Hệ thống pháp luật

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 610/BC-CP

Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2024

 

BÁO CÁO

TÌNH HÌNH, KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG NĂM 2024 VÀ DỰ KIẾN KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG NĂM 2025

Kính gửi: Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Căn cứ Luật Đầu tư công, Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tình hình, kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2024 và dự kiến kế hoạch đầu tư công năm 2025 như sau:

PHẦN THỨ NHẤT

TÌNH HÌNH, KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG NĂM 2024

Năm 2024 là năm tăng tốc, bứt phá, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 -2025. Tình hình thế giới, khu vực tiếp tục biến động phức tạp, khó lường; nhiều yếu tố rủi ro, bất định, khó khăn, thách thức. Cạnh tranh chiến lược nước lớn ngày càng gay gắt; xung đột quân sự tiếp tục kéo dài, leo thang tại một số khu vực. Tăng trưởng kinh tế toàn cầu phục hồi chậm, thiếu vững chắc. Thị trường tài chính, tiền tệ, giá vàng, xăng dầu, hàng hóa, vận tải thế giới biến động mạnh... Thiên tai, hạn hán, bão lũ, biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng, tác động nặng nề hơn.

Trong nước, nền kinh tế phục hồi rõ nét, tháng sau tích cực hơn tháng trước, quý sau tốt hơn quý trước[1]. Tuy nhiên, Việt Nam là nền kinh tế đang phát triển, đang trong quá trình chuyển đổi, có độ mờ cao, quy mô còn khiêm tốn, khả năng chống chịu còn hạn chế, vừa phải thích ứng với tình hình bên ngoài, vừa phải giải quyết các vấn đề nội tại, tập trung cải thiện, củng cố các yếu tố nền tảng, làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống và phát triển các động lực mới; ứng phó thường xuyên với thiên tai, bão lũ, hạn hán...

Trong bối cảnh đó, việc thực hiện có hiệu quả kế hoạch đầu tư công năm 2024 có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng, góp phần khơi thông điểm nghẽn, đưa dòng vốn đầu tư công vào nền kinh tế, hoàn thiện kết cấu hạ tầng, tạo động lực, không gian phát triển mới, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, là một trong những động lực chính để thúc đẩy tăng trưởng cho nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho phục hồi nhanh và phát triển bền vững.

Tuy còn nhiều khó khăn nhất định, song dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, sự giám sát và đồng hành của Quốc hội, sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, đồng bộ, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự nỗ lực, quyết tâm của các cấp, các ngành, kế hoạch đầu tư công năm 2024 đã đạt được một số kết quả tích cực, rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm để xây dựng và triển khai tốt hơn Kế hoạch đầu tư công các năm tiếp theo nhằm đạt mục tiêu của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 đã được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XV.

I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH, KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG NĂM 2024:

Tại Kỳ họp thứ sáu Quốc hội khoá XV đã thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) và phân bổ ngân sách trung ương (NSTW) năm 2024[2]. Căn cứ các Nghị quyết của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các Quyết định giao dự toán NSNN, kế hoạch đầu tư công nguồn NSNN năm 2024 cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương. Trên cơ sở đó, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã nghiêm túc, khẩn trương thực hiện phân bổ kế hoạch đầu tư công nguồn NSNN năm 2024 cho các nhiệm vụ, dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 được cấp có thẩm quyền giao để triển khai, đồng thời giám sát việc thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công trong phạm vi quản lý.

Triển khai các Nghị quyết nêu trên của Quốc hội, ngay từ đầu năm, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 05/01/2024 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2024. Trong đó, việc giải ngân vốn đầu tư công được coi là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, để các cấp, các ngành, địa phương tập trung để tổ chức triển khai thực hiện. Đến nay, trên cơ sở báo cáo của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương về tình hình thực hiện 09 tháng đầu năm 2024 và dự báo những tháng cuối năm, Chính phủ báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công nguồn NSNN năm 2024 như sau:

1. Kết quả phân bổ Kế hoạch đầu tư công nguồn NSNN 09 tháng đầu năm 2024:

a) Tổng kế hoạch đầu tư công vốn NSNN năm 2024 được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị phân bổ cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương[3] là 677.944,639 tỷ đồng[4], bao gồm: vốn NSTW là 245.595,739 tỷ đồng (trong đó: vốn trong nước là 225.595,739 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 20.000 tỷ đồng), vốn ngân sách địa phương (NSĐP) là 432.348,9 tỷ đồng.

Căn cứ quy định Luật Đầu tư công, Nghị quyết của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đã giao[5] 677.944,639 tỷ đồng kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2024 cho các bộ, cơ quan trung ương, đạt tỷ lệ 100% kế hoạch vốn năm 2024 đã được Quốc hội phân bổ.

b) Tình hình phân bổ, giao kế hoạch chi tiết cho các nhiệm vụ, dự án tại các bộ, cơ quan trung ương và địa phương

Đến ngày 30/9/2024, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã phân bổ, giao kế hoạch đầu tư vốn năm 2024 chi tiết cho danh mục nhiệm vụ, dự án là 665.199,94 tỷ đồng, đạt 98,1% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, bao gồm: vốn NSTW là 239.941,028 tỷ đồng, đạt 97,7% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, vốn NSĐP là 425.258,911 tỷ đồng, đạt 98,4% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Số vốn còn lại chưa phân bổ chi tiết là 12.744,699 tỷ đồng (chiếm 1,9% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao), bao gồm: vốn NTSW là 5.654,711 tỷ đồng, (Vốn trong nước là 3.644,046 tỷ đồng[6] và vốn nước ngoài là 2.010,664 tỷ đồng[7]) của 17/44 bộ, cơ quan trung ương và 16/63 địa phương[8], vốn cân đối NSĐP là 7.089,989 tỷ đồng của 06/63 địa phương[9].

c) Nguyên nhân các bộ, cơ quan trung ương, địa phương chưa phân bổ chi tiết 100% kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2024 cho các nhiệm vụ, dự án:

- Đối với vốn NSTW: (i) Vốn trong nước chưa phân bổ chi tiết chủ yếu là do các dự án khởi công mới, chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư theo quy định để đủ điều kiện giao kế hoạch vốn hằng năm[10]; vốn giao cho các dự án thuộc 03 Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) đang gặp khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện[11]; vốn giao cho các dự án mới được Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025[12]; các dự án đang rà soát, điều chỉnh nội dung đầu tư theo quy định[13]; các dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội không còn nhu cầu bố trí kế hoạch vốn năm 2024 do đã được bố trí vốn từ nguồn kế hoạch năm 2023 được kéo dài sang năm 2024 theo Nghị quyết số 110/2023/QH15 của Quốc hội; (ii) vốn nước ngoài chưa phân bổ hết do: chưa hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định[14]; vướng mắc trong công tác thẩm định giá thiết bị, cơ chế đấu thầu dự án[15]...

- Đối với vốn NSĐP: các dự án dự kiến khởi công mới năm 2024 chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư; nguồn chi đầu tư từ nguồn thu sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết phụ thuộc vào tình hình thu thực tế nên nhiều địa phương bị hụt từ các nguồn này, do đó chưa thể thực hiện phân bổ chi tiết 100% số vốn NSĐP đã được Thủ tướng Chính phủ giao...

2. Tình hình giải ngân Kế hoạch đầu tư công nguồn NSNN 09 tháng đầu năm 2024:

Ước thanh toán từ đầu năm đến ngày 30/9/2024 là 320.566,522 tỷ đồng, đạt 47,29% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, cùng kỳ năm 2023 đạt 51,38%, trong đó: vốn trong nước là 315.699,658 tỷ đồng (đạt 47,98% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao[16]), vốn nước ngoài là 4.866,864 tỷ đồng (đạt 24,33% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao[17]). Trong đó CTMTQG là 15.054,1 tỷ đồng (đạt 55,31% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao).

a) Tính theo tỷ lệ giải ngân

- Có 08 bộ, cơ quan trung ương và 27 địa phương có tỷ lệ giải ngân cao (trên 55% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao), bao gồm: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Đài Tiếng nói Việt Nam; Đài Truyền hình Việt Nam; Trung ương Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Ngân hàng Chính sách xã hội; Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam; Yên Bái; Thái Nguyên; Phú Thọ; Hòa Bình; Thành phố Hải Phòng; Vĩnh Phúc; Hà Nam; Nam Định; Thái Bình; Thanh Hóa; Nghệ An; Hà Tĩnh; Thừa Thiên Huế; Bình Định; Ninh Thuận; Đắk Lắk; Tây Ninh; Bà Rịa Vũng Tàu; Long An; Tiền Giang; Bến Tre; Trà Vinh; Hậu Giang; An Giang; Đồng Tháp.

- Tuy nhiên, vẫn còn có 31 bộ, cơ quan trung ương và 23 địa phương có tỷ lệ giải ngân 09 tháng đầu năm 2024 dưới mức trung bình của cả nước (47,29%), bao gồm: Văn phòng Trung ương Đảng; Tòa án nhân dân tối cao; Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Bộ Ngoại giao; Bộ Tư pháp; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài chính; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Y tế; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Ủy ban Dân tộc; Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam; Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Thông tấn xã Việt Nam; Kiểm toán Nhà nước; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Tổng liên đoàn lao động Việt Nam; Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Hội Nông dân Việt Nam; Đại học Quốc gia Hà Nội; Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh; Ban Quản lý Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam; Liên minh Hợp tác xã Việt Nam; Ban quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc; Hà Giang; Cao Bằng; Lai Châu; Hải Dương; Quảng Nam; Quảng Ngãi; Phú Yên; Khánh Hòa; Kon Tum; Đồng Nai; Thành phố Cần Thơ; Sóc Trăng; Bạc Liêu; Cà Mau.

b) Tính theo phân cấp đầu tư, tỷ lệ giải ngân kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2024 của khối bộ, cơ quan trung ương cao hơn khối địa phương. Tỷ lệ giải ngân trung bình của khối bộ, cơ quan trung ương là 51,58%; khối địa phương là 46,33% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Trong đó, nổi bật là Đài Truyền hình Việt Nam (100%); Ngân hàng Chính sách xã hội (100%); Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam (98,22%); Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (75,23%); Trung ương Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (70,46%); Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (63,12%); Đài Tiếng nói Việt Nam (60,72%); Bộ Giao thông vận tải (57,68%); các địa phương: Hòa Bình (95,95%); Bà Rịa Vũng Tàu (93,75%); Nam Định (93,59%); Long An (89,59%); Hà Tĩnh (78,50%); Lào Cai (75,30%).

Qua theo dõi tình hình giải ngân vốn đầu tư công 09 tháng đầu năm 2024 cho thấy: một số địa phương kế hoạch được giao lớn nhưng tỷ lệ giải ngân thấp dẫn đến làm giảm tỷ lệ giải ngân chung của cả nước:

+ Thành phố Hồ Chí Minh được giao 79.263,776 tỷ đồng, chiếm khoảng 11,7% tổng số kế hoạch vốn năm 2024 đã được Thủ tướng Chính phủ giao cả nước nhưng tỷ lệ giải ngân mới chỉ đạt 21,29% kế hoạch;

+ Thành phố Hà Nội được giao 81.033,18 tỷ đồng, chiếm khoảng 12% tổng số kế hoạch vốn năm 2024 đã được Thủ tướng Chính phủ giao cả nước nhưng tỷ lệ giải ngân mới chỉ đạt 38,88% kế hoạch;

+ Tỉnh Hưng Yên được giao 19.921,061 tỷ đồng, chiếm khoảng 3% tổng số kế hoạch vốn năm 2024 đã được Thủ tướng Chính phủ giao cả nước nhưng tỷ lệ giải ngân mới chỉ đạt 31,13% kế hoạch;

c) Tính theo giá trị giải ngân, một số bộ, cơ quan trung ương và địa phương có giá trị giải ngân cao như: Bộ Giao thông vận tải (33.756,198 tỷ đồng), Bộ Quốc phòng (8.326,2 tỷ đồng), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (5.801,465 tỷ đồng), Thành phố Hà Nội (28.548,966 tỷ đồng), Bà Rịa - Vũng Tàu (10.244,809 tỷ đồng); Thanh Hóa (7.826,576 tỷ đồng), Long An (6.810,163 tỷ đồng); Hưng Yên (5.142,856 tỷ đồng),...

3. Tình hình thực hiện 03 CTMTQG, các dự án quan trọng quốc gia

a) Về các Dự án quan trọng quốc gia

Ngay sau khi được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư các dự án, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo các địa phương phối hợp các bộ, ngành xây dựng kế hoạch và các cơ chế để tổ chức thực hiện Dự án nhằm khắc phục được các khó khăn, vướng mắc trước đây, bảo đảm hoàn thành các Dự án theo tiến độ yêu cầu của Quốc hội.

Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị quyết để triển khai, thực hiện và đã thường xuyên hằng quý họp với các bộ, ngành, địa phương để giao nhiệm vụ cụ thể, kèm theo mốc thời gian hoàn thành từng công việc, cho phép áp dụng các cơ chế đặc thù để đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án, bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật. Đồng thời, thành lập Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải do Thủ tướng Chính phủ trực tiếp chỉ đạo, điều hành, thành viên là các Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng các Bộ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố liên quan.

Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ, Tổ công tác do các Thành viên Chính phủ làm tổ trưởng đã nhiều lần trực tiếp kiểm tra Dự án, làm việc với các địa phương để nắm bắt tình hình cung ứng vật liệu xây dựng và các khó khăn, vướng mắc để giải quyết theo thẩm quyền và ban hành các công điện về việc đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.

Với sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các địa phương, bộ, ngành đã có sự thay đổi trong tư duy, cách làm, huy động cả hệ thống chính trị cùng phối hợp, nỗ lực tổ chức triển khai các dự án. Đến nay, tình hình triển khai các dự án đã đạt được kết quả như sau:

(1) Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông:

(i) Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020

- Tình hình thực hiện: Dự án được khởi công vào cuối năm 2019[18], đến cuối tháng 6/2024, cả 11/11 dự án thành phần (DATP) được đưa vào khai thác (trong đó, 02 DATP đưa vào khai thác năm 2022[19]; 07 DATP đưa vào khai thác năm 2023[20] và 02 DATP đưa vào khai thác năm 2024[21]). Tổng giá trị xây lắp hoàn thành đến nay đạt khoảng 58.505,11 tỷ đồng/58.747,58 tỷ đồng, tương đương 99,6% giá trị hợp đồng; một số hạng mục (đường gom, mương nối, hệ thống thoát nước,...) mới bổ sung tại một số DATP theo kiến nghị của các địa phương[22] đang tiếp tục hoàn thiện, dự kiến hoàn thành trong năm 2024. Hiện nay[23], Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT) đang chỉ đạo các chủ đầu tư đang triển khai xây dựng các công trình phục vụ quản lý, vận hành, khai thác và thu phí sử dụng đường cao tốc (hệ thống giao thông thông minh, kiểm soát tải trọng xe, trạm thu phí tại các dự án đầu tư công và các trạm dừng nghỉ) để khai thác đồng bộ với tuyến cao tốc; dự kiến hoàn thành trong năm 2025.

- Tình hình bố trí kế hoạch và giải ngân vốn đầu tư công: Tổng giá trị giải ngân vốn NSNN tại Dự án đến thời điểm hiện nay là 64.157,849 tỷ đồng/ tổng kế hoạch vốn NSNN bố trí cho Dự án đến thời điểm hiện nay là 69.197,412 tỷ đồng; trong đó, từ đầu năm 2024 đến nay đã giải ngân 2.204,087 tỷ đồng/ kế hoạch vốn được giao năm 2024 là 6.345,482 tỷ đồng (đạt 35%).

(ii) Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025

- Công tác giải phóng mặt bằng (GPMB):

+ Tính đến ngày 31 tháng 8 năm 2024, đã hoàn thành GPMB và bàn giao 720,4/721,25 km (đạt khoảng 99,9%)[24]. Nhiều địa phương đã bàn giao 100% mặt bằng, chỉ còn một số địa phương chưa hoàn thành bàn giao toàn bộ mặt bằng[25]; phần mặt bằng còn lại chủ yếu là đất thổ cư, thủ tục di dời phức tạp và các công trình hạ tầng kỹ thuật liên quan đến nhiều cơ quan, đơn vị.

+ Về xây dựng các khu tái định cư: Tổng số gồm 41.389 hộ dân có đất phải thu hồi, trong đó khoảng 5.709 hộ dân phải bố trí tái định cư tại 151 khu tái định cư (gồm 148 khu xây dựng mới và 3 khu đã có sẵn). Hiện nay, các địa phương đã hoàn thành 143/148 khu tái định cư, đang xây dựng 05/148 khu[26] tuy nhiên cơ bản không ảnh hưởng đến tiến độ thi công.

+ Công tác di dời đường điện cao thế còn chưa đáp ứng yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ: tỉnh Hà Tĩnh (còn 10/14 vị trí); tỉnh Quảng Trị (còn 2/3 vị trí); tỉnh Phú Yên (còn 69/82 vị trí); tỉnh Khánh Hòa (còn 12/20 vị trí); tỉnh Hậu Giang (còn 3/7 vị trí).

- Tình hình thực hiện: Sau khi 12 DATP (DATP) khởi công xây dựng từ 01 tháng 01 năm 2023, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ GTVT tập trung chỉ đạo các chủ đầu tư, các nhà thầu khẩn trương huy động máy móc thiết bị, nhân vật lực, hoàn thiện các thủ tục liên quan và quyết liệt tổ chức thi công ngay sau khi khởi công; chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường và các địa phương tập trung giải quyết các vướng mắc liên quan đến khai thác mỏ vật liệu xây dựng, ưu tiên hoàn thành công tác GPMB tại các vị trí tiếp cận công trường, các đoạn tuyến phải xử lý nền đất yếu, các vị trí thi công xây dựng các công trình cầu, hầm, các đoạn tuyến có khối lượng đào cần điều phối, bảo đảm công địa cho các đơn vị tổ chức triển khai thi công. Bộ GTVT đã quyết liệt chỉ đạo các chủ đầu tư yêu cầu các nhà thầu khẩn trương thực hiện các công tác chuẩn bị như phê duyệt hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, xây dựng lán trại, phòng thí nghiệm, huy động máy móc thiết bị đến công trường,... tranh thủ điều kiện thời tiết thuận lợi, tập trung tối đa nguồn lực để tổ chức thi công, tập trung triển khai các hạng mục có giá trị cao và không phụ thuộc vào nguồn vật liệu đắp như cầu, hầm, cống, các đoạn tuyến đào, đắp sử dụng vật liệu điều phối;... tổ chức thi công cuốn chiếu, có công địa đến đâu thi công đến đó. Với sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, trên tinh thần "chỉ bàn làm, không bàn lùi", "vượt nắng, thắng mưa, không thua bão gió", thi công "3 ca 4 kíp", làm việc cả ngày nghỉ, xuyên lễ, xuyên Tết, hiện nay các đơn vị đang đẩy nhanh tiến độ thi công đồng loạt tại 25/25 gói thầu xây lắp tại 12 DATP thuộc Dự án. Ngày 18 tháng 8 năm 2024, Thủ tướng Chính phủ đã phát động đợt thi đua cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc” không chỉ cổ vũ tinh thần mà còn là mệnh lệnh yêu cầu các chủ thể tăng tốc triển khai thi công, chủ động tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để hoàn thành Dự án vào năm 2025, đến nay giá trị sản lượng hoàn thành toàn Dự án đạt khoảng 49.217 tỷ đồng (khoảng 51 % giá trị hợp đồng) dự kiến với 10 DATP từ Hà Tĩnh đến Khánh Hoà có yếu tố thuận lợi về mặt bằng, vật liệu, đang thi công vượt tiến độ đã được chủ đầu tư, nhà thầu đăng ký rút ngắn thời gian thực hiện từ 3 - 6 tháng so với hợp đồng ký kết.

- Tình hình bố trí kế hoạch và giải ngân vốn đầu tư công: Dự án đã được bố trí 119.644 tỷ đồng, trong đó: 47.168 tỷ đồng từ nguồn vốn trung hạn NSTW giai đoạn 2021-2025 và 72.476 tỷ đồng từ Chương trình phục hồi phát triển kinh tế - xã hội. Đến nay, Chính phủ đã giao tổng số vốn trong kế hoạch hàng năm cho các DATP là 94.209 tỷ đồng (năm 2022 là 9.521 tỷ đồng; năm 2023 là 47.881 tỷ đồng, năm 2024 là 36.807 tỷ đồng). Đến hết tháng 8 năm 2024, Dự án đã giải ngân được 77.105/94.209 tỷ đồng đạt khoảng 81,8% kế hoạch giao, trong đó: năm 2022 giải ngân 9.266/9.521 tỷ đồng đạt 97% kế hoạch; năm 2023 giải ngân 47.221/47.881 tỷ đồng đạt 98,7% kế hoạch; năm 2024 giải ngân 20.618/36.807 tỷ đồng đạt 56% kế hoạch.

(2) Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1

- Công tác GPMB:

+ Dự án đã được bàn giao 837,7/882,8 ha (đạt 94,9%), trong đó DATP 1 đã bàn giao 202,9/228,1 ha, đạt 88,9%; DATP 2 đã bàn giao 302,8/321,8ha, đạt 94,1%; DATP 3 đã bàn giao 331,9/332,9 ha, đạt 99,7%.

+ Công tác tái định cư: (1) DATP 1 : xây dựng 01 khu tái định cư diện tích 7,18ha[27], gồm 185 hộ phải tái định cư. Hiện Chủ đầu tư đang triển khai các thủ tục đo vẽ, tách thửa để phục vụ công tác giao đất tái định cư cho các hộ dân, hoàn thành toàn bộ công trình trước ngày 30/9/2024; (2) DATP 2: không xây dựng khu tái định cư do có 19/19 hộ phải tái định cư đã ký biên bản cam kết tự thực hiện; (3) DATP 3: có 31 hộ phải tái định cư bố trí vào 02 khu tái định cư có sẵn thuộc huyện Ea Kar và huyện Krông Pắc[28].

+ Công tác di dời công trình hạ tầng kỹ thuật: (1) DATP1: tổng số 35 vị trí công trình hạ tầng kỹ thuật phải di dời (gồm 05 vị trí công trình điện cao thế, 23 vị trí trung hạ áp, 03 vị trí công trình viễn thông, 04 vị trí công trình cấp thoát nước), đã di dời được 02/35 vị trí, hiện địa phương đang tiếp tục di dời; (2) DATP2: tổng số 21 vị trí công trình điện phải di dời (17 vị trí trung thế, 04 vị trí hạ thế), hiện địa phương đã hoàn thành di dời 21/21 vị trí; (3) DATP3: tổng số 70 vị trí công trình phải di dời (gồm 02 vị trí công trình điện cao thế, 27 vị trí công trình điện trung thế, 37 vị trí công trình điện hạ thế, 04 vị trí công trình cấp nước), đã di dời được 21 vị trí, hiện địa phương đang tiếp tục di dời.

- Thủ tục chuyển mục đích sử dụng rừng: Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản[29] chấp thuận chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng (CMĐSDR) sang mục đích khác để thực hiện Dự án; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Công văn[30] triển khai thực hiện. Hiện UBND tỉnh Khánh Hòa và UBND tỉnh Đắk Lắk đã phê duyệt[31] CMĐSDR sang mục đích khác để thực hiện Dự án.

- Tình hình thực hiện:

+ Đến nay, các Chủ đầu tư đã hoàn thành công tác lựa chọn nhà thầu 08/08 gói thầu, trong đó DATP 1 đã hoàn thành 02/02 gói thầu; DATP 2 đã hoàn thành 03/03 gói thầu; DATP 3 đã hoàn thành 03/03 gói thầu.

+ Dự án đã khởi công ngày 18/6/2023, đến thời điểm hiện tại 08/08 gói thầu đều đã triển khai, đang thực hiện các hạng mục đào đắp nền đường, thi công cầu, hầm, cống thoát nước. Sản lượng đến nay đạt 2.420 tỷ đồng (đạt 15% giá trị hợp đồng).

- Tình hình bố trí kế hoạch và giải ngân vốn đầu tư công:

+ Tổng số vốn đã bố trí năm 2023: 3.313,23 tỷ đồng gồm NSTW 2.295,32 tỷ đồng (từ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội), NSĐP 1.017,91 tỷ đồng, trong đó DATP 1 được bố trí 899,35 tỷ đồng (Tổng mức đầu tư (TMĐT) là 5.333 tỷ đồng), DATP 2 được bố trí 1.041,45 tỷ đồng (TMĐT là 10.437 tỷ đồng), DATP 3 được bố trí 1.372,43 tỷ đồng (TMĐT là 6.165 tỷ đồng).

+ Tổng số vốn đã bố trí năm 2024: 4.748,22 tỷ đồng gồm NSTW 4.697,20 tỷ đồng (từ nguồn vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 và nguồn vốn tăng thu, cắt giảm, tiết kiệm chi NSTW năm 2021), NSTW kéo dài năm 2023 là 12,7 tỷ đồng, NSĐP kéo dài năm 2023 là 38,31 tỷ đồng, trong đó: DATP 1 được bố trí 1.600 tỷ đồng, DATP 2 được bố trí 2.222,38 tỷ đồng, DATP 3 được bố trí 925,83 tỷ đồng.

+ Tổng số vốn Dự án đã giải ngân[32] đạt 6.230,20/8.031,16 tỷ đồng đạt 77,58% trong đó: DATP 1 đã giải ngân 1.269,96/2.499,35 tỷ đồng đạt 50,8%, DATP 2 đã giải ngân 3.032,05/3.259,38 tỷ đồng đạt 93,03%, DATP 3 đã giải ngân 1.915,53/2 272,42 tỷ đồng đạt 84,85%.

(3) Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1

- Công tác GPMB:

+ Tính đến ngày 31 tháng 8 năm 2024, đã hoàn thành và bàn giao khoảng 98% mặt bằng Dự án: Tổng diện tích đất đã thu hồi khoảng 1.218/1.242 ha (đạt 98%), trong đó: tỉnh An Giang đã thu hồi 389/392 ha (đạt 99%), tỉnh Hậu Giang đã thu hồi 260/260 ha (đạt 100%), tỉnh Sóc Trăng đã thu hồi 329/332 ha (đạt 99%) và thành phố Cần Thơ đã thu hồi 240/258 ha (đạt 93%).

+ Về xây dựng các khu tái định cư: Tổng số hộ cần bố trí tái định cư khoảng 742 hộ dân 18, bố trí tại 9 khu tái định cư (gồm 7 khu tái định cư đang triển khai xây dựng mới[33] và 2 khu tái định cư đã có sẵn[34]). Đến nay, đã hoàn thành xây dựng 06/7 khu tái định cư; còn lại 01 khu tái định cư đang xây dựng.

+ Về di dời công trình hạ tầng kỹ thuật: tổng số có 314 vị trí công trình hạ tầng kỹ thuật[35] phải di dời. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các địa phương đang khẩn trương lập hồ sơ, thẩm định, phê duyệt phương án và tiến hành di dời 15 công trình điện cao thế.

- Tình hình thực hiện:

+ Chủ đầu tư đã hoàn thành lựa chọn nhà thầu đối với 4/14 gói thầu để khởi công đồng loạt vào ngày 17 tháng 6 năm 2023; đến tháng 12 năm 2023, đã hoàn thành công tác lựa chọn nhà thầu và khởi công toàn bộ 10/14 gói thầu còn lại.

+ Theo yêu cầu của Quốc hội, Chính phủ, Dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng cơ bản hoàn thành toàn tuyến năm 2026, đưa vào khai thác sử dụng năm 2027. Để đảm bảo hoàn thành Dự án, các chủ đầu tư đã xây dựng kế hoạch chi tiết và quyết liệt chỉ đạo nhà thầu triển khai thực hiện. Tuy nhiên, đến nay tiến độ triển khai Dự án chưa đáp ứng kế hoạch đề ra, đặc biệt trong công tác thi công nền đường, xử lý nền đất yếu; nguyên nhân chủ yếu do thiếu hụt nguồn vật liệu cát đắp: Đến thời điểm báo cáo, sản lượng hoàn thành theo kế hoạch của DATP 1 đạt 102%, DATP 2 đạt 43%, DATP 3 đạt 72%, DATP 4 đạt 16%. Với đặc thù toàn bộ các DATP đều đi qua khu vực đất yếu, cần đắp gia tải, chờ lún trong khoảng 10-12 tháng, vì vậy yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ hoàn thành các DATP chính là nguồn vật liệu đắp (cát xử lý đất yếu và đắp nền đường).

- Tình hình bố trí kế hoạch và giải ngân vốn đầu tư công:

Lũy kế đến nay, Dự án đã được giao tổng số vốn trong kế hoạch hằng năm là 17.183 tỷ đồng[36] (NSTW là 14.214 tỷ đồng, NSĐP là 2.969 tỷ đồng; năm 2023 là 6.760 tỷ đồng, năm 2024 là 10.423 tỷ đồng). Tính đến hết tháng 8 năm 2024, lũy kế giải ngân đạt 12.655/17.183 tỷ đồng (74% kế hoạch giao)[37], trong đó: năm 2023 giải ngân 6.760/ 6.760 tỷ đồng đạt 100% kế hoạch[38]; năm 2024 giải ngân 5.895/ 10.423 tỷ đồng đạt 57% kế hoạch[39].

(4) Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1

- Công tác GPMB:

Công tác GPMB (GPMB) được tách thành 02 DATP do UBND tỉnh Đồng Nai (DATP1 và DATP2)[40] và UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (DATP3)[41] thực hiện, bắt đầu triển khai từ tháng 11 năm 2022. Kết quả thực hiện cập nhật đến nay[42] như sau:

- Mặt bằng đã bàn giao: 298,21/452 ha, đạt 66% (DATP1: đã bàn giao 58,10ha/137,64ha đạt 38,4%; DATP2: đã bàn giao 102,59ha/176,74 ha đạt 58,05% và DATP3: đã bàn giao 137,52ha/137,52 ha đạt 100%);

- Công tác di dời hạ tầng kỹ thuật: Đang tiến hành kiểm đếm và di dời;

- Công tác xây dựng các khu tái định cư[43]: DATP 1,2 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đang triển khai xây dựng; DATP 3 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sử dụng 02 khu tái định cư có sẵn.

- Tình hình thực hiện:

+ DATP 1: Có 02 gói thầu xây lắp; Mặt bằng bàn giao còn hạn chế nên chủ yếu mới chỉ thi công tại một số công trình cầu, sản xuất các cấu kiện công trình; giá trị sản lượng tính đến hết tháng 8 năm 2024 đạt khoảng 4,5% (128/2.851 tỷ đồng).

+ DATP 2: Có 02 gói thầu xây lắp; Mặt bằng được bàn giao không liên tục nên hiện nay chủ yếu mới chỉ triển khai thi công tại một số công trình cầu, hầm chui, cống thoát nước... và một vài vị trí nền đường (xử lý đất yếu, đào đất không thích hợp,...) trên hiện trường; giá trị sản lượng tính đến hết tháng 8 năm 2024 đạt khoảng 14,4% (615/4.279 tỷ đồng).

- DATP 3: Có 01 gói thầu xây lắp; Mặt bằng đã được bàn giao toàn bộ, nguồn vật liệu đất đắp đảm bảo, các nhà thầu đã triển khai thi công đồng loạt trên toàn dự án; giá trị sản lượng tính đến hết tháng 8 năm 2024 đạt khoảng 37,29% (689/1.847 tỷ đồng). Tiến độ thi công đáp ứng yêu cầu.

- Tình hình bố trí kế hoạch và giải ngân vốn đầu tư công:

Tổng số vốn đã được giao trong kế hoạch hàng năm là 11.880,79 tỷ đồng (năm 2022 là 119,757 tỷ đồng, năm 2023 là 4.394,03 tỷ đồng, năm 2024 là 7.367,00 tỷ đồng), giải ngân đạt 6.722,70 tỷ đồng, đạt khoảng 56,58 % tổng số vốn đã được giao (năm 2022 đã giải ngân 119,778 tỷ đồng, năm 2023 đã giải ngân 3.715,29 tỷ đồng, năm 2024 đã giải ngân 2.887,65 tỷ đồng), trong đó: Tổng số vốn được giao trong năm 2024 là 7.367,00 tỷ đồng (trong đó đối với Dự án TP1,2 vốn xây lắp là 1.469 tỷ đồng, GPMB là 4.711 tỷ đồng; Dự án TP3 không tách vốn xây lắp và vốn GPMB); công tác giải ngân theo số liệu cập nhật đến tháng 08 năm 2024, lũy kế đã giải ngân 2.877,65/7.367,00 tỷ đồng, đạt 39,20% kế hoạch được giao.

(5) Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội

- Công tác GPMB:

+ Công tác bồi thường, thu hồi đất: Tổng diện tích đất đã thu hồi khoảng 1.347/1.399 ha (đạt 96,3%), trong đó: Hà Nội đã thu hồi 780,18/798,67 ha (đạt 97,68%), Hưng Yên đã thu hồi 202,9/225,9 ha (đạt 89,82%), Bắc Ninh đã thu hồi 363,84/374 ha (đạt 97,28%).

+ Công tác xây dựng khu tái định cư: (1) Thành phố Hà Nội xây dựng 13 khu tái định cư[44], diện tích khoảng 39,28 ha/818 nền, phục vụ nhu cầu tái định cư 869 hộ; hiện đã hoàn thành xây dựng 13/13 khu; (2) Tỉnh Hưng Yên xây dựng 11 khu tái định cư[45], diện tích khoảng 36,23 ha/1.630 nền, phục vụ nhu cầu tái định cư của các Dự án trên địa bàn tỉnh Hưng Yên (trong đó có 720 hộ tái định cư thuộc Dự án qua địa phận tỉnh Hưng Yên); hiện đã hoàn thành xây dựng 01/11 khu và đang triển khai thi công 10/11 khu; (3) Tỉnh Bắc Ninh sử dụng nguồn ngân sách riêng của địa phương (không sử dụng vốn của Dự án) để xây dựng 11 khu tái định cư[46], diện tích khoảng 50 ha/1.424 nền, phục vụ nhu cầu tái định cư của các dự án trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (trong đó có 476 hộ tái định cư thuộc Dự án qua địa phận tỉnh Bắc Ninh); hiện đã hoàn thành xây dựng 02/11 khu, đang triển khai thực hiện 9/11 khu.

+ Công tác di dời công trình hạ tầng kỹ thuật: (1) Thành phố Hà Nội có tổng số 98 vị trí các công trình hạ tầng kỹ thuật phải di dời[47]. Hiện nay, Chủ đầu tư đang phối hợp với các đơn vị quản lý lập hồ sơ thiết kế phương án di dời hệ thống điện trung thế, hạ thế và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác để thực hiện công tác thi công ở hiện trường; đối với hạng mục di dời điện cao thế, đã hoàn thành xây dựng 21/39 móng cột điện cao thế; (2) Tỉnh Hưng Yên có tổng số 64 vị trí công trình hạ tầng kỹ thuật phải di dời[48]. Hiện nay, Chủ đầu tư đang hoàn thiện hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công di dời hệ thống điện trung thế, hạ thế và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác thẩm định trong tháng 9/2024; đang di dời 6/33 móng cột điện cao thế; (3) Tỉnh Bắc Ninh có tổng số 99 vị trí công trình hạ tầng kỹ thuật phải di dời[49]. Hiện nay, Chủ đầu tư đang hoàn thiện hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công di dời hệ thống điện trung thế, hạ thế và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác theo ý kiến thẩm định của Sở Xây dựng để phê duyệt hồ sơ, tổ chức lựa chọn nhà thầu trong tháng 9/2024; đang di dời 11/37 móng cột điện cao thế.

- Tình hình thực hiện:

+ Trong tổng số 04 DATP có cấu phần xây dựng, đến nay có 03/04 DATP đã hoàn thành thành công tác lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng và khởi công[50]; còn lại DATP 3 đang hoàn thiện các thủ tục để lựa chọn Nhà đầu tư.

+ DATP 2.1 (Hà Nội) bao gồm 04 gói thầu, đã khởi công toàn bộ 04 gói thầu từ ngày 25/6/2023. Sản lượng thi công đến nay khoảng 1.400/4.205 tỷ đồng (đạt 33,29% giá trị hợp đồng) và đạt 85% so với kế hoạch.

+ DATP 2.2 (Hưng Yên) gồm 01 gói thầu, đã khởi công từ ngày 22/11/2023. Sản lượng thi công đến nay khoảng 245,1/1.253 tỷ (đạt 19,56% giá trị hợp đồng) và đạt 94% so với kế hoạch.

+ DATP 2.3 (Bắc Ninh) gồm 03 gói thầu, đã khởi công 03/03 gói thầu[51]. Sản lượng thi công 03 gói thầu đến nay khoảng 123,4/2.504 tỷ đồng (đạt 5% giá trị so với hợp đồng) và đạt 49% so với kế hoạch.

- Tình hình bố trí kế hoạch và giải ngân vốn đầu tư công:

+ Tổng số vốn đã bố trí cho Dự án đến nay đạt khoảng 25,224,93 tỷ đồng, trong đó: Năm 2024 đã bố trí khoảng 10.238,39 tỷ đồng (Hà Nội 7.300,89 tỷ đồng, Hưng Yên 1.373,5 tỷ đồng, Bắc Ninh 1.564 tỷ đồng).

+ Về công tác giải ngân: Lũy kế giải ngân vốn đầu tư đến nay đạt khoảng 14.566,44 tỷ đồng/25.224,93 vốn đã bố trí (đạt khoảng 57,75%), trong đó: Năm 2024: Giải ngân toàn bộ Dự án đạt khoảng 2.916,80 tỷ đồng/10.238,39 tỷ đồng (khoảng 28,49% vốn đã bố trí), trong đó: Hà Nội giải ngân 2.024,10 tỷ đồng/7.300,89 tỷ đồng (đạt 27,72%), tỉnh Hưng Yên giải ngân 381,7 tỷ đồng/1.373,5 tỷ đồng (đạt 27,8%), tỉnh Bắc Ninh giải ngân 511 tỷ đồng/1.564 tỷ đồng (đạt 32,7%).

(6) Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh

- Công tác GPMB:

+ Tổng diện tích đất đã thu hồi khoảng 592/611 ha phải thu hồi (đạt 97%), trong đó thành phố Hồ Chí Minh đã thu hồi 408/410ha đạt 99%, tỉnh Đồng Nai đã thu hồi 54/65ha đạt 83%, tỉnh Bình Dương đã thu hồi 76/80ha đạt 95%, tỉnh Long An đã thu hồi 54/55ha đạt 98%.

+ Công tác tái định cư: (1) DATP 2: thành phố Hồ Chí Minh tận dụng 07 khu tái định cư có sẵn[52] để bố trí cho 409 hộ đủ điều kiện tái định cư[53]; (2) DATP 4: tỉnh Đồng Nai đã xây dựng 03 khu tái định cư[54], trong đó bố trí cho DATP 4 khoảng 208 hộ; (3) DATP 6: tỉnh Bình Dương tận dụng 11 khu tái định cư có sẵn để bố trí cho 449 hộ đủ điều kiện tái định cư[55]; (4) DATP 8: tỉnh Long An đang xây dựng 01 khu tái định cư[56] để bố trí cho 89 hộ đủ điều kiện tái định cư.

+ Công tác di dời công trình hạ tầng kỹ thuật: (1) DATP 2 (thành phố Hồ Chí Minh): tổng số 218 vị trí hạ tầng kỹ thuật phải di dời[57], trong đó đã thực hiện được 90/218 vị trí, còn lại dự kiến hoàn thành trong năm 2024; (2) DATP 4 (tỉnh Đồng Nai): tổng số 26 vị trí công trình hạ tầng kỹ thuật phải di dời[58]. Hiện Chủ đầu tư đang phối hợp với các đơn vị liên quan thỏa thuận phương án di dời; (3) DATP 6 (tỉnh Bình Dương): tổng số 15 vị trí công trình hạ tầng kỹ thuật phải di dời[59]. Hiện Chủ đầu tư đang phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện di dời; (4) DATP 8 (tỉnh Long An): tổng số vị trí công trình hạ tầng kỹ thuật phải di dời[60]. Hiện Chủ đầu tư đang phối hợp với các đơn vị liên quan lập, thẩm định, thực hiện di dời.

- Tình hình thực hiện:

+ Đến hết tháng 8 năm 2024 các Chủ đầu tư đã hoàn thành công tác lựa chọn nhà thầu 21/21 gói thầu xây lắp chính[61]. Đối với 10 gói thầu phụ trợ còn lại dự kiến hoàn thành vào cuối năm năm 2024, đầu năm 2025.

+ Các DATP 1, 5, 7 do UBND thành phố Hồ Chí Minh, UBND các tỉnh Bình Dương, Long An làm cơ quan chủ quản đã khởi công ngày 18/6/2023; DATP 3 do UBND tỉnh Đồng Nai làm cơ quan chủ quản khởi công gói thầu xây lắp đầu tiên ngày 28/12/2023. Đến nay các DATP đã khởi công toàn bộ 21/21 gói thầu xây lắp chính.

+ Các gói thầu đã triển khai thi công sản lượng đến nay là 4.081 tỷ đồng, đạt 16% giá trị hợp đồng, trong đó khối lượng hoàn thành chủ yếu thuộc các hạng mục kết cấu do hạn chế về nguồn cung cấp cát đắp nền đường.

- Tình hình bố trí kế hoạch và giải ngân vốn đầu tư công:

+ Tổng số vốn đã bố trí năm 2024 khoảng 21.845 tỷ đồng gồm: NSTW 4.743 tỷ đồng[62], NSĐP 17.102 tỷ đồng[63].

+ Kết quả giải ngân năm 2024 toàn dự án là 3.962/21.845 tỷ đồng đạt 18%, trong đó: Thành phố Hồ Chí Minh đã giải ngân DATP1 là 957/9.500 tỷ (đạt 10%), DATP2 là 44/6.500 tỷ (đạt 1%). Tỉnh Đồng Nai đã giải ngân DATP3 là 122/700 tỷ đồng (đạt 17%), DATP4 là 485/1.266 tỷ đồng (đạt 38%). Tỉnh Bình Dương đã giải ngân DATP5 là 707/1.949 tỷ đồng (đạt 36%), DATP6 đạt 1.108/1.776 tỷ đồng (đạt 62%). Tỉnh Long An đã giải ngân DATP7 là 622/769 tỷ đồng (đạt 81 %), DATP8 là 660/854 tỷ đồng (đạt 77%).

(7) Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành

- Công tác GPMB:

+ Đã thực hiện thu hồi 4.893,16 ha/4.946,45 ha, đạt 98,92%. Phần diện tích còn lại 53,29ha (đất giao thông, sông suối), dự kiến sẽ hoàn thành thu hồi trong tháng 09/2024;

+ Bố trí tái định cư: Tổng số hộ bị ảnh hưởng là 5.570 hộ, trong đó: Đã xét duyệt tái định cư cho 4.333 hộ (đã bố trí tái định cư: 4.154 hộ, đang bố trí tái định cư: 179 hộ); đã xét duyệt tái định cư nhưng không đủ điều kiện: 1.172 hộ; chưa xét duyệt: 65 hộ;

- Tình hình thực hiện:

+ DATP 1: Hiện tại, ngoài Trụ sở trạm kiểm dịch động/ thực vật chưa được bố trí vốn và phê duyệt chủ trương đầu tư để triển khai; các công trình cơ quan Quản lý nhà nước khác đã được triển khai, đây là các công trình dân dụng thông thường, không phức tạp, thời gian chuẩn bị dự án mất khoảng 06-12 tháng, thời gian thi công khoảng 12-18 tháng, nên mặc dù chậm nhưng các Chủ đầu tư dự kiến vẫn bảo đảm hoàn thành các công trình để khai thác đồng bộ cùng Dự án tổng thể;

+ DATP 2: Các hạng mục xây dựng đã được triển khai đáp ứng tiến độ, đối với các gói thầu thiết bị chuyên ngành, đây là các gói thầu thiết bị có tính đặc thù cao, Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) đang quyết tâm triển khai để đảm bảo hoàn thành theo tiến độ chung của Dự án tổng thể;

+ DATP 3 : Đây là DATP chính của Dự án Cảng HKQT Long Thành, trong đó hạng mục Nhà ga hành khách (Gói thầu 5.10) của DATP3 là gói thầu có tính chất đường găng của Dự án, gói thầu có tính chất kỹ thuật phức tạp đan xen bởi nhiều yếu tố kiến trúc, kỹ thuật, kết cấu cơ điện quy mô gói thầu rất lớn (hơn 35.000 tỷ đồng), với mục tiêu hoàn thành Dự án trước năm 2025, thời gian thi công gói thầu 5.10 trong 33 tháng là một thách thức rất lớn khi tổ chức công tác đấu thầu. Bên cạnh đó, công tác đấu thầu theo quy định của pháp luật là một quá trình cạnh tranh (rất khó dự báo) đảm bảo tính công khai, minh bạch đảm bảo mục tiêu lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực thực hiện gói thầu. Mặc dù Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo ACV để có thể lựa chọn được Nhà thầu thi công đảm bảo yêu cầu, tuy nhiên kết quả đấu thầu lần 1 không thành công.

Chính phủ đã chỉ đạo rà soát toàn bộ công tác triển khai đấu thầu lần 1, đánh giá các nguyên nhân chủ quan, khách quan; cơ sở thực tiễn, pháp lý, căn cứ vào kết quả đấu thầu lần 1 trên nguyên tắc đảm bảo tính khả thi, không đánh đổi chất lượng lấy tiến độ. Chủ đầu tư ACV đã phối hợp với các Bộ liên quan: Bộ GTVT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Công an, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ mời thầu lần 2, đảm bảo tính khách quan, tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu để thu hút tối đa các nhà thầu quốc tế, trong nước có đủ năng lực kinh nghiệm và tiềm lực tham gia. Theo đó, ngày 23/8/2023, Tổng công ty Cảng HKVN-CTCP (ACV) đã có văn bản báo cáo[64] Thủ tướng Chính phủ hoàn thành công tác lựa chọn nhà thầu gói thầu 5.10; đồng thời ngày 31/8/2023 Chủ đầu tư ACV đã tổ chức lễ khởi công gói thầu 5.10: “Thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị Nhà ga hành khách”, theo tiến độ hợp đồng[65] gói thầu Nhà ga hành khách sẽ hoàn thành vào tháng 11/2026.

Đối với các Gói thầu còn lại, Chủ đầu tư ACV đang triển khai đáp ứng tiếp độ yêu cầu. Việc triển khai đồng loạt các gói thầu tiềm ẩn nguy cơ xung đột trong quá trình thi công, Chủ đầu tư ACV đã chủ động phân kỳ triển khai các gói thầu để giảm thiểu xung đột; đồng thời vẫn đảm bảo tiến độ hoàn thành và khai thác đồng bộ giữa các hạng mục khác của Dự án, theo đó ACV đã điều chỉnh kế hoạch lựa chọn Nhà thầu một số gói thầu để đảm bảo mục tiêu đồng bộ khai thác với Nhà ga hành khách, quyết tâm hoàn thành trước 31/8/2026 (rút ngắn 03 tháng so với tiến độ hợp đồng)[66];

+ DATP 4: Tiến độ DATP4 chưa đáp ứng theo kế hoạch. Nguyên nhân chủ yếu do đây là lần đầu tiên thực hiện lựa chọn nhà đầu tư các công trình dịch vụ chuyên ngành hàng không thông qua đấu thầu, quá trình triển khai thực hiện phát sinh nhiều yếu tố chưa lường trước nên cần hoàn thiện hành lang pháp lý, đặc biệt trong bối cảnh lĩnh vực này có nhiều yếu tố đặc thù.

Để có thể lựa chọn được Nhà đầu tư các có năng lực, kinh nghiệm tốt nhất, đã tham gia đầu tư vào các Cảng hàng không quốc tế hàng đầu trên thế giới thành công; ưu tiên nhà đầu tư Việt Nam có năng lực, kinh nghiệm, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ GTVT xây dựng hồ sơ mời thầu với các yêu cầu tiên quyết, các tiêu chí về kỹ thuật, năng lực, vệ sinh môi trường, hiệu quả kinh tế, với ưu tiên về yêu cầu kỹ thuật; đồng thời chỉ đạo các các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Xây dựng, Công an, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, ACV cử chuyên gia hỗ trợ Cục Hàng không Việt Nam trong quá trình lựa chọn Nhà đầu tư đối với DATP4 để sớm có thể lựa chọn được Nhà đầu tư, sớm triển khai đáp ứng tiến độ. Đến nay, hồ sơ mời thầu các công trình ưu tiên lựa chọn nhà đầu tư đã hoàn thành, có thể phát hành ngay sau khi ban hành Nghị định hướng dẫn, đáp ứng tiến độ đồng bộ của Dự án xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1.

- Tình hình bố trí kế hoạch và giải ngân vốn đầu tư công: Lũy kế giải ngân của dự án đến nay: 14.337 tỷ đồng, trong đó: Giá trị giải ngân từ đầu năm 2024 đến nay là: 3.199/24.000 tỷ, đạt 13,33 % kế hoạch giải ngân của năm.

(8) Dự án hồ chứa nước Ka Pét, tỉnh Bình Thuận

- Công tác GPMB: Hiện nay Dự án đã lập phương án sơ bộ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, trong đó:

+ UBND huyện Hàm Thuận Nam đã hoàn thành lập phương án sơ bộ về bồi thường, hỗ trợ tái định cư của dự án với tổng diện tích đất bị thu hồi 32,2 ha của 25 hộ gia đình cá nhân với kinh phí dự kiến khoảng 64 tỷ đồng.

+ Việc di dời Dinh Cậu trong phạm vi vùng ngập lòng hồ. Ngày 15 tháng 3 năm 2024 UBND huyện Hàm Thuận Nam phối hợp với Ban Quản lý dự án, Hạt kiểm lâm huyện, Ban Quản lý rừng phòng hộ Sông Móng - Ka Pét mời các Sư cả tổ chức khảo sát thực tế, đã thống nhất chọn vị trí để di dời Dinh Cậu tại khu đất có tọa độ X:432964, Y: 1224821; vị trí khu đất nằm ngoài quy hoạch 3 loại rừng (theo Quyết định số 3656/QĐ-UBND ngày 27 tháng 12 năm 2018 của UBND tỉnh Bình Thuận).

- Về công tác trồng rừng thay thế: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận đã chỉ đạo các đơn vị chủ rừng rà soát, đăng ký diện tích thực hiện trồng rừng thay thế và được Chi cục Kiểm lâm kiểm tra thực tế xác định được tổng diện tích phải thực hiện trồng rừng thay thế cho dự án là 1.845 ha (thực hiện trên diện tích đất rừng thuộc lâm phần quản lý của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bình Thuận và 04 Ban Quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng trên địa bàn tỉnh) phù hợp quy định về chủ rừng và đối tượng rừng đưa vào trồng rừng thay thế tại tiết a điểm 2 khoản 1 Điều 1 Thông tư số 22/2023/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 12 năm 2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi một số điều quy định về trồng rừng thay thế. Hiện nay, UBND tỉnh Bình Thuận đang xin ý kiến hướng dẫn của cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn việc khai thác, trồng lại rừng thay thế trên diện tích rừng trồng đã đủ tuổi thành thục theo chu kỳ kinh doanh hàng năm của Công ty TNHH MTV lâm nghiệp để làm cơ sở triển khai thực hiện trồng rừng đảm bảo hoàn thành cùng thời điểm hoàn thành dự án.

- Tình hình thực hiện:

Căn cứ tình hình triển khai thực hiện, tiến độ chuẩn bị đầu tư của Dự án, dự kiến tiến độ thực hiện Dự án trong thời gian tới như sau:

+ Công tác lập hồ sơ xin cấp Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt: Đã thực hiện.

+ Công tác trình thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư: Dự kiến kết thúc ngày 06 tháng 6 năm 2024.

+ Các nội dung công việc liên quan đến chuyển mục đích sử dụng rừng và tận thu lâm sản: Dự kiến bắt đầu ngày 07 tháng 6 năm 2024, kết thúc ngày 13 tháng 6 năm 2025.

+ Công tác liên quan đến khảo sát, lập hồ sơ thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở: Dự kiến bắt đầu ngày 13 tháng 7 năm 2024, kết thúc ngày 10 tháng 01 năm 2025.

+ Công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư: Dự kiến bắt đầu 07 tháng 6 năm 2024, kết thúc ngày 02 tháng 3 năm 2025.

+ Thực hiện các thủ tục liên quan đến lựa chọn nhà thầu thực hiện rà phá bom, mìn, vật nổ và triển khai rà phá bom, mìn, vật nổ: Dự kiến bắt đầu ngày 07 tháng 6 năm 2024, kết thúc 27 tháng 12 năm 2024.

+ Thực hiện các thủ tục liên quan đến lựa chọn nhà thầu thực hiện các gói thầu thi công, giám sát, bảo hiểm công trình và tổ chức triển khai thi công: Dự kiến bắt đầu ngày 11 tháng 01 năm 2025, kết thúc ngày 18 tháng 4 năm 2026.

+ Các công tác kết thúc dự án: Dự kiến bắt đầu ngày 19 tháng 4 năm 2026, kết thúc ngày 24 tháng 11 năm 2027.

- Tình hình bố trí kế hoạch và giải ngân vốn

+ Lũy kế vốn đã bố trí từ đầu Dự án đến nay là 11,249 tỷ đồng, trong đó: lũy kế vốn đến năm 2023 là 10,249 tỷ đồng và kế hoạch vốn năm 2024 đã bố trí là 1 tỷ đồng.

+ Lũy kế giải ngân kế hoạch vốn đến năm 2023 là 5,452 tỷ đồng/10,249 tỷ đồng, đạt 53,19% kế hoạch vốn.

+ Năm 2024 chưa giải ngân.

(9) Dự án đường giao thông từ Quốc lộ 27C đến đường tỉnh ĐT.656 tỉnh Khánh Hòa kết nối với tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Ninh Thuận

- Công tác GPMB:

+ Ban QLDA đầu tư và xây dựng các công trình Giao thông tỉnh Khánh Hoà đã ký kết hợp đồng với Trung tâm Phát triển quỹ đất của huyện Khánh Sơn và Trung tâm Phát triển quỹ đất của huyện Khánh Vĩnh để thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư. Hiện các Trung tâm Phát triển quỹ đất của huyện Khánh Sơn và Khánh Vĩnh đang tổ chức đo đạc kiểm đếm và lập các hồ sơ di dời hạ tầng.

+ Về công tác trồng rừng thay thế: Ngày 07/02/2024, UBND tỉnh Khánh Hòa có Quyết định số 436/QĐ-UBND về việc nộp tiền trồng rừng thay thế khi chuyển mục rừng sang mục đích khác để thực hiện Dự án là 19,663 tỷ đồng. Ngày 02/8/2024, Ban Quản lý dự án đầu tư và xây dựng các công trình Giao thông tỉnh Khánh Hoà đã hoàn thành nghĩa vụ nộp tiền trồng rừng thay thế theo quy định.

- Tình hình thực hiện:

Ngày 10/9/2024, Ban Quản lý dự án đầu tư và xây dựng các công trình Giao thông tỉnh Khánh Hoà đã hoàn thành công tác lựa nhà thầu gói thầu xây lắp và tổ chức ký kết hợp đồng với nhà thầu trúng thầu. Đồng thời nhà thầu cũng tổ chức khởi công trong ngày 10/9/2024.

- Tình hình bố trí kế hoạch và giải ngân vốn

Năm 2024, UBND tỉnh Khánh Hoà đã giao kế hoạch vốn cho Dự án là 521,398 tỷ đồng, trong đó:

- DATP GPMB: 21,398 tỷ đồng.

- DATP xây lắp: 500 tỷ đồng;

Tính đến ngày 24/9/2024, Dự án đã giải ngân được 376,881 tỷ đồng, đạt 72,28% vốn kế hoạch năm 2024, trong đó:

- DATP GPMB đã giải ngân 20,061 tỷ đồng;

- DATP xây lắp đã giải ngân 356,82 tỷ đồng.

Dự kiến Dự án sẽ hoàn thành giải ngân 100% trong năm 2024.

b) Về 03 CTMTQG

(1) CTMTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025

- Tình hình phân bổ kế hoạch vốn năm 2024 của Chương trình:

+ Thủ tướng Chính phủ đã phân bổ 12.558,732 tỷ đồng nguồn NSTW năm 2024 cho các địa phương để thực hiện Chương trình (gồm: 5.400 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển và 7.158,732 tỷ đồng vốn sự nghiệp). Đối với các bộ, cơ quan trung ương thực hiện Chương trình năm 2024, Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính rà soát, trình Quốc hội phân bổ vốn NSTW dự kiến là 723,475 tỷ đồng vốn sự nghiệp[67].

+ Tính đến ngày 30/6/2024, có 48/48 địa phương nhận kinh phí hỗ trợ từ NSTW đã có nghị quyết, quyết định phân bổ vốn, giao dự toán thực hiện Chương trình với tổng số vốn là 13.011,971 triệu đồng, trong đó:

- NSTW: 12.284,636 tỷ đồng, gồm: 5.365,049 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển (đạt 99,35%) và 6.919,587 tỷ đồng vốn sự nghiệp (đạt 96,66%)[68].

- NSĐP: 727,335 tỷ đồng, gồm: 353,080 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển và 374,225 tỷ đồng vốn sự nghiệp.

- Tình hình giải ngân kế hoạch vốn năm 2024 của Chương trình:

+ Kết quả giải ngân nguồn vốn NSTW: Đến hết ngày 30/6/2024, các địa phương báo cáo đã giải ngân 2.968,101 tỷ đồng vốn năm 2024, đạt 23,63% (trong đó: 1.632,760 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển (đạt 30,24%) và 1.335,341 tỷ đồng vốn sự nghiệp (đạt 18,65%). Theo tổng hợp báo cáo của các địa phương, ước giải ngân đến hết ngày 31/12/2024 đạt 98% vốn đầu tư phát triển và 95% vốn sự nghiệp.

+ Kết quả giải ngân nguồn vốn NSĐP: Đến hết ngày 30/6/2024, các địa phương báo cáo đã giải ngân 188,367 tỷ đồng vốn năm 2024 (trong đó: 120,973 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển, đạt 42,25% và 67,394 tỷ đồng vốn sự nghiệp, đạt 19,85%). Theo tổng hợp báo cáo của các địa phương, ước giải ngân đến hết ngày 31/12/2024 đạt 95% vốn đầu tư phát triển và 93% vốn sự nghiệp.

- Những kết quả đạt được trong thực hiện Chương trình:

Năm 2024, Chương trình góp phần thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo trên 1%, tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 3% (riêng các huyện nghèo, giảm tỷ lệ nghèo từ 4-5%). Chương trình tập trung hỗ trợ người nghèo, người dân sinh sống vùng nghèo, vùng khó khăn tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, có việc làm, sinh kế bền vững và nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống; hỗ trợ các địa phương vùng “lõi nghèo”, vùng Tây Nguyên, các tỉnh phía Tây của Tổ quốc, vùng nghèo, vùng khó khăn thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn góp phần giảm nghèo bền vững. Việc tiếp tục thực hiện Chương trình góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững, giữ vững ổn định xã hội, an ninh chính trị ở các địa bàn khó khăn, vùng “lõi nghèo”, khu vực trọng yếu trên phạm vi cả nước.

Người nghèo đã được cải thiện một bước về điều kiện sống, tiếp cận tốt hơn các chính sách và nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng cho phát triển kinh tế, tạo việc làm và tăng thu nhập. Một số nhu cầu xã hội thiết yếu của người nghèo cơ bản được đáp ứng (việc làm, y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, tiếp cận thông tin...). Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội liên kết vùng tại các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo được đầu tư đồng bộ, thúc đẩy phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, về lâu dài, kết quả thực hiện Chương trình năm 2024 và tác động của Chương trình sẽ giúp người nghèo có cơ hội tự vươn lên thoát nghèo bền vững, vượt lên mức sống tối thiểu, tự giải quyết được vấn đề nghèo đói cũng như những nhu cầu thiết yếu của gia đình mà không trông chờ ỷ lại vào sự trợ giúp của cộng đồng và Nhà nước; giúp các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn.

(2) CTMTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 - 2025

- Tình hình phân bổ kế hoạch vốn năm 2024 của Chương trình:

+ Vốn NSTW: Thủ tướng Chính phủ đã phân bổ vốn NSTW cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương để thực hiện Chương trình năm 2024 là 25.171.155 tỷ đồng (gồm vốn đầu tư phát triển: 14.000 tỷ đồng và vốn sự nghiệp 11.171.155 tỷ đồng).

+ Vốn NSĐP: năm 2024 các địa phương đã phân bổ giao vốn từ nguồn NSĐP với tổng số vốn là 2.478,895 tỷ đồng (gồm vốn đầu tư phát triển: 2.074,872 tỷ đồng và vốn sự nghiệp 404,023 tỷ đồng).

- Tình hình giải ngân kế hoạch vốn năm 2024 của Chương trình:

Kết quả giải ngân vốn thực hiện Chương trình đến hết ngày 31/7/2024 (bao gồm cả nguồn vốn đầu tư kéo dài các năm trước chuyển sang năm 2024 và dự toán năm trước chuyển sang năm 2024) đạt được 8.430,124 tỷ đồng. Trong đó: Nguồn vốn của năm 2024 đạt 5.250,918 tỷ đồng, bằng 38% kế hoạch, trong đó vốn sự nghiệp chỉ đạt: 1.564,507 tỷ đồng đạt 8% kế hoạch; Nguồn vốn kéo dài các năm trước chuyển sang năm 2024 giải ngân đạt 832,514 tỷ đồng, bằng 32% kế hoạch.

- Những kết quả đạt được trong thực hiện Chương trình:

Ước đến hết 31/12/2024 có một số chỉ tiêu về Chương trình: Tỷ lệ giảm nghèo vùng đồng bào DTTS bình quân đạt 3,7% (đạt so với mức trên 3% mục tiêu kế hoạch giao); Tỷ lệ thôn có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa; Tỷ lệ đồng bào DTTS được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; Tỷ lệ lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề; Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi học tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông đến trường; Tỷ lệ phụ nữ mang thai được thăm khám định kỳ và sinh con tại cơ sở y tế hoặc có sự hỗ trợ của nhân viên y tế; Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể thấp còi... Việc hoàn thành sớm một số chỉ tiêu như trên sẽ vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo cho người dân.

Kết quả triển khai Chương trình trong thời gian qua đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Các nguồn lực, chính sách của Chương trình đã và đang tập trung đầu tư phát triển các công trình hạ tầng thiết yếu phục vụ dân sinh trên địa bàn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Thông qua đầu tư, hỗ trợ phát triển sản xuất và sinh kế góp phần nâng cao thu nhập cho người dân; hỗ trợ đào tạo nghề, hỗ trợ việc làm góp phần giải quyết việc làm ổn định cho một lực lượng lao động rất lớn trên địa bàn. Công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc được quan tâm. Cùng với việc thực hiện các chính sách dân tộc và các CTMTQG giai đoạn 2021-2025, các địa phương đã thực hiện tốt công tác xoá đói, giảm nghèo; đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào được nâng cao; công tác chăm sóc sức khỏe, giáo dục - đào tạo có những chuyển biến tích cực.

(3) CTMTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025

- Tình hình phân bổ kế hoạch vốn năm 2024 của Chương trình:

Kế hoạch đầu tư vốn NSTW năm 2024 đã giao cho các địa phương để triển khai thực hiện Chương trình là 9.660,44 tỷ đồng, bao gồm: 7.820 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển (trong đó: vốn trong nước là 7.000 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 820 tỷ đồng), 1.840,44 tỷ đồng vốn sự nghiệp.

Đến hết tháng 7/2024, các địa phương đã cơ bản hoàn thành công tác phân bổ 1.840,44 tỷ đồng vốn sự nghiệp và 7.000 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển (nguồn vốn trong nước), còn 03/16 tỉnh[69] chưa phân bổ hết vốn đầu tư phát triển (nguồn vốn nước ngoài) thực hiện Chương trình đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn.

Đối với 369,56 tỷ đồng kinh phí chi thường xuyên năm 2024 dự kiến giao các bộ, ngành trung ương, đã được Quốc hội thông qua tổng vốn tại Nghị quyết số 105/2023/QH15 ngày 10/11/2023 của Quốc hội về phân bổ NSTW năm 2024; hiện nay, Bộ Tài chính đang hoàn thiện thủ tục thẩm định, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định giao chi tiết cho các bộ, ngành trung ương để thực hiện.

- Tình hình giải ngân kế hoạch vốn năm 2024 của Chương trình:

Đến hết tháng 8/2024, vốn đầu tư công của Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (bao gồm cả vốn đầu tư của các năm trước kéo dài sang năm 2024) giải ngân được khoảng 4.709/9.092 tỷ đồng, đạt 52% kế hoạch (trong đó, vốn các năm trước kéo dài sang năm 2024 giải ngân đạt khoảng 37% kế hoạch; vốn năm 2024 giải ngân đạt khoảng 55%); vốn sự nghiệp (bao gồm cả của các năm trước kéo dài sang năm 2024) giải ngân được khoảng 210,8 tỷ đồng, đạt 8% dự toán, trong đó, vốn sự nghiệp giao năm 2024 giải ngân được khoảng 11% dự toán.

- Những kết quả đạt được trong thực hiện Chương trình:

Dự kiến đến hết năm 2024, cả nước có khoảng 79-79,5% số xã được công nhận đạt chuẩn NTM (cơ bản hoàn thành mục tiêu được giao; đạt 99% mục tiêu phấn đấu đến năm 2025), trong đó: Có khoảng 38% số xã đạt NTM nâng cao (vượt mục tiêu được giao năm 2024; đạt khoảng 95% mục tiêu phấn đấu đến năm 2025) và 10% số xã đạt NTM kiểu mẫu (hoàn thành mục tiêu phấn đấu đến năm 2025). Có khoảng 305 đơn vị cấp huyện (khoảng 47%) được công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM (vượt mục tiêu được giao năm 2024; đạt 94% mục tiêu phấn đấu đến năm 2025), trong đó, có khoảng 18 huyện (5,9%) được công nhận đạt NTM nâng cao và chưa có huyện NTM kiểu mẫu (đạt 59% mục tiêu phấn đấu đến năm 2025). Có thêm từ 1-2 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM (đạt khoảng 53% mục tiêu phấn đấu đến 2025).

II. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:

Để đạt được những kết quả tích cực trong triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, ngay từ đầu năm 2024, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc, trước tiên là sự quan tâm của Bộ Chính trị, Ban Bí thư mà trực tiếp là sự chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư, sự đồng hành và giám sát của Quốc hội, quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, tiếp theo là sự chung tay vào cuộc của các cấp, các ngành, trong đó xác định rõ vấn đề vướng mắc, khó khăn trong từng ngành, lĩnh vực, trong từng khâu triển khai dự án đầu tư công để có phương án xử lý nhằm đẩy nhanh thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công, sớm đưa dòng vốn vào nền kinh tế. Vì vậy, kế hoạch đầu tư công năm 2024 đã đạt được một số kết quả tích cực, cụ thể như sau:

1. Công tác hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật, cải cách thủ tục hành chính về đầu tư công tiếp tục được đẩy mạnh, trình Quốc hội ban hành nhiều văn bản quan trọng, tạo căn cứ pháp lý triển khai đầu tư công.

Đầu tư công không phải chỉ liên quan đến một luật mà trong từng khâu của dự án đầu tư công là một chuỗi các quá trình hoạt động liên quan đến nhiều quy định pháp luật, từ đất đai, môi trường, khoáng sản, xây dựng, quản lý rừng, ngân sách nhà nước... Việc hoàn thiện cơ chế, chính sách trong quản lý đầu tư công là một trong những nhiệm vụ luôn được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm, theo đó một số cơ chế, chính sách quan trọng được ban hành hoặc trình Quốc hội ban hành góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khơi thông mọi nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.

- Luật Đất đai số 31/2024/QH15 được Quốc hội ban hành, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/8/2024, cùng với các văn bản hướng dẫn được Chính phủ ban hành đã tạo khung khổ pháp lý tháo gỡ khó khăn cơ bản liên quan đến công tác GPMB để đẩy nhanh việc thực hiện các dự án đầu tư công. Bên cạnh đó, cùng với Luật Đất đai thì Luật Nhà ở số 27/2023/QH15 có hiệu lực với nhiều nội dung, trong đó đã cơ bản giải quyết được vấn đề lớn liên quan đến chính sách đền bù, bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi quy định việc xây dựng phương án đền bù phải lấy ý kiến trực tiếp người dân trong khu vực có đất bị thu hồi. Việc này sẽ giúp người dân có thể được đền bù với giá đất tương đối sát với giá thị trường hoặc đền bù tái định cư với điều kiện đảm bảo cuộc sống, sinh hoạt và việc làm tương đương hoặc tốt hơn nơi ở cũ.

- Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 với nhiều đổi mới, tháo gỡ điểm nghẽn trong hoạt động đấu thầu như bổ sung quy định đấu thầu trong lĩnh vực y tế; bổ sung một số trường hợp được áp dụng chỉ định thầu nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện một số dự án lớn, quan trọng, cấp bách và một số trường hợp mua sắm đặc thù khác; phân cấp cho Bộ trưởng, Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt; đơn giản hóa quy trình thủ tục đấu thầu theo hướng, đẩy mạnh đấu thầu qua mạng, nhằm tăng cường tính công khai, minh bạch, ngăn chặn các hành vi thông đồng, gian lận trong đấu thầu... Tuy vậy, những ngày đầu năm 2024, có một số đơn vị báo cáo vướng mắc về công tác lựa chọn nhà thầu do chưa có văn bản hướng dẫn thi hành Luật. Đến nay, Nghị định số 24/2024/NĐ-CP ngày 27/02/2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu, Thông tư số 01/2024/TT-BKHĐT ngày 15/02/2024 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn việc cung cấp, đăng tải thông tin về lựa chọn nhà thầu và mẫu hồ sơ đấu thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia được ban hành đã giải quyết được cơ bản vướng mắc nêu trên.

- Trình Quốc hội Luật Đầu tư công (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV theo tinh thần đột phá, cải cách, tháo gỡ ngay các vướng mắc, điểm nghẽn, đơn giản hóa các thủ tục trong hoạt động đầu tư công như lập, thẩm định, phê duyệt dự án, quy trình lập, giao, phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm, tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tăng tính chủ động cho bộ, ngành, địa phương, đồng thời cá thể hóa, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu trong triển khai thực hiện gắn với nâng cao năng lực thực thi và tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát.

2. Việc triển khai một số chính sách thí điểm được Quốc hội quyết nghị thông qua đã đi vào cuộc sống, từng bước phát huy hiệu quả.

a) Về các cơ chế, chính sách đặc thù trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia theo Nghị quyết số 111/2024/QH15 ngày 18/01/2024 của Quốc hội: Nghị quyết số đã tháo gỡ phần lớn các khó khăn, vướng mắc liên quan đến những quy định còn chưa thống nhất hoặc chưa được pháp luật hiện hành quy định, cơ bản xử lý được các kiến nghị của địa phương gửi tới các bộ, cơ quan trung ương; giúp các địa phương có đủ cơ sở pháp lý, thuận lợi hơn trong tổ chức thực hiện các CTMTQG khi áp dụng việc đẩy mạnh phân cấp, trao quyền chủ động cho UBND cấp huyện trong triển khai thực hiện, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công tạo chủ động cho các đơn vị triển khai thực hiện. Quy định về việc địa phương được chủ động điều chỉnh dự toán NSNN, điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn NSNN hằng năm đã góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn thuộc các CTMTQG.

b) Về cơ chế đặc thù chỉ định thầu đối với các gói thầu tư vấn, gói thầu phục vụ di dời hạ tầng kỹ thuật, gói thầu thực hiện đền bù, GPMB và tái định cư, gói thầu xây lắp của các dự án quan trọng quốc gia, các dự án hạ tầng quan trọng có quy mô lớn, cấp bách về hạ tầng giao thông và y tế thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội[70]: Việc áp dụng cơ chế đặc thù chỉ định thầu đã rút ngắn trình tự, thủ tục, giảm thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu khoảng 03 tháng đối với các gói thầu thuộc các dự án đầu tư và các gói thầu phục vụ công tác GPMB[71]. Quá trình triển khai, các Chủ đầu tư đã tổ chức lựa chọn các nhà thầu đáp ứng yêu cầu về năng lực kinh nghiệm triển khai thực hiện dự án. Với sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và sự nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương có liên quan, sau khi được phê duyệt chủ trương đầu tư, chỉ sau khoảng 6 tháng đã phê duyệt dự án đầu tư; sau 01 năm đã hoàn thành thủ tục phê duyệt thiết kế, dự toán, lựa chọn nhà thầu, bàn giao mặt bằng được hơn 70% bảo đảm đủ điều kiện khởi công; riêng đối với Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021-2025 đến nay GPMB đã được hơn 95%, tiến độ thực hiện dự án cơ bản đáp ứng theo kế hoạch.

c) Về việc thực hiện cơ chế đặc thù không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy phép khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường nằm trong Hồ sơ khảo sát vật liệu xây dựng phục vụ dự án theo các Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 và số 106/2023/QH15 ngày 28/11/2023 của Quốc hội đã phát huy hiệu quả rõ rệt: (1) Thời gian thực hiện các thủ tục khai thác khoáng sản rút ngắn được khoảng 10 tháng theo quy định của Luật Khoáng sản do không phải cấp Giấy phép khai thác mỏ; (2) Các nhà thầu chủ động được nguồn cung và tránh tình trạng đầu cơ, nâng giá khi triển khai đồng loạt các dự án lớn.

Quá trình khai thác, các nhà thầu đã thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục và nghĩa vụ tài chính theo quy định, có phương án kiểm soát chặt chẽ quá trình khai thác, vận chuyển, sử dụng nguồn vật liệu khai thác từ mỏ bảo đảm đúng mục đích, đúng quy định.

d) Về cơ chế đặc thù phân cấp cho UBND cấp tỉnh là cơ quan chủ quản thực hiện các dự án đường bộ cao tốc, dự án đi qua địa bàn 02 địa phương theo Nghị quyết số 106/2023/QH15 ngày 28/11/2023 của Quốc hội: Quá trình triển khai thực hiện các dự án cho thấy cơ bản các địa phương đã phát huy tính chủ động; huy động hiệu quả nguồn lực của các địa phương trong việc quản lý đầu tư, xây dựng một số dự án đường bộ cao tốc; tạo thuận lợi trong công tác GPMB, giảm thủ tục bàn giao công tác cắm cọc GPMB, mốc lộ giới và một số thủ tục trong quá trình quản lý, đầu tư xây dựng. Đồng thời đây cũng là cơ hội để các cơ quan tham mưu, quản lý của các địa phương nâng cao năng lực quản lý, thực hiện các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông có quy mô lớn, yêu cầu cao về kỹ thuật, công nghệ.

Bộ GTVT đã chủ trì phối hợp với các địa phương xây dựng, ban hành Quy chế phối hợp trong quá trình triển khai, thực hiện các DATP để bảo đảm sự phù hợp, thống nhất và đẩy nhanh tiến độ thực hiện, bảo đảm chất lượng, từ giai đoạn chuẩn bị dự án, khảo sát, thẩm định, phê duyệt dự án, thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở, quá trình GPMB, đến giai đoạn thi công xây dựng... Bộ GTVT đã thực hiện thẩm định và có ý kiến của cơ quan chuyên môn về xây dựng theo thẩm quyền đối với các dự án do địa phương chủ trì thực hiện. Đến nay, các dự án, DATP phân cấp cho UBND cấp tỉnh làm cơ quan chủ quản đã được triển khai cơ bản đáp ứng tiến độ yêu cầu. Các DATP phân cấp cho địa phương cơ bản được bố trí đầy đủ các nguồn vốn, cả NSTW và NSĐP theo cam kết, tuân thủ các Nghị quyết của Quốc hội đáp ứng tiến độ triển khai thực hiện.

3. Công tác chỉ đạo, điều hành triển khai kế hoạch đầu tư công một cách quyết liệt, cụ thể, nhiều giải pháp đã được ban hành kịp thời, hiệu quả.

Thực hiện các Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, các Nghị quyết của Quốc hội, ngay từ đầu năm Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 05/01/2024, đề ra phương châm “Kỷ cương trách nhiệm; chủ động kịp thời; tăng tốc sáng tạo; hiệu quả bền vững” và chỉ đạo các bộ, cơ quan trung ương, địa phương triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả những nhiệm vụ, giải pháp đề ra trên các lĩnh vực; trong đó tập trung rà soát, hoàn thiện thể chế, pháp luật để đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công và 03 Chương trình mục tiêu quốc gia.

Trong 09 tháng đầu năm 2024, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 07 Nghị quyết, 03 Chỉ thị, 04 văn bản/công điện, tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc về thúc đẩy đầu tư công năm 2024, tiếp tục triển khai hoạt động các Tổ công tác để đôn đốc, trực tiếp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai dự án của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương, phân công Thành viên Chính phủ làm việc với các địa phương để xử lý khó khăn, vướng mắc của các dự án, nhất là các vướng mắc về cung ứng vật liệu xây dựng, GPMB, chuyển mục đích sử dụng đất rừng...

4. Vốn đầu tư công nguồn NSNN năm 2024 được phân bổ theo đúng chỉ đạo tại các Nghị quyết số số 104/2023/QH/15, số 105/2023/QH15 ngày 10/11/2023 và số 112/2024/QH15 ngày 18/01/2024 của Quốc hội, bố trí bảo đảm tập trung, trọng tâm, trọng điểm, tuân thủ điều kiện, thứ tự ưu tiên quy định trong Luật Đầu tư công, Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, bố trí đủ vốn cho các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, ưu tiên thanh toán đủ số nợ đọng xây dựng cơ bản theo quy định của pháp luật, thu hồi toàn bộ số vốn ứng trước còn lại trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025; bố trí đủ vốn cho các dự án đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng trước năm 2024 còn thiếu vốn, vốn đối ứng các dự án ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài, vốn NSNN tham gia vào các dự án PPP, nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư, nhiệm vụ quy hoạch, các dự án chuyển tiếp phải hoàn thành trong năm 2024; bố trí vốn theo tiến độ cho các dự án quan trọng quốc gia, dự án kết nối, có tác động liên vùng có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững; sau khi bố trí đủ vốn cho các nhiệm vụ nêu trên, số vốn còn lại bố trí cho các dự án khởi công mới đủ thủ tục đầu tư.

5. Tiến độ các công trình, dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm, liên vùng có tác động thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tiếp tục được đẩy mạnh; trong 9 tháng đầu năm 2024 đã hoàn thành đưa vào sử dụng cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt và Cam Lâm - Vĩnh Hảo, qua đó nâng tổng quy mô đường bộ cao tốc đã đưa vào khai thác, sử dụng trên cả nước đạt trên 2.000km. Các dự án cao tốc được đưa vào khai thác đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường liên kết vùng, tạo động lực, không gian phát triển mới cho các địa phương.

6. Kỷ luật, kỷ cương trong đầu tư công tiếp tục được tăng cường:

Hằng tháng, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới mức trung bình cả nước đều tổ chức đánh giá thực trạng, xác định nguyên nhân khách quan, chủ quan, trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức có liên quan và người đứng đầu, rút ra bài học kinh nghiệm để triển khai kế hoạch được tốt hơn. Kết quả giải ngân vốn đầu tư công sẽ là căn cứ để bình xét, đánh giá, khen thưởng cán bộ, cũng như xử lý những trường hợp tổ chức, cá nhân không hoàn thành nhiệm vụ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 vì lý do chủ quan theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

III. TỒN TẠI, HẠN CHẾ:

Việc triển khai thực hiện, giải ngân vốn kế hoạch đầu tư công nguồn NSNN năm 2024 có nhiều thuận lợi, nhiều vướng mắc về cơ chế, chính sách, tổ chức thực hiện từ giai đoạn trước đến nay đã được xử lý, tuy nhiên, tổng hợp báo cáo của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương, một số khó khăn, vướng mắc trong thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công được ghi nhận như sau:

1. Chưa giải quyết được tính đặc thù của giải ngân vốn đầu tư công: Tỷ lệ giải ngân những tháng đầu năm thấp, xu hướng tăng mạnh trong những tháng cuối năm.

- Thời điểm đầu năm, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương thường tập trung vào việc thực hiện công tác thanh toán, quyết toán kế hoạch vốn năm 2023, giải ngân vốn còn lại của năm 2023 được kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân sang năm 2024. Sau khi được giao kế hoạch vốn năm 2024, các cấp, các ngành mất nhiều tháng để triển khai kế hoạch hoạt động, kế hoạch đấu thầu, kế hoạch triển khai thực hiện, thi công để có khối lượng thực hiện tích lũy, kế hoạch đấu thầu được phê duyệt đầu năm thì phải đến giữa năm mới lựa chọn được nhà thầu và ký hợp đồng, việc tạm ứng vốn hợp đồng, hay giải ngân khối lượng thực hiện thường xảy ra vào thời điểm cuối năm.

- Bên cạnh đó là tâm lý ngại làm thủ tục giải ngân nhiều lần của chủ đầu tư, ban quản lý dự án, nhà thầu. Việc làm thủ tục giải ngân vốn đầu tư công thường được dồn thực hiện vào thời điểm kết thúc năm ngân sách.

2. Công tác lập kế hoạch đầu tư công nguồn NSNN hằng năm tuy đã được cải thiện nhưng vẫn chưa sát với khả năng thực hiện.

Qua tổng hợp tình hình phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước năm 2024, vẫn còn tình trạng một số bộ, cơ quan trung ương và địa phương không hoàn thành phân bổ đúng thời gian quy định; một số bộ, địa phương đề xuất trả lại vốn đầu tư công kế hoạch năm 2024 được giao72.

3. Các khó khăn, vướng mắc trong hoàn thiện thủ tục đầu tư dự án:

- Việc chấp thuận chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng đất lúa, đất rừng phải thực hiện rất nhiều thủ tục tại nhiều cơ quan từ địa phương đến trung ương ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ của dự án.

- Các dự án không có cấu phần xây dựng chưa được các bộ chuyên ngành ban hành định mức kinh phí tư vấn đầu tư, do vậy việc lập các chi phí tư vấn đầu tư phải vận dụng các quy định trong lĩnh vực xây dựng hoặc xây dựng thành dự toán riêng dẫn đến khó khăn trong công tác thẩm định, phê duyệt. Nhiều trang thiết bị không có quy định, tiêu chuẩn, định mức số lượng, chất lượng, chủng loại để làm cơ sở mua sắm.

- Việc phê duyệt chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư một số dự án chưa phù hợp dẫn tới phải điều chỉnh nhiều lần, vướng mắc về GPMB, năng lực của một số chủ đầu tư và nhà thầu thi công còn hạn chế làm chậm tiến độ thực hiện và giải ngân vốn dự án.

- Hầu hết các dự án sử dụng vốn nước ngoài vừa phải tuân thủ các quy trình, thủ tục trong nước, vừa phải tuân thủ các quy định, yêu cầu của nhà tài trợ về đấu thầu, quản lý tài chính, chính sách về môi trường và an sinh xã hội, GPMB và tái định cư,... Trong khi các quy định của Việt Nam và nhà tài trợ còn có sự khác biệt, chưa đồng nhất, do vậy việc hoàn thiện thủ tục đầu tư để đủ điều kiện phân bổ vốn hằng năm cho các dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài mất rất nhiều thời gian.

- Các dự án sử dụng nguồn vốn tăng thu, cắt giảm, tiết kiệm chi NSTW năm 2022, 2023 còn chậm hoàn thiện thủ tục đầu tư để trình cấp có thẩm quyền giao kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm.

4. Khó khăn về nguồn thu NSĐP đảm bảo cho chi đầu tư phát triển:

Số kế hoạch đầu tư vốn NSĐP được giao trong năm 2024 là 432.348,9 tỷ đồng, cao hơn khoảng 89.000 tỷ đồng so với kế hoạch năm 2023. Số vốn kế hoạch NSĐP được giao tăng thêm chủ yếu từ nguồn thu sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết. Tuy nhiên, theo báo cáo của các địa phương, do tình hình thị trường bất động sản có nhiều biến động, kế hoạch tổ chức đấu giá, thu tiền sử dụng đất của các địa phương chưa thể triển khai thực hiện được, dẫn đến hụt thu nên chưa có nguồn vốn để bố trí cho các dự án đầu tư công sử dụng nguồn vốn NSĐP đã được dự kiến từ đầu năm.

5. Các khó khăn, vướng mắc trong lập, phân bổ kế hoạch:

- Các dự án ODA chưa bố trí kế hoạch theo đúng tỷ lệ vay lại, bố trí khi chưa kí hợp đồng vay lại với Bộ Tài chính, chưa phân bổ kế hoạch vay lại được giao, dự án được phân bổ chưa phù hợp với cơ chế tài chính.

- Hằng năm, bội chi của NSĐP để sử dụng cho giải ngân vốn vay lại của địa phương được Quốc hội quyết định, giao vào cuối năm trước năm kế hoạch. Do vậy, để có thể giải ngân số kế hoạch vốn được bổ sung trong năm hoặc kế hoạch được cấp có thẩm quyền cho phép kéo dài giải ngân từ năm trước sang năm sau thì trước đó phải trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định điều chỉnh, bổ sung bội chi của NSĐP.

6. Các khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án:

- Công tác bồi thường, GPMB, di dời hạ tầng kỹ thuật, xây dựng khu tái định cư, phê duyệt khung chính sách tái định cư, phê duyệt đơn giá đất còn chậm, kéo dài, chưa được xử lý dứt điểm. Một số nguyên nhân chính ảnh hưởng tới công tác bồi thường, GPMB như:

+ Việc xác định nguồn gốc đất, xác định giá đất còn khó khăn do tình trạng xây nhà trên đất nông nghiệp, kênh mương; sử dụng đất sai mục đích hoặc mua bán bằng giấy viết tay, lấn chiếm đất hành lang công trình công cộng; Công tác xác định tính pháp lý hồ sơ thửa đất gặp khó khăn, đất biến động qua nhiều chủ sử dụng, người sử dụng đất gốc không còn tại địa phương; loại đất trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khác với hiện trạng đang sử dụng; hồ sơ địa chính lạc hậu, chưa đồng bộ,...

+ Người dân chưa đồng thuận với phương án bồi thường, tái định cư, còn thắc mắc, khiếu nại đơn giá bồi thường về đất, nhất là các hộ bị thu hồi hết đất, không sinh lợi từ dự án, các thửa đất có vị trí gặp các tuyến đường, tuyến hẻm.

- Tình trạng thiếu đất, cát đắp nền ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện và giải ngân nhiều dự án, nguyên nhân là do: Quy trình, thủ tục cấp phép khai thác đất, cát làm vật liệu san lấp có thời gian dài và quá trình khai thác phát sinh các khó khăn, vướng mắc như: điểm mỏ được cấp phép có cự ly vận chuyển không phù hợp với chi phí đầu tư của dự án, hoạt động khai thác phụ thuộc vào thời tiết nên khối lượng không ổn định, không đảm bảo tính liên tục theo tiến độ dự án. Bên cạnh đó, một số mỏ đất đến giai đoạn trình thẩm định tiền trúng đấu giá thì dừng lại do chủ đầu tư khó khăn về nguồn tài chính hay một số doanh nghiệp trúng đấu giá mỏ đất nhưng có giá trúng cao so với giá khởi điểm không thực hiện các bước tiếp theo để được cấp phép.

- Giá nguyên, nhiên vật liệu biến động do nguyên liệu đầu vào tăng cao. Giá đá, cát xây dựng tiếp tục tăng do tình trạng khan hiếm. Giá bán xi măng trong nước tương đối ổn định nhưng có sự chênh lệch theo từng khu vực. Một số dự án triển khai trên địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; địa hình hiểm trở, địa chất rời rạc, phức tạp, không ổn định; khan hiếm nguồn cung vật liệu đá các loại do năng lực sản xuất các mỏ ở địa phương không đủ đáp ứng nhu cầu của dự án, ảnh hưởng không nhỏ đến việc cân đối nguồn vốn và triển khai thực hiện dự án.

- Tình trạng sụt lún, sạt lở các tuyến đường giao thông và khô cạn nước trên các tuyến kênh rạch ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long gây khó khăn trong quá trình vận chuyển vật tư vào công trình, ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình.

- Còn tình trạng cán bộ, công chức, viên chức có biểu hiện né tránh, đùn đẩy công việc, sợ sai, sợ trách nhiệm, không dám tham mưu, đề xuất xử lý công việc; không thực hiện đầy đủ chức năng, quyền hạn trong thực thi công vụ gây ách tắc trong công tác tổ chức thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công.

Tuy nhiên, nguyên nhân giải ngân chậm vẫn là do công tác tổ chức triển khai thực hiện tại các bộ, ngành và địa phương còn nhiều bất cập; cùng mặt bằng pháp lý có bộ, cơ quan trung ương, địa phương giải ngân tốt nhưng vẫn có những bộ, cơ quan trung ương, địa phương có tỷ lệ giải ngân chưa tốt; trong một số thời điểm, tại một số dự án, một số bộ, ngành, địa phương chưa thực sự quyết liệt, vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu chưa được đề cao, chưa rõ nét.

Riêng về giải ngân vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài:

- Một số đối tác phát triển can thiệp tương đối sâu về mặt kỹ thuật vào quá trình triển khai dự án của phía Việt Nam thông qua việc cho góp ý, chậm có ý kiến, phản hồi, thư không phản đối với văn kiện, tài liệu, hồ sơ dự án của phía Việt Nam hoặc có yêu cầu máy móc, không phù hợp điều kiện thực tế, quy định của Việt Nam làm phát sinh thêm thủ tục, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai và hoàn thành dự án.

- Một số dự án theo quy định của nhà tài trợ yêu cầu phải thực hiện quy trình chọn nhà thầu quốc tế để thực hiện công tác tư vấn, quá trình để lựa chọn được nhà thầu tư vấn này theo quy trình của nhà tài trợ qua nhiều khâu, nhiều bước mất rất nhiều thời gian đã ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện, giải ngân các gói thầu còn lại của dự án. Trong một số trường hợp, gói thầu xây lắp trong nước đã hoàn thành công tác đấu thầu, ký hợp đồng và khởi công công trình nhưng gói thầu tư vấn giám sát chưa đấu thầu xong, ảnh hưởng tới việc triển khai các gói thầu xây lắp và tiến độ chung của dự án.

- Năng lực quản lý và thực hiện vốn ODA của một số chủ dự án và Ban quản lý dự án, đặc biệt ở cấp cơ sở, còn hạn chế. Một trong những nguyên nhân là một số thành viên Ban quản lý dự án làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, kỹ năng quản lý dự án không đáp ứng yêu cầu, đặc biệt về trình độ ngoại ngữ. Công tác đào tạo quản lý dự án chưa được thực hiện thường xuyên và có hệ thống.

- Việc quy định giải ngân vốn ODA cấp phát phải đồng bộ với vốn ODA vay lại của dự án ODA do địa phương quản lý khiến một số dự án gặp nhiều khó khăn, dù có được bổ sung kế hoạch vốn ODA cấp phát nhưng không thể giải ngân được do hạn mức vốn ODA vay lại đã hết và muốn điều chỉnh hạn mức phải báo cáo Quốc hội tại kỳ họp cuối năm cơ bản không còn đủ thời gian để giải ngân.

IV. NGUYÊN NHÂN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM:

1. Nguyên nhân:

a) Đạt được những kết quả nêu trên là nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự lãnh đạo của Đảng, trong đó thường xuyên liên tục là Bộ Chính trị, Ban Bí thư mà trực tiếp là đồng chí Tổng Bí thư; sự giám sát và đồng hành của Quốc hội; sự chỉ đạo quyết liệt, sát tình hình, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự nỗ lực, quyết tâm, phối hợp chặt chẽ của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương; sự ủng hộ của doanh nghiệp, người dân và những kết quả, kinh nghiệm có được trong việc triển khai kế hoạch đầu tư công các năm qua.

b) Những tồn tại, hạn chế do cả nguyên nhân khách quan, chủ quan trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu, nhất là các tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện. Vai trò người đứng đầu tại một số bộ, cơ quan trung ương và địa phương chưa được phát huy đầy đủ, năng lực lập kế hoạch chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị thực hiện dự án còn hạn chế; vướng mắc về GPMB chưa được giải quyết dứt điểm; nhiều dự án gặp khó khăn trong việc tìm bãi đổ thải trong quá trình thi công; cấp mỏ và khai thác vật liệu xây dựng; sự phối hợp giữa các cơ quan có lúc, có nơi còn thiếu chặt chẽ; công tác thanh tra, kiểm tra chưa quyết liệt; việc xử lý các trường hợp chậm trễ, vi phạm quy định còn chưa kịp thời, nghiêm minh...

2. Bài học kinh nghiệm:

Để tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những hạn chế, yếu kém còn tồn tại, trên cơ sở phân tích tình hình, nguyên nhân, bên cạnh các bài học kinh nghiệm tốt đã được tổng kết, đánh giá trước đây, cần lưu ý các bài học kinh nghiệm sau:

a) Công tác chỉ đạo điều hành phải thống nhất, xuyên suốt, quyết liệt, hiệu quả, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và sự chung tay vào cuộc của các cấp, các ngành; phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu bộ, cơ quan trung ương, địa phương trong chỉ đạo, lãnh đạo, tổ chức thực hiện dự án. Trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện, phải có quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, năng động, sáng tạo, tích cực; xác định rõ ưu tiên, bảo đảm trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả; làm việc nào dứt việc đó; kịp thời tháo gỡ các điểm nghẽn, vướng mắc; đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu.

b) Các đơn vị trực tiếp triển khai kế hoạch đầu tư công phải chủ động rà soát, thông tin kịp thời, chính xác về khó khăn, vướng mắc để kiến nghị các cơ quan quản lý có chính sách, giải pháp nhanh, mạnh, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

c) Đầu tư phải có trọng tâm, trọng điểm, không phân tán, dàn trải, manh mún, đúng mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đề ra, tập trung nguồn lực cao độ để đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Đẩy mạnh cơ cấu lại đầu tư công, phát huy vai trò dẫn dắt, lan tỏa, là đầu tàu dẫn dắt, huy động các nguồn lực đầu tư của khu vực ngoài nhà nước, tạo không gian, động lực mới thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

d) Nâng cao hơn nữa năng lực phân tích, lập kế hoạch, làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị thực hiện dự án; Kịp thời, quyết liệt xử lý có hiệu quả các vấn đề, khó khăn vướng mắc phát sinh, làm việc nào dứt điểm việc đó, không để kéo dài, gây ách tắc, lãng phí nguồn lực.

đ) Tăng cường, đẩy mạnh cải cách thể chế, phân cấp, phân quyền, phân công, phân nhiệm, đôn đốc và tăng cường phối hợp; kiểm tra, thanh tra công vụ gắn với đánh giá, phân loại cuối năm.

e) Chấp hành nghiêm kỷ luật, kỷ cương, thực hiện các quy định pháp luật về đầu tư công, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định, không né tránh, đùn đẩy trách nhiệm.

g) Tăng cường đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ, công chức quản lý đầu tư công tương xứng với vị trí và nhiệm vụ, nhất là đội ngũ công chức thực hiện công tác chuẩn bị dự án, lập kế hoạch. Khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của đất nước, địa phương, cơ quan, đơn vị; không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của địa phương, cơ quan, đơn vị khác. Thay thế kịp thời những cán bộ, công chức, viên chức yếu kém về năng lực, trì trệ, gây nhũng nhiễu, tiêu cực, kiên quyết xử lý các hành vi tiêu cực, tham nhũng trong quản lý đầu tư công.

h) Thực hiện tốt công tác truyền thông chính sách. Duy trì, tăng cường, nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan Đảng, Nhà nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội để tạo sự đồng thuận xã hội trong việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhất là các chính sách bồi thường, GPMB, hỗ trợ, tái định cư thực hiện dự án đầu tư công.

V. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH GIẢI NGÂN VỐN ĐẦU TƯ CÔNG NHỮNG THÁNG CUỐI NĂM:

Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân toàn bộ vốn đầu tư công nguồn NSNN năm 2024, phấn đấu giải ngân năm 2024 đạt trên 95% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, người đứng đầu các bộ, cơ quan trung ương và các cấp chính quyền địa phương cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, sự chủ động, sáng tạo trong tổ chức thực hiện; phát huy hơn nữa vai trò của người đứng đầu và tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân, trong đó các bộ, cơ quan trung ương và địa phương tập trung thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau:

1. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong đó tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra tại các Nghị quyết phiên họp thường kỳ của Chính phủ, Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 08/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024, văn bản số 4808/VPCP-KTTH ngày 09/7/2024 của Văn phòng Chính phủ về việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2024, Công điện số 24/CĐ-TTg ngày 26/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 và các văn bản chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ về đôn đốc phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công năm 2024; tăng cường kiểm tra, giám sát; duy trì hoạt động của 07 Tổ công tác của Chính phủ, duy trì cơ chế hằng quý Thành viên Chính phủ làm việc với các địa phương để kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai vốn đầu tư công năm 2024.

2. Đẩy mạnh hoàn thành phân bổ, triển khai thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công; đẩy nhanh tiến độ triển khai các công trình, dự án đầu tư công trọng điểm, quan trọng quốc gia, đường cao tốc, công trình trọng điểm, liên vùng, dự án có tác động lan tỏa,...; xác định đây là một trong các nhiệm vụ chính trị trọng tâm, tập trung ưu tiên trong chỉ đạo điều hành, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương.

3. Quyết liệt, chủ động xử lý, tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn một cách kịp thời, hiệu quả theo chức năng, nhiệm vụ được giao; thực hiện cơ chế phân công, giao trách nhiệm, phối hợp rõ ràng, cụ thể về thẩm quyền, trách nhiệm giữa các cơ quan, đơn vị trong việc hoàn thiện thủ tục đầu tư dự án.

4. Lập kế hoạch giải ngân chi tiết từng dự án và tuân thủ nghiêm kế hoạch giải ngân theo từng tháng, quý. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hiện trường, đôn đốc các nhà thầu, tư vấn đẩy nhanh tiến độ. Phân công cụ thể lãnh đạo chịu trách nhiệm theo dõi tiến độ thực hiện; bám sát, kịp thời tháo gỡ khó khăn và chịu trách nhiệm về kết quả giải ngân của từng dự án, coi đây là căn cứ quan trọng khi đánh giá xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao trong năm 2024 của tập thể, cá nhân.

5. Các địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn liên quan đến cấp phép mỏ, khai thác nguyên vật liệu đá, cát, đất, phục vụ các dự án; công bố giá các loại vật liệu xây dựng phổ biến trên địa bàn theo thẩm quyền và quy định của pháp luật; thường xuyên kiểm tra, rà soát, quản lý chặt chẽ giá vật liệu xây dựng; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc thường xuyên theo dõi, bám sát diễn biến thị trường xây dựng để kịp thời cập nhật, công bố giá vật liệu xây dựng theo quy định; xử lý nghiêm tình trạng tạo khan hiếm giả, liên kết giữa các chủ mỏ vật liệu để nâng giá, khai thác, cung cấp không đúng quy định, làm ảnh hưởng đến việc thi công các dự án. Thực hiện thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm tình trạng giao mỏ không đúng đối tượng làm nảy sinh hoạt động mua đi bán lại tăng giá vật liệu.

6. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công gắn với đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm đi đối với tăng cường kiểm tra, giám sát và kiểm soát quyền lực; có chế tài xử lý nghiêm theo quy định pháp luật các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, tổ chức, cá nhân cố tình gây khó khăn, cản trở, làm chậm tiến độ giao vốn, thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công. Thay thế kịp thời những cán bộ, công chức, viên chức yếu kém về năng lực, sợ sai, sợ trách nhiệm, đùn đẩy, né tránh khi thực thi công vụ, trì trệ, gây nhũng nhiễu, phiền hà, kiên quyết xử lý các hành vi tiêu cực, tham nhũng trong quản lý đầu tư công.

7. Hoàn thiện dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) theo hướng đơn giản hóa các thủ tục trong hoạt động đầu tư công, tăng cường phân cấp, phân quyền, cụ thể hóa một số chính sách được Quốc hội cho áp dụng thí điểm phát huy hiệu quả trong thời gian vừa qua, trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội Khóa XV.

8. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong việc xử lý thủ tục về đầu tư công như thẩm định dự án đầu tư có cấu phần xây dựng, triển khai kiểm soát chi vốn trong nước và đơn rút vốn của các nhà tài trợ bằng chứng từ điện tử, chữ ký số, đơn giản hóa quy trình kiểm soát chi và hồ sơ yêu cầu rút vốn; tăng cường công tác hậu kiểm trong giải ngân vốn đầu tư công.

9. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, truyền thông, nhất là truyền thông chính sách, góp phần phát huy tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố niềm tin, giữ vững tâm lý thị trường, doanh nghiệp, nhà đầu tư, huy động nguồn lực cho đầu tư.

PHẦN THỨ HAI

KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG NĂM 2025

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU ĐỊNH HƯỚNG:

1. Bối cảnh:

Năm 2025 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm 2021-2025, đồng thời là năm tiến hành Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Tình hình quốc tế, khu vực vẫn đang trong giai đoạn nhiều biến động với những thay đổi sâu sắc về kinh tế, chính trị, xã hội; khó khăn, thách thức ngày càng phức tạp, khó lường hơn. Hòa bình, hợp tác và phát triển tiếp tục là xu thế lớn nhưng đấu tranh, kiềm chế lẫn nhau gay gắt hơn; nhiều khó khăn, thách thức mới xuất hiện, khó lường hơn; chủ nghĩa bảo hộ và xu hướng liên kết mới trên thế giới đặt ra nhiều thách thức. Triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu còn đối mặt với nhiều nguy cơ, rủi ro.

Trong nước, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, phát huy những thành tựu trong gần 40 năm đổi mới, cơ đồ, vị thế và uy tín của nước ta không ngừng được nâng cao. Tuy nhiên, nền kinh tế nước ta vẫn còn những điểm nghẽn, nhiều khó khăn, yếu kém nội tại chậm được khắc phục, năng lực cạnh tranh, tính tự chủ và khả năng thích ứng trước những tác động từ bên ngoài còn chưa cao; các vấn đề xã hội, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, an ninh mạng, an ninh nguồn nước... tiếp tục gây áp lực lớn đến phát triển kinh tế - xã hội. Để tạo tiền đề thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tiếp theo, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương, địa phương duy trì tập trung cao độ, theo dõi sát diễn biến tình hình quốc tế, trong nước; tiếp tục xử lý, khắc phục những hạn chế, yếu kém, phát huy những kết quả đã đạt được; căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch 5 năm 2021-2025 và tình hình, kết quả thực hiện đến nay để xác định rõ yêu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 với quyết tâm cao nhất, triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đề ra, góp phần thực hiện thắng lợi Kế hoạch 5 năm 2021-2025 theo các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội.

2. Căn cứ, cơ sở triển khai xây dựng kế hoạch:

a) Bám sát quan điểm chỉ đạo, định hướng, chỉ tiêu, nhiệm vụ chủ yếu tại Kết luận số 11-KL/TW ngày 13/07/2021 của Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII, các Nghị quyết, kết luận của Đảng, 06 Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh 06 Vùng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; các Nghị quyết của Quốc hội: số 16/2021/QH15 ngày 27/07/2021 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm 2021-2025; số 23/2021/QH15 ngày 28/07/2021 về kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 05 năm giai đoạn 2021-2025; số 29/2021/QH15 ngày 28/07/2021 về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025; số 81/2023/QH15 ngày 09/01/2023 về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; các Nghị quyết, thông báo khác của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và của Chính phủ, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.

b) Bám sát, cụ thể hóa các mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, đặc biệt 03 đột phá chiến lược, 6 nhiệm vụ trọng tâm, 12 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng[73].

c) Xây dựng kế hoạch đầu tư công năm 2025 phải phù hợp với các quy định của pháp luật và khả năng cân đối của NSNN trong năm; phù hợp với phương án phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn NSNN giai đoạn 2021-2025, kế hoạch và tiến độ triển khai các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch Tài chính quốc gia, vay và trả nợ công 05 năm giai đoạn 2021-2025.

3. Quan điểm chỉ đạo, mục tiêu:

a) Xác định vốn đầu tư công đóng vai trò chủ đạo dẫn dắt, thu hút tối đa các nguồn lực của các thành phần kinh tế khác để phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NSNN. Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn NSTW và NSĐP, đồng thời tích cực huy động thêm các nguồn vốn hợp pháp khác để triển khai thực hiện các dự án đầu tư công. Tích cực thu hút nguồn vốn của các thành phần kinh tế khác cho xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững.

b) Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên, bảo đảm cơ cấu đầu tư hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa các vùng, miền, lĩnh vực, vừa gia tăng động lực tăng trưởng, vừa bảo đảm an sinh xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh đất nước. Tiếp tục cơ cấu lại đầu tư công theo hướng tập trung, khắc phục tình trạng phân bổ vốn manh mún, dàn trải, kém hiệu quả, thực hiện bố trí cho các nhiệm vụ, dự án phải phù hợp với khả năng thực hiện và giải ngân của từng dự án, đảm bảo tiến độ phân bổ, giao kế hoạch chi tiết cho các nhiệm vụ, dự án theo đúng quy định.

c) Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong đầu tư công, xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định; kiểm soát chặt chẽ mục tiêu, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đảm bảo công khai, minh bạch, hiệu quả trong lập kế hoạch đầu tư công. Quản lý tập trung, thống nhất về mục tiêu, cơ chế chính sách; thực hiện phân cấp trong quản lý đầu tư theo quy định của pháp luật, tạo quyền chủ động cho các bộ, cơ quan trung ương, địa phương và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.

d) Bố trí vốn đúng thứ tự ưu tiên theo quy định; Kiểm soát chặt chẽ thời gian bố trí vốn của các dự án, phấn đấu giảm thời gian bố trí và giải ngân thực hiện dự án.

đ) Hoàn thành thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản, hoàn trả các khoản vốn ứng trước chưa thu hồi; Tập trung thực hiện tốt các dự án của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; tập trung bố trí vốn để hoàn thành và đẩy nhanh tiến độ chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia, chương trình, dự án trọng điểm có ý nghĩa lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của các cấp, các ngành; Khởi công mới một số dự án có tính chất cấp bách, quan trọng, có tác động tích cực đến quá trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

e) Tỷ trọng chi đầu tư phát triển nguồn NSNN chiếm khoảng 29% tổng chi NSNN; tăng cường vai trò chủ đạo của NSTW trong đầu tư công. Phấn đấu giải ngân đạt trên 95% kế hoạch đầu tư công nguồn NSNN năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ giao.

4. Định hướng đầu tư công năm 2025:

a) Định hướng đầu tư theo cơ cấu nguồn vốn NSNN:

(i) Vốn trong nước:

Tập trung đầu tư cho các Chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án quan trọng quốc gia, đường cao tốc, dự án trọng điểm, đường ven biển, dự án có tính chất liên kết vùng, liên tỉnh, liên quốc gia có sức lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, tạo đột phá thu hút nguồn vốn khu vực tư nhân trong và ngoài nước và bảo đảm phát triển hài hòa giữa các địa phương, vùng lãnh thổ. Trong đó, ưu tiên đáp ứng nhu cầu vốn để hoàn một số đoạn tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông (giai đoạn 2021-2025); khởi công mới các dự án Đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa, Cao tốc Dầu Giây - Tân Phú, Cao tốc Chợ Mới - Bắc Kạn, Cao tốc Bắc Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa - Chơn Thành,...

Tập trung thực hiện, giải ngân vốn của các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2025, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án thuộc Chương trình, sớm hoàn thành, bàn giao, đưa vào sử dụng các dự án, đảm bảo hiệu quả đầu tư của các dự án.

(ii) Vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài: Việc huy động, quản lý và sử dụng vốn vay ODA và vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài phải gắn với việc cơ cấu lại đầu tư công. Các khoản vay mới cần được xem xét hiệu quả kinh tế, phương án tài chính, phù hợp với kế hoạch đầu tư công trung hạn, các chỉ tiêu nợ công, ngân sách đã được Quốc hội thông qua. Vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài chỉ sử dụng cho chi đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên. Tập trung vốn cho các dự án chuyển tiếp, giảm tối đa thời gian bố trí vốn; gia hạn Hiệp định vay.

b) Định hướng đầu tư công theo ngành, lĩnh vực: ưu tiên bố trí vốn cho các dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm, dự án đường cao tốc, các tuyến đường đường ven biển, dự án kết nối, có tác động lan tỏa, liên vùng; đầu tư các dự án phục vụ các công trình phòng thủ, chiến đấu, đáp ứng yêu cầu bảo vệ an ninh - quốc phòng; đầu tư hạ tầng cảng biển, hạ tầng thủy lợi và các công trình phòng tránh thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu; đầu tư mở rộng mạng lưới trường lớp học và các cơ sở đào tạo, triển khai Chương trình đổi mới giáo dục phổ thông để đến năm 2025; đầu tư hạ tầng phục vụ chuyển đổi số, các cơ sở dữ liệu quan trọng.

II. KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VÀ CÂN ĐỐI CÁC NGUỒN VỐN THỰC HIỆN TRONG NĂM 2025:

1. Nhu cầu đầu tư vốn NSNN năm 2025 của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương:

Tổng hợp từ các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đến thời điểm báo cáo, tổng nhu cầu kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2025 cho các nhiệm vụ, dự án thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư công là 870.967,609 tỷ đồng, trong đó:

a) Nhu cầu vốn NSTW là 337.867,609 tỷ đồng, trong đó:

- Nhu cầu vốn để bố trí cho các nhiệm vụ, dự án thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư công là 317.867,609 tỷ đồng, trong đó:

+ Vốn trong nước là 287.450,854 tỷ đồng, bao gồm: (i) vốn bố trí cho các nhiệm vụ, dự án thuộc 03 CTMTQG là 25.200 tỷ đồng; (ii) vốn bố trí cho các nhiệm vụ, dự án thuộc Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 là 262.250,854 tỷ đồng.

+ Vốn nước ngoài là 30.416,755 tỷ đồng.

- Nhu cầu chi đầu tư phát triển khác để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp và thực hiện các cam kết của Chính phủ về thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư ngoài thuế khi áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu là khoảng 20.000 tỷ đồng.

b) Nhu cầu vốn NSĐP là 533.100 tỷ đồng.

Về cơ bản, nhu cầu của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc, tiêu chí, bố trí vốn quy định tại Luật Đầu tư công và các Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 nên cơ bản khắc phục được tình trạng lâu nay là xây dựng nhu cầu rất cao, không sát khả năng bố trí vốn thực tế.

2. Khả năng cân đối vốn đầu tư công nguồn NSNN năm 2025:

Căn cứ để xác định chi đầu tư phát triển năm 2025 dựa trên cơ sở đánh giá các chỉ tiêu về tài chính - ngân sách năm 2024 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 đã được Quốc hội quyết nghị. Theo đó, dự kiến kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2025 là 790.727 tỷ đồng, cụ thể như sau:

(i) Vốn NSTW là 315.000 tỷ đồng, trong đó:

- Chi cho các nhiệm vụ, dự án thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư công là 295.000 tỷ đồng, trong đó vốn trong nước là 270.400 tỷ đồng, vốn nước ngoài (bao gồm cả nguồn vốn vay và viện trợ) là 24.600 tỷ đồng.

- Chi đầu tư cho các nhiệm vụ chi đầu tư phát triển ngoài phạm vi Luật Đầu tư công đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng không được bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn do không thuộc phạm vi của Luật Đầu tư công: 20.000 tỷ đồng.

(ii) Vốn NSĐP là 475.727 tỷ đồng.

III. NGUYÊN TẮC PHÂN BỔ VỐN KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG NGUỒN NSNN NĂM 2025:

1. Nguyên tắc chung:

- Cụ thể hóa các mục tiêu, định hướng phát triển trong chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch đã được phê duyệt.

- Tuân thủ nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn được cấp có thẩm quyền quyết định.

- Tuân thủ thứ tự ưu tiên bố trí vốn theo quy định của Luật Đầu tư công, các Nghị quyết của Quốc hội; Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14 ngày 08/7/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quyết định số 26/2020/QĐ-TTg ngày 14/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

- Đáp ứng điều kiện bố trí vốn hằng năm theo quy định tại Điều 53 Luật Đầu tư công. Đảm bảo thời gian bố trí vốn cho dự án theo quy định tại Điều 52 Luật Đầu tư công.

- Mức vốn bố trí cho từng dự án không được vượt quá tổng mức đầu tư đã được dự kiến cho dự án trừ đi lũy kế dự kiến giải ngân vốn đến hết năm 2024 và không vượt quá kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 được giao cho dự án trừ đi số vốn đã giải ngân năm 2021, 2022, 2023 và số vốn bố trí năm 2024 (bao gồm cả số vốn được cấp có thẩm quyền cho phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân sang năm 2024).

- Mức vốn bố trí cho từng dự án phải phù hợp với khả năng thực hiện và giải ngân trong năm 2025, bảo đảm có thể phân bổ, giao chi tiết cho dự án trước ngày 31/12/2024.

- Chỉ thực hiện bố trí vốn cho các dự án khởi công mới sau khi đã hoàn thành thanh toán toàn bộ nợ đọng xây dựng cơ bản và thu hồi toàn bộ vốn ứng trước theo quy định.

- Năm 2025 là năm cuối của kỳ kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, do vậy, trong năm 2025, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương cần ưu tiên bố trí vốn NSNN cho các dự án dự kiến hoàn thành trong kỳ kế hoạch trung hạn; bố trí vốn cho công tác chuẩn bị đầu tư các dự án khởi công mới trong thời gian tiếp theo.

2. Nguyên tắc phân bổ vốn NSTW:

a) Căn cứ mục tiêu, định hướng, nguyên tắc bố trí vốn, khả năng cân đối vốn, khả năng thực hiện, giải ngân của từng nhiệm vụ, dự án, các bộ, cơ quan trung ương, địa phương dự kiến danh mục và mức vốn chi tiết bố trí cho các nhiệm vụ, dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn NSTW giai đoạn 2021-2025 theo thứ tự ưu tiên cụ thể như sau:

(1) Bố trí đủ vốn để thanh toán toàn bộ nợ đọng xây dựng cơ bản, thu hồi toàn bộ số vốn ứng trước theo quy định của pháp luật (nếu còn).

(2) Bố trí đủ vốn hoàn trả cho các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo tiến độ được cấp có thẩm quyền phê duyệt; bố trí đủ vốn cho 03 Chương trình mục tiêu quốc gia;

(3) Bố trí đủ vốn cho dự án đã hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng trước năm 2025 nhưng chưa được bố trí đủ vốn, các dự án hoàn thành năm 2025, vốn đối ứng cho các dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, vốn tham gia vào các dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP). Đối với dự án hoàn thành trước năm 2025 nhưng chưa được bố trí đủ vốn, dự án hoàn thành trong năm 2025, trường hợp không còn nhu cầu vốn, đề nghị bộ, cơ quan trung ương, địa phương có văn bản cam kết không tiếp tục bố trí vốn cho các dự án này trong các năm tiếp theo, đồng thời cam kết hoàn thành dự án, bàn giao, đưa vào sử dụng theo đúng tiến độ, mục tiêu đã được cấp có thẩm quyền quyết định;

(4) Bố trí đủ vốn cho các dự án chuyển tiếp theo tiến độ được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

(5) Bố trí vốn cho nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư đã có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, nhiệm vụ quy hoạch, nhiệm vụ cấp bù lãi suất, phí quản lý, cấp vốn điều lệ cho ngân hàng chính sách, quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách;

(6) Bố trí vốn theo tiến độ cho các dự án quan trọng quốc gia, dự án đường cao tốc, dự án đường ven biển, dự án trọng điểm, các dự án đường liên vùng của địa phương;

(7) Bố trí vốn theo tiến độ được phê duyệt cho các dự án khởi công mới đủ thủ tục đầu tư. Trường hợp chưa kịp hoàn thiện thủ tục đầu tư tại thời điểm lập kế hoạch thì trong báo cáo lập kế hoạch, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương phải cam kết hoàn thiện quyết định đầu tư của các dự án trước khi giao chi tiết kế hoạch vốn năm 2025 (trước ngày 31/12/2024).

b) Riêng đối với vốn nước ngoài, việc bố trí kế hoạch phải theo đúng quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý nợ công và các Nghị định hướng dẫn thi hành, trong đó làm rõ nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi các nhà tài trợ nước ngoài được phân bổ cho chi đầu tư phát triển, chi sự nghiệp và vốn đối ứng của các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài. Đối với các chương trình, dự án hỗn hợp (cả cấp phát và cho vay lại) phải làm rõ mức vốn cấp phát và cho vay lại.

Việc bố trí vốn nước ngoài phải phù hợp với nội dung của Hiệp định, bảo đảm tiến độ và các cam kết khác đã ký với nhà tài trợ, khả năng cân đối nguồn vốn đối ứng, năng lực của chủ chương trình, dự án và tiến độ thực hiện dự án, đảm bảo thứ tự ưu tiên như sau:

(1) Bố trí đủ vốn cho dự án kết thúc Hiệp định trong năm 2025 và không có khả năng gia hạn Hiệp định, dự án dự kiến hoàn thành trong năm 2025;

(2) Bố trí vốn cho các dự án chuyển tiếp theo tiến độ được duyệt;

(3) Bố trí vốn theo tiến độ được duyệt và trên cơ sở khả năng giải ngân của dự án mới đã ký Hiệp định.

c) Đối với vốn bố trí để cấp bù lãi suất, phí quản lý, cấp vốn điều lệ cho các ngân hàng chính sách, quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, vốn hỗ trợ đầu tư cho các đối tượng chính sách khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Căn cứ tình hình thực hiện năm 2024, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021- 2025 được cấp có thẩm quyền quyết định, quy định của cấp có thẩm quyền về chính sách tín dụng đầu tư và tín dụng đối với người nghèo và đối tượng chính sách khác, dự kiến những thay đổi về đối tượng, chính sách, nhiệm vụ, tăng trưởng tín dụng, dư nợ cho vay, huy động vốn, lãi suất huy động, cho vay,... để xây dựng kế hoạch đầu tư công năm 2025.

3. Nguyên tắc phân bổ vốn NSĐP:

- Dự án thuộc nhiệm vụ chi đầu tư của cấp nào (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã) thì cấp đó chủ động huy động nguồn lực triển khai thực hiện, quản lý đầu tư. Vốn bố trí cho các dự án sử dụng nhiều nguồn vốn phải đảm bảo tỷ lệ cân đối giữa các cấp ngân sách tỉnh, huyện, xã theo cam kết và tiến độ thực hiện dự án.

- Căn cứ các quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước, các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư công và Luật Ngân sách nhà nước, các Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, dự kiến khả năng cân đối nguồn vốn cho đầu tư, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo rà soát và dự kiến phương án bố trí vốn đầu tư công trong cân đối NSĐP năm 2025 phù hợp với các chỉ đạo về xây dựng kế hoạch đầu tư trung hạn vốn cân đối NSĐP của cấp có thẩm quyền, bảo đảm bố trí vốn tập trung và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, trong đó lưu ý: ưu tiên thanh toán đủ số nợ đọng xây dựng cơ bản (nếu có), thu hồi toàn bộ số dư vốn ứng trước còn lại phải thu hồi trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 (nếu còn); bố trí đủ vốn cho các dự án đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng trước năm 2025, vốn đối ứng các dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, vốn ngân sách nhà nước tham gia vào các dự án PPP, các dự án chuyển tiếp phải hoàn thành trong năm 2025, các dự án chuyển tiếp theo tiến độ được duyệt, nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư, nhiệm vụ quy hoạch, giảm tối đa thời gian bố trí vốn của các dự án so với thời gian bố trí vốn quy định của Luật Đầu tư công; ưu tiên bố trí đủ vốn theo cam kết cho các dự án quan trọng quốc gia, dự án đường cao tốc, dự án đường ven biển, dự án liên vùng theo tiến độ thực hiện dự án; sau khi bố trí đủ vốn cho các nhiệm vụ nêu trên, số vốn còn lại bố trí cho các dự án khởi công mới đủ thủ tục đầu tư.

IV. PHƯƠNG ÁN PHÂN BỔ KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG NGUỒN NSNN NĂM 2025:

Tổng mức vốn NSNN năm 2025 là 790.727 tỷ đồng, trong đó: vốn NSTW là 315.000 tỷ đồng; vốn NSĐP 475.727 tỷ đồng. Phân bổ cụ thể như sau:

1. Vốn NSTW là 315.000 tỷ đồng (không bao gồm số vốn dự kiến phân bổ NSTW năm 2025 cho các nhiệm vụ, dự án sử dụng nguồn tăng thu NSTW năm 2022, năm 2023 báo cáo tại mục I, II Phần thứ ba báo cáo này), trong đó:

a) Chi cho các chương trình, nhiệm vụ, dự án thuộc Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội là 295.000 tỷ đồng, chia ra:

- Vốn trong nước là 270.400 tỷ đồng, trong đó:

+ Bố trí đủ theo nhu cầu 25.200 tỷ đồng cho 03 CTMTQG, trong đó: (i) CTMTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là 15.000 tỷ đồng; (ii) CTMTQG giảm nghèo bền vững là 3.200 tỷ đồng; (iii) CTMTQG xây dựng nông thôn mới là 7.000 tỷ đồng (Đến thời điểm báo cáo các các cơ quan chủ chương trình: Ủy ban Dân tộc, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chưa hoàn thiện xong phương án phân bổ chi tiết cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương[74] nên chưa có cơ sở tổng hợp, báo cáo phương án phân bổ vốn 03 chương trình mục tiêu quốc gia cho từng bộ, cơ quan trung ương và địa phương).

+ Bố trí đủ vốn theo nhu cầu là 70.865,188 tỷ đồng cho các dự án quan trọng quốc gia.

+ Bố trí đủ vốn theo nhu cầu 37.973,665 tỷ đồng cho các dự án trọng điểm, các dự án liên vùng, đường ven biển.

+ Bố trí 136.361,147 tỷ đồng cho các nhiệm vụ dự án đầu tư theo ngành, lĩnh vực thuộc Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

- Vốn nước ngoài (bao gồm cả nguồn vốn vay và viện trợ) là 24.600 tỷ đồng, trong đó bố trí 205 tỷ đồng để thực hiện CTMTQG nông thôn mới; bố trí 24.395 tỷ đồng cho các nhiệm vụ dự án đầu tư theo ngành, lĩnh vực thuộc Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

b) Chi đầu tư cho các nhiệm vụ chi đầu tư phát triển ngoài phạm vi Luật Đầu tư công là 20.000 tỷ đồng (Chi tiết phân bổ tại báo cáo của Chính phủ về phân bổ NSTW năm 2025).

2. Vốn NSĐP là 475.727 tỷ đồng.

- Vốn cân đối NSĐP (không bao gồm số thu từ sử dụng đất, xổ số kiến thiết, bội chi NSĐP): 143.820 tỷ đồng.

- Đầu tư từ nguồn thu sử dụng đất: 253.330 tỷ đồng.

- Đầu tư từ nguồn thu xổ số kiến thiết: 49.2973 tỷ đồng.

- Bội chi NSĐP: 29.280 tỷ đồng.

(Chi tiết phương án phân bổ của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương tại các Phụ lục I, II kèm theo)

V. DỰ KIẾN KẾ HOẠCH VỐN TỪ NGUỒN THU HỢP PHÁP CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP DÀNH ĐỂ ĐẦU TƯ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT NĂM 2025

Tính đến nay, theo thống kê trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư công có 13 Bộ, cơ quan trung ương[75] và 17 địa phương[76] đã có Báo cáo dự kiến kế hoạch đầu tư công 2025 vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư. Tổng số kế hoạch vốn các bộ, cơ quan trung ương và địa phương dự kiến bố trí là 7.057,983 tỷ đồng, bố trí cho 428 nhiệm vụ, dự án, trong đó dự kiến bố trí: 1.151,818 tỷ đồng cho 102 dự án chuyển tiếp và 916,422 tỷ đồng cho 113 dự án khởi công mới, trung bình hơn 8,1 tỷ đồng/01 dự án khởi công mới.

VI. GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Năm 2025 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, năm cuối để thực hiện thắng lợi các mục tiêu tại các Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch 05 năm 2021 - 2025, đồng thời là năm tiến hành Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Các cấp, các ngành, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương cần quán triệt và thực hiện nghiêm túc Nghị quyết của Quốc hội kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN, phân bổ NSTW năm 2025, đồng thời tập trung triển khai thực hiện các giải pháp chủ yếu sau:

1. Triển khai quyết liệt ngay từ đầu năm các giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2025:

- Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương phải xác định việc giải ngân vốn đầu tư công năm 2025 là một nhiệm vụ chính trị trọng tâm cần sự tham gia của tất cả các cấp, các ngành ngay từ những tháng đầu năm để giải ngân đạt trên 95%, phấn đấu giải ngân 100% kế hoạch đầu tư công được Thủ tướng Chính phủ giao, nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu đề ra, cũng như một dấu mốc để tiến tới chào mừng Đại hội Đảng các cấp trong năm 2025.

- Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương chủ động lựa chọn, bố trí vốn năm 2025 các dự án đã đủ thủ tục đầu tư, đủ điều kiện giải ngân; khẩn trương phân bổ và giao chi tiết kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2025 ngay sau khi được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch, bảo đảm các nguyên tắc, thứ tự ưu tiên bố trí vốn quy định tại Luật Đầu tư công, các Nghị quyết của Quốc hội về dự toán NSNN năm 2025; kiên quyết báo cáo cấp có thẩm quyền điều chỉnh kế hoạch vốn của các bộ, cơ quan trung ương, địa phương đến ngày 31/12/2024 không phân bổ chi tiết toàn bộ số vốn được giao... Ngay trong quý I/2025, hoàn thành các thủ tục để thu hồi vốn ứng trước, thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản của các dự án được giao kế hoạch trong năm 2025 (nếu còn).

- Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm đi đối với phối hợp, giám sát, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện và khen thưởng, kỷ luật kịp thời, nghiêm minh; tiếp tục rà soát, kiên quyết loại bỏ những dự án kém hiệu quả, dự án chưa thật sự cần thiết, ưu tiên vốn cho các dự án trọng điểm, cấp bách, tạo động lực cho phát triển nhanh và bền vững; thực hành tiết kiệm, chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư công; nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị và tổ chức thực hiện dự án, bảo đảm phù hợp với thực tế, hạn chế phải điều chỉnh trong quá trình thực hiện.

- Duy trì hoạt động của 07 Tổ công tác của Chính phủ, cơ chế hằng quý Thành viên Chính phủ làm việc với các địa phương để kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, duy trì các tổ công tác do Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan làm Tổ trưởng để chủ động xử lý, tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn một cách kịp thời.

- Rà soát, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền tạo sự chủ động đi cùng với các biện pháp kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc triển khai kế hoạch đầu tư công năm 2025, đảm bảo hiệu quả đầu tư. Công tác kiểm tra, giám sát phải được tiến hành một cách thường xuyên, toàn diện, công khai, dân chủ, thận trọng và chặt chẽ. Các cuộc kiểm tra phải bảo đảm yêu cầu, chất lượng, giúp phát hiện sớm và đầy đủ các khó khăn, vướng mắc để đề xuất biện pháp xử lý kịp thời. Tăng cường tư vấn, giám sát độc lập, trong đó có giám sát cộng đồng nhằm nâng cao chất lượng công trình.

- Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương thực hiện xây dựng kế hoạch giải ngân theo từng tháng, quý cho từng nhiệm vụ, dự án; Phân công Lãnh đạo chịu trách nhiệm theo dõi tiến độ thực hiện và giải ngân của từng nhiệm vụ, dự án theo kế hoạch đã đặt ra, đôn đốc, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho từng dự án; Kết quả giải ngân của từng nhiệm vụ, dự án được phân công theo dõi là căn cứ để đánh giá, bình xét thi đua của các cấp, các ngành và mức độ hoàn thành nhiệm vụ năm 2025 người đứng đầu.

- Về công tác GPMB: (i) Tập trung cho công tác Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và khai thác quỹ đất để phát triển kết cấu hạ tầng một cách hiệu quả, tiết kiệm nhất; (ii) Tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân, phát huy vai trò của các cấp ủy, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị - xã hội... tham gia vào công tác dân vận để có sự đồng thuận lớn trong việc bồi thường GPMB; (iii) Các địa phương và các chủ đầu tư phải đảm bảo mặt bằng sạch khi triển khai thi công dự án.

- Về công tác nghiệm thu, thanh toán: (i) Thực hiện các thủ tục thanh toán vốn đầu tư cho dự án trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có khối lượng được nghiệm thu theo quy định, không để dồn thanh toán vào cuối năm; (ii) Đối với các công trình đã tạm ứng vốn, khi được bố trí vốn phải hoàn ứng lại cho NSNN theo quy định; (iii) Đối với các dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng, phải khẩn trương hoàn thiện thủ tục phê duyệt quyết toán, giải ngân vốn cho các nhà thầu theo hợp đồng.

- Các bộ quản lý ngành, lĩnh vực theo phân công có phương án bảo đảm vật liệu xây dựng (đất, đá, cát...) đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu của các dự án giao thông quan trọng quốc gia, có tính liên vùng; hướng dẫn các bộ, địa phương về quy trình cấp phép mỏ, khai thác nguyên vật liệu đá, cát, đất, sỏi, cát biển cho dự án đầu tư công bảo đảm nhanh, hiệu quả, đúng quy định của pháp luật. Thường xuyên theo dõi bám sát diễn biến thị trường vật liệu xây dựng, đặc biệt là vật liệu chủ yếu phục vụ dự án đầu tư công, đề xuất các giải pháp đề bảo đảm cung cầu hàng hóa, giá cả vật liệu xây dựng.

- Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công; tập trung đẩy nhanh tiến độ GPMB, tiến độ thi công, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc về đất đai, tài nguyên...; có chế tài xử lý nghiêm theo quy định pháp luật các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, tổ chức, cá nhân cố tình gây khó khăn, cản trở, làm chậm tiến độ giao vốn, thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công. Thay thế kịp thời những cán bộ, công chức, viên chức yếu kém về năng lực, sợ sai, sợ trách nhiệm, đùn đẩy, né tránh khi thực thi công vụ, trì trệ, gây nhũng nhiễu, phiền hà, kiên quyết xử lý các hành vi tiêu cực, tham nhũng trong quản lý đầu tư công.

- Tăng cường đào tạo, lựa chọn các cán bộ có năng lực chuyên môn và tinh thần trách nhiệm để thực hiện triển khai kế hoạch đầu tư vốn NSNN; Có chế tài xử lý và luân chuyển các tổ chức, cá nhân cố tình cản trở, gây khó khăn, làm chậm tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công.

- Thực hiện nghiêm chế độ báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về đầu tư công theo quy định; chú trọng nâng cao chất lượng thông tin, báo cáo, phải đánh giá đầy đủ kết quả thực hiện, những tồn tại, hạn chế và kịp thời đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền giải quyết các khó khăn, vướng mắc.

2. Nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch, chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị thực hiện dự án, đấu thầu, lựa chọn nhà thầu, bảo đảm lựa chọn nhà thầu có đầy đủ năng lực thực hiện dự án theo đúng tiến độ quy định.

Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương chú trọng công tác lập kế hoạch, chỉ bố trí vốn cho dự án đã có thủ tục đầu tư theo quy định; chủ động bố trí vốn, thực hiện tốt công tác chuẩn bị đầu tư các dự án khởi công mới; Xác định công tác chuẩn bị đầu tư dự án có vai trò tiên quyết, tập trung làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị thực hiện dự án giúp nâng cao tính sẵn sàng và tính khả thi, khả năng triển khai thực hiện dự án, hạn chế vướng mắc trong quá trình thực hiện, qua đó đẩy nhanh tiến độ phân bổ, giải ngân và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư công. Quá trình chuẩn bị đầu tư dự án phải dự báo hết những rủi ro, khó khăn có thể phát sinh, đặc biệt là công tác bồi thường GPMB, chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng; khảo sát điều tra vị trí, trữ lượng, chất lượng, khả năng cung ứng, đường vận chuyển, thủ tục khai thác các mỏ vật liệu, bãi đổ thải, nguồn đất đắp...

Chỉ đạo chủ đầu tư thực hiện nghiêm túc việc công khai thông tin trong đấu thầu theo đúng quy định tại Luật Đấu thầu; Nghiêm túc thực hiện lộ trình áp dụng lựa chọn nhà thầu qua mạng; Xây dựng hồ sơ mời thầu chất lượng, bảo đảm không được đưa ra các điều kiện nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng, đồng thời cũng không được đưa ra các yêu cầu quá cao dẫn đến làm tăng giá dự thầu hoặc làm hạn chế sự tham gia của các nhà thầu.

3. Huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn cho đầu tư phát triển.

Tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư và phát triển doanh nghiệp, để huy động, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia thực hiện các dự án theo hình thức PPP để đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các hình thức xã hội hóa đối với các dịch vụ công, đặc biệt trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân, văn hóa, thể thao, giảm gánh nặng cho NSNN.

VII. DỰ KIẾN KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

Kế hoạch đầu tư công năm 2025 tiếp tục có nhiều đổi mới, khắc phục tình trạng “vốn chờ dự án” và những hạn chế, tồn tại trong đầu tư công, trong đó, tập trung đầu tư ưu tiên cho các ngành, lĩnh vực quan trọng, then chốt của nền kinh tế, bố trí vốn tập trung cho các công trình giao thông quan trọng quốc gia, trọng điểm có ý nghĩa lan tỏa, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời đảm bảo việc bố trí vốn cho các dự án văn hóa, giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ, công nghệ thông tin, vừa ưu tiên cho vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số vừa phát triển các vùng động lực tăng trưởng, cực tăng trưởng. Trong đó:

- Hoàn thiện đồng bộ, có chất lượng và tổ chức thực hiện tốt hệ thống luật pháp liên quan đến hoạt động đầu tư công, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tăng cường kiểm tra, giám sát...

- Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại cả về kinh tế và xã hội, tập trung hoàn thành dự án trong các lĩnh vực giao thông, công nghệ thông tin, chuyển đổi số, phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển, bảo đảm an toàn hồ chứa nước, thích ứng biến đổi khí hậu, nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống y tế cơ sở, y tế dự phòng, trung tâm kiểm soát bệnh tật cấp vùng, các cơ sở trợ giúp xã hội.

- Đẩy mạnh tiến độ thi công thực hiện tất cả các dự án quan trọng quốc gia đã được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư: dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025, dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội, dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh, dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1, dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1, dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1, dự án đường giao thông từ Quốc lộ 27C đến đường tỉnh ĐT.656 tỉnh Khánh Hòa kết nối với Lâm Đồng và Ninh Thuận, Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

- Cơ bản hoàn thành đưa vào khai thác toàn bộ các dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông (1.465 km[77]), cao tốc Cao Lãnh - Lộ Tẻ - Rạch Sỏi (80 km) góp phần cùng cả nước hoàn thành mục tiêu đến năm 2025 cả nước có trên 3.000 km đường bộ cao tốc. Có 05 dự án[78] đường bộ cao tốc sẽ chuyển tiếp hoàn thành trong giai đoạn 2026 - 2030; hoàn thành các dự án nối thông đường Hồ Chí Minh; các tuyến luồng hàng hải quan trọng; cải tạo đường sắt Bắc - Nam; nâng tĩnh không cầu trên các tuyến đường thủy nội địa quốc gia, dự án logistics khu vực phía Nam; các hành lang Đông - Tây kết nối khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên (QL14E, QL28B), cầu Rạch Miễu 2, cầu Đại Ngãi

- Phát triển nguồn nhân lực, nâng cao trình độ quản lý, nhất là nguồn nhân lực trong lĩnh vực y tế, đào tạo nghề.

- Hoàn thành một số dự án công nghệ thông tin phục vụ xây dựng Chính phủ điện tử...

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

Thực hiện thắng lợi kế hoạch đầu tư công năm 2025 là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của toàn hệ thống chính trị, của các cấp, các ngành từ trung ương đến cơ sở. Theo đó:

1. Các cấp ủy đảng, các đảng đoàn, ban cán sự đảng chỉ đạo quán triệt mục tiêu, định hướng đầu tư công năm 2025 trong các cấp, các ngành và tăng cường lãnh đạo, tạo sự thống nhất về nhận thức, hành động và chỉ đạo triển khai thực hiện.

2. Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu, định hướng đầu tư công giai năm 2025. Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá, theo dõi tình hình thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp.

3. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp phát huy vai trò giám sát, phản biện trong việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về đầu tư công.

PHẦN THỨ BA

TÌNH HÌNH PHÂN BỔ, THỰC HIỆN VỐN ĐẦU TƯ CÔNG TỪ NGUỒN TĂNG THU NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG VÀ CHƯƠNG TRÌNH PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

I. PHÂN BỔ KẾ HOẠCH VỐN NĂM 2025 CHO CÁC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN SỬ DỤNG TỪ NGUỒN TĂNG THU NSTW NĂM 2022

1. Tình hình phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021- 2025 từ nguồn dự phòng chung, kế hoạch vốn năm 2024 cho các nhiệm vụ, dự án sử dụng từ nguồn tăng thu NSTW năm 2022

a) Về việc phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn từ nguồn dự phòng chung

- Tại Nghị quyết số 112/2024/QH15 ngày 18/01/2024, Quốc hội đã cho phép sử dụng 63.725 tỷ đồng dự phòng chung nguồn NSTW của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 -2025 cho 51 nhiệm vụ, dự án tương ứng với nguồn tăng thu NSTW năm 2022, trong đó đã phân bổ 33.156,987 tỷ đồng cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương.

- Sau khi Quốc hội ban hành Nghị quyết số 112/2024/QH15 ngày 18/01/2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục phân bổ 27.240 tỷ đồng kế hoạch đầu tư công trung hạn từ nguồn dự phòng chung tương ứng với nguồn tăng thu NSTW năm 2022 (trong số vốn 30.568,013 tỷ đồng kế hoạch trung hạn từ nguồn dự phòng chung còn lại chưa phân bổ).

Như vậy, đến thời điểm hiện tại, Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 đã phân bổ từ dự phòng chung nguồn NSTW là 60.396,987 tỷ đồng (33.156,987 tỷ đồng + 27.240 tỷ đồng) cho 47 nhiệm vụ, dự án đã có chủ trương đầu tư. Còn lại 3.328,013 tỷ đồng của 04 dự án chưa chưa phân bổ từ nguồn dự phòng chung nguồn NSTW của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021- 2025 do các dự án chưa được phê duyệt chủ trương đầu tư.

b) Về việc phân bổ kế hoạch vốn NSTW năm 2024 từ nguồn tăng thu NSTW năm 2022

- Tại Nghị quyết số 112/2023/QH15, Quốc hội đã giao Chính phủ báo cáo Quốc hội phân bổ kế hoạch năm 2024, năm 2025 từ nguồn tăng thu NSTW năm 2022 là 63.725 tỷ đồng; trường hợp cấp bách, giữa 02 kỳ họp Quốc hội, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

- Đến nay, kế hoạch vốn NSTW năm 2024 đã báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội và phân bổ cho các bộ, cơ quan trung ương, địa phương để bố trí cho 31 nhiệm vụ, dự án là 7.588,854 tỷ đồng (trong tổng số 60.396,987 tỷ đồng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 đã phân bổ cho các nhiệm vụ, dự án tại điểm a nêu trên).

Như vậy, còn lại 56.136,146 tỷ đồng nguồn tăng thu NSTW năm 2022 chưa phân bổ kế hoạch vốn hằng năm.

2. Phân bổ kế hoạch đầu tư công NSTW năm 2025 từ nguồn tăng thu NSTW năm 2022

a) Căn cứ pháp lý

Tại Điều 3 Nghị quyết số 112/2023/QH15, Quốc hội đã giao “Chính phủ chỉ đạo các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương khẩn trương, hoàn thiện thủ tục đầu tư dự án, bảo đảm đủ điều kiện bố trí kế hoạch vốn hằng năm theo quy định tại Điều 53 của Luật Đầu tư công, báo cáo Quốc hội phân bổ kế hoạch năm 2024, năm 2025 từ nguồn tăng thu NSTW năm 2022 (63.725 tỷ đồng) cho các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương để thực hiện nhiệm vụ, dự án được giao tại Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 theo quy định tại Điều 1 của Nghị quyết này; trường hợp cấp bách, giữa 02 kỳ họp Quốc hội, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.”

Đồng thời, tại khoản 1 Điều 53 Luật Đầu tư công về điều kiện để chương trình, dự án, nhiệm vụ, đối tượng đầu tư công khác được bố trí vốn kế hoạch đầu tư công hằng năm quy định như sau: “Chương trình, dự án, nhiệm vụ, đối tượng đầu tư công khác phải có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn, trừ dự án đầu tư công khẩn cấp.”

Do đó, việc phân bổ kế hoạch năm 2025 từ nguồn tăng thu NSTW năm 2022 cho các dự án đã có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 là phù hợp với quy định của Luật Đầu tư công, Nghị quyết Quốc hội.

b) Phân bổ Kế hoạch đầu tư vốn NSTW năm 2025 cho các nhiệm vụ, dự án sử dụng nguồn tăng thu NSTW năm 2022

Căn cứ quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước, Nghị quyết số 112/2023/QH15 của Quốc hội, trên cơ sở đề xuất của các bộ, cơ quan trung ương, địa phương, phương án phân bổ kế hoạch vốn đầu tư công NSTW năm 2025 từ nguồn NSTW năm 2022 cho các bộ, cơ quan trung ương, địa phương để bố trí cho các nhiệm vụ, dự án đã được giao kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 là 47.601,121 tỷ đồng, cụ thể như sau:

- 03 Dự án ngành an ninh và trật tự an toàn, xã hội với tổng số vốn là 400 tỷ đồng;

- 03 Dự án ngành quốc phòng với tổng số vốn là 1.320 tỷ đồng;

- 05 Dự án ngành hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội với tổng số vốn là 698,972 tỷ đồng;

- 26 Dự án ngành giao thông với tổng số vốn là 45.182,149 tỷ đồng.

(Chi tiết xin xem Phụ lục III gửi kèm theo)

II. PHÂN BỔ KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG CHO CÁC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN SỬ DỤNG TỪ NGUỒN TĂNG THU NSTW NĂM 2023

1. Tình hình phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021- 2025 từ nguồn dự phòng chung, kế hoạch vốn năm 2024 cho các nhiệm vụ, dự án sử dụng từ nguồn tăng thu NSTW năm 2023

- Tại Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29/6/2024 về Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã cho phép sử dụng 18.220 tỷ đồng dự phòng chung nguồn NSTW của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 tương ứng với nguồn tăng thu NSTW năm 2023.

- Thực hiện Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29/6/2024, Thủ tướng Chính phủ đã thông báo vốn tăng thu NSTW năm 2023 để thực hiện 15 dự án tại các văn bản số 587/TTg-KTTH và 94/TTg-KTTH ngày 05/8/2024 về việc yêu cầu hoàn thiện thủ tục đầu tư dự án sử dụng nguồn tăng thu NSTW năm 2023.

2. Phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 từ nguồn dự phòng chung kế hoạch vốn NSTW năm 2025 từ nguồn tăng thu NSTW năm 2023

a) Căn cứ pháp lý

Tại Nghị quyết số 142/2024/QH15, Quốc hội đã giao “Chính phủ chỉ đạo các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư theo thẩm quyền, đối với việc quyết định chủ trương đầu tư dự án mới thuộc tiêu chí dự án quan trọng quốc gia, điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia đã được Quốc hội quyết định phải báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định theo quy định của Luật Đầu tư công; báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 cho các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương khi đủ thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật; trong thời gian giữa 02 kỳ họp Quốc hội, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định phân bổ và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất”.

b) Phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và kế hoạch vốn NSTW năm 2025 từ nguồn tăng thu NSTW năm 2023

Căn cứ quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước, Nghị quyết số 142/2024/QH15 của Quốc hội, trên cơ sở đề xuất của các bộ, cơ quan trung ương, địa phương, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 (từ nguồn dự phòng chung và kế hoạch vốn NSTW năm 2025 từ nguồn tăng thu NSTW năm 2023 dự kiến phân bổ cho các bộ, địa phương để bố trí cho các dự án đã hoàn thiện thủ tục đầu tư là 4.900 tỷ đồng, cụ thể như sau:

- 08 dự án thuộc ngành quốc phòng, an ninh với tổng số vốn là 4.500 tỷ đồng;

- 01 dự án thuộc ngành giao thông với tổng số vốn là 200 tỷ đồng;

- 01 dự án ngành hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội với tổng số vốn là 200 tỷ đồng;

(Chi tiết xin xem Phụ lục IV gửi kèm theo)

III. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN PHÂN BỔ, GIẢI NGÂN VỐN NSTW SANG NĂM 2025 ĐỐI VỚI CÁC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH PHỤC HỒI

1. Tình hình phân bổ, giải ngân các nhiệm vụ, dự án thuộc chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội

a) Tổng kế hoạch vốn của Chương trình

Tổng kế hoạch vốn của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội (sau đây gọi tắt là Chương trình) được Quốc hội cho phép sử dụng tại các Nghị quyết số 43/2022/QH15[79], số 93/2023/QH15[80], số 110/2023/QH15[81]178.411,482 tỷ đồng.

b) Kế hoạch vốn của Chương trình đã được Thủ tướng Chính phủ đã giao

Căn cứ các Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đã giao kế hoạch vốn của Chương trình cho các bộ, cơ quan trung ương, địa phương, chi tiết cho các nhiệm vụ, dự án là 178.411,482 tỷ đồng, cụ thể:

- 130.490,782 tỷ đồng để triển khai 272 nhiệm vụ, dự án đầu tư công của Chương trình.

- 45.000 tỷ đồng cho Ngân hàng nhà nước (40.000 tỷ đồng) và Ngân hàng Chính sách xã hội (5.000 tỷ đồng) để thực hiện hỗ trợ lãi suất, cấp bù lãi suất phí quản lý.

- 2.920,7 tỷ đồng cho 05 dự án y tế từ nguồn tăng thu, cắt giảm, tiết kiệm chi NSTW năm 2021 còn dư sau khi thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động của Chương trình phục hồi.

c) Tình hình bố trí và giải ngân kế hoạch vốn NSTW hằng năm cho các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình

- Trên cơ sở kế hoạch vốn của từng nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình (178.411,482 tỷ đồng) đã được Thủ tướng Chính phủ giao, tổng kế hoạch vốn hằng năm bố trí cho các nhiệm vụ, dự án là 176.284,331 tỷ đồng, cụ thể:

+ Kế hoạch vốn năm 2022 đã bố trí 18.434,907 tỷ đồng cho các nhiệm vụ từ nguồn vốn của Chương trình, trong đó số vốn đã giải ngân là 1.713,4 tỷ đồng (đạt 9,3% kế hoạch giao).

+ Kế hoạch vốn năm 2023 đã bố trí 122.671,987 tỷ đồng cho các nhiệm vụ, dự án từ nguồn vốn của Chương trình, trong đó: (1) số vốn đã giải ngân là 79.404,567 tỷ đồng (đạt 64,7% kế hoạch giao); (2) số vốn được phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn NSTW sang năm 2024 theo Nghị quyết số 110/2023/QH15 của Quốc hội là 18.716,576 tỷ đồng.

+ Kế hoạch vốn năm 2024 đã bố trí 32.781,952 tỷ đồng cho các nhiệm vụ, dự án từ nguồn vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 hoàn trả cho các dự án của Chương trình (32.256,737 tỷ đồng[82]) và từ nguồn tăng thu, cắt giảm, tiết kiệm chi NSTW năm 2021 còn dư sau khi thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động của Chương trình phục hồi (2.920,7 tỷ đồng).

+ Kế hoạch vốn năm 2025 dự kiến bố trí 2.396,884 tỷ đồng cho các nhiệm vụ, dự án từ nguồn vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 hoàn trả cho các dự án của Chương trình.

- Còn lại 2.125,752 tỷ đồng không tiếp tục bố trí kế hoạch vốn hằng năm do các bộ, địa phương không tiếp tục thực hiện dự án, dự án không đủ điều kiện bố trí kế hoạch vốn hằng năm dẫn đến hủy dự toán hoặc dư dự toán sau khi phê duyệt quyết định đầu tư, cụ thể:

+ 1.217,628 tỷ đồng của 07 dự án thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (05 dự án), Bộ Giáo dục và Đào tạo (02 dự án) không tiếp tục thực hiện.

+ 474,6 tỷ đồng của 02 dự án thuộc Bộ Công Thương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch không đủ điều kiện bố trí kế hoạch vốn hằng năm dẫn đến hủy dự toán.

+ 433,524 tỷ đồng của 15 dự án thuộc 03 Bộ[83] và 02 địa phương[84] dư dự toán sau khi phê duyệt quyết định đầu tư so với chủ trương đầu tư được duyệt.

2. Phân bổ dự toán, kế hoạch vốn NSTW năm 2024 từ nguồn tăng thu, cắt giảm, tiết kiệm chi NSTW năm 2021 còn dư sau khi thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động của Chương trình phục hồi

a) Căn cứ pháp lý

- Tại Nghị quyết số 110/2023/QH15 ngày 29/11/2023, Quốc hội đã quyết nghị bổ sung nội dung đầu tư các dự án xây dựng, cải tạo, sửa chữa, mua sắm đầu tư trang thiết bị các bệnh viện tại Báo cáo số 581/BC-CP ngày 20 tháng 10 năm 2023 của Chính phủ vào điểm a mục 1.2 khoản 1 Điều 3 của Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội và cho phép chuyển nguồn 2.920,7 tỷ đồng nguồn tăng thu, cắt giảm, tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2021 bố trí thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động theo quy định tại điểm a mục 1.3 khoản 1 Điều 3 của Nghị quyết số 43/2022/QH15 còn dư sang năm 2024 cho các Bộ, cơ quan trung ương để triển khai thực hiện các dự án thuộc nội dung đầu tư nêu trên.

b) Phân bổ dự toán, kế hoạch vốn NSTW năm 2024 từ nguồn tăng thu, cắt giảm, tiết kiệm chi NSTW năm 2021 còn dư sau khi thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động của Chương trình phục hồi

- Thực hiện Nghị quyết 110/2023/QH15 của Quốc hội, Nghị quyết số 1117/NQ-UBTVQH15 ngày 26/7/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định giao vốn tại Quyết định số 833/QĐ-TTg ngày 15/8/2024 phân bổ 2.920,7 tỷ đồng vốn của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội cho 05 dự án đã phê duyệt chủ trương đầu tư, đã báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV tại.

- Căn cứ các Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, đến nay 04 Dự án (trong tổng số 05 dự án) đã hoàn thiện Quyết định đầu tư, đủ điều kiện để phân bổ kế hoạch năm 2024 tương ứng nguồn tăng thu, cắt giảm, tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2021 còn dư sau khi thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội với số vốn là 2.580 tỷ đồng, cụ thể như sau:

+ 03 dự án của Bộ Y tế với số vốn đề xuất là 2.080 tỷ đồng;

+ 01 dự án của Đại học Quốc gia Hà Nội với số vốn đề xuất là 500 tỷ đồng;

(Chi tiết xin xem Phụ lục V gửi kèm theo)

3. Đề xuất kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình sang năm 2025

a) Căn cứ pháp lý

Tại Nghị quyết số 140/2024/QH15 ngày 29/6/2024, Quốc hội giao Chính phủ: “Tập trung chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương khẩn trương rà soát, có giải pháp giải quyết các kiến nghị, khó khăn, vướng mắc liên quan đến thực hiện các dự án đầu tư; khẩn trương thực hiện điều chuyển vốn từ dự án có tỷ lệ giải ngân thấp sang dự án có khả năng giải ngân để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân các dự án đầu tư sử dụng vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu đến ngày 31/12/2024 hoàn thành giải ngân vốn của Chương trình theo yêu cầu tại Nghị quyết số 110/2023/QH15 ngày 29/11/2023 của Quốc hội. Trường hợp không thể hoàn thành việc giải ngân theo kế hoạch, Chính phủ làm rõ trách nhiệm của các cơ quan có liên quan, chủ đầu tư, chủ quản dự án, báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV xem xét, quyết định việc cho phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân sang năm 2025 và không tiếp tục thực hiện các dự án chưa giải ngân”.

Như vậy, tại Nghị quyết số 140/2024/QH15, Quốc hội đã cho phép tổng hợp, báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV xem xét, quyết định việc cho phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân sang năm 2025.

b) Tổng hợp đề xuất kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân

Thực hiện Nghị quyết số 140/2024/QH15 ngày 29/6/2024 của Quốc hội, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai thực hiện quyết liệt các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân các dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Trên cơ sở đó, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã triển khai nhiều giải pháp, tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, qua đó phấn đấu sẽ cơ bản hoàn thành và giải ngân vốn đầu tư của Chương trình đúng tiến độ theo quy định tại Nghị quyết số 110/2023/QH15

Tuy nhiên, bên cạnh các dự án đến hết năm 2024 hoàn thành việc giải ngân vốn của Chương trình thì còn một số dự án có quy mô tương đối lớn, nội dung phức tạp, yêu cầu kỹ thuật cao, đòi hỏi công tác chuẩn bị đầu tư kỹ lưỡng, gồm nhiều thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật, vì vậy thời gian thực hiện dự án vượt quá năm 2024, dự kiến không thể thực hiện và giải ngân hoàn thành nguồn vốn của Chương trình trước ngày 31/12/2024. Ví dụ như: dự án Đầu tư đường cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn từ Km 19 đến Km53 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình); dự án Nâng cấp đoạn Km18 - Km80, Quốc lộ 4B; các dự án ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số...

Bên cạnh đó, thực hiện Nghị quyết số 1117/NQ-UBTVQH ngày 26/7/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 833/QĐ-TTg ngày 15/8/2024 trong đó quyết định giao kế hoạch đầu tư vốn NSTW của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội từ nguồn tăng thu, cắt giảm, tiết kiệm chi NSTW năm 2021 còn dư sau khi thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động với số vốn 2.920,7 tỷ đồng cho 05 dự án thuộc lĩnh vực y tế. Do thời gian được giao vốn tương đối ngắn, các dự án có quy mô tương đối lớn, thuộc lĩnh vực y tế đòi hỏi kỹ thuật cao, vì vậy, dự kiến không thể thực hiện và giải ngân hoàn thành trong năm 2024, cần thiết phải kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân sang năm 2025 đề tiếp tục triển khai thực hiện.

Căn cứ Nghị quyết số 140/2024/QH15 ngày 29/6/2024 của Quốc hội, trên cơ sở thực tiễn triển khai, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương kiến nghị Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định tiếp tục cho phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân đến hết 31 tháng 12 năm 2025 đối với số vốn 5.776,833 tỷ đồng của 28 dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội được bố trí vốn năm 2023 đã được kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân sang năm 2024 theo Nghị quyết số 110/2023/QH15 và 2.920,7 tỷ đồng của 05 dự án y tế bố trí vốn từ nguồn tăng thu, cắt giảm, tiết kiệm chi NSTW năm 2021 còn dư sau khi thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động.

(Chi tiết các dự án đề xuất kéo dài tại Phụ lục VI gửi kèm theo)

Theo báo cáo tại mục 1 nêu trên, tính đến nay kế hoạch vốn NSTW đã bố trí đủ cho các dự án thuộc Chương trình phục hồi, các dự án đang đề xuất Quốc hội cho phép kéo dài là các dự án đang thực hiện dở dang, việc cho phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân vốn của Chương trình sẽ giúp dự án sớm hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả đầu tư, tránh lãng phí nguồn lực đã được bố trí.

PHẦN THỨ TƯ

MỘT SỐ NỘI DUNG XIN Ý KIẾN ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

Trên cơ sở nội dung Báo cáo, Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội:

1. Đánh giá những kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế, nguyên nhân đối với thực hiện Kế hoạch đầu tư công năm 2024.

2. Về quan điểm, mục tiêu và định hướng đầu tư vốn đầu tư công trong năm 2025, trong đó tổng kế hoạch đầu tư công năm 2025 là 790.727 tỷ đồng, trong đó: vốn NSTW là 315.000 tỷ đồng; vốn NSĐP 475.727 tỷ đồng.

3. Về dự toán, kế hoạch vốn NSTW năm 2025 từ nguồn tăng thu NSTW năm 2022:

Cho phép chuyển nguồn 56.136,146 tỷ đồng nguồn tăng thu NSTW năm 2022 còn lại chưa phân bổ để bố trí dự toán, kế hoạch đầu tư công vốn NSTW năm 2025 cho các nhiệm vụ, dự án được Quốc hội cho phép sử dụng dự phòng chung của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 tại Nghị quyết số 112/2024/QH15 ngày 18/01/2024 của Quốc hội, trong đó:

- Phân bổ dự toán, kế hoạch vốn NSTW năm 2025 là 47.601,121 tỷ đồng từ nguồn tăng thu NSTW năm 2022 cho các bộ, cơ quan trung ương, địa phương để thực hiện các nhiệm vụ, dự án đã được giao kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

- Đối với số vốn còn lại chưa phân bổ là 8.535,025 tỷ đồng, giao Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định phân bổ khi đủ thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật.

4. Về dự toán, kế hoạch vốn NSTW năm 2025 từ nguồn tăng thu NSTW năm 2023:

Cho phép chuyển nguồn 18.220 tỷ đồng nguồn tăng thu NSTW năm 2023 để bố trí dự toán, kế hoạch đầu tư công vốn NSTW năm 2025 cho các nhiệm vụ, dự án được Quốc hội cho phép sử dụng dự phòng chung của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 tại Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29/6/2024 của Quốc hội, trong đó:

- Phân bổ 4.900 tỷ đồng dự phòng chung nguồn ngân sách trung ương của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 và dự toán, kế hoạch vốn NSTW năm 2025 từ nguồn tăng thu NSTW năm 2023 cho các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương để thực hiện nhiệm vụ, dự án đủ thủ tục đầu tư đã báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp lần thứ 7, Quốc hội khóa XV.

- Đối với số vốn còn lại chưa phân bổ là 13.320 tỷ đồng, giao Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định phân bổ khi đủ thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật.

5. Về phân bổ, kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân các dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội:

- Phân bổ dự toán, kế hoạch vốn NSTW năm 2024 là 2.580 tỷ đồng từ nguồn tăng thu, cắt giảm, tiết kiệm chi NSTW năm 2021 còn dư sau khi thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động của Chương trình phục hồi cho các bộ, cơ quan trung ương để thực hiện các dự án đã đủ thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 và Nghị quyết số 142/2024/QH15 của Quốc hội.

- Cho phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân tối đa 8.697,533 tỷ đồng kế hoạch vốn của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội chưa giải ngân hết sang năm 2025 để tiếp tục bố trí cho 33 dự án.

Trên đây là Báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2024 và dự kiến kế hoạch đầu tư công năm 2025. Kính trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Thủ tướng, các PTTg Chính phủ;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Bộ Tài chính;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, các Vụ: TKBT, TH;
- Lưu: VT, KTTH.

TM. CHÍNH PHỦ
TUQ. THỦ TƯỚNG
BỘ TRƯỞNG
BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ




Nguyễn Chí Dũng

 


PHỤ LỤC I

DỰ KIẾN PHƯƠNG ÁN PHÂN BỔ KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2025
(Kèm theo báo cáo số 610/BC-CP ngày 05 tháng 10 năm 2024 của Chính phủ)

Đơn vị: Triệu đồng

STT

Bộ, cơ quan Trung ương/Địa phương

TỔNG SỐ (Ngân sách trung ương + Ngân sách địa phương)

Vốn ngân sách trung ương

Vốn ngân sách địa phương

Tổng số NSTW

Vốn trong nước

Vốn nước ngoài

Tổng số

Trong đó:

Dự kiến đầu tư các dự án theo ngành, lĩnh vực và Chương trình phục hồi phát triển kinh tế - xã hội

Dự án quan trọng quốc gia

Dự án đường bộ cao tốc, trọng điểm, liên vùng, đường ven biển

 

TỔNG SỐ

770.727.300

295.000.000

270.400.000

136.361.147

70.865.188

37.973.665

24.600.000

475.727.300

I

Bộ, ngành, cơ quan Trung ương

150.365.495

150.365.495

138.309.114

90.551.830

44.051.261

3.706.023

12.056.381

 

1

Văn phòng Chủ tịch nước

14.990

14.990

14.990

14.990

 

 

 

 

2

Văn phòng Quốc hội

9.558

9.558

9.558

9.558

 

 

 

 

3

Văn phòng Trung ương Đảng

416.783

416.783

416.783

416.783

 

 

 

 

4

Văn phòng Chính phủ

74.933

74.933

74.933

74.933

 

 

 

 

5

Tòa án nhân dân tối cao

1.020.999

1.020.999

1.020.999

1.020.999

 

 

 

 

6

Viện kiểm sát nhân dân tối cao

275.050

275.050

275.050

275.050

 

 

 

 

7

Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

325.174

325.174

325.174

325.174

 

 

 

 

8

Bộ Quốc phòng

19.750.000

19.750.000

18.754.000

18.754.000

 

 

996.000

 

9

Bộ Công an

1.190.939

1.190.939

1.190.939

1.190.939

 

 

 

 

10

Bộ Ngoại giao

508.883

508.883

416.972

416.972

 

 

91.911

 

11

Bộ Tư pháp

746.616

746.616

746.616

746.616

 

 

 

 

12

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

588.994

588.994

588.994

588.994

 

 

 

 

13

Bộ Tài chính

1.300.286

1.300.286

1.300.286

1.300.286

 

 

 

 

14

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

22.339.167

22.339.167

21.111.667

21.111.667

 

 

1.227.500

 

15

Bộ Công thương

423.506

423.506

423.506

423.506

 

 

 

 

16

Bộ Giao thông vận tải

71.135.202

71.135.202

64.876.803

17.119.519

44.051.261

3.706.023

6.258.399

 

17

Bộ Xây dựng

260.017

260.017

260.017

260.017

 

 

 

 

18

Bộ Thông tin và Truyền thông

593.342

593.342

593.342

593.342

 

 

 

 

19

Bộ Khoa học và Công nghệ

330.000

330.000

330.000

330.000

 

 

 

 

20

Bộ Giáo dục và Đào tạo

2.738.653

2.738.653

1.817.316

1.817.316

 

 

921.337

 

21

Bộ Y tế

5.757.970

5.757.970

5.357.865

5.357.865

 

 

400.105

 

22

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

1.630.128

1.630.128

1.630.128

1.630.128

 

 

 

 

23

Bộ Nội vụ

381.163

381.163

381.163

381.163

 

 

 

 

24

Bộ Lao động - Thương binh và xã hội

187.700

187.700

187.700

187.700

 

 

 

 

25

Bộ Tài nguyên và Môi trường

1.042.200

1.042.200

997.200

997.200

 

 

45.000

 

26

Thanh tra Chính phủ

2.611

2.611

2.611

2.611

 

 

 

 

27

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

194.800

194.800

194.800

194.800

 

 

 

 

28

Ủy ban dân tộc

97.854

97.854

97.854

97.854

 

 

 

 

29

Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

142.390

142.390

142.390

142.390

 

 

 

 

30

Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam

216.868

216.868

216.868

216.868

 

 

 

 

31

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

2.459.277

2.459.277

1.301.572

1.301.572

 

 

1.157.705

 

32

Thông tấn xã Việt Nam

87.880

87.880

87.880

87.880

 

 

 

 

33

Đài tiếng nói Việt Nam

101.747

101.747

101.747

101.747

 

 

 

 

34

Đài Truyền hình Việt Nam

191.530

191.530

191.530

191.530

 

 

 

 

35

Kiểm toán Nhà nước

6.367

6.367

6.367

6.367

 

 

 

 

36

Mặt trận tổ quốc Việt Nam

171.084

171.084

171.084

171.084

 

 

 

 

37

Tổng liên đoàn lao động Việt Nam

144.104

144.104

144.104

144.104

 

 

 

 

38

Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

409.583

409.583

409.583

409.583

 

 

 

 

39

Trung ương Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

195.764

195.764

195.764

195.764

 

 

 

 

40

Hội nông dân Việt Nam

9.019

9.019

9.019

9.019

 

 

 

 

41

Đại học Quốc gia Hà Nội

1.249.936

1.249.936

998.486

998.486

 

 

251.450

 

42

Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

2.101.495

2.101.495

1.394.521

1.394.521

 

 

706.974

 

43

Ngân hàng Chính sách xã hội

5.875.100

5.875.100

5.875.100

5.875.100

 

 

 

 

44

Ban Quản lý Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam

455.765

455.765

455.765

455.765

 

 

 

 

45

Tập đoàn Điện lực Việt Nam

2.526.160

2.526.160

2.526.160

2.526.160

 

 

 

 

46

Liên minh Hợp tác xã Việt Nam

107.016

107.016

107.016

107.016

 

 

 

 

47

Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam

13.695

13.695

13.695

13.695

 

 

 

 

48

Ban quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc

563.197

563.197

563.197

563.197

 

 

 

 

II

Địa phương

594.956.805

119.229.505

106.890.886

45.809.317

26.813.927

34.267.642

12.338.619

475.727.30

 

Miền núi phía Bắc

53.865.042

22.905.732

20.965.790

6.284.414

 

14.681.376

1.939.942

30.959.31

1

Hà Giang

1.966.684

777.094

255.041

217.518

 

37.523

522.053

1.189.59

2

Tuyên Quang

3.204.166

1.376.456

1.355.946

465.006

 

890.940

20.510

1.827.70

3

Cao Bằng

3.460.484

2.431.544

2.399.907

805.680

 

1.594.227

31.637

1.028.940

4

Lạng Sơn

4.446.233

3.045.233

2.816.430

816.430

 

2.000.000

228.803

1.401.000

5

Lào Cai

4.163.238

772.428

772.428

623.394

 

149.034

 

3.390.810

6

Yên Bái

3.033.796

1.294.686

970.293

363.415

 

606.878

324.393

1.739.110

7

Thái Nguyên

5.227.124

385.424

314.179

73.776

 

240.403

71.245

4.841.700

8

Bắc Kạn

1.713.357

1.044.077

948.100

516.966

 

431.134

95.977

669.280

9

Phú Thọ

2.123.580

259.450

178.007

178.007

 

 

81.443

1.864.130

10

Bắc Giang

6.982.155

197.985

197.985

197.985

 

 

 

6.784.170

11

Hòa Bình

8.595.975

6.068.235

5.848.060

647.157

 

5.200.903

220.175

2.527.740

12

Sơn La

3.687.824

1.790.394

1.730.394

349.522

 

1.380.872

60.000

1.897.430

13

Lai Châu

2.987.226

2.177.526

1.979.526

134.135

 

1.845.391

198.000

809.700

14

Điện Biên

2.273.200

1.285.200

1.199.494

895.423

 

304.071

85.706

988.000

 

Đồng bằng sông Hồng

208.417.686

19.047.176

16.562.232

3.282.682

9.449.127

3.830.423

2.484.944

189.370.510

15

Thành phố Hà Nội

87.130.263

14.423.273

12.362.739

 

9.363.000

2.999.739

2.060.534

72.706.990

16

Thành phố Hải Phòng

25.440.605

459.245

459.245

459.245

 

 

 

24.981.360

17

Quảng Ninh

11.906.177

557.887

557.887

557.887

 

 

 

11.348.290

18

Hải Dương

9.952.595

548.975

437.035

349.452

 

87.583

111.940

9.403.620

19

Hưng Yên

28.781.567

217.727

217.727

131.600

86.127

 

 

28.563.840

20

Vĩnh Phúc

6.898.370

1.150.000

1.000.000

750.000

 

250.000

150.000

5.748.370

21

Bắc Ninh

7.618.243

688.073

688.073

194.972

 

493.101

 

6.930.170

22

Hà Nam

10.664.980

 

 

 

 

 

 

10.664.980

23

Nam Định

7.885.961

122.561

122.561

122.561

 

 

 

7.763.400

24

Ninh Bình

6.755.089

548.169

440.699

440.699

 

 

107.470

6.206.920

25

Thái Bình

5.383.836

331.266

276.266

276.266

 

 

55.000

5.052.570

 

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

85.763.745

21.142.525

17.445.413

11.637.504

1.525.000

4.282.909

3.697.112

64.621.220

26

Thanh Hóa

12.270.386

1.841.866

1.488.861

1.488.861

 

 

353.005

10.428.520

27

Nghệ An

8.856.901

1.602.231

1.183.074

833.074

 

350.000

419.157

7.254.670

28

Hà Tĩnh

4.344.809

1.637.779

888.567

523.567

 

365.000

749.212

2.707.030

29

Quảng Bình

4.102.568

1.277.238

1.050.782

1.050.782

 

 

226.456

2.825.330

30

Quảng Trị

4.079.333

2.537.863

1.869.368

1.155.756

 

713.612

668.495

1.541.470

31

Thừa Thiên Huế

4.118.506

770.306

598.314

598.314

 

 

171.992

3.348.200

32

Thành phố Đà Nẵng

8.720.597

1.876.427

1.876.427

231.841

 

1.644.586

 

6.844.170

33

Quảng Nam

6.410.560

2.227.770

1.806.882

1.109.438

 

697.444

420.888

4.182.790

34

Quảng Ngãi

4.674.042

565.112

549.802

517.802

 

32.000

15.310

4.108.930

35

Bình Định

7.847.524

646.484

476.189

256.472

 

219.717

170.295

7.201.040

36

Phú Yên

4.141.050

1.371.930

1.210.839

1.210.839

 

 

161.091

2.769.120

37

Khánh Hòa

9.017.794

2.189.454

2.152.205

807.205

1.345.000

 

37.249

6.828.340

38

Ninh Thuận

2.443.053

1.341.923

1.126.123

885.573

 

240.550

215.800

1.101.130

39

Bình Thuận

4.736.622

1.256.142

1.167.980

967.980

180.000

20.000

88.162

3.480.480

 

Tây Nguyên

22.134.357

9.363.147

8.633.854

5.691.860

1.041.000

1.900.994

729.293

12.771.210

40

Đắk Lắk

6.744.379

3.788.429

3.393.027

2.352.027

1.041.000

 

395.402

2.955.950

41

Đắk Nông

2.895.439

1.886.199

1.638.000

1.319.378

 

318.622

248.199

1.009.240

42

Gia Lai

3.717.470

1.219.750

1.147.058

939.058

 

208.000

72.692

2.497.720

43

Kon Tum

1.806.154

824.064

824.064

527.462

 

296.602

 

982.090

44

Lâm Đồng

6.970.915

1.644.705

1.631.705

553.935

 

1.077.770

13.000

5.326.210

 

Đông Nam Bộ

138.075.680

15.531.860

14.844.336

2.626.158

7.118.075

5.100.103

687.524

122.543.820

45

Thành phố Hồ Chí Minh

84.149.052

3.237.492

3.137.492

80.000

1.547.492

1.510.000

100.000

80.911.560

46

Đồng Nai

15.334.392

3.315.982

3.315.982

1.068.246

783.972

1.463.764

 

12.018.410

47

Bình Dương

15.595.360

3.132.090

2.550.731

926.620

1.544.111

80.000

581.359

12.463.270

48

Bình Phước

4.772.910

1.953.200

1.953.200

186.700

1.766.500

 

 

2.819.710

49

Tây Ninh

4.387.517

330.757

324.592

324.592

 

 

6.165

4.056.760

50

Bà Rịa Vũng Tàu

13.836.449

3.562.339

3.562.339

40.000

1.476.000

2.046.339

 

10.274.110

 

Đồng bằng sông Cửu Long

86.700.295

31.239.065

28.439.261

16.286.699

7.680.725

4.471.837

2.799.804

55.461.230

51

Long An

9.420.859

1.327.989

1.327.989

496.292

831.697

 

 

8.092.870

52

Tiền Giang

5.450.223

1.797.043

1.797.043

1.797.043

 

 

 

3.653.180

53

Bến Tre

6.632.388

3.555.398

2.363.173

1.363.373

 

999.800

1.192.225

3.076.990

54

Trà Vinh

4.064.240

776.000

615.000

615.000

 

 

161.000

3.288.240

55

Vĩnh Long

5.698.903

1.840.993

1.060.993

327.358

 

733.635

780.000

3.857.910

56

Thành phố Cần Thơ

8.862.726

3.029.086

3.029.086

1.112.086

1.117.000

800.000

 

5.833.640

57

Hậu Giang

4.848.260

1.723.140

1.593.800

575.800

868.000

150.000

129.340

3.125.120

58

Sóc Trăng

7.580.875

4.084.805

3.934.622

1.374.280

2.418.500

141.842

150.183

3.496.070

59

An Giang

8.220.389

4.080.469

4.020.467

1.574.939

2.445.528

 

60.002

4.139.920

60

Đồng Tháp

7.066.145

2.399.255

2.399.255

1.504.695

 

894.560

 

4.666.890

61

Kiên Giang

8.444.627

2.151.667

2.057.822

1.708.822

 

349.000

93.845

6.292.960

62

Bạc Liêu

4.283.792

1.674.282

1.674.282

1.271.282

 

403.000

 

2.609.510

63

Cà Mau

6.126.868

2.798.938

2.565.729

2.565.729

 

 

233.209

3.327.930

III

Chương trình mục tiêu quốc gia

25.405.000

25.405.000

25.200.000

 

 

 

205.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC II

DỰ TOÁN CHI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRONG CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2025
(Kèm theo báo cáo số 610/BC-CP ngày 05 tháng 10 năm 2024 của Chính phủ)

Đơn vị: Triệu đồng

STT

TỈNH, THÀNH PHỐ

Dự toán chi ĐTPT năm 2025

Tổng số

Chi XDCB

 

Chi đầu tư từ XSKT

Bội chi NSĐP

Tổng số

Bội thu NSĐP

Chi XDCB  còn lại

Chi đầu tư từ tiền SD đất

1

2

3 = 6+7+8+9

4

5

6=4-5

7

8

9

 

TỔNG SỐ

475.727.300

144.700.000

880.000

143.820.000

253.330.000

49.297.300

29.280.000

I

MIỀN NÚI PHÍA BẮC

30.959.310

10.174.710

121.900

10.052.810

20.318.000

391.300

197.200

1

HÀ GIANG

1.189.590

823.190

 

823.190

320.000

23.000

23.400

2

TUYÊN QUANG

1.827.710

596.810

 

596.810

1.200.000

26.000

4.900

3

CAO BẰNG

1.028.940

862.140

20.200

841.940

172.000

15.000

 

4

LẠNG SƠN

1.401.000

826.700

 

826.700

533.000

16.000

25.300

5

LÀO CAI

3.390.810

747.110

12.300

734.810

2.620.000

36.000

 

6

YÊN BÁI

1.739.110

581.010

 

581.010

1.050.000

36.000

72.100

7

THÁI NGUYÊN

4.841.700

858.200

36.500

821.700

4.000.000

20.000

 

8

BẮC KẠN

669.280

443.280

 

443.280

200.000

20.000

6.000

9

PHÚ THỌ

1.864.130

640.330

17.000

623.330

1.200.000

40.800

 

10

BẮC GIANG

6.784.170

785.470

34.300

751.170

6.000.000

33.000

 

11

HÒA BÌNH

2.527.740

657.840

 

657.840

1.850.000

16.800

3.100

12

SƠN LA

1.897.430

964.130

1.600

962.530

881.000

53.900

 

13

LAI CHÂU

809.700

657.700

 

657.700

122.000

22.800

7.200

14

ĐIỆN BIÊN

988.000

730.800

 

730.800

170.000

32.000

55.200

II

ĐB SÔNG HỒNG

189.370.510

53.697.410

419.600

53.277.810

131.423.000

762.000

3.907.700

15

HÀ NỘI

72.706.990

29.981.190

134.200

29.846.990

42.500.000

360.000

 

16

HẢI PHÒNG

24.981.360

4.189.960

 

4.189.960

18.050.000

50.000

2.691.400

17

QUẢNG NINH

11.348.290

5.834.090

37.800

5.796.290

5.500.000

52.000

 

18

HẢI DƯƠNG

9.403.620

863.520

 

863.520

8.303.000

47.000

190.100

19

HƯNG YÊN

28.563.840

1.066.440

25.600

1.040.840

27.500.000

23.000

 

20

VĨNH PHÚC

5.748.370

4.091.370

166.000

3.925.370

1.800.000

23.000

 

21

BẮC NINH

6.930.170

2.611.970

 

2.611.970

3.300.000

26.000

992.200

22

HÀ NAM

10.664.980

578.980

32.000

546.980

10.100.000

18.000

 

23

NAM ĐỊNH

7.763.400

794.400

24.000

770.400

6.950.000

43.000

 

24

NINH BÌNH

6.206.920

2.935.120

 

2.935.120

3.200.000

56.000

15.800

25

THÁI BÌNH

5.052.570

750.370

 

750.370

4.220.000

64.000

18.200

III

BẮC T.BỘ VÀ DHMT

64.621.220

19.265.220

113.800

19.151.420

38.111.000

3.715.000

3.643.800

26

THANH HÓA

10.428.520

1.600.120

 

1.600.120

8.500.000

28.000

300.400

27

NGHỆ AN

7.254.670

2.393.070

 

2.393.070

4.500.000

36.000

325.600

28

HÀ TĨNH

2.707.030

654.830

 

654.830

1.650.000

19.000

383.200

29

QUẢNG BÌNH

2.825.330

443.230

 

443.230

2.048.000

82.000

252.100

30

QUẢNG TRỊ

1.541.470

439.570

 

439.570

900.000

45.000

156.900

31

THỪA THIÊN - HUẾ

3.348.200

742.900

 

742.900

2.400.000

135.000

70.300

32

ĐÀ NẴNG

6.844.170

4.296.270

97.100

4.199.170

2.400.000

245.000

 

33

QUẢNG NAM

4.182.790

1.200.790

 

1.200.790

2.500.000

105.000

377.000

34

QUẢNG NGÃI

4.108.930

2.400.630

16.700

2.383.930

1.600.000

125.000

 

35

BÌNH ĐỊNH

7.201.040

638.040

 

638.040

6.300.000

170.000

93.000

36

PHÚ YÊN

2.769.120

458.420

 

458.420

2.018.000

170.000

122.700

37

KHÁNH HÒA

6.828.340

3.129.640

 

3.129.640

2.000.000

315.000

1.383.700

38

NINH THUẬN

1.101.130

358.830

 

358.830

495.000

90.000

157.300

39

BÌNH THUẬN

3.480.480

508.880

 

508.880

800.000

2.150.000

21.600

IV

TÂY NGUYÊN

12.771.210

3.630.510

 

3.630.510

6.300.000

2.597.000

243.700

40

ĐẮK LẮK

2.955.950

963.350

 

963.350

1.750.000

165.000

77.600

41

ĐẮK NÔNG

1.009.240

460.440

 

460.440

460.000

40.000

48.800

42

GIA LAI

2.497.720

953.520

 

953.520

1.250.000

190.000

104.200

43

KON TUM

982.090

552.690

 

552.690

340.000

82.000

7.400

44

LÂM ĐỒNG

5.326.210

700.510

 

700.510

2.500.000

2.120.000

5.700

V

ĐÔNG NAM BỘ

122.543.820

46.561.020

 

46.561.020

41.930.000

14.725.000

19.327.800

45

HỒ CHÍ MINH

80.911.560

29.679.760

 

29.679.760

30.000.000

4.870.000

16.361.800

46

ĐỒNG NAI

12.018.410

4.518.410

 

4.518.410

3.450.000

2.050.000

2.000.000

47

BÌNH DƯƠNG

12.463.270

4.960.070

 

4.960.070

4.420.000

2.180.000

903.200

48

BÌNH PHƯỚC

2.819.710

493.310

 

493.310

800.000

1.485.000

41.400

49

TÂY NINH

4.056.760

585.360

 

585.360

1.260.000

2.190.000

21.400

50

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

10.274.110

6.324.110

 

6.324.110

2.000.000

1.950.000

 

VI

ĐB SÔNG CỬU LONG

55.461.230

11.371.130

224.700

11.146.430

15.248.000

27.107.000

1.959.800

51

LONG AN

8.092.870

1.337.470

14.600

1.322.870

4.600.000

2.170.000

 

52

TIỀN GIANG

3.653.180

653.880

700

653.180

950.000

2.050.000

 

53

BẾN TRE

3.076.990

423.290

 

423.290

440.000

2.170.000

43.700

54

TRÀ VINH

3.288.240

661.540

 

661.540

350.000

2.212.000

64.700

55

VĨNH LONG

3.857.910

599.610

 

599.610

480.000

2.140.000

638.300

56

CẦN THƠ

5.833.640

1.379.140

 

1.379.140

1.550.000

2.020.000

884.500

57

HẬU GIANG

3.125.120

581.520

 

581.520

700.000

1.740.000

103.600

58

SÓC TRĂNG

3.496.070

886.170

 

886.170

370.000

2.235.000

4.900

59

AN GIANG

4.139.920

1.416.220

 

1.416.220

518.000

2.100.000

105.700

60

ĐỒNG THÁP

4.666.890

1.153.590

186.700

966.890

1.600.000

2.100.000

 

61

KIÊN GIANG

6.292.960

1.081.460

 

1.081.460

3.000.000

2.110.000

101.500

62

BẠC LIÊU

2.609.510

482.210

22.700

459.510

140.000

2.010.000

 

63

CÀ MAU

3.327.930

715.030

 

715.030

550.000

2.050.000

12.900

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC III

KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ VỐN NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG NĂM 2025 CHO CÁC DỰ ÁN SỬ DỤNG NGUỒN DỰ PHÒNG CHUNG CỦA KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG TRUNG HẠN GIAI ĐOẠN 2021-2025 TƯƠNG ỨNG VỚI NGUỒN TĂNG THU NSTW NĂM 2022
(Kèm theo báo cáo số 610/BC-CP ngày 05 tháng 10 năm 2024 của Chính phủ)

Đơn vị: Triệu đồng

STT

Danh mục dự án

Quyết định chủ trương đầu tư

Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021- 2025 từ dự phòng chung

Kế hoạch đầu tư vốn NSTW năm 2025 từ nguồn tăng thu NSTW năm 2022

Ghi chú

Số quyết định; ngày; tháng; năm ban hành

TMĐT

Tổng số (tất cả nguồn vốn)

Trong đó: NSTW

 

Tổng số

 

 

 

 

47.601.121

 

1

Văn phòng Trung ương Đảng

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội

 

 

 

 

 

 

(1)

Dự án Cải tạo, sửa chữa trụ sở Trung ương Đảng-A2

2511-QĐ/VPTW, 18/12/2023

236.000

236.000

236.000

234.868

 

(2)

Dự án Đầu tư xây dựng mới Nhà khách số 8 Chu Văn An

2512-QĐ/VPTW, 18/12/2023

556.961

500.000

500.000

138.000

 

(3)

Dự án Khu nghỉ dưỡng Lăng Cô mở rộng

2513-QĐ/VPTW, 18/12/2023

49.940

49.940

49.940

48.780

 

(4)

Dự án mật

 

 

 

 

62.324

 

2

Bộ Quốc phòng

 

 

 

 

1.320.000

Danh mục mật

3

Bộ Công an

 

 

 

 

400.000

Danh mục mật

4

Bộ Tài chính

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội

 

 

 

 

 

 

(1)

Xây dựng mới Chi cục Thuế thành phố Thủ Đức

2787/QĐ-BTC ngày 19/12/2023

305.500

305.500

305.000

215.000

 

5

Bộ Giao thông vận tải

 

 

 

 

 

 

 

Giao thông

 

 

 

 

 

 

(1)

Mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn La Sơn - Hòa Liên

348/QĐ-TTg ngày 27/4/2024

3.011.000

3.011.000

3.009.000

2.975.742

 

(2)

Đầu tư cao tốc Chợ Mới - Bắc Kạn

180/QĐ-BGTVT 27/02/2024

5.751.000

5.751.000

2.989.000

2.863.824

 

(3)

Đầu tư tuyến nối cao tốc Nội Bài - Lào Cai với cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ

1657/QĐ-BGTVT 19/12/2023

1.098.420

1.098.420

1.100.000

572.565

 

(4)

Dự án cầu đường sắt Cẩm Lý Km 24 + 134 tuyến đường sắt Kép - Hạ Long

1654/QĐ-BGTVT 18/12/2023

799.550

799.550

800.000

493.874

 

(5)

Mở rộng đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Cao Bồ - Mai Sơn

1658/QĐ-BGTVT 19/12/2023

1.995.140

1.995.140

1.200.000

850.000

 

(6)

Nâng cấp, cải tạo quốc lộ 24B đoạn Km23 - Km29

1645/QĐ-BGTVT 15/12/2023

598.939

598.939

598.939

595.092

 

(7)

Nâng cấp, mở rộng một số cầu, hầm trên quốc lộ 1 (các cầu Xương Giang, Gianh, Quán Hàu và hầm Đèo Ngang)

1655/QĐ-BGTVT 18/12/2023

1.999.850

1.999.850

2.000.000

1.638.052

 

6

Tuyên Quang

 

 

 

 

 

 

 

Giao thông

 

 

 

 

 

 

(1)

Tuyến đường từ thị trấn Sơn Dương đi xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

38/NQ-HĐND, 20/10/2023; 56/NQ-HĐND ngày 07/12/2023

420.000

420.000

420.000

220.000

 

7

Lạng Sơn

 

 

 

 

 

 

 

Giao thông

 

 

 

 

 

 

(1)

Dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng theo hình thức BOT

 

41/NQ-HĐND ngày 30/12/2022; 58/NQ-HĐND ngày 19/12/2023

11.029.000

3.500.000

1.000.000

500.000

 

8

Bắc Kạn

 

 

 

 

 

 

 

Giao thông

 

 

 

 

 

 

(1)

Dự án xây dựng tuyến đường thành phố Bắc Kạn - hồ Ba Bể kết nối sang Na Hang, Tuyên Quang

Nghị quyết số: 38/NQ-HĐND ngày 07/12/2019; 24/NQ-HĐND ngày 17/7/2020; 33/NQ-HĐND ngày 29/8/2022; 87/NQ-HĐND ngày 08/12/2023; 21/NQ-HĐND ngày 19/4/2024

3.837.809

3.560.000

1.000.000

1.000.000

 

9

Sơn La

 

 

 

 

 

 

 

Giao thông

 

 

 

 

 

 

(1)

Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Hòa Bình- Mộc Châu, đoạn tuyến thuộc địa bàn tỉnh Sơn La

299/NQ-HĐND ngày 10/3/2024

4.938.000

3.400.000

1.700.000

1.700.000

 

10

Hải Dương

 

 

 

 

 

 

 

Giao thông

 

 

 

 

 

 

(1)

Dự án đầu tư xây dựng nút giao liên thông kết nối Quốc lộ 17B với Quốc lộ 5, đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, tỉnh Hải Dương.

73/NQ-HĐND; 07/12/2023

1.867.000

1.000.000

1.000.000

500.000

 

11

Ninh Bình

 

 

 

 

 

 

 

Giao thông

 

 

 

 

 

 

(1)

Dự án xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình - Hải phòng đoạn qua tỉnh Ninh Bình

12/NQ-HĐND ngày 03/4/2024

6.865.000

4.865.000

3.000.000

3.000.000

 

12

Thái Bình

 

 

 

 

 

 

 

Giao thông

 

 

 

 

 

 

(1)

Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc CT.08, đoạn Nam Định - Thái Bình

1680/QĐ-TTg ngày 25/12/2023

19.784.550

6.200.000

6.200.000

5.700.000

 

13

Quảng Trị

 

 

 

 

 

 

 

Giao thông

 

 

 

 

 

 

(1)

Dự án tuyến đường bộ ven biển đoạn tuyến qua khu vực cầu Cửa Tùng và Cửa Việt

129/NQ-HĐND ngày 19/12/2023

600.000

600.000

600.000

436.000

 

14

Quảng Ngãi

 

 

 

 

 

 

 

Giao thông

 

 

 

 

 

 

 

Dự án đường Hoàng Sa - Dốc Sỏi

Nghị quyết số 69/NQ-HĐND ngày 07/12/023; Quyết định số 1894/QĐ- UBND ngày 19/12/2023

3.500.000

1.300.000

800.000

200.000

 

15

Bình Định

 

 

 

 

 

 

 

Giao thông

 

 

 

 

 

 

 

Xây dựng tuyến đường nối từ Quốc lộ 19 đến Khu công nghiệp Đecamex VSIP Bình Định kết nối với Cảng Quy Nhơn

06/NQ-HĐND ngày 23/3/2022

29/NQ-HĐND ngày 14/7/2023

107/NQ-HĐND ngày 18/12/2023

1.171.000

800.000

800.000

300.000

 

16

Khánh Hòa

 

 

 

 

 

 

 

Giao thông

 

 

 

 

 

 

 

Tuyến đường ven biển từ xã Vạn Lương, huyện Vạn Ninh đi thị xã Ninh Hòa

94/NQ-HĐND ngày 07/12/2023

2.031.017

600.000

600.000

400.000

 

17

Phú Yên

 

 

 

 

 

 

 

Giao thông

 

 

 

 

 

 

(1)

Dự án tuyến đường bộ ven biển tỉnh Phú Yên, đoạn kết nối huyện Tuy An- Thành phố Tuy Hòa (giai đoạn 1)

73/NQ-HĐND ngày 18/12/2023 của HĐND tỉnh

2.228.000

800.000

800.000

450.000

 

18

Thành phố Hồ Chí Minh

 

 

 

 

 

 

 

Giao thông

 

 

 

 

 

 

(1)

Đầu tư xây dựng đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Mộc Bài (Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Mộc Bài đoạn qua Thành phố Hồ Chí Minh)

760/QĐ-TTg ngày 02/8/2024

5.270.000

1.368.000

1.368.000

1.368.000

 

19

Bình Dương

 

 

 

 

 

 

 

Giao thông

 

 

 

 

 

 

(1)

Dự án đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành - Đoạn qua tỉnh Bình Dương

Nghị quyết số 49/NQ-HĐND ngày 08/12/2023

17.408.390

4.000.000

4.000.000

4.000.000

 

20

Bình Phước

 

 

 

 

 

 

 

Giao thông

 

 

 

 

 

 

(1)

Xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước)

138/2024/QH15 ngày 28/6/2024

25.540.000

10.536.500

8.770.000

8.770.000

 

(2)

Xây dựng đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Phước

02/NQ-HĐND ngày 13/5/2024

1.474.000

1.000.000

1.000.000

1.000.000

 

21

Tây Ninh

 

 

 

 

 

 

 

Giao thông

 

 

 

 

 

 

(1)

Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Mộc Bài (Bồi thường, hỗ trợ tái định cư dự án cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Mộc Bài đoạn qua tỉnh Tây Ninh)

760/QĐ-TTg ngày 02/8/2024

1.504.000

1.504.000

1.504.000

1.504.000

 

22

Tiền Giang

 

 

 

 

 

 

 

Giao thông

 

 

 

 

 

 

(1)

Xây dựng công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu, giai đoạn 1

1640/QĐ-TTg 19/12/2023

3.856.000

3.856.000

1.610.000

910.000

 

23

Cần Thơ

 

 

 

 

 

 

 

Giao thông

 

 

 

 

 

 

(1)

Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 (đoạn từ Km0 - Km7), thành phố Cần Thơ

Nghị quyết số 47/NQ-HĐND ngày 08/12/2023 của HĐND thành phố Cần Thơ

7.240.479

7.193.000

3.235.000

3.235.000

 

 

PHỤ LỤC IV

DANH MỤC DỰ ÁN DỰ KIẾN BỔ SUNG KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG TRUNG HẠN VỐN NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG GIAI ĐOẠN 2021-2025 TỪ DỰ PHÒNG CHUNG TƯƠNG ỨNG VỚI NGUỒN TĂNG THU NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG NĂM 2023 ĐÃ HOÀN THIỆN THỦ TỤC ĐẦU TƯ
(Kèm theo báo cáo số 610/BC-CP ngày 05 tháng 10 năm 2024 của Chính phủ)

Đơn vị: Triệu đồng

STT

Danh mục dự án

Thời gian bắt đầu

Thời gian kết thúc

Quyết định chủ trương đầu tư

Số vốn tăng thu NSTW năm 2023 Chính phủ đã báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội

Đề xuất bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn NSTW từ nguồn dự phòng chung tương ứng với nguồn tăng thu NSTW năm 2023

Ghi chú

Số quyết định; ngày; tháng; năm ban hành

TMĐT

Tổng số (tất cả nguồn vốn)

Trong đó: NSTW

 

Tổng số

 

 

 

 

 

4.900.000

4.900.000

 

1

Bộ Quốc phòng

 

 

 

 

 

2.000.000

2.000.000

Danh mục mật

2

Bộ Công an

 

 

 

 

 

2.500.000

2.500 000

Danh mục mật

3

Tòa án nhân dân tối cao

 

 

 

 

 

200.000

200.000

 

 

Hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội:

 

 

 

 

 

200.000

200.000

 

(1)

Xây dựng mới trụ sở Tòa án nhân dân tối cao tại 262 Đội Cấn

2024

2027

168-01/7/24

797.000.00

497.000,00

200.000

200.000

 

4

Thừa Thiên Huế

 

 

 

 

 

200.000

200.000

 

 

Giao thông

 

 

 

 

 

200.000

200.000

 

(1)

Đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt Sông Hương

2023

2026

170; 23/12/2020 60; 16/7/2021 70; 14/7/2022

2.281.696

800.000

200.000

200.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC V

KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ VỐN NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG NĂM 2024 CHO CÁC DỰ ÁN SỬ DỤNG TỪ NGUỒN TĂNG THU, CẮT GIẢM, TIẾT KIỆM CHI NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG NĂM 2021 CÒN DƯ SAU KHI THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TIỀN THUÊ NHÀ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
(Kèm theo báo cáo số 610/BC-CP ngày 05 tháng 10 năm 2024 của Chính phủ)

Đơn vị: Triệu đồng

 

Tên dự án

Thời gian bắt đầu

Thời gian kết thúc

Quyết định chủ trương đầu tư/ Quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư

Kế hoạch vốn của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội đã phân bổ từ nguồn tăng thu, cắt giảm, tiết kiệm chi NSTW năm 2021 còn dư sau khi thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động còn dư

Kế hoạch 2024 từ nguồn tăng thu, cắt giảm tiết kiệm chi NSTW năm 2021 còn dư sau khi thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội

Chú thích

Số quyết định; ngày, tháng, năm ban hành

TMĐT theo CTĐT

Tổng số

Trong đó: NSTW

 

TỔNG SỐ

 

 

 

2.587.806

2.580.000

2.580.000

2.580.000

 

I

Bộ Y tế

 

 

 

2.087.806

2.080.000

2.080.000

2.080.000

 

 

NGÀNH Y TẾ

 

 

 

2.087.806

2.080.000

2.080.000

2.080.000

 

1

Dự án đầu tư mua sắm trang thiết bị y tế tại Bệnh viện K cơ sở Quán Sứ (đợt 2)

2024

2024

2723; 15/9/2024

790.500

790.000

790.000

790.000

 

2

Dự án đầu tư trang thiết bị y tế Bệnh viện Bạch Mai

2023

2024

2722: 15/9/2024

790.000

790,000

790.000

790.000

 

3

Dự án mua sắm trang thiết bị y tế, cải tạo sửa chữa Bệnh viện Chợ Rẫy

2023

2024

2721; 15/9/2024

507.306

500.000

500.000

500.000

 

II

Đại học Quốc gia Hà Nội

 

 

 

500.000

500.000

500.000

500.000

 

 

NGÀNH Y TẾ

 

 

 

500.000

500.000

500.000

500.000

 

4

Dự án Đầu tư mua sắm trang thiết bị y tế - Dự án đầu tư xây dựng Tòa nhà trung tâm khoa khám bệnh và kỹ thuật nghiệp vụ - Bệnh viện Đại học Y dược

2024

2025

4398/QĐ-ĐHQGHN ngày 24/9/2024

500.000

500.000

500.000

500 000

 

 

PHỤ LỤC VI

DANH MỤC DỰ ÁN CHƯƠNG TRÌNH PHỤC HỒI PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI ĐỀ XUẤT KÉO DÀI THỜI GIAN THỰC HIỆN VÀ GIẢI NGÂN SANG NĂM 2025
(Kèm theo báo cáo số 610/BC-CP ngày 05 tháng 10 năm 2024 của Chính phủ)

Đơn vị: Triệu đồng

TT

Mã dự án

Danh mục dự án

Mã CTMTQG, Ngành, lĩnh vực

Đơn vị

Quyết định phê duyệt dự án đầu tư

Số vốn bố trí năm 2023 được kéo dài sang năm 2024

Dự kiến giải ngân đến hết ngày 31/12/2024

Lý do đề xuất kéo dài

Số vốn trình cấp có thẩm quyền đề xuất kéo dài

Số quyết định; ngày, tháng, năm ban hành

TMĐT

Tổng số (tất cả các nguồn vốn)

Trong đó: NSTW

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

12

13

 

 

TỔNG SỐ

 

 

 

23.075.520

20.390.932

13.238.406

5.399.895

 

8.697.533

 

 

Bộ Giao thông vận tải

 

 

 

2.296.447

2.296.447

2.296.447

1.607.512

 

688.935

1

38228

Nâng cấp đoạn Km 18 - Km80, Quốc lộ 4B

Giao thông

Bộ Giao thông vận tải

516/QĐ-BGTVT

2.296.447

2.296.447

2.296.447

1.607.512

Do được giao kế hoạch năm 2023 muộn (tại QĐ số 1738/QĐ-BGTVT ngày 29/12/2023)

688.935

 

 

Bộ Tài chính

 

 

 

1.862.223

1.862.223

1.857.432

435.587

 

1.421.244

1

37661

Dự án Nâng cấp hạ tầng kỹ thuật hệ thống hóa đơn điện tử đáp ứng triển khai Cổng kết nối tiếp nhận dữ liệu hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền

Công nghệ thông tin

Bộ Tài chính

2853/QĐ-BTC ngày 27/12/2023

119.959

119.959

119.959

34.876

Các dự án CNTT sử dụng nguồn vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội thuộc Bộ Tài chính là các dự án có quy mô lớn, với số lượng dự án và khối lượng công việc trong dự án lớn trong khi nguồn nhân lực CNTT hạn chế. Bên cạnh đó, Tổng cục Thuế, Học viện Tài chính cũng đang phải thực hiện triển khai các dự án đã được phê duyệt trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và các nhiệm vụ trọng tâm theo yêu cầu của Chính phủ

85083

2

37662

Dự án Nâng cấp, mở rộng hệ thống hóa đơn điện tử (phần mềm và hạ tầng kỹ thuật)

Công nghệ thông tin

Bộ Tài chính

2927/QĐ-BTC ngày 29/12/2023

190.000

190.000

190.000

55.210

Các dự án CNTT sử dụng nguồn vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội thuộc Bộ Tài chính là các dự án có quy mô lớn, với số lượng dự án và khối lượng công việc trong dự án lớn trong khi nguồn nhân lực CNTT hạn chế. Bên cạnh đó, Tổng cục Thuế, Học viện Tài chính cũng đang phải thực hiện triển khai các dự án đã được phê duyệt trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và các nhiệm vụ trọng tâm theo yêu cầu của Chính phủ

134.790

3

37663

Dự án xây dựng hệ thống lưu trữ tài liệu điện tử của cơ quan thuế

Công nghệ thông tin

Bộ Tài chính

2931/QĐ-BTC ngày 29/12/2023

20.495

20.495

20.495

5.684

Các dự án CNTT sử dụng nguồn vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội thuộc Bộ Tài chính là các dự án có quy mô lớn, với số lượng dự án và khối lượng công việc trong dự án lớn trong khi nguồn nhân lực CNTT hạn chế. Bên canh đó, Tổng cục Thuế, Học viện Tài chính cũng đang phải thực hiện triển khai các dự án đã được phê duyệt trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và các nhiệm vụ trọng tâm theo yêu cầu của Chính phủ

14.811

4

37664

Dự án trang bị và triển khai hạ tầng kỹ thuật cho hệ thống lưu trữ tài liệu điện tử của cơ quan thuế

Công nghệ thông tin

Bộ Tài chính

2849/QĐ-BTC ngày 26/12/2023

122.065

122.065

122.065

9.621

Các dự án CNTT sử dụng nguồn vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội thuộc Bộ Tài chính là các dự án có quy mô lớn, với số lượng dự án và khối lượng công việc trong dự án lớn trong khi nguồn nhân lực CNTT hạn chế. Bên canh đó, Tổng cục Thuế, Học viện Tài chính cũng đang phải thực hiện triển khai các dự án đã được phê duyệt trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và các nhiệm vụ trọng tâm theo yêu cầu của Chính phủ

112.444

5

37665

Dự án nâng cấp, mở rộng hạ tầng kỹ thuật cho các ứng dụng triển khai trong ngành Thuế

Công nghệ thông tin

Bộ Tài chính

2935/QĐ-BTC ngày 29/12/2023

437.685

437.685

437.685

75.525

Các dự án CNTT sử dụng nguồn vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội thuộc Bộ Tài chính là các dự án có quy mô lớn, với số lượng dự án và khối lượng công việc trong dự án lớn trong khi nguồn nhân lực CNTT hạn chế. Bên canh đó, Tổng cục Thuế, Học viện Tài chính cũng đang phải thực hiện triển khai các dự án đã được phê duyệt trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và các nhiệm vụ trọng tâm theo yêu cầu của Chính phủ

362.160

6

37666

Dự án xây dựng và triển khai hệ thống phần mềm kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu

Công nghệ thông tin

Bộ Tài chính

1085/QĐ-BTC; 29/05/2023

19.264

19.264

13.872

12.582

Các dự án CNTT sử dụng nguồn vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội thuộc Bộ Tài chính là các dự án có quy mô lớn, với số lượng dự án và khối lượng công việc trong dự án lớn trong khi nguồn nhân lực CNTT hạn chế. Bên canh đó, Tổng cục Thuế, Học viện Tài chính cũng đang phải thực hiện triển khai các dự án đã được phê duyệt trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và các nhiệm vụ trọng tâm theo yêu cầu của Chính phủ

1.290

7

37667

Dự án trang bị và triển khai hạ tầng kỹ thuật cho ứng dụng kết nối trao đổi thông tin với các đơn vị, Bộ ngành

Công nghệ thông tin

Bộ Tài chính

2854/QĐ-BTC ngày 27/12/2023

141.603

141.603

141.603

39.978

Các dự án CNTT sử dụng nguồn vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội thuộc Bộ Tài chính là các dự án có quy mô lớn, với số lượng dự án và khối lượng công việc trong dự án lớn trong khi nguồn nhân lực CNTT hạn chế. Bên canh đó, Tổng cục Thuế, Học viện Tài chính cũng đang phải thực hiện triển khai các dự án đã được phê duyệt trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và các nhiệm vụ trọng tâm theo yêu cầu của Chính phủ

101.625

8

37668

Dự án nâng cấp, mở rộng hệ thống ứng dụng kết nối trao đổi thông tin với các đơn vị, Bộ ngành

Công nghệ thông tin

Bộ Tài chính

2466/QĐ-BTC ngày 14/11/2023

35.516

35.516

36.117

10.242

Các dự án CNTT sử dụng nguồn vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội thuộc Bộ Tài chính là các dự án có quy mô lớn, với số lượng dự án và khối lượng công việc trong dự án lớn trong khi nguồn nhân lực CNTT hạn chế. Bên canh đó, Tổng cục Thuế, Học viện Tài chính cũng đang phải thực hiện triển khai các dự án đã được phê duyệt trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và các nhiệm vụ trọng tâm theo yêu cầu của Chính phủ

25.274

9

37669

Dự án đầu tư, thay thế hệ thống CNTT tại Cục thuế, Chi cục Thuế và trang thiết bị CNTT dành cho cán bộ thuế đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa môi trường làm việc của ngành Thuế

Công nghệ thông tin

Bộ Tài chính

2933/QĐ-BTC ngày 29/12/2023

570.636

570.636

570.636

129.792

Các dự án CNTT sử dụng nguồn vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội thuộc Bộ Tài chính là các dự án có quy mô lớn, với số lượng dự án và khối lượng công việc trong dự án lớn trong khi nguồn nhân lực CNTT hạn chế. Bên canh đó, Tổng cục Thuế, Học viện Tài chính cũng đang phải thực hiện triển khai các dự án đã được phê duyệt trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và các nhiệm vụ trọng tâm theo yêu cầu của Chính phủ

440.844

10

37670

Dự án chuyển đổi số hướng tới mô hình học viện thông minh tại Học viện Tài chính

Công nghệ thông tin

Bộ Tài chính

2928/QĐ-BTC ngày 29/12/2023

205.000

205.000

205.000

62.077

Các dự án CNTT sử dụng nguồn vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội thuộc Bộ Tài chính là các dự án có quy mô lớn, với số lượng dự án và khối lượng công việc trong dự án lớn trong khi nguồn nhân lực CNTT hạn chế. Bên canh đó, Tổng cục Thuế, Học viện Tài chính cũng đang phải thực hiện triển khai các dự án đã được phê duyệt trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và các nhiệm vụ trọng tâm theo yêu cầu của Chính phủ

142.923

 

 

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

 

 

 

249.984

249.984

236.004

76.004

 

160.000

1

37653

Xây dựng Hệ thống công nghệ thông tin phục vụ chế độ báo cáo cấp bộ; chế độ báo cáo cấp tỉnh, huyện, xã tần suất nhanh (trực tuyến) phục vụ công tác quản lý điều hành từ trung ương đến địa phương

Công nghệ thông tin

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

1953/QĐ-BKHĐT ngày 07/12/2023

249.984

249 984

236.004

76.004

Dự án đang trình thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Sau khi kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt thì cần một thời gian để thực hiện các thủ tục lựa chọn nhà thầu theo quy định. Đồng thời, quy trình thực hiện dự án công nghệ thông tin phức tạp, mất nhiều thời gian.

160.000

 

 

Bộ Y tế

 

 

 

908.725

820.000

819.026

435.927

 

2.803.799

1

38083

Dự án mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác khám chữa bệnh Bệnh viện C Đà Nẵng

Y tế, dân số và gia đình

Bộ Y tế

3360
28/8/2023

120.000

120.000

120.000

73.000

Hàng hóa thuộc hàng hóa nhập khẩu nhiều, thời gian thực hiện hợp đồng để đảm bảo theo tiến độ giải ngân còn quá ngắn không đủ theo hồ sơ mời thầu và hồ sơ chào thầu. Chủ đầu tư sẽ phải thực hiện việc thương thảo với nhà thầu trúng thầu về thời gian cung ứng hàng hóa, tuy nhiên còn phụ thuộc vào nhà thầu tính toán thời gian nhập khẩu hàng hóa mới quyết định chấp thuận hợp đồng. Đây cũng là một nguyên nhân gây khó khăn cho Chủ đầu tư trong việc giải ngân đúng tiến độ trước 31/12/2024. Trách nhiệm của Chủ đầu tư: Chưa lường hết được những khó khăn xảy ra trong quá trình đấu thầu

47.000

2

38086

Dự án mua sắm trang thiết bị y tế Bệnh viện Bạch Mai

Y tế, dân số và gia đình

Bộ Y tế

4167
10/11/2023

242.600

200.000

200.000

49.480

Toàn bộ các thiết bị của dự án đều là các thiết bị hiện đại, có nhiều công nghệ cao và ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình điều trị cho người bệnh. Chính vì vậy, từ bước xây dựng cấu hình, tính năng kỹ thuật đến quá trình đấu thầu còn nhiều thời gian rà soát, đảm bảo sự hiệu quả về kinh tế và lựa chọn được những thiết bị chất lượng phục vụ nhân dân theo đúng mục tiêu được đề ra của Chương trình nên tiến độ thực hiện bị kéo dài

150.520

3

38088

Dự án xây dựng Trung tâm hồi sức tích cực chống độc và mua sắm thiết bị Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

Y tế, dân số và gia đình

Bộ Y tế

4277
17/11/2023

154.656

130.000

130.000

107.068

Dự án gồm hai phần xây lắp và thiết bị. Phần xây dựng khởi công thi công từ ngày 19/7/2024. Tuy nhiên kể từ khi khởi công thời tiết mưa nhiều ảnh hưởng đến việc triển khai thi công. Thời gian vừa qua công trình cũng bị ảnh hưởng ngập lụt sau cơn bão Yagi (cơn bão số 3) đi qua. Sau thời gian lũ lụt, lực lượng công nhân trên công trình mỏng do vẫn đang khắc phục hậu quả sau bão. Phần thiết bị y tế gồm 07 gói thầu mua sắm thiết bị; do thực hiện đấu thầu từng phần nên mỗi phần có nhiều nhà thầu tham dự, tăng tính cạnh tranh tuy nhiên cũng làm cho thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu kéo dài do có nhiều yêu cầu cần làm rõ đối với Nhà thầu để việc đánh giá hồ sơ dự thầu được đảm bảo tuân thủ quy định. Hàng hóa thuộc hàng hóa nhập khẩu nhiều, thời gian thực hiện hợp đồng để đảm bảo theo tiến độ giải ngân còn quá ngắn không đủ theo hồ sơ mời thầu và hồ sơ chào thầu.

22.932

4

38090

Dự án mua sắm trang thiết bị y tế Bệnh viện E giai đoạn 2022-2023

Y tế, dân số và gia đình

Bộ Y tế

3359
28/8/2023

137.853

130.000

130.000

30.000

Toàn bộ các thiết bị của dự án đều là các thiết bị hiện đại, có nhiều công nghệ cao và ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình điều trị cho người bệnh. Chính vì vậy, từ bước xây dựng cấu hình, tính năng kỹ thuật đến quá trình đấu thầu cần nhiều thời gian rà soát, đảm bảo sự hiệu quả về kinh tế và lựa chọn được những thiết bị chất lượng phục vụ nhân dân theo đúng mục tiêu được đề ra của Chương trình nên tiến độ thực hiện bị kéo dài

100.000

5

38091

Dự án đầu tư xây dựng Khối điều trị Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam- Cuba Đồng Hới

Y tế, dân số và gia đình

Bộ Y tế

4249
16/11/2023

50.000

50.000

50.000

16.801

Thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu gói thầu xây dựng và cung cấp lắp đặt thiết bị kéo dài do quá trình lựa chọn nhà thầu đơn vị tư vấn lập E-HSMT và đánh giá E-HSDT Công ty cổ phần đầu tư xây dựng đã 03 lần gửi báo cáo đánh giá E-HSDT tuy nhiên qua rà soát thấy nội dung đánh giá của các lần đánh giá không thống nhất cách chấm điểm, các lý do đưa ra đánh giá mang tính cảm quan và chưa thuyết phục. Bệnh viện đã đã nghị Cục Quản lý đấu thầu Bộ KHĐT hỗ trợ, rà soát việc thực hiện các gói thầu. Trách nhiệm của Chủ đầu tư cần đôn đốc tiến độ thực hiện và chịu trách nhiệm về quá trình thực hiện và cam kết đã ký

33.199

6

38092

Dự án đầu tư mua sắm trang thiết bị Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam

Y tế, dân số và gia đình

Bộ Y tế

4278
17/11/2023

30.971

30.000

30.000

27.192

Đây là dự án mua sắm có đặc thù riêng là khi có sơ đồ nguyên lý riêng với mỗi BV, hãng mới tiến hành sản xuất và lập trình chương trình, nạp vào máy tính điều khiển. Hiện nay hãng thông báo vì lý do thiết hụt nguyên liệu, nhà sản xuất thông báo hàng về chậm hơn so với thời gian thực hiện hợp đồng. Ngoài ra sau khi lắp đặt, hệ thống vẫn một thời gian để chạt thử không tải và chuyển giao công nghệ cho nhiều khoa phòng. Do đó thời gian nghiệm thu có thể phải kéo dài hơn các thiết bị thông thường.

2.808

7

38095

Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm đánh giá động vật thí nghiệm Viện Kiểm định quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế

Y tế, dân số và gia đình

Bộ Y tế

4334
24/11/2023

122.645

110.000

109.325

84.725

Do tính đặc thù của Dự án là lần đầu tiên xây dựng tại Việt Nam trung tâm nuôi, thí nghiệm động vật đáp ứng tiêu chuẩn của WHO do đó việc xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật, dây chuyền công năng, tìm kiếm tư vấn thiết kế kéo dài trong thời gian đầu triển khai dự án, nên trong công tác chuẩn bị đầu tư, thiết kế, thẩm định dự án và thẩm định thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở tại Sở Tài Nguyên và Môi Trường, Sở Xây dựng, Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ,... mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án. Ngoài ra, do thay đổi pháp luật về Đấu thầu, việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu chưa kịp thời đã ảnh hưởng đến công tác lựa chọn nhà thầu của dự án

24.600

8

38096

Dự án cải tạo, nâng cấp nhà làm việc, phòng thí nghiệm và mua sắm trang thiết bị thử nghiệm, kiểm định, kiểm tra, kiểm soát chất lượng trang thiết bị y tế của Viện Trang thiết bị và Công trình y tế

Y tế, dân số và gia đình

Bộ Y tế

3667
28/9/2023

50.000

50.000

49.701

47.661

Do dự án mang tính đặc thù thiết bị chuyên dùng là thiết bị khoa học kỹ thuật không phải thiết bị y tế nên việc xin báo giá, thẩm định giá, xây dựng thiết kế cấu hình, thông số kỹ thuật và dự toán thiết bị chuyên dùng, thẩm tra cấu hình, thông số kỹ thuật và dự toán thiết bị chuyên dùng mất nhiều thời gian

2.040

9

2113000056651

Dự án đầu tư mua sắm trang thiết bị y tế tại Bệnh viện K cơ sở Quán sứ (đợt 2)

Y tế, dân số và gia đình

Bộ Y tế

2723;
15/9/2024

790.500

790.000

 

 

Dự án mới được phân bổ kế hoạch vốn của Chương trình từ nguồn tăng thu, cắt giảm, tiết kiệm chi NSTW năm 2021 còn dư sau khi thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động của Chương trình phục hồi tại Nghị quyết số 1117/NQ- UBTVQH15 ngày 26/7/2024

790.000

10

2113000056652

Dự án đầu tư trang thiết bị y tế Bệnh viện Bạch Mai

Y tế, dân số và gia đình

Bộ Y tế

2722; 15/9/2024

790.000

790.000

 

 

Dự án mới được phân bổ kế hoạch vốn của Chương trình từ nguồn tăng thu, cắt giảm, tiết kiệm chi NSTW năm 2021 còn dư sau khi thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động của Chương trình phục hồi tại Nghị quyết số 1117/NQ- UBTVQH15 ngày 26/7/2024

790.000

11

2113000056653

Dự án đầu tư xây dựng khoa khám bệnh - Bệnh viện Bạch Mai

Y tế, dân số và gia đình

Bộ Y tế

 

340.700

340.700

 

 

Dự án mới được phân bổ kế hoạch vốn của Chương trình từ nguồn tăng thu, cắt giảm, tiết kiệm chi NSTW năm 2021 còn dư sau khi thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động của Chương trình phục hồi tại Nghị quyết số 1117/NQ- UBTVQH15 ngày 26/7/2024

340.700

12

2113000056654

Dự án mua sắm trang thiết bị y tế, cải tạo sửa chữa Bệnh viện Chợ Rẫy

Y tế, dân số và gia đình

Bộ Y tế

2721; 15/9/2024

507.306

500.000

 

 

Dự án mới được phân bổ kế hoạch vốn của Chương trình từ nguồn tăng thu, cắt giảm, tiết kiệm chi NSTW năm 2021 còn dư sau khi thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động của Chương trình phục hồi tại Nghị quyết số 1117/NQ- UBTVQH15 ngày 26/7/2024

500.000

 

 

Đại học Quốc gia Hà Nội

 

 

 

500.000

500.000

 

 

 

500.000

1

2113000056655

Dự án Đầu tư mua sắm trang thiết bị y tế - Dự án đầu tư xây dựng Tòa nhà trung tâm khoa khám bệnh và kỹ thuật nghiệp vụ - Bệnh viện Đại học Y dược

Y tế, dân số và gia đình

Bộ Y tế

4398/QĐ- ĐHQGHN ngày 24/9/2024

500.000

500.000

 

 

Dự án mới được phân bổ kế hoạch vốn của Chương trình từ nguồn tăng thu, cắt giảm, tiết kiệm chi NSTW năm 2021 còn dư sau khi thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động của Chương trình phục hồi tại Nghị quyết số 1117/NQ- UBTVQH15 ngày 26/7/2024

500.000

 

 

Hòa Bình

 

 

 

10.077.000

8.323.000

4.558.746

35.340

 

2.581.031

1

37547

Đầu tư đường cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn từ Km 19 đến Km53 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình)

Giao thông

Hòa Bình

171/NQ- 29/8/2022; 187/NQ- 20/10/2022; 198/NQ- 29/11/2022; 3079/QĐ-UBND ngày 29/12/2023

9.997.000

8.243.000

4.478.746

0

Dự án dự kiến khởi công vào ngày 28/9/2024 do đó chưa thể giải ngân hết số kế hoạch vốn được giao

2.581.031

 

 

Bắc Ninh

 

 

 

1.650.470

1.064.000

523.949

233.949

 

290.000

1

37550

Đầu tư các tuyến đường tỉnh ĐT.295C, ĐT.285B kết nối thành phố Bắc Ninh qua các khu công nghiệp với QL.3 mới; ĐT.277B kết nối với cầu Hà Bắc 2, đường Vành đai 4

Giao thông

Bắc Ninh

976/QĐ- UBND ngày 03/10/2022

1.486.470

900.000

450.337

180.337

Do vướng mắc trong công tác GPMB; Ảnh hưởng của cơn bão số 3 và lũ trên các sông khu vực miền Bắc gây cản trở công tác thi công dự án; Thiếu hụt nguồn cung cấp cát đắp. Đề xuất kéo dài để thanh toán khối lượng hoàn thành trong năm 2025 và quyết toán dự án

270.000

2

37957

Dự án đầu tư xây mới, nâng cấp, cải tạo 11 Trạm y tế tuyến xã, tỉnh Bắc Ninh

Y tế, dân số và gia đình

Bắc Ninh

1430/QĐ-UBND ngày 29/11/2022

120.000

120.000

30.079

18.079

Dự án đã cơ bản hoàn thành, đang làm thủ tục nghiệm thu đưa vào sử dụng; dự kiến trình phê duyệt Quyết toán dự án trong quý III/2024; Đề xuất kéo dài để thanh toán giá trị còn lại sau khi quyết toán dự án bao gồm cả chi phí bảo hành công trình,...

12.000

3

38221

Dự án đầu tư xây dựng cải tạo, nâng cấp các trung tâm y tế huyện Gia Bình và huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh

Y tế, dân số và gia đình

Bắc Ninh

959/QĐ-UBND ngày 11/8/2023

44.000

44.000

43.533

35.533

Dự án dự kiến hoàn thành trong tháng 12/2024 và thực hiện công tác quyết toán dự án trong quý I/2025; Đề xuất kéo dài để thanh toán giá trị còn lại sau khi Quyết toán dự án bao gồm cả chi phí bảo hành công trình,...

8.000

 

 

Quảng Trị

 

 

 

230.000

203.000

203.000

133.000

 

70.000

1

38229

Đường tránh phía Đông thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị (đoạn từ nút giao đường Nguyễn Hoàng đến Nam cầu sông Hiếu

Giao thông

Quảng Trị

01/NQ-HĐND ngày 27/02/2023 của HĐND tỉnh; 1954/QĐ-UBND ngày 29/8/2023 của UBND tỉnh

230.000

203.000

203.000

133.000

- Ngày 06/2/2024 vốn kéo dài mới được cấp về ảnh hưởng đến triển khai thực hiện. Đồng thời Luật đấu thầu 2023 có hiệu lực từ 01/01/2024 nhưng các Nghị định hướng dẫn chậm ảnh hưởng đến tổ chức lựa chọn nhà thầu.

- Công tác thi công: do khu vực thi công có nền đất yếu nên phải tiến hành xử lý, công tác thi công GPMB gặp nhiều khó khăn nên kéo dài thời gian thực hiện.

- Điều kiện thời tiết bất lợi, mưa lũ từ tháng 10 đến tháng 12

70.000

 

 

Quảng Nam

 

 

 

553.991

553.991

321.254

196.730

 

124.524

1

38023

Dự án đầu tư xây mới, nâng cấp, cải tạo 05 Trung tâm Y tế tuyến huyện, tỉnh Quảng Nam

Y tế, dân số và gia đình

Quảng Nam

598-27/3/2023

92.000

92.000

67.949

46.981

Để đảm bảo hoàn thành công tác bàn giao đưa vào sử dụng và thanh toán vốn quyết toán dự án hoàn thành

20.968

2

38024

Dự án đầu tư xây mới, nâng cấp, cải tạo và mua sắm trang thiết bị cho 76 Trạm y tế tuyến xã, tỉnh Quảng Nam

Y tế, dân số và gia đình

Quảng Nam

601-27/3/2023

196.991

196.991

193.952

90.396

Để đảm bảo hoàn thành công tác bàn giao đưa vào sử dụng và thanh toán vốn quyết toán dự án hoàn thành

103.556

 

 

Ninh Thuận

 

 

 

296.000

273.000

267.388

209.388

 

58.000

1

38100

Dự án đầu tư các công trình hạ tầng thiết yếu trên địa bàn xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam và xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải (Đề án ổn định sản xuất, đời sống nhân dân và phát triển khu dân cư đối với các vị trí trước đây quy hoạch xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2)

Giao thông

Ninh Thuận

1550/QĐ-UBND 16/11/2023

1564/QĐ-UBND 20/11/2023

1563/QĐ-UBND 20/11/2023

1562/QĐ-UBND 20/11/2023

1503/QĐ-UBND 08/11/2023

1470/QĐ-UBND 02/11/2023

296.000

273.000

267 388

209.388

Thực hiện công tác lựa chọn nhà thầu, đền bù giải phóng mặt bằng mất nhiều thời gian, ảnh hưởng tiến độ thi công. Tình hình thời tiết mưa lũ những tháng cuối năm diễn biến lường, thời gian xác nhận khối lượng, quyết toán dự án kéo dài, do đó việc giải ngân hết 100% kế hoạch trong năm 2024 sẽ rất khó khăn

58.000

 



[1] Chartered dự báo GDP của Việt Nam tăng 6%, thuộc nhóm 5 nước tăng trưởng nhanh nhất Châu Á, Ngân hàng Thế giới dự báo tăng 6,1%.

[2] Tại các Nghị quyết của Quốc hội: số 104/2023/QH/15; số 105/2023/QH15 ngày 10/11/2023 và số 112/2024/QH15 ngày 18/01/2024; các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội số 1057/2024/UBTVQH15 ngày 31/5/2024; số 521/NQ-UBTVQH15 ngày 14/6/2022.

[3] Tại các Nghị quyết của Quốc hội: số 104/2023/QH15; số 105/2023/QH15 ngày 10/11/2023 và số 112/2024/QH15 ngày 18/01/2024; các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội: số 1057/2024/UBTVQH15 ngày 31/5/2024; số 521/NQ-UBTVQH15 ngày 14/6/2022; số 1077/NQ-UBTVQH ngày 28/6/2024.

[4] Không bao gồm 20.000 tỷ đồng chi đầu tư cho các nhiệm vụ chi đầu tư phát triển nhưng không thuộc phạm vi của Luật Đầu tư công: (i) 9.653 tỷ đồng xử lý bù giá trong bao tiêu sản phẩm cho dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn theo Nghị quyết số 42/2021/QH15 của Quốc hội (ii) 10.347 tỷ đồng bổ sung vốn điều lệ cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.

[5] Tại các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số: 1603/QĐ-TTg ngày 11/12/2023; 116/QĐ-TTg ngày 11/12/2023; số 258/QĐ-TTg ngày 30/3/2024; số 490/QĐ-TTg ngày 10/6/2024; số 757/QĐ-TTg ngày 01/8/2024.

[6] Trong đó vốn giao để thực hiện 03 CTMTQG là 556,056 tỷ đồng.

[7] Trong đó vốn giao để thực hiện 03 CTMTQG là 245,186 tỷ đồng.

[8] Bao gồm: Văn phòng Trung ương Đảng; Bộ Ngoại giao; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài chính; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Công Thương; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Ủy ban Dân tộc; Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam; Kiểm toán Nhà nước; Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam; Liên minh Hợp tác xã Việt Nam; Cao Bằng; Phú Thọ; Bắc Giang; Lai Châu; Bắc Ninh; Thái Bình; Quảng Nam; Phú Yên; Bình Thuận; Đắk Lắk; Đắk Nông; Gia Lai; Lâm Đồng; Thành phố Hồ Chí Minh; Bình Phước; Thành phố Cần Thơ.

[9] Bao gồm: Hưng Yên; Bắc Ninh; Khánh Hòa; Thành phố Cần Thơ; Bạc Liêu; Cà Mau.

[10] Dự án của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương: Văn phòng Trung ương Đảng; Bộ Ngoại giao; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Công Thương; Bộ Xây dựng; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Ủy ban Dân tộc; Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam; Cao Bằng; Lai Châu; Phú Yên; Bình Thuận; Gia Lai; Thành phố Cần Thơ.

[11] Dự án của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương: Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Ủy ban Dân tộc; Liên minh Hợp tác xã Việt Nam; Phú Thọ; Bắc Giang; Điện Biên; Thái Bình; Quảng Bình; Quảng Nam; Bình Thuận; Đắk Lắk; Đắk Nông; Gia Lai; Lâm Đồng; Bình Phước; Long An; Cà Mau.

[12] Dự án của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương: Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.

[13] Bao gồm: Các dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của Phú Yên đang trình cấp có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh thời gian thực hiện dự án.

[14] Dự án của các bộ, địa phương: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Đắk Nông.

[15] Dự án của Bộ Công Thương; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

[16] Cùng kỳ đạt 52,33%.

[17] Cùng kỳ đạt 28,37%.

[18] Đoạn Cao Bồ - Mai Sơn và đoạn Cam Lộ - La Sơn khởi công vào cuối năm 2019; cầu Mỹ Thuận 2 khởi công vào quý I/2020; các đoạn Mai Sơn - Quốc lộ 45, Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Phan Thiết - Dầu Giây khởi công vào tháng 9/2020; đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt khởi công vào tháng 5/2021; các đoạn Quốc lộ 45 - Nghi Sơn, Nghi Sơn - Diễn Châu, Nha Trang - Cam Lâm, Cam Lâm - Vĩnh Hảo khởi công vào quý III/2021.

[19] Gồm đoạn Cao Bồ - Mai Sơn (15,2 km) và đoạn Cam Lộ - La Sơn (98,3 km) đưa vào khai thác năm 2022;

[20] Đoạn Mai Sơn - QL45 (63,37 km) đưa vào khai thác ngày 29/4/2023 (đối với 53,28 km đầu tuyến) và ngày 01/9/2023 (đối với 9,7 km còn lại); đoạn Phan Thiết - Dầu Giây (99 km) đưa vào khai thác ngày 29/4/2023; đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết (100,8 km) đưa vào khai thác ngày 19/5/2023; đoạn QL45 - Nghi Sơn (43,28 km) và đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu (50 km) đưa vào khai thác ngày 01/9/2023; đoạn Nha Trang - Cam Lâm (49,1 km) đưa vào khai thác ngày 19/5/2023; cầu Mỹ Thuận 2 (6,61 km) đưa vào khai thác ngày 24/12/2023.

[21] Đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt (49,3 km) đưa vào khai thác ngày 28/4/2024 (đối với 30 km đầu tuyến) và ngày 29/6/2024 (đối với 19,3 km còn lại); đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo (78,5 km) đưa vào khai thác ngày 28/4/2024.

[22] Các đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây, Nha Trang - Cam Lâm và Diễn Châu - Bãi Vọt.

[23] Sau khi Quốc hội ban hành Luật Đường bộ số 35/2024/QH15 (trong đó, có các điều, khoản quy định về hệ thống giao thông thông minh, công trình kiểm soát tải trọng xe và thu phí sử dụng đường cao tốc thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và trực tiếp quản lý, khai thác,...). Luật Đường bộ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025, riêng các điều khoản liên quan đến việc thu phí sử dụng đường cao tốc thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và trực tiếp quản lý, khai thác có hiệu lực thi hành từ ngày 01/10/2024.

[24] Trong đó mặt bằng có thể thi công được khoảng 716,7/721,25km (đạt 99,4%).

[25] Các tỉnh đã bàn giao toàn bộ mặt bằng tuyến chính: Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau.

[26] Hà Tĩnh 99,9%, Quảng Bình 99,7%, Quảng Trị 99,4%.

[27] Khu tái định cư Hà Thanh.

[28] Khu Tái định cư số 1 xã Cư Elang và khu tái định cư tại Thị trấn Phước An, Ea Kênh, Ea Knuếc.

[29] Văn bản số 1369/TTg-NN ngày 15/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

[30] Công văn số 9562/BNNKL ngày 28/12/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

[31] UBND tỉnh Khánh Hoà tại các Quyết định số 726/QĐ-UBND ngày 18/3/2024, số 916/QĐ-UBND ngày 05/4/2024; UBND tỉnh Đắk Lắk tại các Quyết định số 1206/QĐ-UBND ngày 23/4/2024, số 1644/QĐ-UBND ngày 06/6/2024.

[32] Số liệu tính đến ngày 31/8/2024.

[33] Tỉnh An Giang 1 khu, tỉnh Hậu Giang 2 khu, tỉnh Sóc Trăng 4 khu.

[34] Tại Thành phố Cần Thơ.

[35] DATP 1 (tỉnh An Giang): tổng số 67 vị trí công trình hạ tầng kỹ thuật phải di dời (gồm: 34 vị trí công trình điện; 33 vị trí đường ống nước). Đối với 4 vị trí công trình điện cao thế 110 kV và 220 kV đang GPMB các vị trí xây dựng trụ; các vị trí điện trung và hạ thế, trạm biến áp và đường ống cấp nước đang thi công. DATP 2 (thành phố Cần Thơ): tổng số 65 vị trí công trình hạ tầng kỹ thuật phải di dời (gồm: 04 vị trí công trình điện cao thế; 21 vị trí công trình điện trung - hạ thế; 40 vị trí đường ống nước). Hiện nay công trình điện trung, hạ thế đã di dời ngoài hiện trường, đường ống cấp nước (có 03 huyện bị ảnh hưởng) đã thực hiện di dời 34/40 vị trí, còn 06 vị trí đang di dời nhưng không ảnh hưởng đến công tác thi công. Riêng đường điện cao thế trên địa bàn 03 huyện, đường điện 110kV (địa bàn huyện Vĩnh Thạnh) dự kiến di dời hoàn thành trong tháng 11/2024), đường điện 220kV (địa bàn huyện Cờ Đỏ, Thới Lai) dự kiến hoàn thành di dời trong tháng 12/2024.

[36] DATP 1 đã bố trí 5.507 tỷ đồng, DATP 2 đã bố trí 3.670 tỷ đồng, DATP 3 đã bố trí khoảng 4.093 tỷ đồng, DATP 4 đã bố trí khoảng 3.913 tỷ đồng.

[37] DATP 1 đã giải ngân 4.759 tỷ đồng/ 5.508 tỷ đồng (đạt 86%), DATP 2 đã giải ngân 3.088 tỷ đồng/3.670 tỷ đồng (đạt 84%), DATP 3 đã giải ngân 2.769 tỷ đồng/ 4.093 tỷ đồng (đạt 68%), DATP 4 đã giải ngân 2.108 tỷ đồng/3.913 tỷ đồng (đạt 54%).

[38] DATP 1 đã giải ngân 2.285 tỷ đồng/ 2.285 tỷ đồng (đạt 100%), DATP 2 đã giải ngân 1.670 tỷ đồng/ 1.670 tỷ đồng (đạt 100%), DATP 3 đã giải ngân 1.355 tỷ đồng/ 1.355 tỷ đồng (đạt 100%), DATP 4 đã giải ngân 1.450 tỷ đồng/1.450 tỷ đồng (đạt 100%).

[39] DATP 1 đã giải ngân 2.474 tỷ đồng/ 3223 tỷ đồng (đạt 77%), DATP 2 đã giải ngân 1.418 tỷ đồng/ 2.000 tỷ đồng (đạt 71%), DATP 3 đã giải ngân 1.414 tỷ đồng/ 2.738 tỷ đồng (đạt 52%), DATP 4 đã giải ngân 590 tỷ đồng/ 2.463 tỷ đồng (đạt 24%).

[40] UBND tỉnh Đồng Nai giao cho Ban Quản lý dự án bồi thường, GPMB và hỗ trợ tái định cư thực hiện.

[41] UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giao cho Ban QLDA giao thông khu vực cảng Cái Mép - Thị Vải thực hiện.

[42] Cập nhật đến 31/8/2024.

[43] Bao gồm 06 khu Tái định cư (TĐC): Địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 02 khu TĐC sử dụng khu TĐC có sẵn của địa phương; Địa bàn tỉnh Đồng Nai 04 khu TĐC: 02 khu tái định cư tại TP. Biên Hòa (Khu tái định cư tại phường Phước Tân và phường Tam Phước: Đã phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500; Khu tái định cư xã Long Phước thi công đạt khoảng 43% khối lượng, Khu tái định cư xã Long Đức thi công đạt khoảng 94% khối lượng.

[44] Trên địa bàn các huyện: Mê Linh; Đan Phượng; Hoài Đức; Thanh Oai; Thường Tín.

[45] Trên địa bàn các huyện: Văn Giang, Văn Lâm, Yên Mỹ.

[46] Trên địa bàn thành phố Bắc Ninh và các thị xã Quế Võ, Thuận Thành.

[47] Gồm: 44 vị trí công trình điện, 32 vị trí công trình viễn thông và 22 vị trí đường ống nước.

[48] Gồm: 31 vị trí công trình điện; 21 vị trí công trình viễn thông; 12 vị trí đường ống nước.

[49] Gồm: 07 vị trí công trình điện cao thế 110 - 500kv; 60 vị trí công trình điện 0.4km - 35kv; 29 vị trí công trình viễn thông; 02 vị trí trạm bơm, 01 đường ống nước sạch (dài 1.700m).

[50] DATP 2.1 (Hà Nội), DATP 2.2 (Hưng Yên) và DATP 2.3 (Bắc Ninh).

[51] Gói thầu số 14 khởi công ngày 18/12/2023, gói thầu số 15 khởi công ngày 08/4/2024, gói thầu số 16 khởi công ngày 31/5/2024.

[52] Trên địa bàn huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Quận 12 và thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.

[53] Gồm 297 hộ bố trí tái định cư bằng nền đất; 112 trường hợp bố trí tái định cư bằng căn hộ chung cư.

[54] Trên địa bàn xã Phú Đông, Phước An, Phú Hội, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.

[55] Thành phố Thủ Dầu 1: 8 hộ tại 02 khu Tái định cư Phú Hòa 9, Phú Mỹ; Thành phố Thuận An 205 hộ bố trí tại 02 khu tái định cư Bình Đức, An Thạnh kết hợp với 02 khu của thành phố Thủ Dầu Một; thành phố Dĩ An 305 hộ bố trí tại 07 khu (1) Hạ tầng đất công phường Đông Hòa, (2) khu mì Hòa Hợp, (3) khu tái định cư Đồng Chàm, (4) khu trung tâm hành chính phường Bình Thắng, (5) khu tái định cư Tân Hào 2, (6) xây dựng khu tái định cư Tân Đông Hiệp, giải tỏa đền bù xây dựng trường THCS Đông Chiêu, (7) KDC và Dịch vụ Tân Bình.

[56] Địa phận huyện Bến Lức.

[57] Gồm 96 vị trí công trình điện, 66 vị trí công trình viễn thông, 56 vị trí công trình cấp nước.

[58] gồm 19 vị trí công trình điện, 04 vị trí công trình viễn thông, 03 vị trí công trình cấp nước.

[59] gồm 06 vị trí công trình điện, 05 vị trí công trình viễn thông, 04 vị trí công trình cấp nước.

[60] gồm 10 vị trí công trình điện, 09 vị trí công trình viễn thông, 06 vị trí công trình cấp nước.

[61] DATP1:10/10 gói thầu; DATP3: 3/3 gói thầu; DATP5: 4/4 gói thầu; DATP7: 3/4 gói thầu.

[62] Trong đó: thành phố Hồ Chí Minh DATP1,2 là 500 tỷ đồng; Đồng Nai DATP3, 4 là 1.040 tỷ đồng; Bình Dương DATP 5,6 là 2.698 tỷ đồng; Long An DATP 7, 8 là 505 tỷ đồng.

[63] Trong đó: thành phố Hồ Chí Minh DATP1, 2 là 15.500 tỷ đồng; Đồng Nai DATP3, 4 là 226 tỷ đồng; Bình Dương DATP 5.6 là 1.027 tỷ đồng; Long An DATP 7, 8 là 349 tỷ đồng.

[64] Văn bản số 411/BC-HĐQT ngày 23/8/2023 của Chủ đầu tư ACV.

[65] Báo cáo số 3275/BC-TCTCHKVN-LT ngày 09/8/2024 của ACV.

[66] Báo cáo số 3275/BC-TCTCHKVN-LT ngày 09/8/2024 của ACV.

[67] Theo đề nghị tại: (i) Công văn số 1944/BLĐTBXH-VPQGGN ngày 10/5/2024 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hoàn thiện hồ sơ đề xuất phương án phân bổ vốn năm 2024 đối với bộ, cơ quan trung ương thực hiện CTMTQG Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; (ii) Công văn số 2806/BLĐTBXH-VPQGGN ngày 28/6/2024 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc bổ sung hồ sơ đề xuất phân bổ vốn năm 2024 thực hiện CTMTQG GNBV giai đoạn 2021-2025.

[68] Các địa phương chưa giao hết vốn NSTW gồm: (i) đối với vốn đầu tư phát triển: Thái Bình, Quảng Nam, Đắk Lắk, Đắk Nông; (ii) đối với vốn sự nghiệp: Yên Bái, Sơn La, Thanh Hóa, Quảng Nam.

[69] Hà Tĩnh, Kon Tum, Bình Phước.

[70] Về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

[71] Bàn giao GPMB theo từng đợt ngay từ bước chuẩn bị đầu tư, ngay sau khi tiếp nhận, các địa phương đã thành lập Ban chỉ đạo, Hội đồng GPMB tổ chức đo đạc kiểm đếm, lập phương án...

72 Thành phố Hà Nội đề xuất trả lại 4.030 tỷ đồng, tỉnh Khánh Hòa đề xuất trả lại 500 tỷ đồng, tỉnh Hậu Giang đề nghị trả lại hơn 400 tỷ đồng. Bộ Tài chính đề xuất trả lại hơn 800 tỷ đồng...

[73] Nêu tại Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 đã được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng thông qua, Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII.

[74] Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có 02 văn bản số 7655/BKHĐT-TCTT ngày 20/9/2024 và số 7866/BKHĐT-TCTT ngày 27/9/2024 đôn đốc 03 cơ quan chủ chương trình gửi phương án phân bổ chi tiết

[75] Bao gồm: Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài chính; Bộ Ngoại giao; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Khoa học và Công nghệ, Ngân hàng Nhà nước; Bộ Tư pháp; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Xây dựng; Bộ Công thương; Bộ Y tế; Bộ Giao thông vận tải, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam.

[76] Bao gồm: Cao Bằng, Yên Bái, Lai Châu, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Nam Định, Thái Bình, Quảng Trị, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bà Rịa -Vũng Tàu, Trà Vinh, Vînh Long, Thành phố Cần Thơ, Cà Mau.

[77] Gồm: cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 (654 km), cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 (721 km), Mỹ Thuận - Cần Thơ (23 km), Bến Lức - Long Thành (55 km), Hoà Liên - Tuý Loan (12 km).

[78] Gồm: DATP2 Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột, DATP2 Biên Hoà - Vũng Tàu, Mỹ An - Cao Lãnh, Chợ Mới - Bắc Kạn, Dầu Giây - Tân Phú

[79] Quốc hội cho phép tăng chi đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước tối đa là 176.000 tỷ đồng.

[80] Quốc hội quyết nghị không thực hiện phân bổ 509,217 tỷ đồng số vốn còn lại của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

[81] Quốc hội cho phép chuyển nguồn 2.920,7 tỷ đồng nguồn tăng thu, cắt giảm, tiết kiệm chi NSTW năm 2021 bố trí thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động theo quy định tại điểm a mục 1.3 khoản 1 Điều 3 của Nghị quyết số 43/2022/QH15 còn dư sang năm 2024 cho các Bộ, cơ quan trung ương để triển khai thực hiện các dự án thuộc Chương trình.

[82] Thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15, Nghị quyết số 93/2023/QH15 của Quốc hội về việc điều hòa nguồn vốn đầu tư công trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 và nguồn vốn đầu tư công của Chương trình, trong năm các 2022, năm 2023, kế hoạch vốn của Chương trình đã điều hòa cho các dự án thuộc kế hoạch đâu tư công trung hạn là 32.256,737 tỷ đồng (năm 2022 là 19.570,446 tỷ đồng, năm 2023 là 12.687,691 tỷ đồng)

[83] Bao gồm: Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ.

[84] Bao gồm: Thanh Hóa, Quảng Nam.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Báo cáo 610/BC-CP về Tình hình, kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2024 và dự kiến kế hoạch đầu tư công năm 2025 do Chính phủ ban hành

  • Số hiệu: 610/BC-CP
  • Loại văn bản: Báo cáo
  • Ngày ban hành: 05/10/2024
  • Nơi ban hành: Chính phủ
  • Người ký: Nguyễn Chí Dũng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 05/10/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản