- 1Thông tư liên tịch 61/2008/TTLT-BNN-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ quản lý nhà nước của Uỷ ban nhân dân cấp xã về nông nghiệp và phát triển nông thôn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Nội vụ ban hành
- 2Luật an toàn thực phẩm 2010
- 3Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Nghị định 38/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm
- 5Thông tư 149/2013/TT-BTC quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 6Công văn 3626/BNN-QLCL năm 2013 tăng cường kiểm tra cơ sở sản xuất phân bón do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2275/QLCL-CL2 | Hà Nội, ngày 03 tháng 12 năm 2013 |
BÁO CÁO
KẾT QUẢ KIỂM TRA VIỆC THỰC HIỆN THÔNG TƯ SỐ 14/2011/TT-BNNPTNT TẠI MỘT SỐ TỈNH MIỀN BẮC, TRUNG VÀ NAM BỘ
Kính gửi: Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng, từ ngày 25/9 đến 15/11/2013, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc Bộ (Tổng cục Thủy sản, Thanh tra Bộ, các Cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật, Chăn nuôi, Thú y, Chế biến Thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối) thành lập 4 Đoàn kiểm tra việc thực hiện Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT tại 10 tỉnh/thành phố (Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Gia Lai, Khánh Hòa, Long An, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hưng Yên và Hải Phòng). Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản xin báo cáo Bộ trưởng kết quả như sau:
1. Nội dung kiểm tra
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra thực tế tại một số cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp, sản phẩm nông lâm thủy sản, trong đó tập trung phối hợp kiểm tra cơ sở sản xuất phân bón tại 10 tỉnh/thành phố nêu trên (theo công văn 3626/BNN-QLCL ngày 08/10/2013).
- Làm việc với Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT và các đơn vị liên quan thuộc Sở về việc triển khai các hoạt động nhằm kiểm soát chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm theo Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT ; Việc triển khai công văn 3626/BNN-QLCL ngày 08/10/2013 về việc tăng cường kiểm tra các cơ sở sản xuất phân bón; Kết quả triển khai thí điểm mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Khánh Hòa, Đồng Nai, Hưng Yên, Tp Hồ Chí Minh và Hà Nội.
2. Kết quả kiểm tra
2.1. Việc triển khai Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT
a. Kết quả đạt được
- Tại các tỉnh/ thành phố các Đoàn công tác đến kiểm tra đều có kế hoạch triển khai Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Bên cạnh đó, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai, Khánh Hòa và Thành phố Hà Nội cũng đã có văn bản về phân công và phối hợp công tác quản lý chất lượng nông lâm thủy sản cho các đơn vị trực thuộc Sở.
- Các tỉnh đã tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ cho cơ quan kiểm tra cấp tỉnh, huyện; thực hiện tuyên truyền, phổ biến kiến thức về chất lượng VTNN và ATTP trong lĩnh vực nông lâm thủy sản cho các cơ sở sản xuất kinh doanh (xin xem phụ lục 2, 3 gửi kèm).
- Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh thành phố đã thực hiện rà soát, thống kê lập danh sách các cơ sở sản xuất kinh doanh. Việc triển khai đánh giá phân loại các cơ sở sản xuất kinh doanh chủ yếu được thực hiện bởi cơ quan kiểm tra cấp tỉnh. Một số tỉnh/thành phố (tỉnh Hưng Yên, thành phố Hải Phòng) đã kiểm tra, đánh giá xếp loại được 20-30% số cơ sở; Riêng tỉnh Gia Lai, Đồng Nai đã thực hiện kiểm tra đánh giá đạt trên 50% số cơ sở SXKD trên phạm vi toàn tỉnh (xin xem phụ lục 4 kèm theo). Một số tỉnh đã thực hiện kiểm tra định kỳ đối với các cơ sở được đánh giá phân loại, tuy nhiên mới chỉ tập trung vào một số nhóm ngành hàng (cơ sở giết mổ gia súc, cơ sở kinh doanh thuốc thú y, cơ sở chế biến rau quả..
- Đa số cơ quan kiểm tra các huyện, xã của cả các tỉnh chưa nắm bắt và triển khai thực hiện theo yêu cầu của Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT , cũng như kế hoạch đã được phê duyệt; số liệu thống kê, báo cáo chưa đầy đủ. Công tác triển khai ở các cấp huyện, xã còn chậm do chưa có sự quan tâm chỉ đạo từ phía lãnh đạo các địa phương, mặt khác hệ thống cán bộ làm công tác quản lý chất lượng VTNN và ATTP nông lâm thủy sản tại cấp huyện, xã đều là kiêm nhiệm, còn hạn chế về năng lực chuyên môn.
- Các tỉnh được kiểm tra hầu hết chưa thực hiện việc công khai danh sách các cơ sở được xếp loại A, B, C theo quy định của Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT ngoại trừ tỉnh Gia Lai đã thực hiện việc công bố kết quả các đợt kiểm tra đánh giá phân loại trên Báo Gia Lai. Việc kiểm tra lại và xử lý vi phạm đối với cơ sở xếp loại C hầu hết chưa được thực hiện theo đúng quy định của Thông tư.
- Việc kiểm tra, đánh giá còn gặp nhiều khó khăn: các biểu mẫu thống kê, kiểm tra đánh giá ban hành kèm theo Thông tư 14 còn chưa nhất quán đối với các loại hình sản xuất, các nhóm sản phẩm; chưa đầy đủ cho các loại hình sản xuất, kinh doanh các dạng sản phẩm thuộc phạm vi quản lý của Ngành Nông nghiệp và PTNT; một số biểu mẫu quá dài (biểu mẫu kiểm tra cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm); đặc biệt biểu mẫu kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón còn nhiều bất cập, chưa phù hợp thực tiễn (yêu cầu áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO, giấy chứng nhận an toàn bảo hộ lao động, điều kiện phòng chống cháy nổ; yêu cầu phiếu kết quả kiểm nghiệm đối với từng lô hàng phân bón.. .)
2.2. Việc triển khai công văn số 3626/BNN-QLCL ngày 08/10/2013 về việc tăng cường kiểm tra các cơ sở sản xuất phân bón
Các địa phương chưa kịp thực hiện công văn 3626/BNN-QLCL vì mới triển khai thực hiện và tổng kết đợt thanh tra theo Quyết định 1194/QĐ-BNN-TTr ngày 28/5/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc thanh tra diện rộng chất lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi. Thêm vào đó, cũng do hạn chế về nguồn lực (riêng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Dương chưa có thông tin vì Đoàn kiểm tra của Bộ đến làm việc vào tháng 9/2013, khi chưa có công văn số 3626/BNN-QLCL).
2.3. Việc triển khai mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn tại một số tỉnh
a. Kết quả đạt được
Các tỉnh tham gia mô chuỗi gồm các sản phẩm rau, thịt, trứng và thủy sản trong đợt kiểm tra là các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Khánh Hòa, Đồng Nai, Hưng Yên, thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Các mô hình chuỗi thực hiện nhìn chung đáp ứng tiến độ đề ra.
b. Tồn tại, bất cập
- Kinh phí triển khai thí điểm chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn còn hạn chế, chủ yếu từ nguồn Chương trình MTQG VSATTP (Dự án số 5) phân bổ cho Ngành NN&PTNT, nhưng kinh phí chưa tương xứng với phạm vi quản lý của Ngành NN& PTNT. Thêm vào đó, một số hoạt động hỗ trợ để triển khai mô hình chuỗi (truyền thông quảng bá sản phẩm, đào tạo tập huấn người thực hiện mô hình...) thì lại không có trong nội dung hoạt động của Dự án số 5.
- Thiếu cơ chế chính sách tạo động lực cho phát triển sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản an toàn, chất lượng cao (tạo phân khúc thị trường, phát triển hệ thống phân phối nông lâm thủy sản..
- Sản xuất các sản phẩm nông sản, thủy sản (rau quả, thịt lợn, thịt gà, cá, tôm...) còn manh mún nhỏ lẻ, trình độ hạn chế nên rất khó áp dụng các quy định của thực hành nông nghiệp tốt, khoa học công nghệ tiên tiến, hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến dẫn đến năng suất và chất lượng không được như mong muốn, đó là những khó khăn mà người nông dân không dễ vượt qua.
- Thiếu liên kết hoặc liên kết chưa bền vững giữa người sản xuất và người tiêu thụ, liên kết tổ hợp tác xã;
- Sản phẩm sản xuất theo GAP, an toàn và không an toàn chưa được phân biệt rõ ràng trên thị trường và cho đến nay chưa có quy định rõ ràng, cụ thể việc tiêu thụ sản phẩm an toàn ở các siêu thị, chợ ... Thiếu tính đồng bộ các giải pháp và nội dung triển khai.
3. Đề xuất kiến nghị
Để có thể thực hiện tốt Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT và mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn, Cục Quản lý Chất lượng NLS&TS xin báo cáo và đề nghị Bộ trưởng chỉ đạo các đơn vị chức năng thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT sớm triển khai các nội dung sau:
a. Về cơ chế chính sách
- Phối hợp với Bộ Nội vụ và các Bộ ngành có liên quan sớm rà soát trình sửa đổi Thông tư liên Bộ Nông nghiệp và PTNT - Nội vụ số 61/2008/TTLT-BNN-BNV .
- Phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Công Thương xây dựng, ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn quản lý nhà nước đối với những sản phẩm còn giao thoa, chưa rõ trong Luật An toàn thực phẩm và Nghị định 38/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm.
- Trao đổi và thống nhất với Bộ Tài chính về cơ quan được thu phí lệ phí theo quy định tại Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày 29/10/2013 về quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm để hướng dẫn địa phương thực hiện.
b. Liên quan đến triển khai Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT
- Rà soát, xây dựng mới, sửa đổi, hoàn thiện quy định, quy chuẩn kỹ thuật, biểu mẫu thống kê, kiểm tra đánh giá phân loại các cơ sở sản xuất kinh doanh VTNN và sản phẩm nông lâm thủy sản trên cơ sở tiếp thu các ý kiến góp ý, đề xuất sửa đổi của địa phương; đồng thời xây dựng bổ sung các biểu mẫu đánh giá, phân loại đối với các loại hình cơ sở SXKD chưa có biểu mẫu, quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ.
- Sớm ban hành văn bản hướng dẫn về đào tạo, tập huấn cấp chứng nhận cho chủ cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản và người lao động.
- Tiếp tục tổ chức các khóa đào tạo tập huấn nhằm nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ tại các địa phương (đào tạo cơ quan kiểm tra cấp tỉnh về kiểm tra đánh giá phân loại, lấy mẫu giám sát hỗ trợ cấp tỉnh tập huấn cho cán bộ quản lý cấp huyện, xã).
c. Liên quan đến mô hình thí điểm kiểm soát theo chuỗi và nhân rộng
- Sớm trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt Đề án chuỗi sản xuất thực phẩm an toàn làm căn cứ triển khai thực hiện. Phối hợp các Bộ, Ngành có liên quan xây dựng cơ chế chính sách tạo động lực cho phát triển sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản an toàn, chất lượng cao.
- Có chính sách, cơ chế tạo nhằm liên kết bền vững giữa người sản xuất và người tiêu thụ, liên kết tổ hợp tác xã; phân biệt rõ ràng sản phẩm sản xuất theo GAP, an toàn trên thị trường tiêu thụ...
- Hỗ trợ kinh phí để duy trì và phát triển các mô hình chuỗi (kinh phí triển khai tập huấn nhắc lại; theo dõi giám sát chất lượng sản phẩm; hỗ trợ quảng bá tiếp cận thị trường, xây dựng các hệ thống thu mua bền vững).
Kính báo cáo Bộ trưởng xem xét và có ý kiến chỉ đạo./.
Nơi nhận: | KT. CỤC TRƯỞNG |
PHỤ LỤC 1
DANH SÁCH CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH ĐÃ KIỂM TRA
TT | Địa phương | Cơ sở sản xuất phân bón |
1 | Bà Rịa Vũng Tàu | Công ty TNHH SXTM phân hữu cơ sinh học Tân Phát |
Công ty cổ phần Hạnh Lài: cơ sở tham gia chuỗi cung cấp cá biển | ||
Nhà máy thức ăn gia súc Hưng Long thuộc Công ty CP Cao su thống nhất | ||
2 | Bình Dương | Công ty cổ phần Thiên Sinh sản xuất phân bón |
Công ty TNHH Thức ăn gia súc Lái Thiêu | ||
Cơ sở giết mổ tập trung Uyên Hưng | ||
3 | Long An | Công ty TNHH DBC; 206/3 ấp Hội Xuân, Xã Dương Xuân Hội, Châu Thành, Long An |
Công ty An Dương Long | ||
4 | Đồng Nai | Công ty TNHH SITTO Việt Nam (sản xuất phân bón vi sinh), Số 4, Đường 3A, KCN Biên Hòa, Đồng Nai. Đã được cơ quan kiểm tra cấp tỉnh kiểm tra đánh giá theo Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT . |
| Công ty TNHH SXKD Phân bón Cường Phát, Tổ 25 - KP3, Phường Trảng Dài, Biên Hòa, Đồng Nai. Đã được cơ quan kiểm tra cấp tỉnh kiểm tra đánh giá theo Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT . | |
5 | Tp Hồ Chí Minh | Công ty Cổ phần dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp; đ/c Số 2 Đường Tăng Nhơn Phú, P. Phước Long B, Q.9 TPHCM. |
6 | Gia Lai | Nhà máy vi sinh chi nhánh Tổng công ty 15 thuộc Binh đoàn 15 Quân khu V; Đ/c IaSao, IaGrai, Gia Lai |
Chi nhánh Công ty cổ phần Tổng Công ty Sông Gianh tại Gia Lai; Xã Chư Á, thành phố Pleiku, Gia Lai | ||
7 | Khánh Hòa | Công ty TNHH Long Sinh; Khu công nghiệp Suối Dầu, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa |
Cơ sở nem chua - chả lụa Phương; đ/c 65 Lý Tự Trọng, thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh, Khánh Hòa | ||
8 | Hà Nội | Chi nhánh Công ty cổ phần Sông Gianh tại Đông Anh |
9 | Hưng Yên | Công ty Cổ phần Đông Xanh; Đ/c Thôn Lương Hội, Thị Trấn Lương Bằng, Huyện Kim Động, Tỉnh Hưng Yên |
10 | Hải Phòng | Công ty Cổ phần vật tư nông nghiệp và xây dựng Hải Phòng; đ/c 125 Trần Thành Ngọ, Kiến An, Hải Phòng |
PHỤ LỤC 2
CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT
TT | Tỉnh/thành phố | Nội dung tập huấn | Đối tượng | Số lớp | Số người tham dự |
1 | Long An | Tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật về VTNN và ATTP trong sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản và quy định xử phạt vi phạm hành chính. | Người sản xuất kinh doanh | 33 | 1257 |
2 | Đồng Nai | Phòng trừ dịch hại tổng hợp; Sử dụng thuốc BVTV, phân bón và giống cây trồng; Văn bản pháp luật mới, cấp giấy chứng nhận buôn bán thuốc BVTV, về thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, kiến thức an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản | Người sản xuất kinh doanh | 437 | 17694 |
Đánh giá VietGAHP, kỹ thuật sản xuất con giống | Cán bộ |
| 108 | ||
3 | Gia Lai | Phổ biến kiến thức về an toàn thực phẩm theo TT 14/2011/TT-BNNPTNT | Người sản xuất kinh doanh | 5 |
|
Tham dự các lớp do Tổng cục và Cục chuyên ngành đào tạo | Cán bộ |
| 10 | ||
4 | Khánh Hòa | Phổ biến kiến thức về chất lượng VTNN và ATTP trong sản xuất và kinh doanh nông lâm thủy sản | Người sản xuất kinh doanh | 203 | 10878 |
Tập huấn chuyên môn nghiệp vụ quản lý CLATTP | Cán bộ | 25 | 1065 | ||
5 | Hà Nội | Phổ biến chính sách pháp luật | Người sản xuất, kinh doanh | 261 | 19625 |
Phổ biến chính sách pháp luật | Cán bộ | 62 | 3818 | ||
6 | Hưng Yên | Hội nghị phổ biến về chính sách pháp luật | Người sản xuất kinh doanh | 52 | 3356 |
Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ | Cán bộ | 13 | 380 | ||
7 | Hải Phòng | Tập huấn về nghiệp vụ lấy mẫu, kiểm tra, đánh giá phân loại cơ sở SXKD, HACCP trong chế biến nông sản, thủy sản | Cán bộ |
| 28 |
Phổ biến kiến thức và các văn bản quy phạm pháp luật về ATTP trong sản xuất, nuôi trồng chế biến thủy sản, trong đó có tập huấn TT 14 |
| 65 | 3825 |
PHỤ LỤC 3
SẢN XUẤT, ĐĂNG TẢI SẢN PHẨM TRUYỀN THÔNG VỀ CHẤT LƯỢNG VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP VÀ ATTP
TT | Tỉnh | Sản phẩm truyền thông | Số lượng | Nội dung/thông điệp chính | Hình thức chuyển tải |
1 | Đồng Nai | Đĩa CD | 50 | An toàn thực phẩm | Phát qua hệ thống loa truyền thanh |
Pano | 4 | Kiến thức chung về ATTP |
| ||
Poster | 250 | An toàn thực phẩm cho thủy sản | Phát cho hộ dân, cơ sở | ||
Tờ rơi | 250 | Tuyên truyền về kiểm tra đánh giá cơ sở SXKD vật tư thủy sản | Phát cho hộ dân, cơ sở | ||
Bản tin về ATTP | Phát sóng thứ 6 và 7 hàng tuần, thời lượng 10 phút/lần | Về vệ sinh an toàn thực phẩm | Phát sóng trên đài phát thanh và truyền hình Đồng Nai | ||
2 | Gia Lai | Sổ tay | 1700 cuốn | văn bản pháp luật về CL sản phẩm hàng hóa và ATTP | Phát cho doanh nghiệp, phòng NN, phòng kinh tế huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh |
Bản tin | 2 buổi thời lượng 75 phút/buổi | Chất lượng và an toàn thực phẩm | Phát sóng trên đài phát thanh truyền hình tỉnh |
PHỤ LỤC 4
SỐ LƯỢNG CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG LÂM THỦY SẢN ĐƯỢC THỐNG KÊ, ĐÁNH GIÁ PHÂN LOẠI
TT | Tỉnh | Số cơ sở được thống kê | Số cơ sở được kiểm tra | Số cơ sở xếp loại A (%) | Số cơ sở xếp loại B (%) | Số cơ sở xếp loại C (%) |
1 | Bà Rịa Vũng Tàu | 3.743 | 743 cơ sở của nhóm đối tượng (giết mổ, tàu cá, cảng cá, bến cá, thu gom, sơ chế, chế biến thủy sản, kho lạnh, SXKD thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, phân bón, thuốc BVTV, thuốc thú y ) | 92 | 7,5 | |
2 | Bình Dương |
| 352 cơ sở của nhóm đối tượng (Cơ sở kd thuốc BVTV, Cơ sở kinh doanh thức ăn gia súc, giết mổ gia súc, gia cầm; kinh doanh phân bón...) | 55,1 | 29,6 | 15,3 |
3 | Long An | 3147 | 1661 cơ sở (giết mổ, cơ sở sơ chế, chế biến nông sản, cơ sở nuôi trồng thủy sản, cơ sở sản xuất kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, cơ sở kinh doanh thuốc thú y..) | 29,6 | 50,2 | 20,2 |
4 | Đồng Nai | 3254 | 1375 lượt cơ sở thuộc các chuỗi SX KD động vật, sản phẩm động vật, chuỗi kinh doanh thủy sản, sản phẩm thủy sản, chuỗi kinh doanh thực vật, sản phẩm thực vật và các cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp | 28,2 | 61,1 | 10,7 |
5 | TP Hồ Chí Minh |
| 1071 cơ sở (cơ sở kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thú y thủy sản, cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản...) | 9,8 | 9,3 | 3,4 |
6 | Khánh Hòa | 4629 | 553 cơ sở (SXKD thức ăn, thuốc thú y thủy sản, giống thủy sản) | 18,7 | 68,7 | 12,6 |
7 | Gia Lai | 849 | 126 cơ sở SXKD phân bón, thuốc BVTV, thức ăn thủy sản, chế biến chè, KD chế biến cà phê | 90,4 | 8 | 1,6 |
8 | Hà Nội | 12707 | 478 cơ sở SXKD VTNN | 23,9 | 66,9 | 9,2 |
246 cơ sở SXKD nông lâm thủy sản. | 6,5 | 72,4 | 21,1 | |||
9 | Hưng Yên | 3008 | 644 cơ sở SXKD thuốc BVTV, thuốc thú y, phân bón, cơ sở chế biến nông sản... | 5,0 | 14,8 | 80,2 |
10 | Hải Phòng | 4158 | 581 cơ sở SXKD thủy sản và cơ sở chế biến nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, phân bón, thức ăn chăn nuôi, các cơ sở chăn nuôi và giết mổ gia súc, gia cầm | 10,3 | 51,1 | 38,6 |
- 1Quyết định 207/QĐ-QLCL năm 2008 về việc thành lập đoàn thẩm tra xét chế độ kiểm tra giảm cơ sở sản xuất chế biến thủy sản xuất khẩu do Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản ban hành
- 2Công văn 1462/QLCL-CL2 về phân công tổ chức thực hiện kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản do Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản ban hành
- 3Công văn 1545/QLCL-CL2 thực hiện kế hoạch kiểm tra điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cơ sở sản xuất kinh doanh nông sản do Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản ban hành
- 4Công văn 2125/QLCL-CL2 năm 2013 góp ý dự thảo Thông tư kiểm tra chứng nhận an toàn thực phẩm hàng hóa thực vật xuất khẩu do Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản ban hành
- 1Thông tư liên tịch 61/2008/TTLT-BNN-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ quản lý nhà nước của Uỷ ban nhân dân cấp xã về nông nghiệp và phát triển nông thôn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Nội vụ ban hành
- 2Quyết định 207/QĐ-QLCL năm 2008 về việc thành lập đoàn thẩm tra xét chế độ kiểm tra giảm cơ sở sản xuất chế biến thủy sản xuất khẩu do Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản ban hành
- 3Luật an toàn thực phẩm 2010
- 4Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Công văn 1462/QLCL-CL2 về phân công tổ chức thực hiện kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản do Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản ban hành
- 6Công văn 1545/QLCL-CL2 thực hiện kế hoạch kiểm tra điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cơ sở sản xuất kinh doanh nông sản do Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản ban hành
- 7Nghị định 38/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm
- 8Thông tư 149/2013/TT-BTC quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 9Công văn 2125/QLCL-CL2 năm 2013 góp ý dự thảo Thông tư kiểm tra chứng nhận an toàn thực phẩm hàng hóa thực vật xuất khẩu do Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản ban hành
- 10Công văn 3626/BNN-QLCL năm 2013 tăng cường kiểm tra cơ sở sản xuất phân bón do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Báo cáo 2275/QLCL-CL2 năm 2013 kết quả kiểm tra việc thực hiện Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT tại tỉnh miền bắc, trung và nam bộ do Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản ban hành
- Số hiệu: 2275/QLCL-CL2
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 03/12/2013
- Nơi ban hành: Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản
- Người ký: Trần Bích Nga
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 03/12/2013
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định