lao động theo Hợp đồng. Tiếp tục thực hiện các nội dung đã ký kết tại “Thoả thuận Viêng-chăn năm 2002” trong việc tạo điều kiện thuận lợi đi lại, cư trú người lao động thực hiện đầu tư, thương mại, các dự án trúng thầu và các dự án sử dụng vốn viện trợ của Việt Nam dành cho Lào làm việc tại Lào.
Phía Lào ghi nhận đề nghị của phía Việt
4. Phía Lào mời các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Nhà nước Việt
Phía Việt
5. Hai bên thỏa thuận sẽ tiến hành kỳ họp lần thứ 27 Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật vào đầu năm 2005 tại Hà Nội, thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thời gian cụ thể sẽ thông báo qua đường ngoại giao.
Biên bản này được ký tại Viêng-chăn, Thủ đô nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ngày 16 tháng 01 năm 2004 thành hai bản, mỗi bản bằng hai thứ tiếng Việt và tiếng Lào. Cả hai văn bản điều có giá trị như nhau./.
TM. CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
| TM. CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
Thoong-lun Xi-xu-lít |
ĐOÀN ĐẠI BIỂU VIỆT
1. Nguyễn Tấn Dũng Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ, Chủ tịch Phân ban hợp tác Việt
2. Trần Đình Khiển Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Chủ tịch Phân ban hợp tác Việt
3. Lê Công Phụng Thứ trưởng Bộ ngoại giao.
4. Huỳnh Anh Dũng Đại sứ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
5. Phan Thế Ruệ Thứ trưởng Bộ thương mại.
6. Ngô Thịnh Đức Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
7. Trần Văn Nhung Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
8. Nguyễn Đình Liêu Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Đoàn chuyên viên:
1. Trần Bảo Minh Vụ trưởng, Thư ký Phân ban hợp tác Việt Nam – Lào, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2. Nguyễn Hữu Vũ Vụ trưởng, Thư ký Phó Thủ tướng.
3. Nguyễn Minh Tú Tham tán kinh tế, văn hóa, Đại sứ quán nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
4. Nguyễn Bảo Giám Tham tán thương mại, Đại sứ quán nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
5. Nguyễn Duy Quý Phó Vụ trưởng, Vụ Quan hệ quốc tế, Văn phòng Chính phủ.
6. Vũ Xuân Hiểu Phó Vụ trưởng, Vụ Tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính.
7. Nguyễn Vĩnh lộc Phó Vụ trưởng, Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Giao thông vận tải.
8. Phan Trọng Tiềm Phó Vụ trưởng, Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Công nghiệp.
9. Nguyễn Minh Vũ Phó Cục trưởng, Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao.
10. Nguyễn Hải Tịnh Phó Vụ Trưởng Vụ Châu Á – Thái Bình Dương, Bộ Thương mại.
11. Hoàng Ngọc Bảo Chuyên viên, Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
12. Nguyễn Ngọc Quang Chuyên viên, Vụ Quan hệ quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
13. Nguyễn Đình Bá Trưởng phòng, Vụ Kinh tế đối ngoại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
14. Nguyễn Quốc Hưng Phó phòng, Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính.
15. Nguyễn Ngọc Cừ Phó phòng cửa khẩu, Bộ Tư lệnh Biên phòng, Bộ Quốc phòng.
16. Nguyễn Văn Minh Chuyên viên Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công An.
17. Ngô Vũ Bích Hà Chuyên viên, Vụ Giám sát quản lý, Tổng cục Hải quan.
18. Đặng Quốc Ân Bí thư thứ nhất, Đại sứ quán Việt
ĐOÀN ĐẠI BIỂU LÀO THAM DỰ KHÁO HỌP ỦY BAN LIÊN CHÍNH PHỦ VIỆT
1. Thong-lun Xi-xu-lít Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Phân ban hợp tác Lào – Việt
2. Phim-ma-xỏn Lương-khăm-ma Bộ trưởng Bộ Giáo Dục.
3. Thoong-mi Phôm-vị-xay Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch và Hợp tác, Phó Chủ tịch Phân ban Hợp tác Lào – Việt
4. Phông-xạ-vắt Bụp-phả Thứ trưởng Bộ Ngoại giao.
5. Xiều-Xạ-Vạt Xạ-vẻng-xức-xả Thứ trưởng Bộ Thương mại.
6. Xổm-đi Đuông-đi Thứ trưởng Bộ Tài chính.
7. Xổm-mạt Phôn-xể-na Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bưu điện và Xây dựng.
8. Ty Phôm-mạ-xắc Thứ trưởng Bộ Nông- Lâm nghiệp.
9.
10. Lau-ly Phay-phêng-dua Thứ trưởng Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội.
11. Bun-thon Xẻng-khăm-mi Đại sứ nước Cộng hòa dân chủ nông dân Lào tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Đoàn chuyên viên:
1. Phôn-xúc Khun-xổm-bắt Chánh Văn phòng, Phân ban Hợp tác Lào – Việt
2. Bun-thạ-xi Xỉ-nụ-phăn-thon Chánh Văn phòng, Ủy ban Kế hoạch và Hợp tác.
3. Khăm-khẳn Nạ-pha-vông Chánh Văn phòng, Bộ Thương mại.
4. Nủ-hắc Nặ-lư-khốt Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính.
5. Phu-khiển Chăn-thạ-xổm-bun Chánh Văn phòng, Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội.
6. Bun-lăng Piu-kẹo-pa-xợt Q. Cục trưởng Cục Xuất nhập cảnh, Bộ Nội Vụ.
7. Xải-phết Ăm-phay-văn Q. Vụ trưởng Vụ Tài chính đối ngoại. Bộ Tài chính.
8. Mắt Xủn-ma-la Vụ trưởng Vụ kế hoạch và hợp tác, Bộ Giao thông vận tải, Bưu điện và Xây dựng.
9. A-nôn Khăm-hùng Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Bộ Nông – Lâm nghiệp.
10. Khăm-lạ Xay-nhạ-chắc Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ ngoại giao.
11. Phu-khẩu Thoong-ma-ni-la Phó Vụ trưởng, Ủy ban Kế hoạch và Hợp tác.
12. Chăn-đeng Kẹo-pạ-xợt Phó Chánh Văn phòng, Bộ Công nghiệp và Thủ công nghiệp.
13. Bà Búp-phả Khên-vông-đa-la Phó Vụ trưởng, Vụ Thư ký, Văn phòng Phủ Thủ tướng.
14. Khăm-khẳn Phim-xạ-vẳn Phó Chánh Văn phòng, Thư ký Phó Thủ tướng Chính phủ.
15. Phăn vị-lay-xổm Tham tán Kinh tế- thương mại, Đại sứ quán Lào tại Việt
16. Khăm-tăn Xổm-vông Chuyên viên, Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Giáo dục.
17. Bà Viêng-kẹo Phôm-mạ-hả-xay Q. Tham tán văn hóa, Đại sứ quán Lào tại Việt Nam, phiên dịch./.
- 1Hiệp định số 29/2005/LPQT về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
- 2Biên bản số 28/2005/LPQT về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
- 3Hiệp định số 14/2005/LPQT về việc hợp tác kinh tế, thương mại, văn hóa, khoa học và công nghệ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Thống nhất Tan-za-ni-a
- 4Hiệp định 45/LPQT về hợp tác kinh tế - thương mại, văn hoá, khoa học và công nghệ giữa Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà Ru-an-đa
- 5Hiệp định số 33/2004/LPQT về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
- 6Hiệp định số 14/2004/LPQT hợp tác kinh tế - thương mại, văn hóa, khoa học và công nghệ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Ma-đa-gax-ca
- 7Hiệp định về hợp tác kinh tế - thương mại, văn hóa, khoa học và công nghệ giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Xi-ê-ra Lê-ôn
- 1Hiệp định số 29/2005/LPQT về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
- 2Biên bản số 28/2005/LPQT về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
- 3Hiệp định số 14/2005/LPQT về việc hợp tác kinh tế, thương mại, văn hóa, khoa học và công nghệ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Thống nhất Tan-za-ni-a
- 4Hiệp định 45/LPQT về hợp tác kinh tế - thương mại, văn hoá, khoa học và công nghệ giữa Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà Ru-an-đa
- 5Hiệp định số 33/2004/LPQT về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
- 6Hiệp định số 14/2004/LPQT hợp tác kinh tế - thương mại, văn hóa, khoa học và công nghệ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Ma-đa-gax-ca
- 7Hiệp định về hợp tác kinh tế - thương mại, văn hóa, khoa học và công nghệ giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Xi-ê-ra Lê-ôn
Biên bản số 32/2004/LPQT kỳ họp lần thứ 26 Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
- Số hiệu: 32/2004/LPQT
- Loại văn bản: Điều ước quốc tế
- Ngày ban hành: 16/01/2004
- Nơi ban hành: Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: 20/05/2004
- Số công báo: Số 13
- Ngày hiệu lực: 16/01/2004
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết