Hệ thống pháp luật

BAN CHỈ ĐẠO 127/TW
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 32/BC-BCĐ

Hà Nội, ngày 02 tháng 11 năm 2012

 

BÁO CÁO

CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH CỦA BAN CHỈ ĐẠO 127/TW, KẾT QUẢ ĐẤU TRANH CHỐNG BUÔN LẬU, HÀNG GIẢ, GIAN LẬN THƯƠNG MẠI 9 THÁNG ĐẦU NĂM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ 3 THÁNG CUỐI NĂM 2012

Chín tháng đầu năm 2012, kinh tế - xã hội nước ta tiếp tục gặp rất nhiều khó khăn, thách thức; nhiều doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp dẫn đến hàng tồn kho ở mức cao. Thiên tai, dịch bệnh thường xuyên xảy ra tại nhiều địa phương đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chăn nuôi, phát triển các đàn gia súc, gia cầm. Hoạt động biên mậu giữa Việt Nam và Trung Quốc có sự thay đổi về chính sách xuất nhập khẩu, quản lý cửa khẩu nên đã nảy sinh nhiều diễn biến phức tạp đối với loại hình kinh doanh tạm nhập tái xuất. Những yếu tố này là thời cơ để các đối tượng lợi dụng đẩy mạnh hoạt động buôn lậu, vận chuyển buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu, sản xuất - kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và các hành vi gian lận thương mại khác.

Được sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, sự hợp tác của các Bộ, ngành, địa phương, Ban Chỉ đạo 127/TW và các thành viên của mình đã đề ra nhiều giải pháp, kế hoạch hành động, phối hợp thực hiện nhiều hoạt động, góp phần kiềm chế buôn lậu, sản xuất buôn bán hàng giả và gian lận thương mại. Ban Chỉ đạo 127/TW xin báo cáo cụ thể như sau:

I. TÌNH HÌNH BUÔN LẬU, BUÔN BÁN, VẬN CHUYỂN HÀNG CẤM, HÀNG NHẬP LẬU, SẢN XUẤT, KINH DOANH HÀNG GIẢ VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI

Cùng với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, nền kinh tế của nước ta có độ mở lớn, lưu thông hàng hóa từ nước ngoài vào thị trường nội địa, đến các địa bàn trung tâm và cả vùng sâu, vùng xa khá thông suốt nên các hoạt động buôn lậu, vận chuyển hàng lậu, kinh doanh hàng giả và gian lận thương mại trở nên gắn kết với nhau, không có sự tách bạch rõ ràng như trước. Những mặt hàng nổi cộm trong thời gian qua bao gồm:

1. Xăng dầu: Xuất lậu xăng dầu giảm mạnh do chính sách giá của Chính phủ linh hoạt, tiếp cận với giá xăng dầu thế giới làm giảm mức chênh lệch giá giữa Việt Nam và các nước có chung biên giới. Tuy nhiên, tình hình nhập lậu xăng dầu, chủ yếu qua phương thức tạm nhập, tái xuất vẫn tiếp tục xảy ra. Tại thị trường trong nước, các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về kinh doanh xăng dầu từ đầu năm đến nay diễn biến phức tạp, với đối tượng đa dạng từ cây xăng nhỏ lẻ đến các đại lý, tổng đại lý.

2. Khí dầu mỏ hóa lỏng (gas): Vi phạm phổ biến là hành vi sang chiết trái phép và sử dụng bình gas của các doanh nghiệp khác, giả nhãn hiệu của các doanh nghiệp nổi tiếng, sử dụng gas có nguồn gốc không rõ ràng, sử dụng các thiết bị giả, kém chất lượng, không rõ xuất xứ, chưa qua kiểm định (màng co, van điều áp, ống dẫn gas,...) trong quá trình sang chiết, tiêu thụ sản phẩm. Các nhãn hiệu gas nổi tiếng bị làm giả là NT gas, V-gas, VT gas, Saigon Petro, Gia Định gas, Thủ Đức...

3. Động vật và sản phẩm động vật: Buôn bán, vận chuyển động vật và các sản phẩm của chúng không rõ nguồn gốc xuất xứ, không qua kiểm dịch có chiều hướng gia tăng từ biên giới phía Bắc. Tại các cửa khẩu chính, do sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan kiểm dịch động vật và các lực lượng chức năng nên việc nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật chỉ mang tính chất nhỏ lẻ. Tuy nhiên, tại các đường mòn, đường tắt bên ngoài khu vực cửa khẩu, nơi không có lực lượng hải quan, kiểm dịch động vật hoạt động, lực lượng biên phòng mỏng, hoạt động nhập lậu động vật, sản phẩm động vật diễn biến phức tạp, chủ yếu vào ban đêm, tập kết sâu trong nội địa rồi trung chuyển đến các địa phương. Thời gian qua, không chỉ gia súc, gia cầm được nhập lậu mà cả một loại thủy sản có giá trị kinh tế cao như cá tầm hoặc thủy sản giống cũng được nhập lậu.

4. Thực phẩm khác: (i) Sữa giả, chủ yếu tập trung vào nhãn hiệu ENSURE được thị trường ưa dùng bằng cách dán nhãn có nhãn hiệu ENSURE giả lên sản phẩm, đánh tráo nhãn hàng hóa; (ii) Bia, rượu, nước uống: Bia giả nhãn hiệu Heineken (pha bia Sài Gòn và bia Heineken tại TP. HCM). Nước ngọt, nước uống tinh khiết đóng chai nhái, giả nhãn hiệu cũng phổ biến (nhái các nhãn hiệu nổi tiếng). Rượu là mặt hàng bị làm giả phổ biến ở nhiều địa phương như Đồng Nai, Cần Thơ, TP. HCM,... chủ yếu giả các thương hiệu rượu ngoại nổi tiếng và rượu nội như Vodka Hà Nội; (iii) Thực phẩm chức năng: Phổ biến là các vi phạm giả nhãn hiệu, chứa các hoạt chất cấm, gian lận về nguồn gốc xuất xứ (thực phẩm chức năng của Trung Quốc nhưng gian lận về xuất xứ Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Canada, thậm chí ghi địa chỉ sản xuất tại Việt Nam...); (iv) Bột ngọt giả các nhãn hiệu nổi tiếng: sử dụng bột ngọt trôi nổi trên thị trường sau đó chia nhỏ đóng gói vào các bao bì có nhãn giả tiêu thụ trên thị trường; (v) Nước mắm giả các nhãn hiệu nổi tiếng như giả nhãn hiệu Hương Trung, Nam Ngư...

5. Khoáng sản: Buôn lậu quặng và than qua tuyến biển Đông Bắc tuy có giảm nhưng vẫn diễn biến phức tạp. Trên tuyến đường bộ phía Bắc vẫn còn nhưng không phức tạp như trước. Nguồn gốc chủ yếu là từ khoáng sản của một số tỉnh miền Trung. Có trường hợp tư thương Trung Quốc sang Việt Nam mua cả mỏ quặng, đầu tư máy móc thiết bị núp dưới danh nghĩa các doanh nghiệp Việt Nam ở Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, Bình Định...tổ chức khai thác và thuê tàu vận chuyển về Trung Quốc.

6. Gỗ và các sản phẩm lâm sản quý hiếm: tình trạng khai thác, buôn bán trái phép lâm sản ở các tỉnh miền Trung - Tây nguyên tương đối phức tạp. Nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động khai thác trái phép và thu mua trôi nổi trên đất bạn Lào sau đó nhập lậu vào Việt Nam. Hoạt động khai thác trái phép từ rừng đặc dụng trong nước cũng có xu hướng gia tăng, xuất hiện những ổ nhóm lớn, có vũ trang, sẵn sàng chống trả các lực lượng chức năng.

7. Vật tư nông nghiệp: (i) Phân bón giả nhãn hiệu, không đủ hàm lượng (NPK, Kali, phân hữu cơ sinh học, phân hữu cơ vi sinh, ...), trong đó phân Kali bị làm giả nhiều vì công đoạn pha trộn và nguyên liệu đơn giản như mua gạch non về nghiền trộn với bột màu, trộn muối ăn và phẩm màu); thậm chí lợi dụng hạn hán, thiếu nước ở Tây Nguyên đã lấy urê hòa với nước lã đóng thùng 5 lít bán cho nông dân và quảng cáo đó là urê nước; xuất hiện tình trạng phân bón giả nhập từ Trung Quốc lưu thông trên thị trường. (ii) Thuốc bảo vệ thực vật giả nhãn hiệu, hàng hóa trôi nổi không rõ xuất xứ, kém chất lượng cũng khá phổ biến. (iii) Thức ăn chăn nuôi: Thức ăn chăn nuôi giả, chứa chất cấm, kém chất lượng, đặc biệt là thức ăn chăn nuôi lợn chứa chất cấm (Beta - Agonist) tại Đồng Nai, Bình Dương và một số tỉnh thành khác.

8. Rượu, thuốc lá: Tình trạng buôn lậu rượu và thuốc lá có xu hướng giảm. Nguyên nhân do thuốc lá Caraven A sản xuất tại Việt Nam có xu hướng thay thế cho các loại thuốc lá Jet và Hero (hai loại thuốc được nhập lậu nhiều nhất). Đồng thời, các hãng rượu lớn đã mở các đại diện chính thức tại Việt Nam để cung cấp rượu hợp pháp cho thị trường.

9. Mỹ phẩm: Mỹ phẩm giả nguồn gốc xuất xứ, giả nhãn hiệu có xu hướng gia tăng. Xuất hiện hiện tượng nhập lậu mỹ phẩm dạng kem, dạng nước sau đó sang chiết ra các hộp, chai lọ nhỏ và dán nhãn nước ngoài giả, tem chống giả để tiêu thụ. Thủ đoạn phổ biến là bày lẫn hàng chính hãng, có giấy phép lưu hành, được giới thiệu là hàng tiểu ngạch, hàng xách tay từ nước ngoài nên có giá rẻ (thường rẻ hơn từ 20-40% so với sản phẩm cùng loại) nhằm đánh lừa người tiêu dùng. Bên cạnh đó, nổi lên việc kinh doanh mỹ phẩm trên mạng internet gây khó khăn trong kiểm tra, kiểm soát và là kênh tiêu thụ mỹ phẩm giả nổi lên trong thời gian qua, theo thông tin từ L’Oréal Việt Nam khẳng định, những sản phẩm bán tràn lan trên mạng như Lancôme, Maybelline, L’Oreal Paris... đều là giả mạo vì hãng này chưa có chính sách bán hàng qua mạng.

10. Ma túy các loại: Tình trạng vận chuyển số lượng lớn, có vũ trang từ Lào qua các tỉnh giáp biên giới với Lào vào Việt Nam. Nguyên nhân do hoạt động tái trồng cây thuốc phiện, cần sa ở các tỉnh Phong Xa Lỳ, Hủa Phăn, Bô Ly Khăm Say (Lào) tăng đột biến làm cho các hoạt động vận chuyển cần sa qua cửa khẩu Cầu Treo (Hà Tĩnh), Nậm Cắn (Nghệ An) và Cha Lo (Quảng Bình) gia tăng.

11. Pháo các loại: Tình hình mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép pháo các loại tuy có diễn biến phức tạp trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Thìn nhưng nhìn chung đã giảm (số lượng pháo các loại thu giữ trong 09 tháng đầu năm giảm gần 50% so với cùng kỳ 2011).

12. Vàng và ngoại tệ: Tình hình buôn lậu vàng, vận chuyển trái phép ngoại tệ vẫn diễn ra phổ biến, đặc biệt bùng phát vào dịp cuối năm. Bên cạnh đó xuất hiện các loại vàng giả thương hiệu của công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) đang được lực lượng Công an tiến hành điều tra, làm rõ.

13. Các mặt hàng khác: như đồng hồ, mắt kính, điện thoại di động, phụ tùng xe gắn máy,.. giả nhãn hiệu, giả xuất xứ nhập từ nước ngoài vào Việt Nam tiêu thụ (phần lớn có xuất xứ từ Trung Quốc). Thời gian qua đã phát hiện có hiện tượng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất phụ tùng xe gắn máy giả tại Việt Nam. Mặt hàng thời trang, thể thao bị vi phạm phổ biến vẫn là giả, nhái nhãn hiệu và kiểu dáng (chủ yếu của các thương hiệu nổi tiếng) ở hầu hết các địa phương.

Trong thời gian gần đây việc sản xuất hàng giả đã có sự phân công chặt chẽ, có đối tượng chuyên sản xuất các loại bao bì, tem, nhãn giả, kể cả các loại tem phản quang chống giả, sau đó bán cho các đối tượng trực tiếp gia công, đóng gói thành phẩm. Hàng giả được sản xuất dưới dạng gia công sản phẩm chưa hoàn chỉnh (bán sản phẩm) ở một nơi, sau đó đặt gia công ở một nơi khác để lắp ráp, đóng gói; sau khi có đơn đặt hàng mới được gắn nhãn mác giả mạo nhãn hiệu, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa và giao liền cho khách hàng đặt mua; sản xuất đến đâu tiêu thụ đến đó, không cất trữ chờ tiêu thụ, trên bao bì có ghi địa chỉ nơi sản xuất hoặc nhà phân phối không có thực; chỉ trưng bày vỏ sản phẩm hoặc bao bì sản phẩm cho khách hàng tham khảo, sau khi ngã giá, hàng hóa mới được đưa đến từ nơi cất giấu để bán cho khách hàng.

Thị trường hàng giả đã “nội địa hóa” bằng phương thức nhập linh kiện, bán thành phẩm vào Việt Nam qua các làng nghề chế tác, gia công, gắn bao bì nhãn, mác mới thành các sản phẩm của Trung Quốc, Thái Lan và Nhật Bản. Đã xác định được một số trung tâm sản xuất hàng giả như giầy da các loại từ Hà Nam; kính mắt các loại từ Thái Bình; quần áo thể thao các hiệu từ Thành phố Hồ Chí Minh; bánh kẹo, tất chân, mác nhãn các loại từ La Phù; dụng cụ thể thao kiểu Mỹ, đồ cơ kim khí từ Thạch Thất (Hà Nội)...Các mặt hàng đã được thị trường chấp nhận đã được đặt hàng làm giống hệt từ Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam như sen vòi tắm hiệu INAX, Joden, Clever, bếp ga hiệu Rinnai, Paloma; đồng hồ các hiệu, nước hoa, hóa mỹ phẩm, máy nghe nhạc MP3, MP4 hiệu Sony, quần áo, túi xách, ví mang nhãn hiệu Louis Vuitton (LV)...

Đối với gian lận thương mại: (i) gian lận về giá giảm do các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra thị trường kết hợp với tuyên truyền, giáo dục. Ví dụ như Thành phố Hồ Chí Minh kiểm tra 84 lượt chợ trên địa bàn 24 quận, huyện, đa số tiểu thương tại các chợ đều chấp hành việc niêm yết giá tương đối đầy đủ (trên 90%). Tuy nhiên, tại các địa bàn du lịch, đặc biệt là các khu du lịch phía Bắc và Bắc Trung bộ, tình trạng vi phạm về giá vẫn chưa được cải thiện; vẫn còn hiện tượng đầu cơ, găm hàng chờ tăng giá của một số cây xăng...; (ii) gian lận về đo lường giảm nhờ sự hoạt động tích cực hơn của Thanh tra Khoa học Công nghệ, phối hợp với lực lượng Quản lý thị trường tiến hành thanh tra các cơ sở kinh doanh xăng, dầu và gas...; (iii) gian lận về chất lượng có xu hướng tăng, đặc biệt là các nhóm hàng tiêu dùng tiêu thụ ngay do điều kiện thu nhập giảm sút nên người tiêu dùng dễ chấp nhận sử dụng hàng giá rẻ có chất lượng thấp và đối với thực phẩm chức năng do người tiêu dùng không có điều kiện thẩm định chất lượng; (iv) hiện tượng kinh doanh không có đăng ký kinh doanh, không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vẫn diễn ra, nhưng có dấu hiệu giảm; (v) gian lận trong khai báo Hải quan vẫn tiếp tục diễn ra, phổ biến vẫn là lợi dụng kẽ hở trong cơ chế, chính sách như lợi dụng hình thức ưu đãi miễn kiểm tra thực tế hàng hóa, lợi dụng hình thức chuyển cửa khẩu, tạm nhập tái xuất, quá cảnh, khai báo sai về số lượng, tên hàng, mã số thuế, gian lận định mức nguyên phụ liệu...

Vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm diễn biến khá nghiêm trọng mặc dù các cơ quan chức năng liên tục tăng cường kiểm tra, kiểm soát. Nguyên nhân chủ yếu từ hoạt động buôn lậu và sản xuất, kinh doanh hàng giả như phân tích ở các phần trên. Hiện tượng sử dụng hóa chất, chất cấm, chất phụ gia trong bảo quản và chế biến nông sản, thực phẩm trái quy định tăng lên rõ rệt ở các trung tâm lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Việc sử dụng hàng quá hạn sử dụng, tẩy hạn sử dụng trong thực phẩm chế biến liên tục bị phát hiện. Hoạt động vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật không giấy chứng nhận kiểm dịch, dấu kiểm soát giết mổ, không đưa vào cơ sở giết mổ tập trung, trốn tránh kiểm dịch vẫn còn xảy ra. Một số địa phương (như Đắk Lắk, Phú Thọ...), qua kiểm tra phát hiện tỷ lệ các cơ sở vi phạm tương đối cao, từ 23% đến 25% (53/210 tại Đắk Lắk, 833/3581 tại Phú Thọ). Trong 9 tháng đầu năm 2012, cả nước xảy ra 99 vụ ngộ độc thực phẩm với 3,4 nghìn người mắc trong đó 20 người tử vong.

II. CÔNG TÁC TỔ CHỨC CHỈ ĐẠO CHỐNG BUÔN LẬU, HÀNG GIẢ VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI

1. Công tác tổ chức, chỉ đạo của Ban 127/TW và Ban 127 các địa phương

- Chín tháng đầu năm 2012, bám sát sự chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo 127/TW đã triển khai nhiều hoạt động, đạt được nhiều kết quả, góp phần thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ như số 01/2012/NQ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2012 về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2012; số 11/2011/NQ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2011 về những giải pháp chủ yếu nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội; số 13/NQ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2012 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường. Một số công việc đáng chú ý như sau: (i) Tổ chức Hội nghị trực tuyến đánh giá tình hình năm 2011 và triển khai công tác chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại năm 2012. Sau Hội nghị Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải có ý kiến chỉ đạo công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại tại văn bản số 125/TB-VPCP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Văn phòng Chính phủ; (ii) Ban hành 19 văn bản chỉ đạo các lực lượng chức năng và Ban Chỉ đạo 127 các địa phương tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường trong nhiều lĩnh vực như niêm yết giá và bán theo giá niêm yết; kiểm tra, kiểm soát các hành vi vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh có điều kiện như xăng dầu, LPG; kiểm tra hoạt động kinh doanh vàng, ngoại tệ, than khoáng sản; kiểm tra hàng kém chất lượng, hàng vi phạm về sở hữu trí tuệ… (iii) Tổ chức 06 đoàn công tác của Ban Chỉ đạo 127/TW kiểm tra tình hình thị trường giáp Tết Nguyên đán Nhâm Thìn 2012 và đôn đốc thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ và Ban 127/TW đối với các mặt hàng trọng điểm và tại các địa bàn trọng điểm; (iv) Thành lập các Đoàn kiểm tra liên ngành của Ban Chỉ đạo 127/TW đối với các vấn đề, các mặt hàng nổi cộm, mới xuất hiện và gây bức xúc dư luận như: chất lượng xăng dầu, vấn đề cháy nổ xe cơ giới, các sai phạm trong kinh doanh khí hóa lỏng, (v) Chỉ đạo tiếp tục thực hiện Chỉ thị 1685/CT-TTg ngày 27/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng và chống người thi hành công vụ.

2. Công tác tham mưu, chỉ đạo của các lực lượng chc năng

a) Công an

Xây dựng báo cáo gửi Ban Chỉ đạo 127/TW về tình hình và kết quả chống buôn lậu năm 2011 của lực lượng Công an. Xây dựng 7 Kế hoạch để triển khai các mặt công tác phòng, chống tội phạm: (i) Kế hoạch tổ chức Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Điện số 582/HT, Mệnh lệnh số 678/ĐK của Bộ trưởng Bộ Công an và Kế hoạch của Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về mở đợt cao điểm tấn công trấn áp các loại tội phạm, bảo đảm ANTT, bảo vệ Tết Nguyên đán Nhâm Thìn năm 2012; (ii) Kế hoạch số 42/C46 thực hiện Điện số 10/BCA của Bộ Công an, Điện số 745/TK của Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm vi phạm trong lĩnh vực xăng dầu; (iii) Kế hoạch số 445/C46 thực hiện Điện 227, Kế hoạch số 102 và Mệnh lệnh tấn công số 299 của Bộ Công an về mở đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội lập thành tích chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát nhân dân; (iv) Kế hoạch thực hiện công tác phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trong lĩnh vực phòng, chống tội phạm kinh tế năm 2012; (v) Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 2452 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp ngăn chặn Trung Quốc phát tán bản đồ ấn phẩm thể hiện “đường lưỡi bò”; (vi) Kế hoạch đấu tranh phòng chống tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự, các hoạt động “Năm hữu nghị Việt Nam - Campuchia”; (vii) Kế hoạch triển khai Chỉ thị 13 của Bộ Công an về công tác phòng ngừa, đấu tranh chống người thi hành công vụ.

b) Hải quan

Ban hành Kế hoạch số 1873/KH-TCHQ ngày 15/3/2012 về phòng, chống rửa tiền của ngành Hải quan giai đoạn 2012 - 2015. Ban hành Báo cáo tổng kết công tác kiểm soát hải quan năm 2011 (Báo cáo số 444/TCHQ-BC ngày 07/2/2012). Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, Ban 127TW, Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo các đơn vị trong Ngành xây dựng, thực hiện phương án đấu tranh chống buôn lậu dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán năm 2012 của ngành Hải quan (CV số 08/ĐTCBL-P1 ngày 05/01/2012). Chủ trì và tham gia các đoàn liên ngành kiểm tra công tác quản lý thị trường trong nước dịp Tết nguyên đán tại các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Yên Bái và Lào Cai; Ban hành 18 văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, cảnh báo các phương thức, thủ đoạn mới trong toàn Ngành để các đơn vị chủ động xây dựng kế hoạch kiểm soát, như: số 06/ĐTCBL-Đ3 gửi Cục Hải quan các tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Kiên Giang cảnh báo về thủ đoạn buôn lậu, GLTM và hướng dẫn nghiệp vụ; số 107/ĐTCBL-Đ3 ngày 28/2/2012 gửi Cục Hải quan các tỉnh, thành phố Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp và Bình Phước trong việc tăng cường kiểm soát chống buôn lậu đối với mặt hàng gỗ; số 79/ĐTCBL-P1 ngày 16/4/2012 gửi Cục Hải quan tỉnh, thành phố về việc tăng cường quản lý hải quan đối với hàng tạm nhập, tái xuất; số 360/ĐTCBL-P4 gửi Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn cảnh báo việc doanh nghiệp giả mạo chữ ký, con dấu công chức để thanh khoản hàng tạm nhập, tái xuất; số 4325/TCHQ-ĐCBL ngày 16/8/2012 chỉ đạo tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu những tháng cuối năm 2012.

c) Bộ đội Biên phòng

- Chỉ đạo các đơn vị địa phương, tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 02 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản; chỉ đạo của Bộ Quốc phòng về công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại. Tham mưu ban hành Chỉ thị số 111/CT-BQP ngày 09/12/2011 của Bộ Quốc Phòng về “tăng cường công tác phòng, chống tội phạm trên các tuyến biên giới, vùng biển trong tình hình mới”; Ban hành Chỉ thị số 686/CT-BTLBP ngày 10/4/2012 về “tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, vùng biển”. Chỉ đạo các địa phương, đơn vị xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch Phòng chống ma túy và tội phạm năm 2012. Chỉ đạo Bộ đội biên phòng các tỉnh, thành phố, Hải đoàn biên phòng tăng cường tuần tra, kiểm soát tại các khu vực biên giới, cửa khẩu, cảng biển, địa bàn, tuyến trọng điểm... Phối chặt chẽ với lực lượng Công an, Hải quan, Quản lý thị trường, Cảnh sát biển và chính quyền địa phương tập trung đấu tranh với hoạt động buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại qua tuyến biên giới.

d) Quản lý thị trường

Ban hành 07 văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, thông báo các vấn đề vi phạm về hàng giả, tranh chấp nhãn hiệu, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với QLTT địa phương, trong đó, đã phát hiện một số vụ vi phạm về sản xuất thức ăn gia súc có chứa chất tạo nạc tại một số địa phương như Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh. Ban hành 04 văn bản chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện điều chỉnh giá khi giá xăng dầu trong nước điều chỉnh; kiểm tra việc giảm giá gas sau điều chỉnh thuế. Ban hành 05 văn bản chỉ đạo kiểm tra, thanh tra xử lý vi phạm trong kinh doanh xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng nhằm thực hiện nghiêm Chỉ thị số 04/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 07/CT-BCT của Bộ Công Thương. Ban hành 08 văn bản chỉ đạo kiểm tra, xử lý vi phạm về giá; đo lường, chất lượng xăng dầu, LPG và phân bón; phòng chống cháy nổ xe cơ giới và các vi phạm khác. Ban hành 08 văn bản chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố triển khai các biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm, dịch cúm A, ngăn chặn vận chuyển, kinh doanh gia cầm nhập lậu, kiểm tra việc sử dụng chất cấm thuộc nhóm Beta-Agonist trong chăn nuôi, phòng, chống dịch lợn tai xanh, kiểm tra ô mai chứa chất cấm sử dụng lưu thông trên thị trường, kiểm tra gà làm sẵn giá rẻ. Ban hành 03 Công điện khẩn chỉ đạo Chi cục QLTT các tỉnh, thành phố kiểm tra các cửa hàng kinh doanh xăng dầu ngừng bán hàng trong tháng 8, tập trung rà soát, làm rõ nguyên nhân và xử lý vi phạm theo quy định; chỉ đạo tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm hành vi buôn bán, kinh doanh các loại đồ chơi trẻ em vi phạm pháp luật, đặc biệt là đồ chơi có xuất xứ từ Trung Quốc nhiễm hàm lượng cadimi quá ngưỡng cho phép...

đ) Ban Chỉ đạo 127 địa phương

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Ban chỉ đạo 127/TW và của các Bộ, ngành Trung ương, ngay từ đầu năm 2012, Ban Chỉ đạo 127 các tỉnh, thành phố trong cả nước đã tổ chức triển khai thực hiện công tác chống buôn lậu, hàng giả, hàng cấm và gian lận thương mại đến các Ban Chỉ đạo 127 các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn, cụ thể: (i) Tham mưu Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ban hành Kế hoạch tăng cường kiểm tra, xử lý đối với các đối tượng buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, nhập lậu và sử dụng trái phép các loại thuốc nổ, pháo, “đèn trời” thời điểm giáp Tết Nguyên đán Nhâm Thìn 2012; (ii) Ban hành Kế hoạch của Ban Chỉ đạo 127 tỉnh, thành phố triển khai thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường trước, trong và sau tết Nguyên đán Nhâm Thìn 2012 theo chỉ đạo của Ban chỉ đạo 127 Trung ương; (iii) Ban hành Kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thị trường trong kinh doanh xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng theo chỉ đạo của Chỉ thị 04/CT-TTg ngày 20 tháng 1 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm pháp luật trong kinh doanh xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng; (iv) Tổ chức các Đoàn kiểm tra liên ngành trên địa bàn vào các đợt cao điểm như tháng hành động vệ sinh an toàn thực phẩm, dịp cuối năm và Tết nguyên đán Nhâm Thìn 2012.

3. Công tác tổ chức phối hợp giữa các lực lượng chức năng

Thực hiện Quyết định 65/2010/QĐ-TTg ngày 25/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại, thay thế Quyết định số 96/TTg ngày 18/02/1995 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý Nhà nước trong công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu và các hành vi kinh doanh trái phép khác. Công tác phối hợp, trao đổi thông tin, nghiệp vụ đã được các cơ quan chức năng ký kết các Quy chế phối hợp ở Trung ương và chỉ đạo thực hiện ở các địa phương.

Chín tháng đầu năm 2012, Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo 127/TW đã tổ chức 03 lần họp trao đổi thông tin giữa các lực lượng chức năng là thành viên cơ quan thường trực, qua đó kịp thời xử lý các vấn đề nổi cộm, phát sinh trên thị trường như vụ xăng dầu Đồi Nên, Bắc Giang; gạo giả ở Hà Nội...; Ban hành các văn bản số 31, 32, 33/TB-CQTT của Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo 127/TW cung cấp thông tin kết quả xử lý, phương thức, thủ đoạn cho các cơ quan, đơn vị như Hiệp hội Rượu, bia, NGK Việt Nam; Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường; Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam.

4. Một số kết quả cụ thể

Theo báo cáo của 63 Ban Chỉ đạo 127 các tỉnh, thành phố trong 9 tháng đầu năm 2012, các lực lượng chức năng đã xử lý trên 215 nghìn vụ vi phạm, tổng số thu trên 5.747 tỷ đồng, trong đó phạt hành chính 3.228 tỷ đồng, phạt và truy thu thuế 1.664 tỷ đồng, trị giá hàng vi phạm 855 tỷ đồng.

Các lực lượng Quản lý thị trường, Bộ đội biên phòng, Công an, Hải quan, Cảnh sát biển, Kiểm lâm, Cục Bảo vệ thực vật, Cục Thú y, Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm, Thanh tra Khoa học và Công nghệ, Thanh tra Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông đã xử lý trên 97.387 vụ, tổng số thu trên 1.327 tỷ đồng; một số mặt hàng thu giữ có số lượng lớn như than, quặng các loại, thuốc lá, đường, gỗ, động vật hoang dã... Các lực lượng có kết quả kiểm tra, xử lý cao là: (i) Quản lý thị trường: xử lý 65.521 vụ, tổng số thu trên 317 tỷ đồng; (ii) Công an: xử lý 8.747 vụ, tổng số thu 514,83 tỷ đồng; (iii) Hải quan: xử lý 15.209 vụ, tổng số thu 236,39 tỷ đồng; (iv) Kiểm lâm: xử lý 17.696 vụ, tổng số thu trên 212 tỷ đồng; (v) Biên phòng: xử lý 2.020 vụ, tổng số thu trên 100 tỷ đồng... Một số lực lượng khác tuy số lượng vụ việc phát hiện, xử lý không nhiều nhưng có hiệu quả tích cực như Cảnh sát biển xử lý 31 vụ, tổng số thu trên 15 tỷ đồng.

Lực lượng thanh tra chuyên ngành đã tích cực tham gia chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại. Mặc dù lực lượng mỏng nhưng Thanh tra Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xử lý 1.871 vụ, tổng số thu trên 21.5 tỷ đồng; Thanh tra Thông tin và Truyền thông xử lý 59 vụ, tổng số thu trên 01 tỷ đồng; Thanh tra Vệ sinh an toàn thực phẩm: xử lý 5.472 vụ, tổng số thu trên 9,6 tỷ đồng...

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, các lực lượng chức năng đã phối hợp tập trung xử lý theo một số chuyên đề, cụ thể là:

- Về xăng dầu: Ban 127/TW đã trực tiếp thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra 15 doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu liên quan đến nhiều địa phương; phát hiện 14 doanh nghiệp vi phạm, chuyển lực lượng Quản lý thị trường phạt vi phạm hành chính gần 550 triệu đồng.

Thực hiện chỉ đạo của Ban 127/TW, Cục Quản lý thị trường đã phối hợp chặt chẽ với Thanh tra Khoa học Công nghệ và Cục Quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa tập trung chỉ đạo các lực lượng trực thuộc tại địa phương tập trung xử lý các vi phạm về kinh doanh xăng dầu theo chỉ đạo của Chính phủ. Trong 9 tháng đầu năm, lực lượng Quản lý thị trường đã kiểm tra 5.953 trường hợp, xử lý 974 vụ, trong đó: 340 vụ vi phạm về điều kiện kinh doanh; 38 vụ vi phạm về giá; 09 vụ vi phạm về cắt giảm thời gian bán; 01 vụ xuất lậu xăng dầu; 57 vụ vi phạm về chất lượng; 43 vụ vi phạm về đo lường; 160 vụ vi phạm khác; 266 vụ nhắc nhở; 45 vụ đang chờ xử lý. Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính là 6,929 tỷ đồng, tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của 37 cửa hàng kinh doanh xăng dầu vi phạm.

Cục Quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa và các Chi cục Tiêu chuẩn-Đo lường và Chất lượng các địa phương đã kiểm tra 1054 cơ sở kinh doanh xăng dầu, phát hiện 33 cơ sở vi phạm về chất lượng, 37 cơ sở vi phạm về điều kiện kinh doanh, 04 cơ sở chưa xuất trình hồ sơ công bố tiêu chuẩn và chứng chỉ chất lượng, 06 cơ sở ghi thông tin về hàng hóa không đúng quy định, 24 cơ sở vi phạm về đo lường; chuyển cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính 67 cơ sở với số tiền là 629,41 triệu đồng. Kiểm tra 346 lô xăng dầu nhập khẩu, phát hiện 01 lô không đạt chất lượng (6.351,4 tấn), đã xử lý tái chế đạt yêu cầu để thông quan. Tổ chức lấy mẫu 62 mẫu xăng dầu liên quan đến cháy nổ xe cơ giới trên địa bàn 20 tỉnh, thành phố, kết quả 62/62 mẫu đạt yêu cầu theo các chỉ tiêu thử nghiệm của QCVN và không phát hiện metanol, aceton trong xăng.

- Về Khí dầu mỏ hóa lỏng: Ban 127/TW đã trực tiếp thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra 05 doanh nghiệp kinh doanh LPG phát hiện 3 doanh nghiệp vi phạm, chuyển địa phương phạt gần 30 triệu đồng.

Thực hiện chỉ đạo của Ban 127/TW, lực lượng Quản lý thị trường đã phối hợp chặt chẽ với Thanh tra Khoa học Công nghệ và các lực lượng khác kiểm tra 3.245 trường hợp, phát hiện và xử lý 940 vụ, xử phạt hành chính gần 4,5 tỷ đồng, tịch thu 4.500 bình gas các loại, 2.787 niêm màng co, tem chống giả; 01 xe tải chở gas và 2.144 dụng cụ sang chiết gas trái phép.

- Về vệ sinh an toàn thực phẩm và chống buôn bán, vận chuyển gia súc, gia cầm nhập lậu: Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm đã kiểm tra, thanh tra 441.804 cơ sở, phát hiện 92.769 cơ sở vi phạm, xử lý 19.764 cơ sở, xử phạt hành chính trên 9,6 tỷ đồng; nhắc nhở 73.005 cơ sở. Tiêu hủy 5.015 loại sản phẩm của 5.292 cơ sở (nhiều nhất là tại Thành phố Hồ Chí Minh: tiêu hủy 17.297,6kg thịt các loại, 861kg ô mai, 281,3kg gia vị...). Kiểm tra 10.705 lô thực phẩm nhập khẩu, phát hiện 29 lô (63 tấn) không đạt yêu cầu nhập khẩu...

Lực lượng Quản lý thị trường 9 tháng đầu năm 2012 đã kiểm tra, xử lý 6.481 vụ vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm, xử phạt vi phạm hành chính 30,9 tỷ đồng. Trong đó thu giữ 289 tấn, 409.371 con và trên 2,3 triệu quả trứng gia cầm, 266 tấn sản phẩm gia súc, gia cầm.

Cục Thú y tổ chức tiêu hủy 313.665 con giống gia cầm, 3,5 tấn thịt gia súc gia cầm, 27,77 tấn nội tạng gia cầm, 27,49 tấn nội tạng động vật, 35.940 trứng gia cầm, thanh lý buộc tái xuất 119,78 tấn hàng tạm nhập - tái xuất tại Quảng Ninh.

- Về vật tư nông nghiệp: (i) đối với thuốc bảo vệ thực vật: Thanh tra Cục Bảo vệ thực vật đã lấy 227 mẫu thuốc BVTV để kiểm tra, phát hiện 26 mẫu không đạt chất lượng; xử lý 18 lô hàng không đạt chất lượng nhập khẩu; xử lý 02 trường hợp buôn bán thuốc giả, 01 trường hợp buôn bán thuốc cấm; thu giữ 828,9kg và 456,1 lít thuốc BVTV; tiêu hủy 10.040,6kg, đang xử lý 105.982,1kg và 175.095,7 lít thuốc BVTV; 9511,1 kg vỏ bao bì nhiễm thuốc BVTV; (ii) Về phân bón: 9 tháng đầu năm 2012, lực lượng Quản lý thị trường đã kiểm tra 2.216 trường hợp, phát hiện và xử lý 387 vụ, xử phạt hành chính trên 2,9 tỷ đồng; thu giữ 564 chai và 2.462 tấn phân bón các loại; (iii) Về thức ăn chăn nuôi: các lực lượng đã tăng cường kiểm tra, thu giữ hơn 10.000kg thức ăn chăn nuôi, trong đó có hơn 300kg có nhiễm Beta-Agonist.

- Về kiểm soát đồ chơi trẻ em dịp Tết Trung thu năm 2012: lực lượng Quản lý thị trường đã kiểm tra 2.853 trường hợp, phát hiện và xử lý 816 vụ, xử phạt hành chính hơn 1,5 tỷ đồng. Cục Quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa đã kiểm tra 37 cơ sở, lấy 206 mẫu, phát hiện 36/206 mẫu vi phạm về ghi nhãn hàng hóa; 196/206 mẫu không dấu hợp quy CR; 03/206 mẫu không có giấy chứng nhận hợp quy; tạm dừng lưu thông đối với 03 lô đồ chơi trẻ em.

5. Nhận xét đánh giá

Trên cơ sở định hướng của Ban chỉ đạo 127/TW, các ban chỉ đạo 127/ĐP và các lực lượng chức năng đã tích cực triển khai các giải pháp tăng cường kiểm tra, kiểm soát, phối hợp xử lý các vấn đề nổi cộm mà người dân và xã hội quan tâm. Hoạt động phối hợp giữa các lực lượng có bước chuyển biến, quan hệ công tác của các lực lượng từ Trung ương đến địa phương sôi động hơn theo từng chủ đề. Nhiều chuyên đề có sự tham gia, vào cuộc của nhiều lực lượng như các chuyên đề về xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng, phân bón, thức ăn chăn nuôi, gia súc gia cầm và các sản phẩm gia súc gia cầm nhập lậu, chống vi phạm về giá, chống gian lận trong đo lường, chất lượng sản phẩm, kiểm tra, kiểm soát hoạt động tạm nhập - tái xuất...

Tuy nhiên, hiệu quả đấu tranh một số đơn vị còn hạn chế, chưa phản ánh đúng thực trạng tình hình buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại, đặc biệt là tuyến biên giới, vùng biển. Nguyên nhân chủ yếu là:

- Về khách quan: Kinh phí, phương tiện, trang thiết bị kiểm tra nhanh còn thiếu, lạc hậu. Đặc biệt là kinh phí cho việc tiêu hủy phân bón giả, thuốc trừ sâu giả, động vật và sản phẩm động vật nhập lậu, không rõ nguồn gốc, không đảm bảo vệ sinh thú y gặp khó khăn về địa điểm, kinh phí. Công tác thanh tra gặp nhiều khó khăn do Luật Thanh tra năm 2010 được Quốc hội thông qua ngày 15/11/2010; Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 9/2/2012 của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành nhưng chưa có thông tư hướng dẫn...Các đối tượng buôn lậu lợi dụng kẽ hở chính sách để buôn lậu (ví dụ như gia cầm có số lượng nhỏ hơn hoặc bằng 50 con không yêu cầu có giấy chứng nhận kiểm dịch); phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, manh động, nhiều trường hợp sử dụng số đông chống đối người thi hành công vụ...

- Về chủ quan: Trình độ chuyên độ chuyên môn cán bộ, công chức chưa đồng đều, chưa đáp ứng yêu cầu thực tế thị trường. Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong công tác trao đổi cung cấp thông tin chưa thường xuyên, chưa chặt chẽ (ví dụ như sự phối hợp trong ngăn chặn gia cầm nhập lậu còn manh mún, cục bộ địa phương; chưa có sự phối hợp tổng thể để triệt phá các đối tượng đầu nậu, các điểm tập kết, thu gom). Một bộ phận cán bộ, công chức chưa mẫn cán trong thi hành công vụ, thậm chí có biểu hiện tiêu cực...

III. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 3 THÁNG CUỐI NĂM 2012

1. Dự báo tình hình

Theo quy luật, những tháng cuối năm và trước Tết nguyên đán là thời điểm các đối tượng sẽ đẩy mạnh hoạt động buôn lậu, buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, sản xuất kinh doanh hàng giả, vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm và các hành vi kinh doanh trái phép khác.

Dự báo, trong những tháng cuối năm 2012, hàng xuất nhập lậu chủ yếu là các mặt hàng cấm, hàng tiêu dùng, hàng có thuế suất cao, hàng phải kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm:

- Tuyến biên giới phía Bắc (tập trung tại các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng): Mặt hàng nhập lậu cần tập trung kiểm tra là vũ khí và công cụ hỗ trợ, pháo, văn hóa phẩm phản động, gia súc gia cầm, hàng tiêu dùng, vật liệu nổ, ma túy, tiền giả. Mặt hàng xuất lậu chủ yếu là hàng cấm, hàng có giá trị và thuế suất cao như than, quặng, động vật hoang dã quý hiếm, lâm sản quý hiếm và các mặt hàng cấm kinh doanh theo các công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết như ắc qui chì, vi mạch điện tử đã qua sử dụng, nhựa phế thải. Tập trung ngăn chặn các thủ đoạn khai báo không đúng số lượng, chủng loại, giá cả hàng hóa để trốn thuế nhập khẩu, vận chuyển hàng nhập lậu được các đối tượng áp dụng triệt để trên tuyến đường sắt liên vận quốc tế từ Trung Quốc đến ga Yên Viên, Hà Nội.

- Tuyến biên giới Tây - Nam (tỉnh An Giang, Kiên Giang, Long An, Đồng Tháp, Tây Ninh): các mặt hàng nhập lậu trọng điểm là thuốc lá điếu, mỹ phẩm, phụ tùng ô tô đã qua sử dụng. Trước đây đối tượng đầu nậu thường thuê các đối tượng chuyên nghiệp để vận chuyển hàng lậu, nay chuyển sang thuê dân địa phương thông thạo địa bàn vận chuyển nên đã gây nhiều khó khăn cho lực lượng chức năng.

- Tuyến Trung bộ (Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Bình Định, Bình Thuận): Ngoài những mặt hàng vi phạm bị các lực lượng chức năng xử lý thường xuyên, thời gian tới hiện tượng xuất lậu quặng titan sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp qua tuyến đường biển.

- Tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng: bên cạnh các hành vi gian lận, buôn lậu tinh vi như giấu hàng lậu trong các lô hàng phế liệu; lợi dụng sự thông thoáng trong thủ tục hải quan, qua hình thức giao nhận ngoại thương để buôn lậu tại các cảng biển bằng container; vận chuyển hàng cấm bằng đường hàng không qua loại hình quà biếu, quà tặng...thì tình trạng vận chuyển hàng lậu qua tuyến đường sắt sẽ tiếp tục phức tạp.

Đối với hàng giả những tháng cuối năm 2012, tập trung vào dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán, do nhu cầu tiêu dùng của nhân dân tăng cao, các loại hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sẽ tập trung vào các nhóm: rượu, bia, nước giải khát; bánh, mứt, kẹo; mỹ phẩm; phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; các loại hàng tiêu dùng khác tập trung vào giả nhãn mác các thương hiệu lớn. Hàng giả nhập lậu chủ yếu theo tuyến biên giới phía Bắc, tập trung ở các địa bàn thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, sau đó xé nhỏ đưa đi tiêu thụ tại các địa phương khác. Hiện tượng bán hàng giả qua mạng chưa được triệt phá cũng sẽ có cơ hội tiếp tục lan rộng; việc sử dụng phương thức bán hàng đa cấp bất chính để tiêu thụ hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ cũng sẽ diễn biến phức tạp.

Đối với các loại gian lận thương mại khác, đặc biệt chú ý là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, tập trung vào việc tiêu thụ các loại thực phẩm truyền thống sẽ tiếp tục là những điểm nóng. Bên cạnh đó, việc vi phạm các quy định về giá, khuyến mại gian dối trong các dịp lễ, Tết cũng có thể phát sinh với mức độ nhiều hơn.

2. Phương hướng và nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2012

a) Công tác tổ chức chỉ đạo

- Tập trung thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2012 về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2012; Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2011 và các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về những giải pháp chủ yếu nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội; Nghị quyết 13/NQ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2012 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường; Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 26 tháng 9 năm 2012 về việc tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá những tháng cuối năm 2012.

- Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 28/2008/CT-TTg ngày 08 tháng 9 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp cấp bách chống hàng giả, hàng kém chất lượng. Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 20 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật trong kinh doanh xăng dầu và khí hóa lỏng.

- Đẩy mạnh công tác dự báo, nắm chắc diễn biến tình hình thị trường, hàng hóa - giá cả, nhất là các hàng hóa thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân để sẵn sàng đối phó với các tình huống xấu có thể xảy ra.

b) Tập trung kiểm tra, kiểm soát có trọng tâm, trọng điểm

+ Nhóm buôn lậu, buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu các mặt hàng tập trung kiểm tra, kiểm soát là pháo các loại, thuốc nổ, ma túy các loại, động vật hoang dã, gỗ và các lâm sản quý hiếm, xăng dầu, ngoại tệ, rượu ngoại, thuốc lá ngoại, gia súc gia cầm và các sản phẩm của chúng...

+ Nhóm sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ: điện thoại di động, băng đĩa, thực phẩm chức năng, sữa, gas, rượu, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi...

+ Nhóm gian lận thương mại và vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm: gian lận trong đo lường, chất lượng như phân bón, xăng dầu, gian lận về giá, khuyến mại, vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm như gia súc, gia cầm và các sản phẩm của chúng, bánh - mứt kẹo, thực phẩm chế biến công nghệ... Chú trọng kiểm tra, ngăn chặn các hành vi lợi dụng chủ trương “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” của Bộ Chính trị để trà trộn hàng lậu, hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng vào tiêu thụ và đặc biệt là tiếp tục thực hiện công tác kiểm soát thị trường, kiểm soát giá, bảo đảm việc bình ổn giá cả thị trường trong thời điểm hiện nay.

+ Các tuyến, địa bàn trọng điểm: tuyến biên giới phía Bắc, Việt - Lào, biên giới Tây - Nam; khu vực biển Đông Bắc, duyên hải miền Trung; khu vực cửa khẩu, đường mòn, lối mở các tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang, Điện Biên, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Tây Ninh, Long An, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang; khu đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Khánh Hòa, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ.

Thời gian cần tập trung kiểm tra, kiểm soát: các dịp nghỉ lễ, trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013.

c) Bổ sung, sửa đổi cơ chế, chính sách

- Hoàn thiện trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Chương trình hành động quốc gia chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại từ nay đến 2015, tầm nhìn đến 2020", nhằm thống nhất mục tiêu, nhiệm vụ và tăng cường hiệu quả phối hợp giữa các lực lượng chức năng tham gia công tác phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại.

- Tiếp tục rà soát, kiến nghị, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại.

d) Một số công tác khác

- Tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính, giáo dục tư tưởng chính trị, phòng chống các biểu hiện tiêu cực, tham nhũng của cán bộ, công chức các lực lượng chức năng trong công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại. Kịp thời động viên, khen thưởng, các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn.

- Tiếp tục mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong chia sẻ, cung cấp thông tin để đấu tranh chống các hành vi vi phạm giữa các nước có chung biên giới và vi phạm xuyên quốc gia.

- Tăng cường hợp tác với các lực lượng chức năng các nước láng giềng trong quản lý, giám sát, đấu tranh phòng, chống tội phạm, chống buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả, vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm ở khu vực biên giới.

3. Đ xuất, kiến nghị

Tiếp tục kiến nghị Chính phủ, các Bộ ngành một số nội dung như đã nêu tại Báo cáo số 15/BC-BCĐ ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Ban Chỉ đạo 127/TW về công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại năm 2011, phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2012. Cụ thể:

a) Kiến nghị Chính phủ

- Ban hành Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả mà Bộ Công Thương đã trình.

- Ban hành Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về Vệ sinh an toàn thực phẩm mà Bộ Y tế đã trình.

- Chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu, báo cáo Chính phủ sửa đổi, bổ sung thẩm quyền xử lý cho các lực lượng chức năng đối với tang vật vi phạm là lâm sản, động vật hoang dã (quy định tại Khoản 5 Điều 26 Nghị định 99/2009/NĐ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản) để tăng cường việc kiểm tra - xử lý trong lĩnh vực này.

b) Kiến nghị Bộ Tài chính:

- Tiếp tục phối hợp với Ban Chỉ đạo 127/TW để có hướng dẫn kịp thời về những vướng mắc, phát sinh trong việc mua sắm phương tiện, thiết bị chuyên dùng cho lực lượng chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại.

- Phối hợp với Ban Chỉ đạo 127/TW xây dựng cơ chế khuyến khích xã hội hóa các nguồn lực hỗ trợ, công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại.

- Phối hợp các Bộ, ngành xây dựng cơ chế cấp kinh phí mua mẫu, kinh phí giám định chất lượng hàng hóa, kinh phí tiêu hủy tang vật bằng các phương pháp thân thiện với môi trường; có chế độ khen thưởng đặc biệt cho các lực lượng chức năng tham gia bắt giữ, tiêu hủy gia súc, gia cầm do bị ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.

c) Kiến nghị Bộ Công an:

- Tăng cường phát hiện những sơ hở, thiếu sót trong cơ chế, chính sách quản lý kinh tế, pháp luật, đề xuất hướng sửa đổi, bổ sung, không để tội phạm kinh tế lợi dụng cho hoạt động buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại...

- Chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác trinh sát, phát hiện các tổ chức, cá nhân vi phạm trong lĩnh vực công nghệ cao, tài chính, ngân hàng...; các đường dây, ổ nhóm lớn trong buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại để xác lập chuyên án điều tra, xử lý vi phạm.

d) Kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Phối hợp với các Bộ, ngành trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 113/2003/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về quản lý sản xuất, kinh doanh phân bón.

- Phối hợp với các Bộ, ngành ban hành thông tư liên tịch hướng dẫn việc xử lý tang vật là hàng hóa vi phạm hành chính bị tịch thu tiêu hủy như: phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y.

- Phối hợp với Bộ Y tế để thống nhất cơ chế quản lý các chất kích thích tăng trưởng sử dụng trong chăn nuôi.

đ) Kiến nghị Bộ Khoa học và Công nghệ:

Sớm trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 54/2005/NĐ-CP ngày 05 tháng 6 năm 2009 theo hướng tịch thu, tiêu hủy hàng hóa đối với hành vi bán sản phẩm, hàng hóa không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hoặc không đạt mức chất lượng như đã công bố.

e) Kiến nghị Bộ Công Thương:

Rà soát lại chính sách biên mậu được quy định tại Quyết định số 254/2006/QĐ-TTg ngày 07 tháng 11 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới và Quyết định số 139/2009/QĐ-TTg ngày 23 tháng 12 năm 2009 sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định số 254/2006/QĐ-TTg. Từ đó, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Công an sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 60/2011/TTLT-BTC-BCT-BCA ngày 12 tháng 05 năm 2011 hướng dẫn chế độ hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường để khắc phục tình trạng hợp thức hóa hàng nhập lậu.

 

 

Nơi nhận:
-
Thủ tướng Chính phủ;
- Phó TTCP Hoàng Trung Hải;
- Bộ trưởng Bộ Công Thương - Trưởng ban;
- Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú - Phó TBTT;
- Ủy viên Ban Chỉ đạo 127/TW;
- BCĐ 127 các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Vụ KN&CTN - Văn phòng Chính phủ;
- Thành viên CQTT BCĐ 127/TW;
- Chi cục QLTT các tỉnh, thành phố;
- Lưu: VT, CQTT.

KT. TRƯỞNG BAN
PHÓ TRƯỞNG BAN THƯỜNG TRỰC




THỨ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Nguyễn Cẩm Tú

 


PHỤ LỤC

SỐ VỤ, SỐ TIỀN DO CÁC LỰC LƯỢNG CHỨC NĂNG XỬ LÝ 9 THÁNG ĐẦU NĂM 2012
Kèm theo báo cáo số 32/BC-BCĐ, ngày 02 tháng 11 năm 2012

Đơn vị: tỷ đồng

STT

Lực Lượng

SỐ VỤ XỬ LÝ

Chuyển cơ quan chức năng xử lý (số vụ)

 

S TIỀN

Tổng số

Trong đó

Tổng số thu

 

Buôn bán hàng cấm hàng lậu

Hàng giả, Kém CL; Vi phạm quyền SHTT

Gian lận thương mại

Vi phạm khác

Phạt hành chính

Phạt và truy thu thuế

Trị giá hàng hóa vi phạm

Tổng

Hàng đã bán

Hàng chưa bán

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

 

Tổng

115,083

17,019

9,834

15,197

47,427

-

1,329,08

221.58

9.45

119.25

119.25

-

1

Quản lý thị trường

65,521

10,007

8,920

13,898

32,696

 

317.00

188.30

9.45

119.25

119.25

 

2

Công an

8,747

6,145

886

1,299

417

 

515.00

 

 

515.00

 

 

3

Hải quan

15,209

867

28

-

14,314

 

236.00

 

 

 

 

 

4

Bội đội Biên phòng

2,020

 

 

 

 

 

-

 

 

 

 

 

5

Cảnh sát Biển

31

 

 

 

 

 

15.00

 

 

 

 

 

6

Kiểm lâm

17,696

 

 

 

 

 

212.80

 

 

 

 

 

7

Thú y

 

 

 

 

 

 

-

 

 

 

 

 

8

Bảo vệ Thực vật

 

 

 

 

 

 

-

 

 

 

 

 

9

Thanh tra VSATTP

5,472

 

 

 

 

 

9.62

9.62

 

 

 

 

10

Thanh tra KHCN

141

 

 

 

 

 

-

 

 

 

 

 

11

Thanh tra Bộ TT&TT

59

 

 

 

 

 

0.98

0.98

 

 

 

 

12

Thanh tra Bộ VHTT&DL

187

 

 

 

 

 

22.68

22.68

 

 

 

 

Ghi chú: Số liệu này theo báo cáo của các ngành thành viên cơ quan Thường trực Ban 127TW một số cơ quan chưa báo cáo

 

PHỤ LỤC

MẶT HÀNG THU GIỮ, XỬ LÝ 9 THÁNG ĐẦU NĂM 2012 CỦA CÁC LỰC LƯỢNG CHỨC NĂNG
Kèm theo báo cáo số 32/BC-BCĐ, ngày 02 tháng 11 năm 2012

 

Stt

Tên mặt hàng

Đơn v

Tng

Các lực lượng

QLTT

Công an

Hải quan

B đội Biên phòng

Cảnh sát Biển

Kiểm Lâm

Thanh tra chuyên ngành

Các lực lượng khác

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

1

Keroin

Gam

116,400.00

 

 

 

116,400.00

 

 

 

 

2

Ma túy tổng hợp

Viên

100,780

 

 

 

100,620

 

 

160

 

3

Thuốc phiện, cần sa

Kg

1,245

 

 

 

1,244

 

 

1

 

4

Súng

Khẩu

30

 

 

 

27

 

 

3

 

5

Đồ chơi trẻ em

chiếc

250,061

250,061

 

 

 

 

 

 

 

6

Ngoại tệ vận chuyển trái phép, tiền VNĐ giả

USD

1,317,994

 

500,000

241,000

576,351

 

 

643

 

EURO

550

 

 

 

 

 

 

550

 

VND gi

669,230,000

 

10,630,000

529,000,000

129,600,000

 

 

 

 

7

Pháo cáo loại

Kg

10,264

518

 

4,144

5,142

460

 

 

 

Qu, cây

11,440

9,388

 

2,052

 

 

 

 

 

8

Động vật hoang dã

Ngà voi (kg)

9,382

 

 

282

9,100

 

 

 

 

Sừng tê giác, Vẩy tê tê (kg)

112

 

 

112

 

 

 

 

 

Kg

16,463

 

 

112

16,351

 

 

 

 

Con

0

 

 

 

 

 

 

 

 

9

Gỗ các loại

M3

598.00

185.00

 

 

413.00

 

 

 

 

10

Khoáng sản

Tấn

58,603

793

 

 

39,696

18,114

 

 

 

11

Xăng dầu

Lít

1,777,716

64,520

 

1,650,000

55,329

7,867

 

 

 

12

Vải

Kg

8,400

 

 

 

8,400

 

 

 

 

Mét

3,260,591

3,260,591

 

 

 

 

 

 

 

13

Quần áo

Kg

0

 

 

 

 

 

 

 

 

14

Thuốc lá

Nguyên liệu lá thuốc lá

 Kg

15,150

 

 

 

15,150

 

 

 

 

Giá

Bao

0

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhập lậu

Bao

619,212

510,168

 

100,594

 

8,450

 

 

 

15

Rượu

Giá, KCL

Chai

0

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhập lậu

Chai

23,891

22,971

 

902

 

18

 

 

 

16

Nước giải khát (Nhập lậu)

Chai, lon

318,934

224,254

 

94,680

 

 

 

 

 

17

Bia (Nhập lậu)

Chai, lon

72,041

72,041

 

 

 

 

 

 

 

18

Đường kính

Kg

97,931

49,549

 

48,231

151

 

 

 

 

19

Phân bón (Kém chất lượng)

Kg

909,620

586,520

 

18,000

305,100

 

 

 

 

20

Nông sản (trái cây nhập lậu)

Kg

133,194

133,194

 

 

 

 

 

 

 

21

Mỹ phẩm

Giá, KCL, Quá HSD

Hộp, lọ

6,000

 

 

 

 

6,000

 

 

 

Nhập lậu

Hộp, lọ

332,037

306,967

 

25,070

 

 

 

 

 

22

Thuốc tân dược

Viên

123,974

79,971

 

24,451

19,552

 

 

 

 

Hộp

6,598

6,270

 

 

328

 

 

 

 

23

Mũ bảo hiểm

Nhập lậu

Chiếc

0

 

 

 

 

 

 

 

 

Giá, KCL

Chiếc

5,808

5,808

 

 

 

 

 

 

 

24

Vàng bạc, đá quý

Kg

44

 

 

44

 

 

 

 

 

25

Bột ngọt (Mì chính)

Kg

44,568

41,468

 

 

3,100

 

 

 

 

26

Đồ chơi bạo lực

Chiếc

0

 

 

 

 

 

 

 

 

27

Sữa các loại

Hp

58,423

7,026

 

51,397

 

 

 

 

 

28

Thực phẩm chức năng

Hộp

18,874

18,068

 

 

806

 

 

 

 

29

Điện thoại các loại

Chiếc

10,221

9,214

 

 

1,007

 

 

 

 

30

Gạch men

Hộp

5,149

5,149

 

 

 

 

 

 

 

31

Linh kiện điện tử

Kg

0

 

 

 

 

 

 

 

 

Chiếc

152,625

152,625

 

 

 

 

 

 

 

32

Băng đĩa

Chiếc

174,134

54,839

 

 

 

 

 

119.295

 

33

Văn hóa phẩm

Quyển

0

 

 

 

 

 

 

 

 

34

Xe đạp ngoại + Khung

Chiếc

0

 

 

 

 

 

 

 

 

35

Phụ tùng xe máy

Kg

0

 

 

 

 

 

 

 

 

Chiếc

82,481

62,481

 

 

20,000

 

 

 

 

36

Phụ tùng xe ô tô

Kg

0

 

 

 

 

 

 

 

 

Chiếc

61,380

44,538

 

 

16,842

 

 

 

 

37

Ô tô, xe máy (phương tiện v/c)

Chiếc

223

 

 

 

201

22

 

 

 

38

Thuốc bảo vệ thực vật

Cấm sử dụng, không có trong danh mục SX-KD

Kg

0

 

 

 

 

 

 

 

 

Chai, Lít

612

612

 

 

 

 

 

 

 

Quá hạn sử dụng, không có nhãn mác, Giá NH

Kg

0

 

 

 

 

 

 

 

 

Chai, Lít

2,082

2,082

 

 

 

 

 

 

 

39

Thực phẩm đông lạnh

Kg

112,068

 

 

90,268

21,800

 

 

 

 

40

Trứng gia cầm không rõ nguồn gốc, nhập lậu, tiêu hủy

Quả

1,019,010

972,970

 

10,100

 

 

 

 

35,940

41

Gia cầm không rõ nguồn gốc, nhập lậu, tiêu hủy

Kg

417,708

98,150

 

20,988

30,120

 

 

 

268,450

Con

433,786

112,457

 

 

7,380

 

 

 

313,949

42

Gia súc và sản phẩm gia súc không rõ nguồn gốc, nhập lậu, tiêu hủy

Con

198

 

 

 

198

 

 

 

 

Kg

156,551

146,210

 

 

 

 

 

 

10,341

Nội tạng động vật

Kg

53,626

 

 

1,000

3,270

 

 

 

49,356

42

Phế liệu nhập khẩu các loại

Tấn

0

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: Số liệu này theo báo cáo của các ngành thành viên cơ quan Thường trực Ban 127TW một số cơ quan chưa báo cáo

 

PHỤ LỤC

SỐ VỤ KIỂM TRA, XỬ LÝ 9 THÁNG ĐẦU NĂM 2012 CỦA BAN CHỈ ĐẠO 127 CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ
(Kèm theo Báo cáo số 32/BC-BCĐ, ngày 02 tháng 11 năm 2012)

STT

Địa phương

Số vụ kiểm tra

Số vụ xử lý

Các lực lượng khác

Trong đó

 

Buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu

Hàng giả, Kém CL, Vi phạm SHTT

Gian lận thương mại

Vi phạm khác

Tng

QLTT

Công an

Hải quan

Bộ đội BP

Thuế

Kiểm lâm

Thanh tra chuyên ngành

Trạm KSLH

 

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

(16)

(17)

 

 

Tổng số

401,024

215,538

56,179

10,223

12,932

1,876

10,702

14,321

83,078

456

8,679

25,229

5,736

30,957

123,755

 

1

Hà Giang

978

978

602

26

12

21

122

194

1

 

 

266

124

123

465

 

2

Tuyên Quang

1,742

1,742

344

142

 

 

199

1,031

26

 

 

18

 

 

1,724

 

3

Cao Bằng

1,442

224

135

9

32

38

10

 

 

 

 

108

 

18

98

 

4

Lạng Sơn

2,927

2,927

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2,586

75

266

 

 

5

Lai Châu

4,050

621

273

 

12

70

121

111

34

 

 

47

38

301

235

 

6

Điện Biên

1,700

1,700

703

172

19

253

10

272

271

 

 

 

 

 

 

 

7

Lào Cai

10,378

2,017

288

53

41

22

72

 

593

 

948

 

 

 

 

 

8

Yên Bái

1,410

1,213

901

93

 

 

18

197

4

 

 

135

132

281

665

 

9

Thái Nguyên

13,488

2,380

783

19

 

 

211

 

644

 

723

142

97

13

2,128

 

10

Bắc Kạn

1,074

760

158

28

 

 

 

 

574

 

 

280

4

21

455

 

11

Sơn La

11,806

3,670

1,742

467

11

62

98

460

830

 

 

56

67

563

2,984

 

12

Phú Thọ

3,179

1,725

1,280

236

20

 

 

 

189

 

 

192

59

89

1,385

 

13

Vĩnh Phúc

7,226

396

259

41

 

 

 

 

96

 

 

43

8

38

307

 

14

Quảng Ninh

2,532

2,532

638

1,133

170

58

183

208

 

142

 

 

 

 

 

 

15

Bắc Giang

2,503

1,494

1,099

15

 

 

107

201

72

 

 

424

73

194

803

 

16

Bắc Ninh

2,530

1,369

813

29

 

 

488

39

 

 

 

166

8

634

561

 

17

Hòa Bình

2,433

1,629

919

26

 

 

43

 

380

 

261

97

132

780

620

 

18

Hà Nội

72,995

65,046

6,360

1,898

651

 

246

 

55,891

 

 

1,917

1,731

4,397

57,001

 

19

Hải Phòng

7,658

7,317

167

17

6,987

 

 

 

 

 

146

 

 

 

 

 

20

Hải Dương

2,727

2,219

1,249

87

 

 

326

 

517

 

40

362

69

615

1,173

 

21

Hưng Yên

1,740

548

321

40

 

 

36

 

151

 

 

 

 

 

 

 

22

Thái Bình

10,226

2,817

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

23

Nam Định

3,792

1,693

1,304

142

 

6

122

 

119

 

 

101

42

354

737

 

24

Hà Nam

4,218

1,686

1,538

49

8

 

 

4

87

 

 

135

66

484

1,001

 

25

Ninh Bình

5,592

1,050

900

21

22

 

47

33

27

 

 

136

17

594

303

 

26

Thanh Hóa

15,854

6,949

3,336

68

15

100

60

700

160

 

2,510

865

339

1,092

4,653

 

27

Nghệ An

11,588

7,123

2,823

377

51

297

1,633

1,043

708

 

191

1,386

561

2,436

2,740

 

28

Hà Tĩnh

2,890

2,130

1,255

66

132

89

 

 

581

7

 

742

68

 

1,320

 

29

Quảng Bình

3,214

2,266

390

69

45

336

293

970

163

 

 

104

43

64

2,055

 

30

Quảng Trị

2,925

2,475

899

224

771

85

 

345

 

151

 

1,441

 

49

985

 

31

Thừa Thiên Huế

3,406

1,919

874

127

24

15

220

617

42

 

 

152

14

185

1,568

 

32

Đà Nẵng

4,889

3,499

 

 

 

 

 

 

 

 

 

185

64

1,563

1,687

 

33

Quảng Nam

4,076

4,076

2,520

471

72

21

321

261

410

 

 

 

 

 

 

 

34

Quảng Ngãi

2,865

1,045

351

49

47

3

344

187

64

 

 

 

 

 

 

 

35

Bình Định

1,517

1,442

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

36

Phú Yên

2,422

1,601

887

 

 

5

169

465

75

 

 

518

17

388

678

 

37

Khánh Hòa

7,474

1,787

438

36

21

27

490

470

305

 

 

581

60

145

1,001

 

38

Ninh Thuận

4,606

974

124

37

 

3

180

 

599

 

31

37

2

36

899

 

39

Bình Thuận

6,361

3,792

935

37

6

78

499

740

1,497

 

 

122

1

116

3,553

 

40

Gia Lai

5,610

4,053

1,605

25

3

7

54

1,158

1,201

 

 

49

23

962

3,019

 

41

Kon Tum

1,598

1,117

256

3

57

4

 

632

65

 

100

346

19

388

288

 

42

Đắk Nông

1,069

957

700

14

12

18

 

213

 

 

 

129

7

541

280

 

43

Đắk Lắk

7,203

2,713

855

137

25

 

 

1,339

156

 

201

1,565

287

17

844

 

44

Lâm Đồng

4,654

4,113

1,011

402

 

 

 

1,443

 

 

1,257

 

 

 

 

 

45

Tp Hồ Chí Minh

19,180

13,402

3,436

267

1,955

9

1,020

26

6,689

 

 

1,007

506

1,681

10,208

 

46

Bình Dương

21,192

4,905

601

674

564

 

1,107

114

1,845

 

 

154

13

4,738

 

 

47

Bình Phước

6,414

3,566

842

137

53

36

103

513

1,379

 

503

958

61

529

2,018

 

48

Tây Ninh

2,421

2,421

1,579

86

13

70

 

 

 

124

549

1,865

57

499

 

 

49

Đồng Nai

6,965

5,942

1,800

202

700

 

842

244

1,241

 

913

63

90

2,235

3,554

 

50

Bà Rịa - Vũng Tàu

11,462

3,236

334

464

179

37

379

58

1,785

 

 

544

224

486

1,982

 

51

Long An

4,791

1,738

 

 

 

 

 

 

 

 

 

468

116

476

678

 

52

Tiền Giang

4,951

1,504

865

30

 

 

181

 

428

 

 

190

129

626

559

 

53

Bến Tre

1,841

1,841

762

48

 

3

34

24

970

 

 

141

15

258

1,427

 

54

Vĩnh Long

13,050

2,794

 

 

 

 

 

 

 

 

 

444

70

217

932

 

55

Trà Vinh

3,714

1,461

948

59

 

 

126

 

328

 

 

694

102

361

304

 

56

Cần Thơ

1,332

1,012

 

 

 

 

 

 

 

 

 

570

2

153

287

 

57

Hậu Giang

5,992

951

333

142

 

 

5

 

471

 

 

234

89

121

507

 

58

Sóc Trăng

13,588

1,258

533

85

 

1

37

 

602

 

 

72

 

414

772

 

59

Đồng Tháp

588

588

109

369

42

33

 

 

35

 

 

 

 

 

 

 

60

An Giang

2,139

2,139

1,253

716

85

32

 

9

12

32

 

2,100

 

 

39

 

61

Kiên Giang

2,878

1,093

424

38

56

36

46

 

491

 

2

262

13

56

762

 

62

Cà Mau

2,302

1,040

325

21

19

1

100

 

270

 

304

 

 

 

1,040

 

63

Bạc Liêu

1,657

863

 

 

 

 

 

 

 

 

 

30

2

360

471

 

 

PHỤ LỤC

SỐ TIỀN XỬ LÝ 9 THÁNG ĐẦU NĂM 2012 CỦA BAN CHỈ ĐẠO 127 CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ
(Kèm theo Báo cáo số 32/BC-BCĐ, ngày 02 tháng 11 năm 2012)

Đơn vị: Triệu đồng

 

 

Địa phương

Hàng cấm, hàng nhập lậu

Hàng giả, kém chất lượng, vi phạm quyền SHTT

Gian lận thương mại

Vi phạm khác

TỔNG SỐ THU

Tng

Trong đó

Phạt hành chính

Phạt và truy thu Thuế

Trị giá hàng vi phạm

Số tiền phạt HC

Trị giá hàng vi phạm

Số tiền phạt HC

Trị giá hàng vi phạm

Số tiền phạt HC

Trị giá hàng vi phạm

Số tiền phạt HC

Trị giá hàng vi phạm

Tng

Trong đó

Hàng đã bán

Hàng chưa bán

Hàng tiêu hủy

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

(16)

(17)

 

Tổng số

160,402.68

273,902.94

24,982.55

19,637.84

2,741,004.85

11,507.53

204,049.68

130,051.94

5,747,648.58

3,228,697.44

1,664,046.60

854,904.54

583,473.94

201,889.30

69,541.30

1

Hà Giang

 

 

 

 

 

 

 

 

10,188.51

2,813.27

6,030.00

1,345.24

989.30

137.80

218.14

2

Tuyên Quang

36.80

40.04

 

 

 

 

7,307.30

73.80

25,686.19

7,344.20

11,622.59

6,719.40

6,605.60

39.20

74.60

3

Cao Bằng

211.55

971.57

 

 

3.60

 

18.80

 

6,791.85

406.15

1,762.66

4,623.04

1,253.12

3,341.10

28.82

4

Lạng Sơn

7,537.82

27,361.28

79.70

573.00

150.00

3,923.29

 

 

39,625.09

7,767.52

 

31,857.57

25,057.57

 

6,800.00

5

Lai Châu

19.10

203.80

52.90

71.99

1,297.00

846.10

1,266.32

86.00

4,054.36

1,377.75

477.54

2,199.07

508.03

1,420.79

270.24

6

Điện Biên

 

 

 

 

 

 

 

 

7,772.00

4,400.00

3,372.00

0.00

 

 

 

7

Lào Cai

512.05

4,763.17

0.60

5.20

117.68

0.80

247.60

77.34

14,440.00

1,280.00

7,590.00

5,570.00

5,570.00

 

 

8

Yên Bái

321.88

 

475.30

 

560.78

 

2,021.90

 

16,737.60

3,354.63

33.00

13,349.97

7,162.06

5,236.93

950.98

9

Thái Nguyên

403.50

513.50

123.90

27.00

40.20

2.00

9,446.60

4,411.30

34,983.33

10,014.21

20,106.60

4,862.52

4,611.42

 

251.10

10

Bắc Kạn

382.65

464.03

15.00

 

52.60

 

244.45

67.75

7,734.00

2,616.00

1,780.00

3,338.00

1,966.00

891.00

481.00

11

Sơn La

40.85

295.68

91.65

136.61

489.70

60.24

6,094.19

28.11

9,065.92

6,715.41

1,830.01

520.50

121.28

167.49

231.73

12

Phú Thọ

521.60

38,135.50

125.10

207.00

438.70

219.80

2,694.60

2,338.00

45,661.40

3,891.00

693.40

41,077.00

11,348.10

29,339.10

389.80

13

Vĩnh Phúc

152.80

605.00

27.60

77.90

46.60

 

1,763.90

40.00

24,297.61

1,991.03

21,160.00

1,146.58

1,117.90

 

28.68

14

Quảng Ninh

 

 

 

 

 

 

 

 

101,567.47

31,844.69

 

69,722.78

69,722.78

 

 

15

Bắc Giang

2,234.68

3,069.51

300.45

 

359.99

 

1,720.73

 

14,217.76

4,615.86

5,227.18

4,374.72

4,374.72

 

 

16

Bắc Ninh

1,290.00

2,580.00

63.60

50.00

10,851.80

 

748.13

 

64,616.10

12,953.90

46,040.10

5,622.10

2,948.80

2,630.00

43.30

17

Hòa Bình

43.20

182.30

60.00

102.80

1,037.90

101.28

1,232.10

192.60

2,947.58

2,373.37

5.10

569.11

 

336.56

232.55

18

Hà Nội

3,628.52

29,148.85

6,315.24

6,096.19

423,041.90

384.39

27,589.13

 

781,319.79

214,144.84

415,471.00

151,703.95

121,285.77

11,081.58

19,336.60

19

Hải Phòng

 

 

 

 

 

 

 

 

40,939.86

21,745.75

 

19,194.11

19,194.11

 

 

20

Hải Dương

 

 

 

 

 

 

 

 

42,414.45

6,613.27

31,222.00

4,579.18

4,579.18

 

 

21

Hưng Yên

 

 

 

 

 

 

 

 

17,523.40

2,520.50

12,383.00

2,619.90

2,437.20

 

182.70

22

Thái Bình

 

 

 

 

 

 

 

 

9,950.46

9,950.46

 

0.00

 

 

 

23

Nam Định

457.55

3,949.85

98.90

225.49

13,719.20

620.50

1,537.95

58.35

20,667.79

4,902.60

10,911.00

4,854.19

3,966.50

820.66

67.03

24

Hà Nam

242.50

 

1.50

 

31.50

 

53.70

 

3,281.50

1,477.20

 

1,804.30

1,804.30

 

 

25

Ninh Bình

668.00

3,513.00

16.00

165.00

1,176.00

155.00

391.00

20.00

21,761.00

2,251.00

15,657.00

3,853.00

2,939.00

369.00

545.00

26

Thanh Hóa

8,986.00

13,769.00

1,322.00

1,359.00

4,236.00

100.00

8,635.00

623.00

47,030.00

23,179.00

8,000.00

15,851.00

12,013.00

1,472.00

2,366.00

27

Nghệ An

8,170.00

25,090.00

290.00

419.00

12,707.00

1,995.00

2,906.00

2,053.00

196,810.00

23,978.00

142,772.00

30,060.00

16,770.00

11,642.00

1,648.00

28

Hà Tĩnh

1,948.53

16,862.74

 84.00

13.20

 

 

650.00

202.50

21,686.24

4,237.90

 

17,448.34

17,448.34

 

 

29

Quảng Bình

401.80

727.30

88.60

47.33

130.70

86.30

5,553.00

1,500.00

23.099.55

6,174.10

8,281.70

8,643.75

8,332.50

238.15

73.10

30

Quảng Trị

4,233.32

29,856.87

 

 

139.05

747.98

5,029.92

807.65

42,329.21

9,396.05

 

32,933.16

17,612.88

10,509.95

4,810.33

31

Thừa Thiên Huế

283.50

 

320.70

 

176.75

 

2,960.43

 

30,571.93

3,741.43

15,570.37

11,260.13

5,969.61

3,771.00

1,519.52

32

Đà Nẵng

 

 

 

 

 

 

 

 

42,144.00

15,982.00

25,072.00

1,090.00

1,090.00

 

 

33

Quảng Nam

 

 

 

 

 

 

 

 

64,866.01

22,284.22

42,581.79

0.00

 

 

 

34

Quảng Ngãi

 

 

 

 

 

 

 

 

39,375.65

4,326.65

31,610.00

3,439.00

3,439.00

 

 

35

Bình Định

107

 

22

 

461

 

1,730

 

6,465.87

3,669

190

2,607.20

 

316

2,291.50

36

Phú Yên

 

 

 

 

 

 

 

 

13,620.21

4,048.23

6,822.80

2,749.18

1,243.00

1,480.75

25.43

37

Khánh Hòa

12,300.00

 

319.65

 

721.07

 

17,974.92

 

64,921.09

20,215.65

39,345.10

5,360.34

5,360.34

 

 

38

Ninh Thuận

 

 

 

 

 

 

 

 

15,324.15

2,291.40

9,657.16

3,375.59

648.90

2,611.60

115.09

39

Bình Thuận

490.00

 

7.00

 

504.00

 

11,719.00

 

27,472.80

12,719.80

9,264.30

5,488.70

5,488.70

 

 

40

Gia Lai

 

 

 

 

 

 

 

 

73,866.54

21,314.51

34,414.75

18,137.28

18,137.28

 

 

41

Kon Tum

5,805.50

 

60.80

38.50

2,470.50

 

642.20

153.60

9,206.97

8,961.47

 

245.50

7.50

10.70

227.30

42

Đắk Nông

97.30

31.89

13.05

6.90

2,483.70

1,353.05

298.90

513.00

4,302.97

2,892.98

17.60

1,392.39

1,353.00

26.07

13.32

43

Đắk Lắk

10,456.62

11,317.90

513.80

76.74

147.50

 

1,228.15

 

39,283.65

12,888.45

 

26,395.20

11,667.20

 

14,728.00

44

Lâm Đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

18,591.31

13,678.91

3,814.20

1,098.20

921.00

158.00

19.20

45

Tp Hồ Chí Minh

8,693.00

 

6,817.20

 

2,227,469.10

 

56,351.20

 

2,489,615.70

2,311,602.00

8,938.00

169,075.70

48,332.00

110,897.50

9,846.20

46

Bình Dương

 

 

 

 

 

 

 

 

344,072.00

87,121

248,801

8,150.13

8,150

 

 

47

Bình Phước

3,372.60

3,539.29

109.80

 

2,780.46

 

2,661.47

 

20,743.16

10,611.63

6,041.74

4,089.79

4,089.79

 

 

48

Tây Ninh

1,471.00

 

22.20

 

999.40

 

 

 

16,754.64

3,953.97

253.97

12,546.70

12,546.70

 

 

49

Đồng Nai

 

 

 

 

 

 

 

 

315,013.50

108,155.50

206,200.40

657.60

657.60

 

 

50

Bà Rịa - Vũng Tàu

52,000.00

 

 

 

24,100.00

 

1,564.07

81,777.37

143,097.82

43,296.97

99,238.77

562.08

52.80

187.68

321.60

51

Long An

 

 

 

 

 

 

 

 

72,277.00

5,745.00

65,296.00

1,236.00

1,236.00

 

 

52

Tiền Giang

485.47

4,121.20

1,756.03

7,000.00

2,025.90

 

1,302.62

 

9,354.39

5,570.03

2,881.35

903.01

191.19

150.12

561.70

53

Bến Tre

 

 

 

 

 

 

 

 

12,625.83

 9,214.52

331.55

3,079.76

3,079.76

 

 

54

Vĩnh Long

391.49

1,631.37

1,619.28

2,325.59

1,050.07

885.80

3,277.73

322.57

9,058.32

6,339.00

672.69

2,046.63

 

1,289.78

756.85

55

Trà Vinh

1,090.40

2,805.50

1,499.10

613.40

1,106.10

 

1,017.90

 

5,181.67

 4,373.08

340.59

468.00

468.00

 

 

56

Cần Thơ

1,326

2,381

5

 

1,206

26

1,075

17,045

7,106.49

 4,523

 

2,583.59

2,584

 

 

57

Hậu Giang

 

 

 

 

 

 

 

 

3,129.26

1,761.47

122.31

1,245.48

567.60

677.88

 

58

Sóc Trăng

473.30

 

 

 

2,188.90

 

1,033.00

 

4,780.56

 4,160.80

580.73

39.03

 

24.64

14.39

59

Đồng Tháp

 

 

 

 

 

 

 

 

7,812.00

2,348.0

 

5,464.00

5.464

 

 

60

An Giang

17,940.00

45,972.00

 

 

 

 

141.50

17,661.00

81,715.00

18,082.00

 

63,633.00

63,633.00

 

 

61

Kiên Giang

968.80

 

647.80

 

477.50

 

3,833.24

 

10,939.71

5,559.38

1,468.21

3,912.12

3,912.12

 

 

62

Cà Mau

 

 

 

 

 

 

6,029.33

 

30,471.51

7,090.52

22,327.06

1,053.93

471.27

582.66

 

63

Bạc Liêu

206.30

 

1,617.30

 

9.00

 

2,057.30

 

14,686.86

3,845.55

9,764.51

1,076.80

973.40

31.90

71.50

 

PHỤ LỤC

MẶT HÀNG THU GIỮ, XỬ LÝ 9 THÁNG ĐẦU NĂM 2012 CỦA BAN CHỈ ĐẠO 127 CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ
(Kèm theo Báo cáo 32/BC-BCĐ ngày 02 tháng 11 năm 2012)

STT

Đơn vị

Heroin, thuốc phiện, cần sa, ma túy tổng hp

Đồ chơi trẻ em kích động bạo lực, ảnh hưởng nhân cách

Xăng dầu

Pháo các loại

Động vật hoang dã

Gỗ các loại

Ngoại tệ

Khoáng sản

Vàng bạc đá quý

Thuốc lá

Bia, NGK

Rượu

Nông sn

Phân bón giả

Phân bón kém chất lượng (nhập lậu)

Thức ăn chăn nuôi

Lá, thuốc lá

TL giả

Nhập liệu

Giá

Hết hạn SD, kém chất lượng

Nhập lậu

Giả, kém chất lượng

Nhập lậu

 

 

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

 

Đơn vị

Gam

Viên

Chiếc

Lít

Kg

Quả, cây que

Ngà voi (cái, kg)

Kg

Con

M3

USD

Euro

Tấn

Kg

Tấn

Bao

Bao

Chai lớn

Chai lớn

Chai lớn

Chai

Chai

Kg

Kg

Kg

Kg

 

Tổng

1,323,910

132,058

343,864

302,786

13,810

16,368

0

32,914

9,077

44,846

1,189,549

450

166,728

144

18

6,942

3,277,893

0

661

378,087

7,455

52,216

574,969

8,000

2,654,679

10,838

1

Hà Giang

 

 

49

 

106.4

 

 

66.6

1

383.01

 

 

39.6

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8600

 

2

Tuyên Quang

 

 

475

 

5.6

 

 

98.6

 

867.32

 

 

40.02

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Cao Bằng

63.3

 

90

 

434

 

 

41

 

6

 

 

17.5

 

17.7

 

113

 

 

 

 

 

72000

 

 

 

4

Lạng Sơn

11777.0

22373

2257

 

7675.8

3600

 

332.8

1000

542.99

 

 

2.5

 

 

 

 

 

 

13596

 

 

 

 

 

50

5

Lai Châu

4659.0

 

618

 

33

 

 

326.8

100

145.44

 

 

 

 

 

 

113

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Điện Biên

104040.0

2904

 

 

 

1500

 

220

 

460.7

135000

 

 

35

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Lào Cai

317.1

 

1085

2000

625.6

 

 

26

 

83.3

 

 

49.24

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2000

 

103000

 

8

Yên Bái

 

 

70

 

 

 

 

 

 

106.25

 

 

35.17

 

 

 

400

 

252

 

7455

 

5860

 

307000

 

9

Thái Nguyên

36.0

 

3133

 

245.4

616

 

59.5

 

1783.6

 

 

259.8

 

 

 

2390

 

 

 

 

34

 

 

 

 

10

Bắc Kạn

 

 

 

 

 

 

 

186

 

472.53

 

 

70.8

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11

Sơn La

32795.5

9018

866

 

8.9

 

 

11.8

9

588.39

271000

 

 

 

 

 

 

 

 

202

 

 

 

 

 

 

12

Phú Thọ

 

 

28

 

 

 

 

54.4

22

298.4

 

 

9016.9

 

 

 

780

 

 

9600

 

 

 

 

 

 

13

Vĩnh Phúc

 

 

 

 

123.6

 

 

279.7

 

17.9

 

 

9.19

 

 

 

 

 

 

1296

 

 

 

 

 

 

14

Quảng Ninh

11783.1

2940

187590

26987

1363.2

 

 

8985

 

 

 

 

148268

 

 

6050

103560

 

 

 

 

1114

73520

 

 

 

15

Bắc Giang

 

 

665

10300

160

 

 

 

 

76.4

 

 

21.08

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7000

 

1525

 

16

Bắc Ninh

 

 

7066

 

2

 

 

100

 

47.2

 

 

 

 

 

 

850

 

 

 

 

 

15500

 

 

 

17

Hòa Bình

 

 

323

 

 

153

 

3.3

 

49.97

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

18

Hà Nội

 

 

63933

 

282.5

 

 

 

 

6404

86000

 

 

35

 

 

15297

 

 

2140

 

2917

 

 

4500

 

19

Hải Phòng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

20

Hải Dương

 

 

2210

 

816

150

 

1796

 

 

 

 

120

 

 

 

3375

 

 

 

 

12

 

 

 

 

21

Hưng Yên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

22

Thái Bình

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

23

Nam Định

 

 

909

9000

148.7

150

 

326

 

5.6

 

 

115

 

 

 

7150

 

 

 

 

 

 

 

2550

 

24

Hà Nam

 

 

8680

 

71

 

 

389

 

 

 

 

 

 

 

 

2030

 

 

 

 

 

 

 

 

 

25

Ninh Bình

 

 

317

 

 

2510

 

315.4

1833

41.295

 

 

70.2

 

 

 

1759

 

263

 

 

120

 

 

32500

 

26

Thanh Hóa

49.0

 

32052

 

90.3

53

 

3312

1165

749

 

 

179

 

 

 

2338

 

 

 

 

712

 

 

 

 

27

Nghệ An

34852.9

13074

1149

 

1427.7

 

 

4100.8

601

3032.1

42900

450

1.22

 

 

 

12234

 

 

9992

 

2039

 

 

 

 

28

Hà Tĩnh

1029690.0

 

 

 

77.6

 

 

6356.2

1065

1065.6

 

 

2.5

 

 

 

90

 

 

24041

 

 

7000

 

 

 

29

Quảng Bình

 

17961

 

1000

47,03

190

 

239

 

1487

 

 

 

 

 

 

5194

 

 

2976

 

 

 

 

 

 

30

Quảng Trị

1000.0

34793

8184

3700

 

3450

 

1095.3

113

512.17

200000

 

 

 

 

 

142054

 

 

162405

 

4183

9345

 

 

 

31

Thừa Thiên Huế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

32

Đà Nẵng

298.8

2212

 

400

 

 

 

36.6

11

62.83

 

 

3

 

 

 

24345

 

 

 

 

120

 

 

 

 

33

Quảng Nam

33.9

 

 

 

 

 

 

508

13

2570.9

 

 

5468

 

 

 

20600

 

 

 

 

 

 

 

 

 

34

Quảng Ngãi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

35

Bình Định

 

 

4573

4460

 

 

 

 

 

20.2

 

 

 

 

 

 

23630

 

 

2496

 

192

1230

 

6030

 

36

Phú Yên

 

 

 

 

 

 

 

101.5

480

362.3

 

 

 

 

 

 

4343

 

 

 

 

 

 

 

 

 

37

Khánh Hòa

33824.0

 

2687

61782.6

0.95

 

 

 

163

752.58

 

 

1.25

 

 

 

3028

 

 

8280

 

98

 

 

 

 

38

Ninh Thuận

 

 

 

 

 

 

 

 

134

603.94

 

 

1437.02

 

 

 

3111

 

 

 

 

126

8960

 

 

 

39

Bình Thuận

 

 

118

 

 

 

 

 

136

883.31

 

 

1496.83

 

 

 

8294

 

 

 

 

60

 

 

 

 

40

Gia Lai

 

 

205

 

 

118

 

407.5

 

3112.8

 

 

 

 

 

 

8715

 

 

 

 

 

 

 

 

 

41

Kon Tum

 

 

 

4050

 

480

 

40

 

665.6

 

 

 

 

 

 

 245

 

 

12600

 

 

 

 

 

 

42

Đắk Nông

2.1

 

 

 

 

 

 

49

 

949.36

 

 

 

 

 

 

187

 

 

 

 

 

 

 

 

 

43

Đắk Lắk

 

 

 

 

57.6

 

 

311

71

754.19

 

 

1.2

 

 

 

34685

 

 

 

 

235

20150

 

 

 

44

Lâm Đồng

 

 

 

1200

18.9

 

 

44

1233

1958.2

 

 

3

 

 

 

494

 

 

 

 

 

 

 

 

 

45

Tp Hồ Chí Minh

47270.0

26744

2182

893

 

102

 

1877

21

10327

61485

 

 

 

 

 

251778

 

 

78817

 

35392

 

 

1887274

 

46

Bình Dương

 

 

6037

 

 

 

 

 

255

81

 

 

 

 

 

 

24584

 

 

 

 

161

 

8000

 

 

47

Bình Phước

 

 

200

2856

35.55

183

 

84.7

31

1898.6

 

 

 

 

 

 

56177

 

 

1488

 

12

9000

 

 

236

48

Tây Ninh

 

 

1482

3013

 

125

 

493

 

41

128377

 

 

74

 

892

316613

 

 

35721

 

779

286646

 

1000

 

49

Đồng Nai

 

 

1058

12600

 

348

 

200

588

337

1700

 

 

 

 

 

16864

 

146

720

 

138

 

 

73700

452

50

Bà Rịa - Vũng Tàu

11418.1

39

708

102327

 

 

 

40

32

48.49

7677

 

 

 

 

 

17182

 

 

 

 

36

10000

 

 

 

51

Long An

 

 

 

819

 

 

 

 

 

 

90000

 

 

 

 

 

680326

 

 

 

 

420

 

 

 

 

52

Tiền Giang

 

 

38

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

33699

 

 

480

 

 

 

 

 

 

53

Bến Tre

 

 

300

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

24252

 

 

 

 

 

 

 

 

10100

54

Vĩnh Long

 

 

1705

 

 

100

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

24740

 

 

 

 

131

 

 

 

 

55

Trà Vinh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

126643

 

 

 

 

189

 

 

 

 

56

Cần Thơ

 

 

 

870

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

133123

 

 

 

 

98

 

 

 

 

57

Hậu Giang

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

58

Sóc Trăng

 

 

364

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

17518

 

 

 

 

 

 

 

 

 

59

Đồng Tháp

 

 

 

1776

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

376096

 

 

 

 

1171

 

 

 

 

60

An Giang

 

 

458

40562

 

2530

 

 

 

174.63

165410

 

 

 

 

 

638440

 

 

11237

 

1539

17603

 

227000

 

61

Kiên Giang

 

 

 

12190

 

10

 

 

 

16

 

 

 

 

 

 

107354

 

 

 

 

188

29155

 

 

 

62

Cà Mau

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1100

 

 

 

 

 

 

 

 

 

63

Bạc Liêu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC

MẶT HÀNG THU GIỮ, XỬ LÝ 9 THÁNG ĐẦU NĂM 2012 CỦA BAN CHỈ ĐẠO 127 CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ
(Kèm theo Báo cáo số 32/BC-BCĐ ngày 02 tháng 11 năm 2012)

STT

Đơn vị

Điện thoại các loại

Máy tính bỏ túi giả các loại

Đồ điện tử, điện dân dụng các loại

Băng đĩa

Văn hóa phẩm

Hóa chất

Sơn các loại

Phụ tùng xe máy

Phụ tùng ô

Gạch men

Gas (LPG)

Mũ bảo hiểm

Vải, quần áo may sn

Giá nhãn hiệu, kém CL

Nhập lậu

 

 

(16)

(17)

(18)

(19)

(20)

(21)

(22)

(23)

(24)

(25)

(26)

(27)

(28)

 

Đơn vị

Chiếc

Chiếc

Chiếc

Chiếc

Quyển, chiếc

Kg

Thùng

lít

Thùng

Hộp, lon

kg

Cái

Chi tiết

Cái

Chi tiết

Hộp

Bình Mini

Bình 12kg, 24kg

Dụng cụ sang chiết

Chiếc

Chiếc

Mét

 

Tổng

36,462

2,275

44,615

342,899

23,390

2,042,219

793

38,354

52

631

264,223

123,831

115,332

16,072

3,746

2,144

19,773

9,717

6,725,426

1

Hà Giang

199

 

 

4,261

 

 

 

 

 

 

 

 

 

350

 

 

 

200

1220

2

Tuyên Quang

82

 

 

 

 

125

 

220

 

 

500

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Cao Bằng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Lạng Sơn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Lai Châu

 

 

 

3,417

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Điện Biên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

230

700

7

Lào Cai

 

 

 

4,300

160

 

 

 

 

108

245

192

 

 

 

 

 

 

36610

8

Yên Bái

 

 

40

112

 

 

 

 

 

 

5,970

 

 

 

 

 

 

 

9400

9

Thái Nguyên

18

67

 

932

139

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10

Bắc Kạn

 

 

 

3,529

168

 

 

 

 

 

 

315

 

 

 

 

120

 

 

11

Sơn La

778

124

 

373

210

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12

Phú Thọ

 

 

 

193

 

 

 

 

52

44

23

 

48

 

 

 

 

 

9033.5

13

Vĩnh Phúc

 

 

 

280

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

140

 

187

 

 

14

Quảng Ninh

4,767

71

1,616

 

 

 

 

 

 

 

808

239

6,495

 

 

 

 

 

158505

15

Bắc Giang

 

 

 

 

150

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

16

Bắc Ninh

 

 

47

 

 

 

 

 

 

 

6,175

 

390

 

 

 

 

 

76566

17

Hòa Bình

8

 

 20

2,667

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

35

 

 

18

Hà Nội

107

 

4,734

19,048

2,809

645

 

 

 

 

2,818

8,658

181

423

211

 

11439

1365

296895

19

Hải Phòng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

20

Hải Dương

79

10

116

 

 

 

 

 

 

 

4,508

4,591

1,325

 

19

 

135

 

26397

21

Hưng Yên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

22

Thái Bình

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

23

Nam Định

 

 

 

 

 

 

 

240

 

 

48

 

 

 

 

 

 

 

46720

24

Hà Nam

 

 

 

4,300

4,288

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

463

 

 

25

Ninh Bình

 

 

525

460

 

 

 

 

 

 

2,069

194

94

5,600

 

 

280

 

6178

26

Thanh Hóa

195

 

 

 

3,538

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

832

 

 

27

Nghệ An

 

 

21,100

130

 

 

44

 

 

 

 

 

35

 

 

 

 

309

 

28

Hà Tĩnh

 

 

 

 

 

 

 

46

 

132

 

 

400

 

41

 

 

 

 

29

Quảng Bình

 

37

 

 

 

 

 

 

 

19

 

 

 

 

7

 

1 33

 

15000

30

Quảng Trị

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1,053

13,808

 

 

 

 

140

7500

12746

31

Thừa Thiên Huế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

32

Đà Nẵng

 

 

 

636

 

 

 

 

 

 

99

 

898

18

 

 

150

 

 

33

Quảng Nam

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1,096

 

 

 

 

 

 

 

34

Quảng Ngãi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

35

Bình Định

13

78

 

47,170

 

400

50

 

 

 

792

 

34

 

6

 

1224

 

 

36

Phú Yên

1,375

 

 

6,764

 

5525

 

 

 

 

1,020

 

 

 

 

 

 

 

21092

37

Khánh Hòa

303

589

 

400

 

 

 

 

 

 

 

80

 

 

161

 

128

 

9097

38

Ninh Thuận

426

 

 

190

 

 

 

 

 

 

 

 

 

78

 

 

230

 

 

39

Bình Thuận

11

175

 

118

 

 

135

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12100

40

Gia Lai

52

 

 

42,594

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

41

Kon Tum

 

143

 

549

 

 

 

 

 

88

 

 

 

 

 

 

 

 

 

42

Đắk Nông

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1,097

43

4

 

 

 

43

Đắk Lắk

91

 

23

781

 

 

 

 

 

 

2,810

 

200

 

21

 

406

 

 

44

Lâm Đồng

108

 

 

 

 

 

 

 

 

200

 

 

12

 

 

 

36

 

 

45

Tp Hồ Chí Minh

8,400

456

15,726

93,499

 

2035524

537

37848

 

 

229,045

92,458

105,185

1,546

1,144

 

2602

 

5788565

46

Bình Dương

 

97

 

8,600

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

35250

47

Bình Phước

80

 

 

9,935

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1,233

70

 

399

 

 

48

Tây Ninh

382

29

 

 

 

 

 

 

 

 

1,251

 

 

 

 

 

 

 

14600

49

Đồng Nai

1,289

 

 

4,085

 

 

 

 

 

 

880

1,469

 

4,738

 

20

 

 

12925

50

Bà Rịa - Vũng Tàu

155

79

 

9,983

11,800

 

27

 

 

40

505

 

 

690

934

2,120

 

 

 

51

Long An

146

 

 

6,360

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

130990

52

Tiền Giang

17,041

320

 

11,653

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

53

Bến Tre

57

 

 

23,480

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

113

 

54

Vĩnh Long

 

 

 

8,113

 

 

 

 

 

 

 

 

 

38

 

 

 

 

 

55

Trà Vinh

51

 

552

 

 

 

 

 

 

 

3,104

 

36

120

 

 

 

 

 

56

Cần Thơ

26

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

141

44

 

 

 

 

57

Hậu Giang

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

58

Sóc Trăng

 

 

 

4,034

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

59

Đồng Tháp

38

 

 

 

 

 

 

 

 

 

500

 

 

 

 

 

 

 

 

60

An Giang

125

 

116

 

 

 

 

 

 

 

 

731

 

 

 

 

 

 

4836

61

Kiên Giang

 

 

 

9,953

128

 

 

 

 

 

 

 

 

 

905

 

934

 

 

62

Cà Mau

60

 

 

10,000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

63

Bạc Liêu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC

MẶT HÀNG THU GIỮ, XỬ LÝ 9 THÁNG ĐẦU NĂM 2012 CỦA BAN CHỈ ĐẠO 127 CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ
(Kèm theo Báo cáo số 32/BC-BCĐ ngày 02 tháng 11 năm 2012)

STT

Đơn vị

Sa các loại

Bánh kẹo các loại

Thực phẩm chức năng

Mì chính, Bột ngọt

Đường kính

Bột giặt, xà phòng

Hóa mỹ phm

Dược phẩm

Thuốc thú y

Thuốc bảo vệ thực vật

Trứng gia cầm

Gia cầm

Gia súc

 

 

(34)

(35)

(36)

(37)

(38)

(39)

(40)

(41)

(42)

(43)

(44)

(45)

(46)

 

Đơn vị

Hộp, kg

Thùng, Gói, hộp

Kg

Hộp

Kg

gói

Kg

Kg, gói

Hộp, Chai lọ

Cái, Tuýp Gói

Vỉ, Tuýp, ống, lọ

Hộp

Viên

Hộp, gói

Chai, lọ, ống

Kg

Gói

Quà

Kg

Con

Kg

Con

 

Tổng

177,546

883,287

52,719

67,443

109,422

9,365

664,524

10,919

241,326

456,261

130,839

0

54,177

1,848

3,044

4,543

8,618

1,967,446

271,624

1,983,709

494,468

23,370

1

Hà Giang

1655

 

 

 

366

 

 

808.2

 

 

 

 

 

 

 

468

 

4,680

234

1,790

 

 

2

Tuyên Quang

 

115

 

 

36

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Cao Bằng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

777

 

 

 

4

Lạng Sơn

 

 

 

1,680

57

 

 

35.4

17,246

14,039

 

 

19132

 

 

 

 

22,800

32,455

253,946

 

 

5

Lai Châu

 

973

 

 

27

 

 

599

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1,500

 

1,110

 

 

6

Điện Biên

 

 

160

 

540

 

 

 

 

2,791

 

 

 

 

 

 

 

 

535

1,070

2,340

 

7

Lào Cai

 

95

 

 

136

 

 

 

 

 

200

 

 

 

2,742

809

1,442

30,770

265

6,400

 

414

8

Yên Bái

 

359

755

 

 

 

 

572

 

40,016

 

 

 

 

 

 

 

 

5,125

 

 

 

9

Thái Nguyên

132

 

5

 

87

31

 

110

 

 

 

 

 

 

 

32

 

 

 

 

 

36

10

Bắc Kạn

 

37

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

780

200

27,510

 

 

11

Sơn La

355

11,635

 

 

1,129

 

 

100

 

6,890

 

 

 

 

 

 

 

 

4,470

 

 

 

12

Phú Thọ

 

175

895

 

560

220

 

171.6

 

1,896

3178

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

13

Vĩnh Phúc

 

 

25

 

1,210

 

 

180

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

14

Quảng Ninh

 

 

 

 

38,223

 

12,600

392

40,861

 

 

 

 

 

 

 

 

102,200

138,888

327,450

 

 

15

Bắc Giang

 

 

 

 

459

 

 

171

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

150

 

 

 

16

Bắc Ninh

 

750

 

 

 

85

 

 

 

730

 

 

 

 

 

 

 

 

1,600

 

 

 

17

Hòa Bình

 

1,692

 

 

 

161

 

 

 

70

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

18

Hà Nội

 

34,105

12,922

 12,598

44,350

 

13,470

373

37,831

 

 

 

5819

 

 

 

 

 

65,470

 

79,351

 

19

Hải Phòng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

20

Hải Dương

 

 

117

 

161

972

 

710

 

14575

 

 

 

 

61

666

6,328

 

7,500

 

 

 

21

Hưng Yên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

22

Thái Bình

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

23

Nam Định

 

 

900

 

422

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

29,278

 

 

24

Hà Nam

 

 

443

 

 

 

 

 

1040

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

25

Ninh Bình

223

5,873

 

 

3,227

457

 

84

4764

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

26

Thanh Hóa

 

 

869

 

2,336

 

 

278

 

40992

 

 

 

 

 

 

 

41.600

960

400

 

 

27

Nghệ An

 

100

 

 

 

 

2,000

700

448

10560

 

 

 

 

 

 

 

23,700

 

 

 

39

28

Hà Tĩnh

 

 

 

50

 

14

3,800

312

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

29

Quảng Bình

 

240

40

 

 

146

1,040

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

30

Quảng Trị

81161

15,360

8,169

52,155

 

4,553

233,470

 

1877

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

31

Thừa Thiên Huế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

32

Đà Nẵng

8739

 

 

 

2,400

694

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1,131

 

 

 

33

Quảng Nam

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

34

Quảng Ngãi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

35

Bình Định

 

 

 

 

 

 

23,150

 

 

 

 

 

300

 

 

 

153

 

 

 

 

 

36

Phú Yên

 

 

 

 

 

 

 

 

3240

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

37

Khánh Hòa

 

 

 

 

2,750

 

 

 

 

 

 

 

810

745

 

 

 

 

 

 

 

 

38

Ninh Thuận

 

 

 

 

90

 

 

550

599

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

39

Bình Thuận

 

413

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

40

Gia Lai

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

41

Kon Tum

 

 

263

 

 

 

 

 

 

 

 

 

230

 

 

 

 

4,540

 

232

 

28

42

Đắk Nông

 

 

 

 

 

 

 

107

 

 

 

 

 

 

 

 

340

 

 

 

 

 

43

Đắk Lắk

 

 

 

 

 

 

 

 

710

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

44

Lâm Đồng

 

 

3,500

 

67

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

45

Tp Hồ Chí Minh

64140

811,137

2,921

 

4,382

1,330

7,370

 

18387

323095

123614

 

7620

 

 

 

 

1,734,876

 

1,330,276

409,784

21,838

46

Bình Dương

 

 

 

 

 

 

 

 

7688

 

 

 

4177

 

 

 

 

 

10,237

3,218

 

66

47

Bình Phước

 

 

 

 

12

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

125

 

142

42

48

Tây Ninh

19522

 

138

 

4,146

 

6,733

 

2944

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

49

Đồng Nai

 

 

730

 

22

530

 

1054

10276

 

 

 

1335

 

155

159

 

 

1,438

1,029

1,640

907

50

Bà Rịa - Vũng Tàu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

107

 

 

1682

 

 

2,317

 

 

 

 

 

 

51

Long An

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

52

Tiền Giang

840

228

 

 

 

 

900

 

1458

 

 

 

670

24

55

 

85

 

 

 

 

 

53

Bến Tre

 

 

 

 

503

 

198,300

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

54

Vĩnh Long

 

 

 

 

 

 

 

 

168

500

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

55

Trà Vinh

175

 

 

960

 

 

 

1683

1546

 

3847

 

 

764

 

 

 

 

 

 

 

 

56

Cần Thơ

 

 

 

 

 

172

20,000

 

25616

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

57

Hậu Giang

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

58

Sóc Trăng

 

 

 

 

 

 

 

 

574

 

 

 

 

 

 

 

270

 

 

 

 

 

59

Đồng Tháp

 

 

 

 

 

 

56,141

 

10626

 

 

 

2402

 

 

66

 

 

 

 

 

 

60

An Giang

604

 

19,867

 

74

 

 

1929

53427

 

 

 

 

215

 

 

 

 

64

 

1,211

 

61

Kiên Giang

 

 

 

 

1,650

 

85,550

 

 

 

 

 

10000

100

31

25

 

 

 

 

 

 

62

Cà Mau

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

63

Bạc Liêu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Báo cáo 32/BC-BCĐ công tác chỉ đạo, điều hành của Ban Chỉ đạo 127/TW, kết quả đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại 9 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2012

  • Số hiệu: 32/BC-BCĐ
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 02/11/2012
  • Nơi ban hành: Ban Chỉ đạo 127-TW
  • Người ký: Nguyễn Cẩm Tú
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 02/11/2012
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản