- 1Luật Thương mại 2005
- 2Luật quản lý thuế 2006
- 3Bộ Luật Hình sự 1999
- 4Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 5Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003
- 6Nghị định 66/2008/NĐ-CP về việc hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
- 7Luật Thuế giá trị gia tăng 2008
- 8Quyết định 06/2010/QĐ-TTg về việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Nghị định 55/2011/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế
- 10Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012
- 11Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013
- 12Nghị định 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- 13Luật Hải quan 2014
- 14Thông tư 05/2014/TT-BKHĐT hướng dẫn thực hiện Nghị định 210/2013/NĐ-CP về Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 15Thông tư 43/2014/TT-BNNPTNT về Danh mục sản phẩm nông lâm thủy sản, sản phẩm phụ trợ, sản phẩm cơ khí để bảo quản, chế biến nông lâm thủy sản được hỗ trợ theo Nghị định 210/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 16Quyết định 2139/QĐ-TTg năm 2014 tiếp tục thực hiện và điều chỉnh nội dung dự án của Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp giai đoạn 2010-2014 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 17Luật Kinh doanh bất động sản 2014
- 18Luật Đầu tư 2014
- 19Luật Doanh nghiệp 2014
- 20Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015
- 21Luật Kiểm toán nhà nước 2015
- 22Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015
- 23Luật phí và lệ phí 2015
- 24Kế hoạch 818/KH-UBND về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp năm 2016 và giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 254/BC-UBND | Quảng Bình, ngày 25 tháng 11 năm 2016 |
BÁO CÁO
CÔNG TÁC HỖ TRỢ PHÁP LUẬT CHO DOANH NGHIỆP NĂM 2016
I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
1. Về việc xây dựng các văn bản, kế hoạch triển khai công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
Tiếp tục triển khai có hiệu quả hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh theo Nghị định số 66/2008/NĐ-CP ngày 28/5/2008 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, UBND tỉnh Quảng Bình đã ban hành Kế hoạch số 818/KH-UBND ngày 31/5/2016 hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp năm 2016 và giai đoạn 2016 – 2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình; Kế hoạch số 931/KH-UBND ngày 16/6/2016 của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 19/2016/NQ-CP ngày 28/4/2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016 - 2017 định hướng đến năm 2020; Chương trình hành động số 1212/CTr-UBND ngày 03/8/2016 của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020.
Các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh cũng đã ban hành một số kế hoạch trong đó có lồng ghép nội dung hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp vào nội dung hoạt động của ngành, địa phương mình như: Sở Thông tin và Truyền thông ban hành Kế hoạch số 135/KH-STTTT ngày 25/02/2016 về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp năm 2016; Ban Quản lý Khu kinh tế ban hành Kế hoạch số 872/KKH-Ttra ngày 16/6/2016 về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp năm 2016 và giai đoạn 2016-2020 và Kế hoạch số 200/KH-SXD ngày 16/02/2016 về công tác pháp chế năm 2016, trong đó đề ra kế hoạch về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; Cục Hải quan ban hành Kế hoạch số 81/KH-HQQB ngày 27/01/2016 về phổ biến, giáo dục pháp luật cho công chức hải quan; tuyên truyền hỗ trợ, cung cấp thông tin cho người khai hải quan, người nộp thuế 2016…
2. Triển khai các hình thức hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo Nghị định số 66/2008/NĐ-CP
a) Xây dựng và khai thác cơ sở dữ liệu pháp luật phục vụ hoạt động của doanh nghiệp
Để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc cập nhật các thông tin liên quan đến công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, các sở, ban, ngành đã xây dựng trang thông tin điện tử, trong đó có chuyên trang hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp gồm các bài viết nghiên cứu, trao đổi nghiệp vụ về công tác này, giới thiệu các chính sách pháp luật mới của trung ương, của tỉnh dành cho doanh nghiệp. Cập nhật đưa lên trang web và chuẩn hóa hiệu lực hệ thống văn bản QPPL UBND cấp tỉnh từ năm 1989 đến nay bảo đảm phục vụ tốt cho việc khai thác văn bản của các doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân kinh doanh trong tỉnh.
Một số sở, ban, ngành cấp tỉnh, cơ quan trung ương đóng trên địa bàn và UBND cấp huyện đã lập cơ sở dữ liệu riêng cho đơn vị mình, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp khi có nhu cầu như: Sở Tài chính đã xây dựng cơ sở dữ liệu pháp luật về lĩnh vực tài chính phục vụ hoạt động quản lý tài chính và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Cơ sở dữ liệu được lưu trữ và khai thác dưới hai dạng: Văn bản và các file dữ liệu trên máy tính. Sở Thông tin và Truyền thông đã sử dụng Trang thông tin điện tử của Sở (có địa chỉ www.dic-quangbinh.gov.vn) để tích hợp dữ liệu pháp luật phục vụ công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Cục Thuế Quảng Bình xây dựng và đưa vào ứng dụng các chương trình tin học hỗ trợ cho doanh nghiệp như: phần mềm kê khai thuế 2.0, ứng dụng phần mềm ki ốt thông tin thuế; các ứng dụng này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động tra cứu, đối chiếu các số liệu về khai thuế, nợ thuế, nộp thuế, tờ khai quyết toán thuế, các quyết định của cơ quan thuế và có cơ hội tìm kiếm các thông tin về chính sách thuế dưới dạng văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn, hỏi đáp vướng mắc về thuế. Cục Hải quan đã nâng cấp website Hải quan Quảng Bình thành Trang thông tin tổng hợp để đăng tải kịp thời, đầy đủ các văn bản pháp luật mới liên quan đến chế độ, chính sách hàng hóa, quy trình thủ tục hải quan nhằm tạo điều kiện cho cộng đồng doanh nghiệp trong việc cập nhật thông tin. Các sở, ban, ngành khác hầu hết có trang bị thiết bị tin học nối mạng internet phục vụ tra cứu văn bản quy phạm pháp luật để kịp thời hướng dẫn, phúc đáp cho doanh nghiệp khi có yêu cầu và nhiều hình thức hỗ trợ khác.
Ngoài ra, các sở, ban, ngành cấp tỉnh thường xuyên rà soát các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý; Sở Tư pháp giúp UBND tỉnh tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành.
b) Xây dựng tài liệu giới thiệu, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật
Các sở, ban, ngành có liên quan và các doanh nghiệp đã tích cực xây dựng các loại tài liệu để giới thiệu, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật cho các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan và các doanh nghiệp trên địa bàn.
Năm 2016, toàn tỉnh đã tổ chức 926 hội nghị, lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức pháp luật với hơn 67.551 lượt người; biên soạn và phát hành 26.000 sách bỏ túi; tổ chức sản xuất và phát sóng hơn 1.800 tin, bài, phóng sự, phỏng vấn, giao lưu, tọa đàm. Hệ thống loa truyền thanh cơ sở đã phát sóng 7.941 chương trình PBGDPL trên đài truyền thanh xã; in hàng ngàn pa nô, áp phích, băng rôn khẩu hiệu cho cán bộ và nhân dân toàn tỉnh; trong đó có các doanh nghiệp.
- Riêng Sở Tư pháp đã tham mưu cho Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh và các Ban Chỉ đạo các Đề án tổ chức và phối hợp tổ chức 31 hội nghị, lớp tập huấn cho hơn 3.995 người trong đó có nhiều đối tượng, trong đó có đối tượng là doanh nghiệp. In ấn, phát hành 90.000 sách bỏ túi các loại; trong 7.000 cuốn bản tin tư pháp; thực hiện 12 chuyên mục Pháp luật và đời sống.
- Sở Thông tin và Truyền thông đang xây dựng Sổ tay Thông tin Truyền thông trong đó có trích đăng tải những quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực mà các doanh nghiệp cần biết để thực hiện. Sở đã tổ chức 03 lớp tập huấn về in, phát hành, tần số vô tuyến điện cho cán bộ phòng Văn hóa và Thông tin các huyện thành phố, thị xã và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực in, phát hành, tần số vô tuyến điện.
- Sở Xây dựng đã biên soạn các tài liệu tại Hội nghị tập huấn công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng và hợp đồng xây dựng; Sở có hệ thống tài liệu ở các phòng chuyên môn để giới thiệu, phổ biến văn bản quy phạm pháp luật cho các doanh nghiệp khi có thắc mắc và cần tư vấn.
- Các cơ quan của Trung ương đóng trên địa bàn như Cục Hải quan đã đăng tải các văn bản quy phạm pháp luật mới về hải quan trên trang thông tin điện tử; Cục Thuế ban hành các văn bản hướng dẫn về chính sách thuế mới.
Bên cạnh đó, thực hiện Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg, toàn tỉnh đã xây dựng, duy trì, khai thác 2.375 tủ sách pháp luật, trong đó có 1.555 tủ sách pháp luật ở các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Số lượng đầu sách của mỗi tủ sách từ 30 đến 700 cuốn (các thư viện từ 1.000 đến 40.000 cuốn). Tủ sách pháp luật đều được bổ sung từ 10 đến 3000 cuốn/tủ/thư viện. Nhìn chung, các tủ sách đều có tương đối đầy đủ các loại tài liệu theo quy định của Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg. Các Tủ sách pháp luật có nhiều văn bản quy phạm pháp luật phục vụ cho công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp như: Luật Doanh nghiệp, Luật quản lý thuế, Luật Hải quan, Luật Thuế Giá trị gia tăng, Luật Thương mại, Luật Đầu tư, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật Thuế giá trị gia tăng...
Ngoài ra, thông qua các hình thức niêm yết bộ thủ tục hành chính tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả theo cơ chế một cửa liên thông và Bộ phận một cửa tại các xã, phường, thị trấn, đơn vị, các thủ tục hành chính trên các lĩnh vực đã được công khai, nhờ đó, các doanh nghiệp có thể tiếp cận dễ dàng hơn các quy định trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính tại các cơ quan nhà nước.
c) Bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp
UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh; các doanh nghiệp Nhà nước do tỉnh quản lý tăng cường công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức khác nhau để kịp thời phổ biến các văn bản pháp luật mới ban hành, các văn bản liên quan thiết thực để hỗ trợ kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp. Trong năm 2016, toàn tỉnh đã tổ chức gần 13.000 hội nghị, tập huấn cho hơn 900.000 lượt người.
Được sự hỗ trợ của Ban Quản lý Chương trình 585, Sở Tư pháp đã phát huy vai trò đầu mối trong triển khai các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại địa phương. Năm 2016, Sở Tư pháp đã tổ chức: 01 Hội nghị “Bồi dưỡng tăng cường năng lực cho các cơ quan, tổ chức thực hiện chức năng và người thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh”; 01 Hội nghị “Bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ pháp chế doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh”; 01 Hội nghị “tập huấn cho đội ngũ Cộng tác viên tham gia mạng lưới tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại các địa bàn có điều kiện kinh tế khó khăn và đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh”; 01 Tọa đàm “Thực tiễn thi hành pháp luật về Bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Bình và đối thoại với doanh nghiệp về thủ tục hành chính” ; 01 Hội nghị “bồi dưỡng kiến thức pháp luật kinh doanh dành cho doanh nghiệp” cho 397 lượt người tham gia. Thông qua việc tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật đã tạo sự chuyển biến sâu rộng, tác động tích cực đến doanh nghiệp nói chung và đến cán bộ công nhân viên, người lao động nói riêng trong việc nâng cao sự hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật và áp dụng pháp luật vào kinh doanh, sản xuất.
d) Giải đáp pháp luật cho doanh nghiệp
Để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình tư vấn, giải đáp pháp luật, các sở, ban, ngành cấp tỉnh đã tiếp nhận yêu cầu, giải đáp pháp luật trong phạm vi ngành, lĩnh vực mình quản lý có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Trong năm 2016, Sở Tư pháp đã tổ chức tư vấn 35 vụ việc cho các doanh nghiệp tại các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn. Việc giải đáp pháp luật được thực hiện thông qua nhiều hình thức như: tổ chức hội nghị đối thoại trực tiếp với doanh nghiệp (Sở Tư pháp, Sở Kế hoạch và Đầu tư; Cục Thuế; Cục Hải quan; Bảo hiểm xã hội tỉnh…), giải đáp bằng văn bản, qua điện thoại, mạng internet, giải đáp thông qua chuyên mục “Công dân, doanh nghiệp hỏi; cơ quan chức năng trả lời” (Sở Thông tin và Truyền thông), thông qua các buổi tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật. Ngoài ra, việc giải đáp pháp luật được thực hiện thông qua người trực tiếp thực thi công vụ của cơ quan quản lý thị trường, của Phòng đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư...
e) Tiếp nhận kiến nghị của doanh nghiệp và hoàn thiện pháp luật
UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tư pháp ký kết chương trình phối hợp hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2016-2017 với Hội Doanh nghiệp tỉnh (Chương trình phối hợp số 1199/CTPH-STP-HDN ngày 30/6/2016), theo đó Sở Tư pháp và Hội Doanh nghiệp đã xác định các nội dung phối hợp gồm: góp ý, thẩm định, kiểm tra, rà soát văn bản QPPL; cung cấp thông tin dữ liệu văn bản QPPL của Trung ương và của tỉnh; các tài liệu quy hoạch; chương trình, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm, các chương trình, dự án đã được phê duyệt phục vụ hoạt động của doanh nghiệp; hỗ trợ tư vấn những vấn đề pháp lý cụ thể, liên quan đến doanh nghiệp khi có yêu cầu; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, trao đổi thông tin cho doanh nghiệp về những chủ trương, chính sách, quy định liên quan đến tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp; nêu cao vai trò giám sát của doanh nghiệp đối với tình hình thực hiện thủ tục hành chính cho doanh nghiệp; phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp đối với quy định hành chính và hành vi hành chính; xây dựng các mô hình, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp. Thông qua đó, các kiến nghị của các doanh nghiệp được tập hợp, phối hợp và giải đáp.
Trong năm, đã kiểm tra, rà soát 77 văn bản QPPL liên quan đến tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp.
Qua các buổi tập huấn, bồi dưỡng, đối thoại trực tiếp, văn bản, các ý kiến trao đổi, kiến nghị của doanh nghiệp được các cơ quan có liên quan tiếp nhận, giải đáp kịp thời, đúng thẩm quyền. Các ý kiến phản hồi, kiến nghị của doanh nghiệp được xem xét tiếp thu trình cấp có thẩm quyền đề nghị sửa đổi, bổ sung phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. UBND tỉnh đã tiếp nhận ý kiến của các doanh nghiệp và tham mưu sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của HĐND, UBND tỉnh; kiến nghị các cơ quan Trung ương sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật để phù hợp với tình hình thực tế như Luật Bảo hiểm tiền gửi; Luật Ngân sách nhà nước, Luật Kiểm toán Nhà nước, Luật An toàn vệ sinh lao động; Luật Phí và lệ phí, Bộ luật Hàng hải, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng Dân sự...
3. Việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
a) Việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2015-2020 được phê duyệt theo Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 28/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ
Các Sở, ban, ngành, địa phương như Sở Tư pháp, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nội vụ, Sở Thông tin - Truyền thông, Báo Quảng Bình, Đài Phát thanh- Truyền hình Quảng Bình đã tiếp tục triển khai thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp được giao trong Quyết định số 3219/QĐ-UBND ngày 28/5/2008 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định số 66/2008/NĐ-CP của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Đồng thời, để chủ động và thực hiện tốt công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành có liên quan và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong quá trình xây dựng kế hoạch tuyên truyền PBGDPL năm 2016 phải đưa nội dung hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp vào kế hoạch để triển khai thực hiện và xem đây là một nội dung quan trọng trong kế hoạch thực hiện.
b) Việc xây dựng và triển khai chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, các sở, ban, ngành đã xây dựng và ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện năm 2016. Cụ thể như: Sở Tư pháp - đã phát huy vai trò đầu mối trong triển khai các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp thuộc Chương trình 585-Bộ Tư pháp tại địa phương, đã ban hành Đề cương kế hoạch số 722/ĐCKH-STP ngày 21/4/2016 hoạt động tăng cường năng lực cho các cơ quan, tổ chức thực hiện chức năng và người thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình; Đề cương kế hoạch số 723/ĐCKH-STP ngày 21/4/2016 hoạt động tổ chức bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ pháp chế doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình; Đề cương kế hoạch số 724/ĐCKH-STP ngày 21/4/2016 thiết lập mạng lưới tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Quảng Bình năm 2016; Đề cương kế hoạch số 2040/ĐCKH-STP ngày 17/10/2016 tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật kinh doanh dành cho doanh nghiệp và đã triển khai tổ chức các Hội nghị cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
* Tóm lại, năm 2016 và giai đoạn 2016 - 2020, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2015 - 2020, Chương trình phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2015 - 2020, tỉnh Quảng Bình với chủ trương tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh; áp dụng linh hoạt các hình thức thu hút đầu tư, với các giải pháp mang tính chiến lược như đẩy mạnh công tác xúc tiến, kêu gọi đầu tư; tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trên địa bàn sớm tiếp cận với các tài liệu pháp lý, thủ tục hành chính, các chính sách, chương trình hỗ trợ của nhà nước và các vấn đề pháp lý có liên quan trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Với quan điểm luôn đồng hành, sát cánh cùng doanh nghiệp, tạo thuận lợi nhất cho doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh, phát triển, UBND tỉnh đã xác định chủ trương xây dựng chính quyền kiến tạo, chính quyền phục vụ và hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó, một trong những nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp là tăng cường đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ lãnh đạo, cán bộ pháp chế doanh nghiệp, hợp tác xã và cán bộ, công chức, viên chức thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao thứ hạng đối với 10 chỉ số thành phần và 111 chỉ tiêu trong bộ chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).
II. VƯỚNG MẮC, KHÓ KHĂN
1. Vướng mắc của các cơ quan
a) Vấn đề về thể chế, chính sách
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật còn nhiều chồng chéo, thường xuyên thay đổi dẫn đến một số cơ chế, chính sách chưa thực thi hoặc khó thực thi, vì vậy có nhiều tình huống pháp lý chưa thể giải đáp kịp thời, thỏa đáng theo yêu cầu của doanh nghiệp.
b) Về bộ máy, nhân sự
Đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ pháp chế, cán bộ thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp còn thiếu, kiêm nhiệm nhiều hoạt động chuyên môn nên chưa dành nhiều thời gian thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Đội ngũ cán bộ phụ trách công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp chưa được bồi dưỡng, tập huấn thường xuyên, chuyên sâu về nghiệp vụ hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nên còn lúng túng trong triển khai thực hiện. Việc thực hiện giải đáp vướng mắc và hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định của văn bản quy phạm pháp luật còn chưa kịp thời, chưa đáp ứng được sự kỳ vọng của các doanh nghiệp.
c) Về kinh phí
Kinh phí cấp cho công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp ở các cơ quan, đơn vị, địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ. Chưa bố trí nguồn kinh phí riêng cho hoạt động hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp, chủ yếu được lồng ghép, vận dụng trong nguồn kinh phí triển khai các hoạt động chuyên môn của các cơ quan có liên quan.
d) Các vấn đề khác
Tài liệu hướng dẫn công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp còn ít, chưa bao quát hết các lĩnh vực của hoạt động sản xuất kinh danh của doanh nghiệp.
2. Vướng mắc của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
a) Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thường xuyên thay đổi, các luật liên quan đến doanh nghiệp có tính ổn định chưa cao, văn bản hướng dẫn ban hành chậm; nhiều văn bản còn chồng chéo, bất cập dẫn đến khó khăn trong quá trình áp dụng. Cụ thể như:
- Tuy lãi suất cho vay giảm nhưng chỉ áp dụng đối với các khoản vay mới, các khoản vay cũ vẫn áp dụng theo lãi suất cũ hay giảm chậm nên doanh nghiệp gặp không ít khó khăn.
- Chính sách cắt giảm đầu tư công đã làm giảm nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản làm cho thị trường tiêu thụ của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.
- Các doanh nghiệp ít có điều kiện để tham gia các hội chợ thương mại, xúc tiến giới thiệu quảng bá sản phẩm của mình ở trong nước và quốc tế.
- Chính phủ ban hành Nghị định số 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích Doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư số 05/2014/TT-BKHĐT; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư số 43/2014/TT-BNNPTNT về hướng dẫn thực hiện NĐ/2013/NĐ-CP. Tuy nhiên, do đầu tư cho nông nghiệp gặp nhiều rủi ro, kém hiệu quả nên thời gian vừa qua số lượng dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn còn quá ít.
b) Tại các doanh nghiệp nhà nước, cán bộ được giao phụ trách công tác pháp chế chưa chủ động trong việc tham mưu cho lãnh đạo doanh nghiệp khi thực hiện các quy định của pháp luật liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động tại doanh nghiệp mình. Việc tham mưu tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật, điều lệ, nội quy, quy chế của doanh nghiệp cho người lao động chưa được thực hiện thường xuyên mà chủ yếu thông qua các đợt do tỉnh phát động hoặc tổ chức phổ biến lồng ghép tại cuộc họp giao ban nội bộ, hội nghị của cơ quan…
c) Một số doanh nghiệp ít có điều kiện để thực hiện công tác đào tạo tập huấn cho cán bộ, người lao động trong doanh nghiệp nên chất lượng đội ngũ cán bộ chưa được nâng cao; khả năng tiếp cận chính sách pháp luật của các doanh nghiệp còn chậm nên dẫn đến lúng túng, thiếu sót trong quá trình thực hiện.
d) Công tác quản lý doanh nghiệp còn tụt hậu về quản trị và công nghệ, trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý chưa đạt yêu cầu, nhân viên thiếu kỹ năng kiến thức tiếp thị và thiếu thông tin.
III. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
1. Các đề xuất của các doanh nghiệp
a) Hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện, pháp luật được ban hành ngày càng nhiều đòi hỏi phải chú trọng công tác tổ chức thực hiện pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống tương xứng với yêu cầu của công tác xây dựng pháp luật. Vì vậy, đề nghị cần tăng cường tập huấn bồi dưỡng nâng cao năng lực để nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho lãnh đạo và cán bộ các doanh nghiệp.
b) Tăng cường tổ chức các hội nghị để chia sẻ kinh nghiệm, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ; cung cấp thông tin, tài liệu cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
2. Đề xuất với Bộ Tư pháp
a) Về bộ máy, nhân sự
Đề nghị Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ Nội vụ trình Chính phủ xem xét bố trí biên chế để kiện toàn tổ chức pháp chế theo Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/07/2011 của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế. Chỉ đạo tăng cường và phát triển hơn nữa các tổ chức pháp chế thuộc các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, đội ngũ Luật sư, các chuyên gia tư vấn pháp luật và cộng tác viên tư vấn pháp luật nhằm tạo ra một mạng lưới tư vấn, hỗ trợ pháp lý đắc lực cho các doanh nghiệp. Song song với đó cũng cần quan tâm chú trọng đến công tác đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng cho đội ngũ thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp.
b) Về kinh phí
Đề nghị các Bộ, ngành có liên quan trong Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp tiếp tục hỗ trợ kinh phí để các cơ quan có liên quan ở địa phương phối hợp tổ chức các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại địa bàn tỉnh, hỗ trợ kinh phí cho công tác hướng dẫn, giải đáp pháp luật cho người lao động, người sử dụng lao động.
c) Về thể chế, chính sách
Cần hoàn thiện khung pháp lý tạo điều kiện thông thoáng nhất cho doanh nghiệp hoạt động để chủ động nắm bắt nhu cầu hỗ trợ pháp lý của doanh nghiệp thông qua kết quả điều tra khảo sát. Chú trọng tổ chức các diễn đàn, toạ đàm để tạo cơ hội giao lưu giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước, các luật sư, luật gia để giúp doanh nghiệp nâng cao kiến thức pháp luật, kỹ năng áp dụng và tháo gỡ các khó khăn. Tiếp tục huy động các phương tiện thông tin đại chúng trong việc tuyên truyền pháp luật kinh doanh, tăng cường năng lực tiếp cận thông tin chính sách pháp luật cho doanh nghiệp.
d) Các vấn đề khác liên quan
Đề nghị Bộ Tư pháp phối hợp với các bộ, ngành liên quan có các hoạt động tuyên truyền sâu rộng về Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, nhất là tại các địa phương để nâng cao nhận thức của các cơ quan có liên quan về vai trò và ý nghĩa của Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp./.
Nơi nhận: | TM.ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 31/2008/QĐ-UBND quy định mức hỗ trợ, cơ chế quản lý và sử dụng vốn thực hiện chính sách hỗ trợ dịch vụ cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật theo Quyết định 112/2007/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh Quảng Bình do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành
- 2Quyết định 25/2016/QĐ-UBND Quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 3Quyết định 3914/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt giá đất cụ thể để tính tiền thuê đất hàng năm đối với khu đất thực hiện dự án Chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt của Doanh nghiệp tư nhân Gia Hân tại xã Ngư Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình
- 1Luật Thương mại 2005
- 2Luật quản lý thuế 2006
- 3Bộ Luật Hình sự 1999
- 4Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 5Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003
- 6Nghị định 66/2008/NĐ-CP về việc hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
- 7Luật Thuế giá trị gia tăng 2008
- 8Quyết định 06/2010/QĐ-TTg về việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Quyết định 31/2008/QĐ-UBND quy định mức hỗ trợ, cơ chế quản lý và sử dụng vốn thực hiện chính sách hỗ trợ dịch vụ cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật theo Quyết định 112/2007/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh Quảng Bình do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành
- 10Nghị định 55/2011/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế
- 11Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012
- 12Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013
- 13Nghị định 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- 14Luật Hải quan 2014
- 15Thông tư 05/2014/TT-BKHĐT hướng dẫn thực hiện Nghị định 210/2013/NĐ-CP về Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 16Thông tư 43/2014/TT-BNNPTNT về Danh mục sản phẩm nông lâm thủy sản, sản phẩm phụ trợ, sản phẩm cơ khí để bảo quản, chế biến nông lâm thủy sản được hỗ trợ theo Nghị định 210/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 17Quyết định 2139/QĐ-TTg năm 2014 tiếp tục thực hiện và điều chỉnh nội dung dự án của Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp giai đoạn 2010-2014 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 18Luật Kinh doanh bất động sản 2014
- 19Luật Đầu tư 2014
- 20Luật Doanh nghiệp 2014
- 21Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015
- 22Luật Kiểm toán nhà nước 2015
- 23Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015
- 24Luật phí và lệ phí 2015
- 25Quyết định 25/2016/QĐ-UBND Quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 26Quyết định 3914/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt giá đất cụ thể để tính tiền thuê đất hàng năm đối với khu đất thực hiện dự án Chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt của Doanh nghiệp tư nhân Gia Hân tại xã Ngư Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình
- 27Kế hoạch 818/KH-UBND về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp năm 2016 và giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
Báo cáo 254/BC-UBND công tác hỗ trợ pháp luật cho doanh nghiệp năm 2016 do tỉnh Quảng Bình ban hành
- Số hiệu: 254/BC-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 25/11/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Bình
- Người ký: Nguyễn Tiến Hoàng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 25/11/2016
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định