Hệ thống pháp luật

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 530/BC-CP

Hà Nội, ngày 11 tháng 10 năm 2023

 

BÁO CÁO

KẾT QUẢ THỰC HIỆN MỘT SỐ NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI KHÓA XIV VỀ GIÁM SÁT CHUYÊN ĐỀ, CHẤT VẤN VÀ NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI VỀ GIÁM SÁT CHUYÊN ĐỀ, CHẤT VẤN TỪ ĐẦU NHIỆM KỲ KHÓA XV ĐẾN HẾT KỲ HỌP THỨ 4
(Lĩnh vực thanh tra)

Kính gửi:

- Quốc hội;
- Các Đại biểu Quốc hội.

Thực hiện Kế hoạch số 435/KH-UBTVQH15 ngày 16 tháng 3 năm 2023 triển khai nội dung giám sát của Quốc hội về thực hiện các nghị quyết của Quốc hội khoá XIV về giám sát chuyên đề, chất vấn và nghị quyết của Quốc hội từ đầu nhiệm kỳ khoá XV đến hết kỳ họp thứ 4 (Nghị quyết số 134/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 và Nghị quyết số 75/2022/QH15 ngày 30 tháng 11 năm 2022); trên cơ sở tiếp thu, bổ sung các nội dung thẩm tra tại Báo cáo số 2790/BC-TTKQH ngày 16/9/2023 của Tổng Thư ký Quốc hội, Chính phủ báo cáo kết quả thực hiện như sau:

I. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT

Tại các kỳ họp, Quốc hội khoá XIV, khoá XV đã ban hành nhiều Nghị quyết nhằm chỉ đạo toàn diện các lĩnh vực để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2021-2025 và đã đạt được những kết quả quan trọng trên các Lĩnh vực. Chính phủ bám sát yêu cầu của các nghị quyết, chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành, địa phương thực hiện và đạt nhiều kết quả, như: kinh tế vĩ mô nước ta cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm, nông nghiệp tăng trưởng ổn định, thương mại, dịch vụ có xu hướng tăng; an sinh xã hội, phúc lợi xã hội và đời sống người dân tiếp tục được quan tâm; lĩnh vực văn hóa, giáo dục, thể thao, du lịch, thông tin tuyên truyền được đẩy mạnh; quốc phòng, an ninh cơ bản được bảo đảm; công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế được mở rộng và tăng cường; công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đạt nhiều kết quả quan trọng. Trong đó: Chính phủ chỉ đạo Thanh tra Chính phủ và ngành Thanh tra quán triệt, triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, nhất là các Nghị quyết liên quan đến lĩnh vực thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng; cụ thể hoá các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước của các cơ quan, đồng thời, tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan trong tham mưu chính sách, định hướng lớn về hoạt động thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

Chính phủ ban hành kịp thời nhiều văn bản quy phạm pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng, nhất là trình Quốc hội thông qua Luật Thanh tra (sửa đổi) và khẩn trương xây dựng các Nghị định hướng dẫn thi hành LuậtThực hiện pháp luật về tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết lãnh đạo, chỉ đạo thực hiệnThanh tra Chính phủ và toàn ngành Thanh tra tập trung triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; bảo đảm chủ động, linh hoạt, kịp thời, có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả theo đúng định hướng, chương trình, kế hoạch và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Trên cơ sở đó, Thanh tra Chính phủ và toàn ngành Thanh tra đã quán triệt, tổ chức, triển khai thực hiện:

- Trong công tác thanh tra, triển khai thanh tra theo chương trình kế hoạch và thanh tra đột xuất, nội dung thanh tra có trọng tâm, trọng điểm, tập trung thanh tra công tác quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội của các ngành, các cấp và việc chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân trên các lĩnh vực; chú trọng nâng cao chất lượng và đẩy nhanh tiến độ các cuộc thanh tra, nhất là các cuộc thanh tra đột xuất- Trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo: Tập trung chỉ đạo và phối hợp với các bộ, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp, nhất là thúc đẩy rà soát, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng, kéo dài. Các cấp, các ngành đã cố gắng, nỗ lực, có giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; tỷ lệ giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền cao hơn trước. Kết quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo góp phần quan trọng trong việc củng cố lòng tin của Nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, tạo sự ổn định chính trị - xã hội, phục vụ các sự kiện chính trị, phát triển kinh tế - xã hội.

- Trong công tác phòng, chống tham nhũng, tập trung triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ công tác phòng, chống tham nhũng theo chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ; xây dựng nhiều Kế hoạch, chương trình hành động thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị của Trung ương về công tác phòng, chống tham nhũng,...nhất là, giúp Ban cán sự đảng Chính phủ trình Bộ Chính trị ban hành Quy chế phối hợp giữa các cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Định hướng xác minh tài sản, thu nhập năm 2022, 2023 và triển khai thực hiện. Công tác thanh tra, kiểm tra vụ việc có dấu hiệu tham nhũng được thực hiện nghiêm túc, kiến nghị xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật. Quan hệ phối hợp công tác giữa cơ quan kiểm tra, thanh tra, kiểm toán với các cơ quan chức năng trong công tác phòng, chống tham nhũng ngày càng chặt chẽ, hiệu quả.

- Công tác xây dựng ngành Thanh tra được chú trọng, nhất là tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ và bảo vệ bí mật nhà nước. Ban cán sự đảng và Ban Thường vụ Đảng ủy Thanh tra Chính phủ ban hành nghị quyết về lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng và tiến độ ban hành kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủII. KẾT QUẢ THỰC HIỆN

1. Kết quả thể chế hoá Chỉ thị số 04-CT/TW trong nội dung Luật Thanh tra

Trong quá trình xây dựng Luật Thanh tra năm 2022 và Nghị định số 43/2023/NĐ-CP ngày 30/6/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thanh tra, Thanh tra Chính phủ đã chú trọng đến việc thể chế hoá quan điểm chỉ đạo của Đảng, trong đó có Chỉ thị số 04-CT/TW đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về kinh tế, tham nhũng. Theo đó, quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra, Trưởng Đoàn thanh tra có thẩm quyền yêu cầu tổ chức tín dụng phong tỏa tài khoản của đối tượng thanh tra, ra quyết định thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, chiếm giữ, sử dụng trái pháp luật hoặc bị thất thoát do hành vi trái pháp luật gây ra... những quy định này nhằm mục đích thu hồi triệt để tiền tài sản, hạn chế tình trạng tẩu tán tài sản trong quá trình thanh tra, đôn đốc xử lý sau thanh tra.

Ban cán sự đảng Thanh tra Chính phủ ban hành Nghị quyết số 76-NQ/BCS ngày 06 tháng 6 năm 2023 lãnh đạo, chỉ đạo toàn ngành Thanh tra tiếp tục tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ trong hoạt động thanh tra, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động, nhất là thúc đẩy tiến độ, nâng cao chất lượng các cuộc thanh tra nhằm phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật các vi phạm; bảo đảm 100% vụ việc có dấu hiệu tội phạm chuyển cơ quan điều tra; chuyển danh sách tổ chức Đảng, đảng viên có dấu hiệu vi phạm đến cơ quan kiểm tra Đảng để xem xét, xử lý theo quy định của Đảng.

2. Triển khai thực hiện Luật Thanh tra số 11/2022/QH15 được thông qua tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV đảm bảo kịp thời, hiệu quả

Thanh tra Chính phủ ban hành và triển khai kế hoạch thực hiện Luật Thanh tra 2022- Trình Chính phủ dự thảo 03 Nghị định và hồ sơ trình dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đến nay, Chính phủ đã ban hành 01 nghị định- Ban hành và triển khai Kế hoạch sơ kết, đánh giá việc thực hiện Chiến lược phát triển ngành Thanh tra đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và xây dựng kế hoạch cụ thể cho giai đoạn tiếp theo.

3. Kết quả thực hiện việc kiện toàn tổ chức bộ máy, sắp xếp cơ quan thanh tra, đội ngũ thanh tra viên, người làm công tác thanh tra và các chính sách đãi ngộ

Trong thời gian qua, ngành Thanh tra tiếp tục có nhiều giải pháp nhằm củng cố, xây dựng lực lượng cán bộ thanh tra chuyên nghiệp, trách nhiệm, kỷ cương, liêm chính, có bản lĩnh, đi đầu trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, nhất là thúc đẩy tiến độ, nâng cao chất lượng các cuộc thanh tra. Cụ thể:

- Ban cán sự đảng ban hành Nghị quyết số 45-NQ/BCSĐ ngày 22/7/2022 và Ban Thường vụ Đảng ủy Thanh tra Chính phủ ban hành Nghị quyết số 38-NQ/ĐU ngày 29/9/2022 về lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng và tiến độ ban hành kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ với mục tiêu tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác này. Thanh tra Chính phủ ban hành Quyết định số 465/QĐ-TTCP ngày 29/11/2022 về Quy chế tổ chức, hoạt động đoàn thanh tra của Thanh tra Chính phủ nhằm tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ của công chức Thanh tra Chính phủ trong hoạt động thanh tra.

- Tiếp tục đổi mới chương trình, phương pháp giảng dạy, bồi dưỡng nghiệp vụ nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, công chức làm công tác thanh tra.

- Quan tâm rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy định, quy chế về tổ chức, cán bộ- Chỉ đạo thanh tra các cấp, các ngành tập trung hoàn thiện cơ cấu, tổ chức, bộ máy và chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan thanh tra để thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước và các hoạt động nghiệp vụ; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, xây dựng đội ngũ cán bộ thanh tra đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 769/CT-TTCP ngày 17/5/2019 của Tổng Thanh tra Chính phủ về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính đối với công chức, viên chức ngành Thanh tra; tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/BCSĐ ngày 22/7/2022 về lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng và tiến độ ban hành Kết luận thanh tra; Quyết định số 465/QĐ-TTCP ngày 29/11/2022 về Quy chế tổ chức, hoạt động Đoàn thanh tra của Thanh tra Chính phủ (các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu quy định của Thanh tra Chính phủ để áp dụng phù hợp);

- Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan trong xem xét, xử lý cán bộ vi phạm. Thủ trưởng các vụ, cục, đơn vị và Chánh thanh tra bộ, ngành, địa phương tăng cường trách nhiệm người đứng đầu, chủ động phối hợp với các đơn vị có liên quan theo dõi, kiểm tra và có hình thức xử lý nghiêm minh đối với các trường hợp có vi phạm.

- Tham mưu Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 37/2023/UBTVQH15 về việc các cơ quan thanh tra được trích một phần từ các khoản tiền thu hồi phát hiện qua thanh tra sau khi nộp vào ngân sách nhà nước; lập, giao dự toán, sử dụng, quyết toán nguồn kinh phí do các cơ quan thanh tra được trích (trong đó có nội dung liên quan đến chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức làm công tác thanh tra, như: chi khen thưởng, động viên tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực...).

- Về sơ kết đánh giá việc thực hiện Chiến lược phát triển ngành Thanh tra đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, đây là nội dung quan trọng, có tính chất hoạch định chiến lược phát triển ngành Thanh tra trong giai đoạn tới; Thanh tra Chính phủ đang tiếp thu các ý kiến để hoàn thiện Kế hoạch thực hiện, dự kiến sẽ ban hành và triển khai trong Quý IV/2023.

4. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra

a) Về xây dựng Định hướng chương trình thanh tra, kế hoạch thanh tra hằng năm và xử lý chồng chéo

Thanh tra Chính phủ bám sát vào chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; căn cứ vào đề xuất của các bộ, ngành, địa phương để xây dựng Định hướng chương trình thanh tra trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong đó có nội dung chỉ đạo Thanh tra Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương tăng cường thanh tra công tác quản lý nhà nước và trách nhiệm của người đứng đầu trong trong thực hiện nhiệm vụ được giao, tập trung vào các ngành, lĩnh vực, địa phương dễ phát sinh nhiều vi phạm, tham nhũng, tiêu cựcTrên cơ sở đó, Thanh tra Chính phủ hướng dẫn, chỉ đạo các bộ, ngành địa phương xây dựng kế hoạch thanh tra hằng năm của đơn vị, địa phương mình đảm bảo đúng Định hướng, có trọng tâm, trọng điểm, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và phát triển kinh tế, xã hội của các cấp, các ngành.

Đối với việc xử lý chồng chéo, Luật Thanh tra năm 2022 quy định cụ thể việc xử lý chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động thanh tra giữa các cơ quan thanh tra, giữa cơ quan thanh tra với Kiểm toán nhà nước. Trong quá trình tham mưu Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Định hướng chương trình thanh tra và hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch thanh tra hằng năm, thanh tra Chính phủ phối hợp chặt chẽ với Kiểm toán nhà nước để xử lý chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm toán theo đúng quy định của pháp luật và Quy chế phối hợp giữa Thanh tra Chính phủ và Kiểm toán Nhà nướcb) Về việc chậm ban hành kết luận thanh tra, nguyên nhân và giải pháp

Việc chậm ban hành kết luận thanh tra và nguyên nhân, như Tổng Thanh tra Chính phủ đã báo cáo Quốc hội khóa XV tại phiên chất vấn, kỳ họp thứ 4, đó là thực trạng của Thanh tra Chính phủ và ngành Thanh tra trong thời gian qua. Thực trạng này có nguyên nhân khách quan (từ một số quy định của pháp luật về thanh tra còn bất cập, chưa phù hợp với thực tế; tính chất phức tạp của hoạt động thanh tra, việc chấp hành của đối tượng thanh tra, ...) và nguyên nhân chủ quan của ngành Thanh tra (trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện từng cuộc thanh tra cụ thể).

Đến nay, nguyên nhân từ bất cập của pháp luật đã cơ bản được khắc phục (Quốc hội ban hành Luật Thanh tra năm 2022). Đối với nguyên nhân chủ quan, để khắc phục tình trạng chậm ban hành kết luận thanh tra, trong thời gian qua, Ban cán sự đảng, Tổng Thanh tra Chính phủ đã ban hành và chỉ đạo thực hiện nhiều văn bản liên quan đến nội dung này: Nghị quyết số 45-NQ/BCSĐ ngày 22/7/2022, Nghị quyết số 76-NQ/BCS ngày 06/6/2023 của Ban cán sự đảng; Quyết định số 465/QĐ-TTCP ngày 29/11/2022 của Tổng Thanh tra Chính phủ, ... Qua đó tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ của công chức Thanh tra Chính phủ và ngành Thanh tra trong hoạt động thanh tra, nâng cao hiệu quả hoạt động, nhất là thúc đẩy tiến độ, nâng cao chất lượng các cuộc thanh traKết quả thực hiện, đến nay tình trạng chậm ban hành kết luận thanh tra đã từng bước được khắc phụcc) Về kết quả công tác thanh tra- Toàn ngành Thanh tra đã triển khai 16.035 cuộc thanh tra hành chính và 482.002 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, đã ban hành 385.881 kết luận thanh tra Thanh tra hành chính: Toàn ngành tiến hành 16.035 cuộc thanh tra hành chính, tổng hợp 15.010 cuộc thanh tra đã ban hành kết luận Thanh tra chuyên ngành: Lực lượng thanh tra chuyên ngành tiến hành 482.002 cuộc thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật của 1.259.193 tổ chức, cá nhân; phát hiện 409.085 tổ chức, cá nhân có vi phạm với số tiền là 312.541 tỷ đồng; kiến nghị thu hồi 183.666 tỷ đồng; ban hành 333.196 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 12.208 tỷ đồng; xử phạt bằng hình thức khácTiến hành đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện 20.091 kết luận và quyết định xử lý về thanh tra, trong đó có 12.877 kết luận thanh tra đã hoàn thành 100% các nội dung phải thực hiện (chiếm 64% tổng số kết luận thanh tra được đôn đốc, kiểm tra). Kết quả đôn đốc, kiểm tra các cơ quan chức năng đã thu hồi 5.152 tỷ đồng (đạt tỷ lệ 47%), 663 ha đất; xử lý khác về kinh tế 1.043 tỷ (đạt tỷ lệ 47,6%); xử lý hành chính 8.211 tổ chức (đạt 94%), 19.111 cá nhân (đạt 93%); chuyển cơ quan điều tra 245 vụ, 353 đối tượng; khởi tố 29 vụ, 92 đối tượng; ban hành mới, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ 1.420 văn bản về cơ chế, chính sách, pháp luật theo kiến nghị tại các kết luận thanh tra (đạt tỷ lệ 75,5%)d) Một số nhiệm vụ khác

- Triển khai nghiêm túc các cuộc thanh tra theo kế hoạch thanh tra và các cuộc thanh tra đột xuất theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực- Tăng cường theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, xử lý sau thanh tra tăng tỷ lệ thu hồi về tiền và tài sản, nhất là các kết luận thanh tra do Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo- Ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra hằng năm đối với công tác xây dựng, thực hiện kế hoạch thanh tra của thanh tra bộ, ngành, địa phương; trên cơ sở kết quả kiểm tra- Tiếp tục hoàn thiện Đề án 153 “Phương án tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai trong các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại một số tỉnh, thành phố” theo chỉ đạo của Bộ Chính trị- Ban hành Kế hoạch tổng kết hoạt động thanh tra công vụ5. Nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáoa) Kết quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo- Tiếp công dân: Các cơ quan hành chính nhà nước tiếp 838.882 lượt người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, với tổng số người được tiếp là 902.329 người về 665.639 vụ việc, có 7.243 đoàn đông người.

- Xử lý đơn: Các cơ quan hành chính các cấp tiếp nhận 926.919 đơn các loại (bao gồm: đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh); đã xử lý 875.519 đơn, có 764.182 đơn đủ điều kiện xử lý- Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền: Cơ quan hành chính nhà nước các cấp đã giải quyết 52.304/65.420 vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, đạt tỷ lệ 80%. Qua giải quyết khiếu nại, tố cáo đã kiến nghị thu hồi cho nhà nước 181,2 tỷ đồng, 182,1 ha đất; trả lại cho tổ chức, cá nhân 349,2 tỷ đồng, 51,8 ha đất; khôi phục, đảm bảo quyền lợi cho 9 tổ chức, 2.342 cá nhân; kiến nghị xử lý 1,339 người (trong đó có 1.140 cán bộ, công chức); chuyển cơ quan điều tra tiếp tục xử lý 77 vụ, 91 đối tượng (có 33 cán bộ, công chức).

- Kết quả thực hiện quyết định, kết luận giải quyết khiếu nại, tố cáo: Cơ quan hành chính nhà nước các cấp đã thực hiện được 17.280/20.215 quyết định, kết luận, kiến nghị phải thực hiện, đạt tỷ lệ 85,5%.

b) Kết quả kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp, kéo dài, các vụ việc công dân khiếu kiện tại các cơ quan Trung ương và nhà riêng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước

Thanh tra Chính phủ đã ban hành kế hoạchQua theo dõi tại Trụ sở Tiếp công dân Trung ương và kết quả trao đổi với đơn vị chức năng của Bộ Công an, Công an thành phố Hà Nội, trong năm 2023 có 20/74 (27%) vụ việc công dân còn tiếp khiếu tại Trụ sở. Tình trạng các đoàn khiếu kiện tụ tập đông người tại nhà riêng các đồng chí lãnh đạo Đảng, nhà nước và Trụ sở các cơ quan Trung ương đã giảm rõ rệt và được kiểm soát; còn tại Trụ sở Tiếp công dân Trung ương, một số đoàn đông người chỉ xuất hiện khi các kỳ họp của Quốc hội khóa XV diễn ra, các công dân khiếu kiện tuân thủ đúng quy định pháp luật, không có các hành vi kích động, gây rối ảnh hưởng đến an ninh, trật tự khu vực Trụ sở.

c) Một số nhiệm vụ khác

Để nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, Chính phủ chỉ đạo Thanh tra Chính phủ tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp:

- Ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 623/NQ-UBTVQH15 ngày 07 tháng 10 năm 2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo- Thực hiện tốt công tác tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân Trung ương; tích cực, chủ động phối hợp với lực lượng chức năng tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục công dân trở về địa phương để được tiếp và giải quyết theo thẩm quyền, đảm bảo các hoạt động tại Trụ sở Tiếp công dân Trung ương diễn ra thường xuyên, liên tục, kịp thời xử lý các tình huống phức tạp phát sinh.

- Tiếp tục thực hiện kế hoạch về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương rà soát các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, kéo dài; nắm tình hình công dân khiếu kiện, nhất là các địa phương có đoàn đông người khiếu kiện, phức tạp tiềm ẩn nguy cơ phát sinh “điểm nóng”.

- Phối hợp với Bộ Công an xác định các vụ việc khiếu nại, tố cáo tại các địa phương liên quan và nội dung cụ thể cần thanh tra, thống nhất biện pháp xử lý, đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ- Hoàn thành việc xây dựng Mô hình tiếp công dân trực tuyến và tổ chức thực hiện thí điểm đối với một số địa phương trong thời gian tới.

- Tiếp tục nghiên cứu việc nâng cấp, hoàn thiện Cơ sở dữ liệu quốc gia về khiếu nại, tố cáo.

6. Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng

a) Hoàn thiện thể chế và tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng

- Các bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, đã tổ chức 213.954 lớp cho 13.669.414 lượt cán bộ, nhân dân tham gia; xuất bản 4.089.666 đầu sách, tài liệu tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng; ban hành mới 39.114 văn bản để thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng 2018 và các văn bản hướng dẫn thi hành; sửa đổi, bổ sung 1.231 văn bản, bãi bỏ là 647 văn bản không phù hợp.

b) Ngành Thanh tra tiếp tục hướng dẫn, đôn đốc các ngành, các cấp thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, kết quả:

- Về công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị: Kết quả kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, giải quyết khiếu nại, xử lý tố cáo, phòng, chống tham nhũng được công bố, công khai theo đúng quy định của pháp luật; các bộ, ngành, địa phương kiểm tra tại 34.389 cơ quan, tổ chức, đơn vị về công khai, minh bạch, phát hiện 780 đơn vị vi phạm.

- Về xây dựng, thực hiện chế độ, định mức, tiêu chuẩn: Các bộ, ngành, địa phương đã ban hành 30.080 văn bản; hủy bỏ hoặc sửa đổi, bổ sung 6.790 văn bản về chế độ, định mức, tiêu chuẩn; tiến hành 15.177 cuộc kiểm tra việc thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn, phát hiện 865 vụ việc vi phạm, 1.374 người vi phạm, kiến nghị thu hồi và bồi thường 972,3 tỷ đồng.

- Về thực hiện quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp: Các bộ, ngành, địa phương đã tổ chức thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ. công chức, viên chức trong thi hành nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã hội; tiến hành kiểm tra việc thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức tại 122.319 cơ quan, tổ chức, đơn vị, đã kịp thời phát hiện, chấn chỉnh các sai phạm và xử lý 934 cán bộ, công chức, viên chức vi phạm.

- Về chuyển đổi vị trí công tác: Các cấp, các ngành đã tiến hành chuyển đổi vị trí công tác đối với 111.430 cán bộ, công chức, viên chức nhằm phòng ngừa tham nhũng.

- Cải cách hành chính, ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong quản lý và thanh toán không dùng tiền mặt: Số thủ tục hành chính công được áp dụng tại cơ quan, tổ chức, đơn vị là 839.346; số thủ tục hành chính công được áp dụng mức độ 3 hoặc 4 tại cơ quan, tổ chức, đơn vị là 421.398; tổng số cuộc kiểm tra, thanh tra việc thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt 2.936 cuộc.

- Việc thực hiện các quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập: 1.306.075 người đã thực hiện kê khai tài sản, thu nhập trong kỳ; có 25.858 người được xác minh việc kê khai tài sản, thu nhập; 05 người bị kỷ luật do kê khai tài sản, thu nhập không trung thực; tiến hành kiểm tra việc thực hiện kê khai, công khai tài sản thu nhập là 12.219 cơ quan, tổ chức, đơn vị.

- Về xử lý trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng: Trong kỳ báo cáo có 109 trường hợp người đứng đầu bị kết luận là thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng, đã xử lý kỷ luật 80 người.

c) Phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng

Qua công tác tự kiểm tra nội bộ, thanh tra kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo đã phát hiện 216 vụ việc, 308 người có hành vi liên quan đến tham nhũng.

d) Kết quả thực hiện một số nhiệm vụ khác

- Triển khai thực hiện Kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập năm 2023- Hoàn thành đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng năm 2021 của các địa phương- Ban hành kế hoạch của Ban cán sự đảng Thanh tra Chính phủ và của Tổng Thanh tra Chính phủ - Thành viên Ban Chỉ đạo theo chương trình công tác năm 2023 của Ban Chỉ đạo; Kế hoạch thực hiện công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực của TTCP năm 2023- Kế hoạch tổng kết việc thực hiện Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 03/01/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản. Xây dựng báo cáo sơ kết 05 năm thực hiện Chỉ thị 23-CT/TW ngày 09 tháng 02 năm 2018 của Ban Bí thư về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập, nghiên cứu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình mới.

- Hoàn thành Báo cáo tổng kết Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 và Kế hoạch thực hiện UNCAC; hoàn thiện dự thảo Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2030.

- Ban hành và tổ chức triển khai Kế hoạch- Việc nghiên cứu, xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và Cơ sở dữ liệu về thanh tra, Thanh tra Chính phủ đã ban hành Kế hoạch số 600/KH-TTCP ngày 21/02/2023 triển khai thực hiện Nghị quyết số 75/2022/QH15 ngày 15 tháng 11 năm 2022 của Quốc hội khóa XV về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 4, Tuy nhiên, việc nghiên cứu, xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và Cơ sở dữ liệu về thanh tra là những dự án lớn liên quan đến nguồn lực cũng như nguồn vốn ngân sách Nhà nước; do đó, cần phải có thời gian và theo trình tự, thủ tục về dự án vốn đầu tư công. Trong thời gian tới, Thanh tra Chính phủ sẽ tiếp tục nghiên cứu, để triển khai thực hiện.

III. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ TRONG THỜI GIAN TỚI

Chính phủ tiếp tục chỉ đạo Thanh tra Chính phủ và toàn ngành Thanh tra bám sát nhiệm vụ được giao tại các Nghị quyết của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Thủ trưởng cơ quan hành chính cùng cấp để triển khai kế hoạch công tác, tập trung một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

1. Công tác thanh tra

- Bám sát Định hướng chương trình thanh tra hằng năm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội ở các cấp, các ngành để triển khai công tác thanh tra; đổi mới trong tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra; đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào hoạt động thanh tra; thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ liên quan đến hoạt động thanh tra, nhất là các nhiệm vụ, giải pháp phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.

- Tăng cường thanh tra công tác quản lý nhà nước và trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ được giao, tập trung vào các ngành, lĩnh vực, địa phương dễ phát sinh nhiều vi phạm, tham nhũng, tiêu cực, nhiều đơn khiếu nại, tố cáo và dư luận xã hội quan tâm. Tăng cường công khai, minh bạch trong hoạt động thanh tra; nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ trong hoạt động thanh tra- Nâng cao chất lượng kết luận thanh tra, đảm bảo chặt chẽ, khách quan, kịp thời và khả thi; xử lý nghiêm minh, kịp thời, đúng pháp luật đối với tập thể, cá nhân vi phạm pháp luật; quan tâm kiến nghị hoàn thiện chính sách, pháp luật trên lĩnh vực được thanh tra.

- Đẩy mạnh công tác giám sát, thẩm định và xử lý sau thanh tra, trọng tâm là tổ chức thực hiện có hiệu quả các quy định của pháp luật về thực hiện kết luận thanh tra, nhất là tăng tỷ lệ thu hồi tiền và tài sản do vi phạm, tiêu cực, tham nhũng và đẩy nhanh việc hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật. Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và các cơ quan nội chính nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả thanh tra. Phối hợp với các bộ, ngành chức năng làm việc, kiểm tra tình hình giải quyết, khắc phục tồn tại theo các kết luận thanh tra đối với các dự án đầu tư ở địa phương mà việc xử lý gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, gây lãng phí, thất thoát tài sản nhà nước, doanh nghiệp, nhất là nguồn lực đất đai, tài nguyên.

2. Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo

- Tổ chức thực hiện nghiêm các quy định Luật Tiếp công dân, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo- Giải quyết kịp thời, đúng pháp luật, phù hợp thực tế đối với các vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền ngay từ khi mới phát sinh tại cơ sở; thực hiện tốt các quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật. Tích cực phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo.

- Tiếp tục kiểm tra, rà soát, giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, kéo dài theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ- Triển khai đồng bộ, hiệu quả Nghị định số 55/2022/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2022 quy định cơ sở dữ liệu quốc gia về công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; nâng cấp, hoàn thiện và khai thác sử dụng có hiệu quả Hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về giải quyết khiếu nại, tố cáo, đảm bảo kết nối dữ liệu trên phạm vi toàn quốc và liên thông trong toàn hệ thống các cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan tư pháp và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Triển khai thí điểm Mô hình tiếp công dân trực tuyến.

3. Công tác phòng, chống tham nhũng

- Triển khai thực hiện đồng bộ các chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng, nhất là Luật phòng, chống tham nhũng 2018, các kết luận, chỉ thị của Bộ Chính trị về công tác phòng, chống tham nhũng- Triển khai thực hiện Kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập năm 2023 theo Định hướng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Tăng cường quản lý nhà nước về phòng, chống tham nhũng, triển khai có hiệu quả các giải pháp phòng ngừa tham nhũng; nâng cao hiệu quả phát hiện, xử lý tham nhũng, tập trung thanh tra các lĩnh vực nhạy cảm, có nguy cơ tham nhũng cao hoặc có nhiều dư luận về tham nhũng; tiến hành thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương trong việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

- Tham mưu Chính phủ ban hành và triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng đến năm 2030 và Kế hoạch thực hiện Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng.

- Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập; tiếp tục nghiên cứu việc xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về PCTN, Cơ sở dữ liệu quốc gia về thanh tra.

- Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 12 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại cơ sở giáo dục, đào tạo.

- Tăng cường theo dõi, đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng trên phạm vi cả nước và từng bộ, ngành, địa phương; xây dựng bộ tiêu chí theo dõi, đánh giá toàn diện công tác phòng, chống tham nhũng đối với các bộ, ngành, địa phương; mở rộng hợp tác quốc tế, tương trợ tư pháp, trao đổi thông tin, hỗ trợ kỹ thuật, rà soát và hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng.

- Thực hiện các chương trình, kế hoạch và các văn bản chỉ đạo của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; định kỳ báo cáo Ban Chỉ đạo kết quả thực hiện.

4. Công tác xây dựng thể chế và xây dựng Ngành

Tiếp tục triển khai xây dựng các đề án, nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2023 của Chính phủ và Kế hoạch xây dựng thể chế, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2023 của Thanh tra Chính phủ- Tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện Luật Thanh tra năm 2022 và các nghị định của Chính phủ, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội về hướng dẫn thi hành Luật Thanh tra.

- Ban hành các Thông tư hướng dẫn quy trình nghiệp vụ trong hoạt động thanh tra theo thẩm quyền.

- Sơ kết, đánh giá việc thực hiện Chiến lược phát triển ngành Thanh tra đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và xây dựng kế hoạch cụ thể cho giai đoạn tiếp theo- Ngành Thanh tra tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức, bộ máy, nâng cao chất lượng hoạt động, giữ gìn kỷ luật, kỷ cương theo tinh thần Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017, Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 19 tháng 5 năm 2018 về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược. Thanh tra các cấp, các ngành tập trung hoàn thiện cơ cấu, tổ chức, bộ máy và chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan thanh tra để thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước và các hoạt động nghiệp vụ; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, xây dựng đội ngũ cán bộ thanh tra đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 769/CT-TTCP ngày 17 tháng 5 năm 2019 của Tổng Thanh tra Chính phủ về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính đối với công chức, viên chức ngành Thanh tra; Nghị quyết số 45-NQ/BCSĐ ngày 22 tháng 7 năm 2022 về lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng và tiến độ ban hành Kết luận thanh tra; Nghị quyết số 76-NQ/BCSĐ ngày 06 tháng 6 năm 2023 của Ban cán sự đảng TTCP; Quyết định số 465/QĐ-TTCP ngày 29 tháng 11 năm 2022 về Quy chế tổ chức, hoạt động Đoàn thanh tra của Thanh tra Chính phủ.

Trên đây là Báo cáo kết quả thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn tại các kỳ họp, Chính phủ trân trọng báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng CP;
- Tổng Thư ký Quốc hội;
- Hội đồng Dân tộc của Quốc hội;
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Ủy ban Pháp luật của Quốc hội;
- Ủy ban Tư pháp của Quốc hội;
- Tổng Thư ký Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội (15b);
- Vụ PVHĐGS - VPQH;
- Thanh tra Chính phủ
- VPCP: BTCN, các PCN, Vụ QHĐP;
- Lưu: VT, V.I (3b).

TM. CHÍNH PHỦ
TUQ. THỦ TƯỚNG
TỔNG THANH TRA CHÍNH PHỦ




Đoàn Hồng Phong