Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 171/BC-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 9 năm 2014

 

BÁO CÁO

CÔNG TÁC THANH TRA, TIẾP CÔNG DÂN, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH QUÝ III NĂM 2014 VÀ 9 THÁNG ĐẦU NĂM 2014

Thực hiện Thông tư số 03/2013/TT-TTCP ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thanh tra Chính phủ quy định chế độ báo cáo công tác thanh tra, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh báo cáo kết quả về công tác thanh tra, công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo trên địa bàn Thành phố 9 tháng đầu năm 2014, như sau:

Phần A

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CÔNG TÁC QUÝ III NĂM 2014

I. Kết quả công tác Thanh tra:

1. Thanh tra hành chính:

- Trong quý III năm 2014, toàn Thành phố đã thực hiện 134 cuộc thanh tra, trong đó: có 59 cuộc thanh tra quý II chuyển sang và 75 cuộc thanh tra triển khai trong quý III năm 2014 tại 200 đơn vị.

- Về hình thức: 80 cuộc theo kế hoạch và 54 cuộc đột xuất;

- Về tiến độ: ban hành kết luận thanh tra 55 cuộc và đang tiếp tục thực hiện 81 cuộc.

1.1. Kết luận thanh tra:

- Kết quả qua thanh tra phát hiện 16/200 đơn vị có sai phạm; sai phạm về kinh tế là 15.866.899.133 đồng (trong đó, Thanh tra thành phố phát hiện sai phạm 7.965.603.310 đồng; Thanh tra quận - huyện 7.884.667.823 đồng; Thanh tra sở - ngành 16.628.000 đồng).

- Qua thanh tra đã kiến nghị thu hồi số tiền 9.293.462.783 đồng (trong đó, Thanh tra thành phố kiến nghị thu 7.965.603.310 đồng; Thanh tra quận huyện kiến nghị thu 1.311.231.473 đồng, Thanh tra sở - ngành kiến nghị thu 16.628.000 đồng); kiến nghị xử lý khác 6.573.436.350 đồng; kiến nghị xử lý hành chính 17 tập thể và 20 cá nhân.

- Kết quả thực hiện cơ quan thanh tra đã thu hồi nộp ngân sách nhà nước 28.452.531.100 đồng (trong đó, Thanh tra thành phố đã thu hồi nộp ngân sách nhà nước 27.965.603.310 đồng, thanh tra quận - huyện 486.927.790 đồng).

1. 2. Kết quả thanh tra trên một số lĩnh vực:

- Quản lý, thực hiện dự án đầu tư xây dựng: Toàn ngành triển khai 41 cuộc tại 63 đơn vị, đã ban hành kết luận thanh tra 12 cuộc. Qua thanh tra phát hiện sai phạm 5.262.202.137 đồng; kiến nghị thu hồi 305.861.137 đồng, kiến nghị xử lý khác 4.956.341.000 đồng; kiến nghị xử lý hành chính 02 tập thể 08 cá nhân.

- Qun lý và sử dụng tài chính, ngân sách: Toàn ngành triển khai 43 cuộc tại 51 đơn vị, đã ban hành kết luận thanh tra 19 cuộc. Qua thanh tra phát hiện sai phạm 6.464.984.996 đồng; kiến nghị thu hồi 4.854.379.646 đồng, kiến nghị xử lý khác 1.610.605.350 đồng, kiến nghị xử lý hành chính 01 tập thể 09 cá nhân (đã thu hồi 24.305.394.536 đồng, kiểm điểm rút kinh nghiệm 01 tập thể, 03 cá nhân).

- Quản lý, sử dụng đất đai: Thanh tra thành phố và thanh tra quận, huyện triển khai 13 cuộc tại 19 đơn vị, đã ban hành kết luận thanh tra 02 cuộc. Qua thanh tra phát hiện sai phạm và kiến nghị thu hồi 4.099.400.000 đồng (đã thu 4.099.400.000 đồng).

2. Thanh tra, kiểm tra chuyên ngành:

Thanh tra các sở, ngành thực hiện thanh tra, kiểm tra chuyên ngành với 11.946 cuộc (503 cuộc thành lập đoàn và 11.443 cuộc thanh tra độc lập).

- Đối với 11.443 cuộc thanh tra độc lập: Kết quả qua thanh tra đã phát hiện các đơn vị có thiếu sót, sai phạm trên các lĩnh vực như: vệ sinh an toàn thực phẩm, giao thông vận tải, văn hóa - thể thao - du lịch, y tế, công thương, lao động, kế toán, xây dựng... đã ban hành 12.331 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền xử phạt 51.992.843.000 đồng, các tổ chức, cá nhân đã nộp phạt 36.753.742.000 đồng.

3. Thanh tra, kiểm tra trách nhiệm việc thực hiện các quy định của pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, t cáo và phòng, chống tham nhũng:

Trong quý III năm 2014, toàn Thành phố đã triển khai thực hiện 30 cuộc/70 đơn vị, đến nay đã kết thúc 15 cuộc/41 đơn vị.

II. Kết quả công tác tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn Thành phố trong quý III năm 2014:

1. Công tác tiếp công dân:

1.1. Kết quả tiếp công dân: toàn Thành phố đã tổ chức tiếp công dân 11.135 lượt đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ảnh (gồm: tiếp thường xuyên 9.080 lượt, lãnh đạo tiếp 2.055 lượt), so với quý II giảm 617 lượt chiếm tỷ lệ 6%, gồm:

- Cấp Thành phố tiếp công dân: 1.404 lượt

- Cấp quận - huyện tiếp công dân: 6.705 lượt (tiếp thường xuyên: 5.769 lượt, lãnh đạo tiếp: 936 lượt).

- Cấp xã - phường - thị trấn tiếp công dân: 3.034 lượt (tiếp thường xuyên: 1.936 lượt, lãnh đạo tiếp: 1.098 lượt).

- Tiếp công dân đoàn đông người: Trên địa bàn Thành phố, tiếp 08 đoàn (cấp thành phố tiếp 06 đoàn, cấp quận - huyện tiếp 02 đoàn) giảm 02 đoàn so với quý II.

2. Tiếp nhận, phân loại và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo:

Tiếp nhận, phân loại đơn: Tổng số đơn khiếu nại, tố cáo là 1.397 đơn (khiếu nại 1.184 đơn; tố cáo 213 đơn); đã xử lý 1.395/1.397 đơn, đạt tỷ lệ 99,8%, trong đó: xử lý chuyển trả lưu 159 đơn; để lại giải quyết 1.236 đơn khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền (gồm: khiếu nại 1.155 đơn, tố cáo 81 đơn), trong đó:

- Cấp Thành phố : khiếu nại 396 đơn, tố cáo 8 đơn.

- Cấp Sở - ngành : khiếu nại 134 đơn, tố cáo 18 đơn.

- Cấp quận - huyện : khiếu nại 581 đơn, 51 đơn tố cáo.

- Cấp xã - phường - thị trấn : khiếu nại 44 đơn, 4 đơn tố cáo.

3. Kết quả giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo:

3.1. Kết quả giải quyết khiếu nại:

Tổng số đơn khiếu nại đã giải quyết trên tổng số đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền 817/1.155 đơn, đạt tỷ lệ 71%.

Phân tích tính chất khiếu nại đúng, sai cho thấy: đơn khiếu nại đúng là 6%, khiếu nại sai là 81%, khiếu nại có đúng có sai 13%.

3.2. Kết quả giải quyết tố cáo: Tổng số đơn tố cáo đã giải quyết trên tổng số đơn tố cáo thuộc thẩm quyền 41/81 đơn, đạt tỷ lệ 51%.

Phân tích tính chất tố cáo đúng, sai cho thấy tố cáo đúng 2%, tố cáo sai 78%, tố cáo có đúng có sai 20%.

4. Về tổ chức thực hiện các Quyết định giải quyết khiếu nại của Ủy ban nhân dân thành phố và Trung ương đã có hiệu lực pháp luật:

Tổng số quyết định giải quyết khiếu nại phải thực hiện là 370 quyết định, trong đó:

- Số quyết định có hiệu lực pháp luật phải tổ chức thực hiện 370 quyết định. Trong đó đã tổ chức thực hiện xong 142/370 quyết định, đạt tỷ lệ 39%.

- Số quyết định phải thực hiện và đang xem xét là 228 quyết định, trong đó có 85 quyết định tiếp tục thực hiện và 143 quyết định đang xem xét, gồm: 69 quyết định đang bị khởi kiện tại Tòa án; 74 quyết định do Thành phố, Thủ tướng Chính phủ và các bộ ngành đang xem xét.

5. Kết quả thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo:

Nhằm tăng cường công tác thanh tra trách nhiệm Thủ trưởng cơ quan đơn vị trên địa bàn thành phố trong việc thi hành Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Ủy ban nhân dân thành phố đã chỉ đạo ngành Thanh tra thành phố tổ chức triển khai 08 đoàn thanh, kiểm tra trách nhiệm tại 17 đơn vị, đã kết thúc 02 đoàn/03 đơn vị, tiếp tục triển khai thực hiện 06 đoàn/14 đơn vị.

6. Tình hình thực hiện về kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng, kéo dài tại Thành phố H Chí Minh:

Ngày 19 tháng 9 năm 2013, Thanh tra Chính phủ ban hành Kế hoạch 2100/KH-TTCP về tiếp tục kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng. Triển khai thực hiện, Thanh tra thành phố đã tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch số 631/KH-UBND ngày 13 tháng 02 năm 2014 về kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng kéo dài trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó đề ra các biện pháp, phương hướng cụ thể để giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng kéo dài. Trong quý III năm 2014 trên địa bàn Thành phố không xảy ra tình trạng khiếu nại đông người phức tạp, nhưng dự báo tình hình khiếu nại đông người trên địa bàn Thành phố trong quý IV năm 2014 vẫn còn diễn biến phức tạp, dự báo có khoảng 11 vụ việc/06 quận, huyện sẽ phát sinh khiếu nại đông người (như quận 8: 01 vụ, quận 12: 01 vụ, Bình Thạnh: 04 vụ, Tân Bình: 03 vụ, Bình Tân: 01 vụ và Bình Chánh: 01 vụ).

7. Về công tác tập huấn, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo:

Trong quý III năm 2014, toàn Thành phố đã tổ chức là 72 lớp tập huấn cho hơn 6.917 người là cán bộ, công chức và nhân dân của các xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố; cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước; các Nghị định, Thông tư liên quan đến Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo; các quy trình giải quyết khiếu nại hành chính và quy trình giải quyết tố cáo, quy trình thực hiện quyết định khiếu nại có hiệu lực pháp luật. Nhằm tăng cường công tác tập huấn tuyên truyền, giáo dục pháp luật khiếu nại, tố cáo trong nhân dân tại xã, phường, thị trấn, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quyết định số 2573/QĐ-UBND ngày 26 tháng 5 năm 2014 về thực hiện Đề án “Tiếp tục tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở xã, phường, thị trấn giai đoạn 2013 - 2016”.

8. Kết quả xây dựng, hoàn thiện thể chế và tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khiếu nại, tố cáo:

Thành phố luôn xem công tác xây dựng thể chế là việc làm hết sức quan trọng trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Ủy ban nhân dân Thành phố. Trong quý III năm 2014, Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành Chỉ thị số 22/2014/CT-UBND ngày 03 tháng 9 năm 2014 về triển khai thi hành Luật Tiếp công dân trên địa bàn Thành phố.

III. Kết quả công tác phòng, chống tham nhũng:

1. Việc quán triệt, tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng; công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chng tham nhũng:

1.1. Công tác quán triệt, tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng:

Trong quý III năm 2014, lãnh đạo các cấp của thành phố đã xây dựng kế hoạch và tổ chức hơn 394 cuộc tuyên truyền, phổ biến các Nghị quyết của Đảng, pháp luật của nhà nước về phòng, chống tham nhũng đến đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, các ban ngành đoàn thể và các tầng lớp nhân dân, với 14.480 lượt người tham dự.

Bên cạnh công tác tuyên truyền, các sở - ngành, quận - huyện tiếp tục đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” về thực hành tiết kiệm, chống tham ô lãng phí, quan liêu, nhằm nâng cao nhận thức và tinh thần trách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm cho ý thức tiết kiệm, đạo đức, lối sống, chống lãng phí, chống tham nhũng được tốt hơn.

1.2. Tình hình tổ chức, bộ máy, phân công trách nhiệm tổ chức thực hiện trong công tác phòng, chống tham nhũng; tình hình hoạt động của các cơ quan chuyên trách về phòng, chống tham nhũng:

Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí tại cơ quan, đơn vị.

1.3. Các kết quả khác đã thực hiện để quán triệt, tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp lut về phòng, chống tham nhũng; lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng:

Song song với công tác tuyên truyền miệng, thành phố còn chỉ đạo các cơ quan báo, đài thành phố thực hiện các chương trình chuyên đề như: Pháp luật và công dân để tuyên truyền các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; đưa tin phản ánh các hoạt động công khai cải cách thủ tục hành chính; phản ánh, đưa tin các hành vi, vụ việc có dấu hiệu tiêu cực, tham nhũng; đồng thời, giới thiệu các gương tập thể, cá nhân điển hình tiêu biểu trong công tác phòng, chống tham nhũng.

2. Kết quả thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng:

2.1. Việc thực hiện các quy định về công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị:

Trong quý III/2014, có 288 cơ quan, tổ chức, đơn vị được kiểm tra việc thực hiện các quy định về công khai, minh bạch, hầu hết các cơ quan, đơn vị thực hiện tốt việc công khai, minh bạch. Tuy nhiên, vẫn còn những nội dung tại một số cơ quan, đơn vị không thực hiện hoặc có thực hiện nhưng không đầy đủ như: chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ công chức, viên chức; không niêm yết công khai các thủ tục hành chính liên quan đến việc giải quyết công việc của cơ quan, đơn vị; công tác kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức chưa thực hiện đúng thời gian theo quy định của pháp luật...

2.2. Việc xây dựng, ban hành và thực hiện các quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn:

Thành phố đã ban hành quy định việc phân cấp quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước tại các cơ quan hành chính sự nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội để phát huy trách nhiệm và quyền chủ động cho Thủ trưởng đơn vị trong việc quyết định mua sắm, sửa chữa trang thiết bị và phương tiện làm việc cho cán bộ, công chức, người đứng đầu theo đúng quy định

2.3. Việc cán bộ, công chức, viên chức nộp lại quà tặng:

Theo báo cáo từ các sở - ngành, quận - huyện, trong quý III năm 2014, không xảy ra trường hợp nộp lại quà tặng.

2.4. Về xây dựng, thực hiện quy tắc ng xử của cán bộ, công chức, viên chức:

Trong quý III năm 2014, có 71 cơ quan, tổ chức, đơn vị được kiểm tra việc thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức. Hầu hết, các cơ quan, đơn vị có xây dựng quy tắc và thực hiện tốt quy tắc, tuy nhiên vẫn tồn tại những hạn chế như: một số cán bộ, công chức có thái độ cáu gắt với cá nhân, tổ chức khi đến giải quyết công việc tại cơ quan, đơn vị; chưa đảm bảo giờ công...

2.5. Về chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức:

Trong quý III năm 2014, có 11 cơ quan, đơn vị báo cáo đã lập danh sách vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức phải chuyển đổi và đã tiến hành chuyển đổi 194 trường hợp. Các lĩnh vực chuyển đổi chủ yếu là: kế toán, thủ quỹ, tư pháp, thanh tra xây dựng, địa chính - nhà đất, thủ kho, quản lý thị trường.

2.6. Về xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý phụ trách:

Trong quý III năm 2014, chưa có trường hợp xử lý trách nhiệm người đứng đầu theo quy định.

2.7. Việc thực hiện cải cách hành chính:

Các sở - ngành, quận - huyện thường xuyên rà soát các thủ tục hành chính còn trùng lặp, chồng chéo trong lĩnh vực đất đai, tài nguyên môi trường, nhà ở... để kiến nghị Ủy ban nhân dân Thành phố bãi bỏ, thay thế theo thẩm quyền.

2.8. Tăng cường áp dụng khoa học, công nghệ trong quản lý, điều hành hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị:

Trong quý III năm 2014 có 124 cơ quan, tổ chức, đơn vị đã áp dụng ISO trong quản lý hành chính.

Ngoài ra, Ủy ban nhân dân các quận, huyện đã tổ chức thực hiện phần mềm quản lý công việc của cán bộ, công chức qua đường truyền mạng nội bộ (quận 4, 7, 1...). Thực hiện tổng đài người dân góp ý xây dựng chính quyền nhằm chấn chỉnh các vấn đề về trật tự đô thị, vệ sinh môi trường...

2.9. Phương thức thanh toán, trả lương qua tài khoản:

Đến nay, 100% đơn vị trực thuộc trên địa bàn thành phố đã thực hiện việc thanh toán, trả lương qua tài khoản.

Phần B

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CÔNG TÁC 9 THÁNG ĐẦU NĂM 2014

I. Kết quả công tác Thanh tra:

1. Thanh tra hành chính:

- Trong 9 tháng đầu năm 2014, toàn Thành phố đã thực hiện 207 cuộc thanh tra, trong đó: có 31 cuộc thanh tra năm 2013 chuyển sang và 176 cuộc thanh tra triển khai trong năm 2014 tại 280 đơn vị.

- Về hình thức: 127 cuộc theo kế hoạch và 80 cuộc đột xuất.

- Về tiến độ: ban hành kết luận thanh tra 125 cuộc và đang tiếp tục thực hiện 82 cuộc.

1.1. Kết luận thanh tra:

- Kết quả qua thanh tra phát hiện 69/280 đơn vị có sai phạm; sai phạm về kinh tế là 337.490.807.355 đồng, (trong đó, Thanh tra Thành phố phát hiện sai phạm 324.656.379.010 đồng; Thanh Tra sở - ngành 707.710.845 đồng; Thanh tra quận - huyện 12.126.717.500 đồng).

- Qua thanh tra, đã kiến nghị thu hồi số tiền 326.136.151.065 đồng (trong đó, Thanh tra Thành phố kiến nghị thu 323.648.839.010 đồng; Thanh tra sở - ngành kiến nghị thu 16.628.000 đồng; Thanh tra quận - huyện kiến nghị thu 2.470.684.055 đồng); kiến nghị xử lý khác 11.348.414.290 đồng; kiến nghị xử lý hành chính 24 tập thể và 98 cá nhân, chuyên cơ quan điều tra 03 vụ.

- Kết quả thực hiện: cơ quan thanh tra đã thu hồi nộp ngân sách nhà nước 214.637.855.672 đồng (trong đó, Thanh tra Thành phố đã thu hồi nộp ngân sách nhà nước 213.563.006.375 đồng, thanh tra quận - huyện thu hồi 1.074.849.297 đồng).

1.2. Kết quả thanh tra trên một số lĩnh vực:

- Quản lý, thực hiện dự án đầu tư xây dựng (Biểu 1b): Toàn ngành triển khai 51 cuộc tại 75 đơn vị, đã ban hành kết luận thanh tra 22 cuộc.

Qua thanh tra phát hiện sai phạm 6.137.443.677 đồng; kiến nghị thu hồi 490.019.832 đồng, kiến nghị xử lý khác 5.647.423.845 đồng; kiến nghị xử lý hành chính 02 tập thể, 17 cá nhân, chuyển cơ quan điều tra 01 vụ.

- Quản lý và sử dụng tài chính, ngân sách (Biểu 1c): Toàn ngành triển khai 70 cuộc tại 77 đơn vị, đã ban hành kết luận thanh tra 48 cuộc. Qua thanh tra phát hiện sai phạm 326.031.827.678 đồng; kiến nghị thu hồi 321.338.594.233 đồng (đã thu hồi 185.644.133.632 đồng), kiến nghị xử lý khác 4.686.960.445 đồng; kiến nghị xử lý hành chính 03 tập thể, 50 cá nhân, kiến nghị chuyển cơ quan điều tra 01 vụ (Thanh tra quận 12).

- Quản lý, sử dụng đất đai (Biểu 1d): Thanh tra Thành phố và thanh tra quận - huyện triển khai 30 cuộc tại 41 đơn vị, đã ban hành kết luận thanh tra 19 cuộc, phát hiện sai phạm trong quản lý và kiến nghị thu hồi 4.254.193.000 đồng (đã thu 4.254.193.000 đồng); kiến nghị xử lý 06 tập thể, 28 cá nhân, chuyển cơ quan điều tra 01 vụ (Thanh tra huyện Bình Chánh).

2. Thanh tra, kiểm tra chuyên ngành (Biểu 1e):

Thanh tra các sở, ngành thực hiện thanh tra, kiểm tra chuyên ngành với 31.528 cuộc (911 cuộc thành lập đoàn và 30.617 cuộc thanh tra độc lập).

- Đối với 911 cuộc thành lập đoàn thanh tra: kết quả qua thanh tra đã phát hiện và kiến nghị thu hồi 219.600.000 đồng và 24.422m2 đất.

- Đối với 30.617 cuộc thanh tra độc lập: Kết quả qua thanh tra đã phát hiện các đơn vị có thiếu sót, sai phạm trên các lĩnh vực như; vệ sinh an toàn thực phẩm, giao thông vận tải, văn hóa - thể thao - du lịch, y tế, công thương, lao động, kế toán, xây dựng... đã ban hành 32.114 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền xử phạt 34.031.596.230 đồng, các tổ chức, cá nhân đã nộp phạt 11.738.046.030 đồng.

3. Thanh tra, kiểm tra trách nhiệm việc thực hiện các quy định của pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng (Biểu 1f):

Trong 9 tháng đầu năm 2014, toàn Thành phố đã triển khai thực hiện 49 cuộc/127 đơn vị, đến nay đã kết thúc 34 cuộc/98 đơn vị.

4. Đánh giá chung thực hiện công tác thanh tra:

Trong 9 tháng đầu năm 2014, công tác thanh tra đã thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thanh tra Chính phủ và Ủy ban nhân dân Thành phố trong việc xác định các nội dung trọng tâm, trọng điểm của kế hoạch thanh tra trong năm 2014; các cuộc thanh tra đã được triển khai và kết thúc đúng kế hoạch đề ra; kiến nghị xử lý chặt chẽ, rõ ràng, có tính khả thi, các kết luận, kiến nghị đều được Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước nhất trí; công tác giám sát, xử lý sau thanh tra được tăng cường nên tỷ lệ thu hồi tiền và tài sản đạt kết quả cao hơn cùng kỳ năm trước; công tác thanh, kiểm tra chuyên ngành tiếp tục hoạt động hiệu quả, phát hiện và xử lý được nhiều sai phạm trên nhiều lĩnh vực (vệ sinh an toàn thực phẩm, giao thông vận tải, văn hóa - thể thao và du lịch, y tế, lao động, xây dựng...)

II. Kết quả công tác tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn Thành phố trong 9 tháng đầu năm 2014:

1. Công tác tiếp công dân (Biểu 2a):

1.1. Kết quả tiếp công dân: toàn Thành phố đã tổ chức tiếp công dân 32.868 lượt (gồm: tiếp thường xuyên: 26.081 lượt, lãnh đạo tiếp: 6.699 lượt), so cùng kỳ giảm 4.030 lượt - giảm 11% (cùng kỳ 36.899 lượt), gồm:

- Cấp Thành phố tiếp công dân : 5.127 lượt.

- Cấp quận - huyện tiếp công dân : 18.584 lượt.

- Cấp xã - phường - thị trấn tiếp công dân : 9.158 lượt.

Tiếp công dân đoàn đông người: Trên địa bàn thành phố, tiếp 34 đoàn (tiếp thường xuyên: 27 đoàn, lãnh đạo tiếp: 07 đoàn), giảm 43 đoàn so với cùng kỳ (cùng kỳ 77 đoàn). Cụ thể:

Cấp thành phố tiếp : 22 đoàn;

Cấp quận - huyện tiếp : 11 đoàn;

Cấp xã - phường - thị trấn tiếp : 01 đoàn.

1.2. Nội dung tiếp công dân: Qua công tác tiếp công dân cho thấy, nội dung khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực hành chính liên quan đến đất đai có tỷ lệ cao.

2. Tiếp nhận, phân loại và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo (Biểu 2b):

Tiếp nhận, phân loại đơn: Tổng số đơn khiếu nại, tố cáo tiếp nhận là 3.846 đơn (khiếu nại 3.339 đơn; tố cáo 507 đơn), so với cùng kỳ giảm 924 đơn khiếu nại, tố cáo, giảm 19% (cùng kỳ 4.770 đơn); Đã xử lý 3.804/3.846 đơn, đạt tỷ lệ 98% (chuyển kỳ sau xử lý là 42 đơn) trong đó: xử lý chuyển trả lưu 1.100 đơn: để lại giải quyết 2.704 đơn khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền (gồm: khiếu nại: 2.510 đơn, tố cáo: 194 đơn) so cùng kỳ giảm 862 đơn khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, chiếm tỷ lệ 24% (cùng kỳ 3.566 đơn), trong đó:

- Cấp Thành phố : khiếu nại 609 đơn, tố cáo 28 đơn.

- Cấp Sở - ngành : khiếu nại 365 đơn, tố cáo 58 đơn.

- Cấp quận - huyện : khiếu nại 1.472 đơn, tố cáo 102 đơn.

- Cấp xã - phường - thị trấn: khiếu nại 64 đơn, tố cáo 6 đơn.

3. Kết quả giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo:

3.1. Kết quả giải quyết khiếu nại (Biểu 2c): Tổng số đơn khiếu nại đã giải quyết trên tổng số đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền: 1.982/2.510 đơn, đạt tỷ lệ 79%.

Qua giải quyết khiếu nại, nhất là trong lĩnh vực khiếu nại về bồi thường, các sở - ngành, quận - huyện đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét điều chỉnh, bổ sung một số chính sách bồi thường, hỗ trợ tại dự án cho phù hợp thực tế, đem lại quyền lợi cho công dân tổng số tiền hơn 09 tỷ đồng; kiến nghị thu hồi cho Nhà nước tổng số tiền hơn 01 tỷ đồng.

3.2. Kết quả giải quyết tố cáo (Biểu 2d): Tổng số đơn tố cáo đã giải quyết trên tổng số đơn tố cáo thuộc thẩm quyền: 145/194 đơn, đạt tỷ lệ 75%.

4. Về tổ chức thực hiện các Quyết định giải quyết khiếu nại của Ủy ban nhân dân thành phố và Trung ương đã có hiệu lực pháp luật:

Tổng số quyết định đã có hiệu lực pháp luật phải tổ chức thực hiện là 714 quyết định. Đã tổ chức thực hiện xong: 486/714 quyết định (đạt 68%).

- Số quyết định phải thực hiện và đang xem xét là 228 quyết định, trong đó có 85 quyết định tiếp tục thực hiện và 143 quyết định đang xem xét, gồm: 69 quyết định đang bị khởi kiện tại Tòa án; 74 quyết định do Thành phố, Thủ tướng Chính phủ và các bộ ngành đang xem xét.

Theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố, Thanh tra Thành phố đang tiến hành thanh tra việc tổ chức thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật tại 10 đơn vị, gồm: quận 2, 4, 9, Thủ Đức, Bình Thạnh và các huyện Củ Chi, Nhà Bè, Bình Chánh, Hóc Môn, Cần Giờ. Trong đó đang tập trung làm rõ số quyết định chưa được tổ chức thực hiện (hoặc đang thực hiện), xác định nguyên nhân, trách nhiệm cá nhân, tổ chức trong việc chậm thực hiện (để quyết định tồn) và biện pháp xử lý.

5. Kết quả thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo:

Nhằm tăng cường công tác thanh tra trách nhiệm Thủ trưởng cơ quan đơn vị trên địa bàn thành phố trong việc thi hành Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Ủy ban nhân dân thành phố đã chỉ đạo ngành Thanh tra Thành phố tổ chức triển khai 19 đoàn thanh, kiểm tra trách nhiệm tại 61 đơn vị; đã kết thúc 13 đoàn/ 47 đơn vị; tiếp tục triển khai thực hiện 06 đoàn/14 đơn vị. Qua thanh tra đã giúp cho lãnh đạo Ủy ban nhân dân các quận - huyện, lãnh đạo sở - ngành kịp thời chấn chỉnh những hạn chế bất cập, nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong việc chấp hành và thực hiện Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo.

6. Tình hình thực hiện về kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng, kéo dài tại Thành phố Hồ Chí Minh:

Triển khai thực hiện Kế hoạch 2100/KH-TTCP ngày 19 tháng 9 năm 2013 của Thanh tra Chính phủ về tiếp tục kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng, Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành Kế hoạch số 631/KH-UBND ngày 13 tháng 02 năm 2014 về kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng kéo dài trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó đề ra các biện pháp, phương hướng cụ thể để giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng kéo dài. Theo Kế hoạch số 631/KH-UBND ngày 13 tháng 02 năm 2014, toàn Thành phố có 52 vụ tồn đọng kéo dài phải tập trung giải quyết, cụ thể:

Có 19/52 vụ việc đã được cơ bản giải quyết xong, đủ điều kiện để rà soát và ban hành thông báo chấm dứt, gồm: 15 vụ việc đã được Thủ tướng Chính phủ xem xét kết luận (các cơ quan đang tổ chức thực hiện Kết luận của Thủ tướng Chính phủ: 12 vụ việc; đã tổ chức thực hiện xong Kết luận của Thủ tướng Chính phủ: 03 vụ việc); 03 vụ việc đã được giải quyết dứt điểm, người dân không còn khiếu nại hoặc công dân đã khởi kiện ra Tòa án; 01 vụ việc Thủ tướng Chính phủ đang xem xét kết luận về phương án giải quyết.

Có 33/52 vụ việc các cơ quan đang giải quyết hoặc cần rà soát lại, gồm: 02 vụ việc Bộ, ngành Trung ương đang xem xét, giải quyết; 08 vụ việc đang được các cơ quan thuộc Thành phố xem xét giải quyết theo thẩm quyền; 23 vụ việc đã được giải quyết hết thẩm quyền theo quy định của pháp luật nhưng công dân chưa đồng tình và tiếp tục khiếu nại (Ủy ban nhân dân Thành phố đã chỉ đạo giao các sở, ngành có liên quan rà soát để đề xuất phương án khả thi nhằm giải quyết dứt điểm 10 vụ việc; giao rà soát lại 13 vụ việc).

- Ngoài ra, đối với 37 vụ việc thuộc Kế hoạch số 1130/KH-TTCP: Có 32/37 vụ việc đã được cơ bản giải quyết xong, trong đó có 04 vụ việc đang thực hiện Kết luận của Thủ tướng Chính phủ; 24 vụ việc đã và đang tổ chức thực hiện phương án giải quyết (xong 09/24 vụ việc; chưa xong 15/24 vụ việc); 04 vụ đang xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ. Có 04 vụ việc Bộ, ngành Trung ương đang thực hiện kiểm tra theo chỉ đạo Thủ tướng Chính phủ (Thanh tra Chính phủ: 03 vụ việc khiếu nại, gồm: ông Nguyễn Phi Thường, ông Vũ Mai, bà Lê Thị Kim Phụng; Bộ Tài Chính: Công ty CP cơ khí Bình Phát). Có 01 vụ việc do vướng chủ trương chung của Thành phố (bà Phạm Thị Phúc).

7. Về công tác tập huấn, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo:

Trong 9 tháng đầu năm 2014, toàn Thành phố đã tổ chức 456 lớp tập huấn cho hơn 31.469 người là cán bộ, công chức và nhân dân của các xã, phường, thị trấn trên địa bàn Thành phố, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước; nội dung tập huấn, tuyên truyền các Nghị định, Thông tư liên quan đến Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo; các quy trình giải quyết khiếu nại hành chính và quy trình giải quyết tố cáo, quy trình thực hiện quyết định khiếu nại có hiệu lực pháp luật. Nhằm tăng cường công tác tập huấn tuyên truyền, giáo dục pháp luật khiếu nại, tố cáo trong nhân dân tại xã, phường, thị trấn, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quyết định số 2573/QĐ-UBND ngày 26 tháng 5 năm 2014 về thực hiện Đề án “Tiếp tục tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở xã, phường, thị trấn giai đoạn 2013-2016”.

8. Kết quả xây dựng, hoàn thiện thể chế:

Trong 9 tháng đầu năm 2014, Thành phố đã góp ý cho nhiều văn bản dưới luật, Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai; ban hành Quyết định số 60/2013/QĐ-UBND ngày 26 tháng 12 năm 2013 về ban hành quy định về giá các loại đất trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; Quyết định số 07/2014/QĐ-UBND ngày 11 tháng 02 năm 2014 về ban hành quy trình giải quyết khiếu nại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; Quyết định số 12/2014/QĐ-UBND ngày 13 tháng 3 năm 2014 về ban hành quy trình giải quyết tố cáo trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; Quyết định số 3747/QĐ-UBND ngày 01 tháng 8 năm 2014 về ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị và Chỉ thị số 21/CT-TU của Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh về tăng cường Lãnh đạo trong công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; Chỉ thị số 22/2014/CT-UBND ngày 03 tháng 9 năm 2014 về triển khai thi hành Luật Tiếp công dân trên địa bàn Thành phố.

* Đánh giá chung thực hiện công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và dự báo:

1. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng khiếu nại, tố cáo:

- Trên địa bàn Thành phố có nhiều dự án đã và đang được triển khai thực hiện, một số hộ dân bị ảnh hưởng trong các dự án khi thu hồi đất, không đồng ý với giá bồi thường, hỗ trợ về đất và tái định cư nên phát sinh khiếu nại, nhất là đối với những dự án triển khai công tác bồi thường kéo dài, nội dung trong khiếu nại các dự án thường có sự so sánh mức giá giữa các dự án liền kề ranh giới hành chính (giá khác nhau).

- Nhận thức của người dân đối với pháp luật về đất đai, pháp luật về khiếu nại, tố cáo còn hạn chế, một số trường hợp người dân hiểu rõ các quy định của pháp luật, song cố tình không chấp hành quyết định đã giải quyết đúng pháp luật.

2. Đánh giá ưu điểm, tồn tại, hạn chế, khuyết điểm:

2.1. Những mặt làm được:

Ủy ban nhân dân Thành phố đã thực hiện nghiêm túc và triển khai thực hiện sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ và Ban Thường vụ Thành ủy liên quan đến công tác thi hành Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Tiếp công dân, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các thủ trưởng các Sở, ngành và Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, tăng cường công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, đồng thời chỉ đạo thực hiện nghiêm túc và đúng các quy trình giải quyết đơn khiếu nại, đơn tố cáo; kết hợp với đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn nâng cao hiểu biết pháp luật về khiếu nại, tố cáo trong cán bộ công chức và nhân dân.

- Sự phối hợp đồng bộ giữa Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố và các tổ chức thành viên với chính quyền các cấp trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, đặc biệt là công tác hòa giải cấp cơ sở được quan tâm và đạt nhiều kết quả tích cực.

- Lãnh đạo các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở đã quan tâm, chú trọng công tác tiếp công dân nhiều hơn, thông qua các buổi tiếp công dân đã lắng nghe tâm tư, nguyện vọng chính đáng của công dân, từ đó việc xem xét giải quyết khiếu nại, tố cáo được thấu đáo, các biện pháp giải quyết vụ việc khiếu nại, tố cáo của công dân, trong đó có nhiều vụ khiếu nại bức xúc kéo dài được thực hiện một cách khả thi. Nhìn chung, cán bộ, đảng viên các đơn vị đều nâng cao tinh thần trách nhiệm đối với công việc của nhân dân theo phạm vi, chức trách, nhiệm vụ được phân công theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về xây dựng Đảng và củng cố niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng bộ thành phố.

- Đội ngũ làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn của các đơn vị trên địa bàn thành phố từng bước được chuẩn hóa, việc tập huấn kỹ năng tiếp công dân, xử lý đơn được các cơ quan chuyên môn của Thành phố thực hiện thường xuyên, việc trao đổi nghiệp vụ, trao đổi thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin quản lý hồ sơ tiếp công dân, xử lý đơn đã đi vào nề nếp và đáp ứng với yêu cầu quản lý của Thành phố.

- Trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cấp, các ngành trên địa bàn thành phố được nâng cao. Nhiều quận, huyện không phát sinh mới các vụ việc phức tạp, đông người; các vụ việc khiếu nại, tố cáo mới phát sinh đã được tập trung giải quyết. Các vụ việc khiếu nại đông người được tập trung chỉ đạo xử lý và tạo được sự ổn định đã góp phần an dân, ổn định tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội của Thành phố.

- Việc kiểm tra rà soát, giải quyết các vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài được các sở - ngành, quận - huyện thực hiện nghiêm túc; 100% đơn vị có xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể. Qua đó, có nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, kéo dài của công dân đã được giải quyết, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, chấm dứt khiếu nại.

- Công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan nhà nước trong việc chấp hành và thực hiện các quy định pháp luật khiếu nại, tố cáo được quan tâm, đã kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những hạn chế, thiếu sót góp phần nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước của các cơ quan hành chính nhà nước.

Đạt được kết quả trên là do Thường trực Thành ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân Thành phố, Thường trực Ủy ban nhân dân Thành phố và các sở - ngành, quận - huyện đã quan tâm thường xuyên chỉ đạo, sắp xếp thời gian để tiếp công dân, chỉ đạo giải quyết khiếu nại, tố cáo, đặc biệt là các vụ khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng kéo dài trên địa bàn Thành phố, xem đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng và thường xuyên của các cơ quan, đơn vị, địa phương.

2.2. Những hạn chế, tồn tại, vướng mc:

- Tình hình khiếu nại, tố cáo mặc dù có giảm về số lượng tuyệt đối nhưng nội dung khiếu nại vẫn còn tính chất phức tạp, nhất là các khiếu nại bồi thường tại các dự án. Số lượng đơn thuộc thẩm quyền giải quyết tại một số địa phương còn nhiều, nhất là tại các địa bàn có nhiều dự án.

- Công tác tuyên truyền pháp luật về khiếu nại, tố cáo tuy đạt được nhiều kết quả nhưng chủ yếu vẫn nặng về hình thức tuyên truyền miệng thông qua báo cáo viên nên chưa thật sự thu hút, hấp dẫn người dân tham gia.

3. Về tình hình khiếu nại đông người:

- Trong 9 tháng đầu năm 2014 có 08 vụ việc/05 quận, huyện: quận 1, Thủ Đức, Bình Thạnh, Bình Chánh, Củ Chi, trong đó có 04 vụ việc thuộc năm 2013 và 04 vụ việc phát sinh mới. Các vụ việc khiếu nại đông người đều đã được Ủy ban nhân dân thành phố và Ủy ban nhân dân quận, huyện nắm chắc tình hình, giải quyết kịp thời nhằm tháo gỡ các vướng mắc về chính sách bồi thường, tăng cường công tác tiếp xúc, giải thích, phát huy hệ thống chính trị để vận động, giải thích. Trong đó, có một số vụ khiếu nại đông người kéo dài nhiều năm, có tính chất gay gắt, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét giải quyết nhiều lần nhưng vẫn không đồng tình (như Dự án Khu chung cư Cô Giang, quận 1; Dự án chung cư 1 Bis - 1 Kép, quận 1; Khu đô thị Sing Việt, huyện Bình Chánh).

- Dự báo từ nay đến cuối năm 2014 có khoảng 11 vụ việc/06 quận, huyện sẽ phát sinh khiếu nại đông người (như Quận 8: 01 vụ, Quận 12: 01 vụ, quận Bình Thạnh: 04 vụ, quận Tân Bình: 03 vụ, quận Bình Tân: 01 vụ và huyện Bình Chánh: 01 vụ).

- Hầu hết các vụ dự báo có khiếu nại đông người có nội dung khiếu nại chủ yếu tập trung vào chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại các dự án đang triển khai trong năm 2014. Các Ủy ban nhân dân các quận, huyện trên đã chủ động nắm tình hình, theo dõi và xử lý tích cực theo thẩm quyền để tránh phát sinh “điểm nóng”.

III. Công tác phòng chống tham nhũng:

1. Việc quán triệt, tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng; công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng:

1.1. Công tác quán triệt, tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng:

Trong 9 tháng đầu năm 2014, lãnh đạo các cấp của thành phố đã xây dựng kế hoạch và tổ chức hơn 1.130 cuộc tuyên truyền, phổ biến các Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng đến đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, các ban ngành đoàn thể và các tầng lớp nhân dân, với 63.830 lượt người tham dự.

Hình thức tuyên truyền chủ yếu thông qua các cuộc hội nghị; các cuộc họp giao ban tuần, tháng, họp Chi bộ, các buổi chào cờ tại các cơ quan, đơn vị; sinh hoạt của các Đoàn thể, Ban điều hành Tổ dân phố và nhân dân. Song song công tác tuyên truyền miệng, các quận-huyện còn thực hiện nhiều hình thức tuyên truyền khác như: in ấn, phát hành hơn 1.706 cuốn tài liệu, 200 tờ bướm, 38.015 bản tin và tài liệu hỏi đáp về phòng, chống tham nhũng gửi đến từng cán bộ, công chức của đơn vị, từng hộ dân Tổ dân phố, tổ chức phát thanh các tin, bài... liên quan đến phòng, chống tham nhũng (huyện Cần Giờ, huyện Củ Chi...); Thanh tra thành phố đã thực hiện 31 cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật cho các đơn vị như: Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn, Ủy ban nhân dân quận Tân Phú, Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh, Ủy ban nhân dân quận 8, Ủy ban nhân dân quận 10, Điện lực thành phố, Sở Giao thông vận tải, Sở Y tế, cán bộ, giảng viên trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Nguyễn Hữu Cảnh... với 1.880 lượt người tham dự.

Bên cạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, các sở - ngành, quận - huyện tiếp tục đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” về thực hành tiết kiệm, chống tham ô lãng phí, quan liêu, nhằm nâng cao nhận thức và tinh thần trách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm cho ý thức tiết kiệm, đạo đức, lối sống, chống lãng phí, chống tham nhũng được tốt hơn; tuyên truyền lồng ghép một số văn bản quy phạm pháp luật khác phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương và đơn vị.

1.2. Việc ban hành văn bản, hướng dẫn triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, điều hành của cấp trên trong công tác phòng, chống tham nhũng:

Thành phố đã ban hành nhiều văn bản để hướng dẫn chỉ đạo, công tác phòng, chống tham nhũng trên địa bàn thành phố, quyết định phê duyệt Kế hoạch thanh tra công tác phòng, chống tham nhũng, thanh tra chuyên đề về phòng, chống tham nhũng năm 2014; các văn bản chỉ đạo về việc thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 12 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo từ năm học 2013-2014; Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 03 tháng 01 năm 2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản; học tập Nghị quyết Hội nghị lần thứ VIII, IX Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Khóa XI...

1.3. Tình hình tổ chức, bộ máy, phân công trách nhiệm tổ chức thực hiện trong công tác phòng, chống tham nhũng; tình hình hoạt động của các cơ quan chuyên trách về phòng, chống tham nhũng:

Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí tại cơ quan, đơn vị.

Kể từ ngày 27 tháng 8 năm 2013, Ban Nội chính Thành ủy đi vào hoạt động và tham mưu cho Thường vụ Thành ủy về lĩnh vực nội chính cũng như công tác phòng, chống tham nhũng. Trên cơ sở Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 được sửa đổi bổ sung 2007, 2012 các cơ quan Thanh tra, Công an, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân đều thành lập bộ phận chuyên trách làm công tác phòng, chống tham nhũng.

1.4. Các kết quả khác đã thực hiện để quán triệt, tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng; lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các quy định của pháp luật v phòng, chống tham nhũng:

Bên cạnh công tác tuyên truyền miệng, thành phố còn chỉ đạo các cơ quan truyền thông của Thành phố thực hiện các chương trình chuyên đề để qua đó, đã tạo điều kiện cho các tầng lớp nhân dân nắm được các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, nhằm tích cực đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí; Nâng cao ý thức thực hành tiết kiệm trong chi tiêu, sử dụng ngân sách nhà nước, nâng cao trách nhiệm phục vụ nhân dân.

2. Kết quả thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng:

2.1. Việc thực hiện các quy định về công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị:

Trong 9 tháng đầu năm 2014, có 947 cơ quan, tổ chức, đơn vị được kiểm tra việc thực hiện các quy định về công khai, minh bạch, hầu hết các cơ quan, đơn vị thực hiện tốt việc công khai, minh bạch.

2.2. Việc xây dựng, ban hành và thực hiện các quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn:

Thành phố đã ban hành quy định việc phân cấp quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước tại các cơ quan hành chính sự nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội để phát huy trách nhiệm và quyền chủ động cho Thủ trưởng đơn vị trong việc quyết định mua sắm, sửa chữa trang thiết bị và phương tiện làm việc cho cán bộ, công chức, người đứng đầu theo đúng quy định; hầu hết cơ quan, đơn vị đều có xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ và các quy chế khác có liên quan đến hoạt động của cơ quan, đơn vị; Thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan hành chính theo quy định. Trong 9 tháng đầu năm 2014, các sở - ngành, quận - huyện đã triển khai 476 cuộc kiểm tra việc thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn.

2.3. Việc cán bộ, công chức, viên chức nộp lại quà tặng:

Trong 9 tháng đầu năm 2014, tại quận Phú Nhuận có 05 trường hợp nộp lại quà tặng với tổng giá trị là 4,8 triệu đồng (02 chiến sĩ Công an quận nộp quà tặng trị giá 300 ngàn đồng; 01 viên chức trường Độc Lập nộp lại quà tặng trị giá 2 triệu đồng; Chủ tịch Ủy ban nhân dân Phường 4 nộp quà tặng trị giá 2,1 triệu đồng và 01 cán bộ Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân Phường 4 nộp lại quà tặng trị giá 400 nghìn đồng).

2.4. Về xây dựng, thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức:

Trong 9 tháng đầu năm 2014, có 258 cơ quan, tổ chức, đơn vị được kiểm tra việc thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức. Hầu hết, các cơ quan, đơn vị có xây dựng quy tắc và thực hiện tốt quy tắc, tuy nhiên vẫn tồn tại những hạn chế như: một số cán bộ, công chức có thái độ cáu gắt với cá nhân, tổ chức khi đến giải quyết công việc tại cơ quan, đơn vị; chưa đảm bảo giờ công...

2.5. Về chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức:

Trong 9 tháng đầu năm 2014, có 36 cơ quan, đơn vị báo cáo đã lập danh sách vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức phải chuyển đổi và đã tiến hành chuyển đổi 630 trường hợp. Các lĩnh vực chuyển đổi chủ yếu là: kế toán, thủ quỹ, tư pháp, thanh tra xây dựng, địa chính - nhà đất, thủ kho, quản lý thị trường.

2.6. Về thực hiện các quy định về minh bạch tài sn, thu nhập:

Trong 9 tháng đầu năm 2014 xảy ra 02 trường hợp xác minh tài sản, thu nhập năm 2013 (01 ở huyện Bình Chánh và 01 ở quận 6) và có cơ sở kết luận cả 02 trường hợp kê khai tài sản không trung thực.

2.7. Về xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý phụ trách:

Trong 9 tháng đầu năm 2014, chưa có trường hợp xử lý trách nhiệm người đứng đầu theo quy định.

2.8. Việc thực hiện cải cách hành chính:

Công tác cải cách thủ tục hành chính được Ủy ban nhân dân Thành phố thường xuyên quan tâm chỉ đạo thực hiện. Trong đó, tập trung đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, cung ứng nhiều dịch vụ công tiện ích, hiệu quả cho người dân, doanh nghiệp khi liên hệ với chính quyền; tiếp tục cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo mô hình thống nhất đầu mối tiếp nhận và trả kết quả giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính tại một bộ phận; đơn giản hóa thủ tục hành chính trong các lĩnh vực thuế, hải quan, quy hoạch, đất đai, xây dựng..., kiểm soát chặt chẽ những thủ tục mới phát sinh; áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 phiên bản 2008 đến Ủy ban nhân dân phường - xã, thị trấn.

Thực hiện công tác phối hợp kiểm tra, xử lý tiến độ giải quyết hồ sơ hành chính, khiếu nại, tố cáo cho cá nhân và tổ chức trên địa bàn thành phố; Thực hiện “Thư xin lỗi” đối với các trường hợp giải quyết hồ sơ cho cá nhân, tổ chức bị trễ hạn.

2.9. Tăng cường áp dụng khoa học, công nghệ trong quản lý, điều hành hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị:

Thực hiện Chương trình số 01/CTr-UBND ngày 11 tháng 02 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố về thực hiện nhiệm vụ trọng tâm trong công tác cải cách hành chính năm 2014, đa số các sở - ngành, quận - huyện đều tăng cường ứng dụng Công nghệ thông tin, mở rộng ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 trong công tác quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ hành chính cho cá nhân, tổ chức nhằm giải quyết công việc hành chính đạt kết quả tốt nhất đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật. Tỷ lệ cán bộ, công chức sử dụng thư điện tử trong trao đổi công việc đạt 93%. Trong 9 tháng đầu năm 2014 có 420 cơ quan, tổ chức, đơn vị đã áp dụng ISO trong quản lý hành chính.

2.10. Phương thức thanh toán, trả lương qua tài khoản:

Đến nay, 100% đơn vị trực thuộc trên địa bàn thành phố đã thực hiện việc thanh toán, trả lương qua tài khoản. Nhìn chung việc trả lương qua tài khoản được thực hiện tốt trong thời gian qua.

3. Kết quả phát hiện, xử lý tham nhũng:

3.1. Phát hiện xử lý qua kiểm tra, giám sát nội bộ:

Phát hiện sai phạm tại Bệnh viện quận 11:

- Một số nhân viên của Phòng Tài chính - kế toán chiếm dụng số tiền 15.717.733 đồng của Bệnh viện, chuyển vào tài khoản cá nhân (ông Nguyễn Văn Truyền - Trưởng Phòng Tài chính - kế toán kiêm Kế toán trưởng 3.022.853 đồng; bà Phan Thị Bạch Lê - Kế toán viên 4.231.626 đồng; bà Nguyễn Thị Hồng Ân - Kế toán viên 4.231.627 đồng; bà Cao Hồng Huỳnh Phương - Kế toán viên 4.231.627 đồng). Đã xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với bà Phương; khiển trách đối với ông Truyền, bà Lê và bà Ân. Thu hồi toàn bộ số tiền sai phạm.

- Bà Nguyễn Thị Hoàng Ánh (Phó Phòng Tổ chức - Hành chính, Chủ tịch Công đoàn): chiếm dụng số tiền 3.890.165 đồng của Quỹ Công đoàn. Đang xem xét hình thức xử lý đối với bà Ánh.

3.2. Kết quả thanh tra và việc phát hiện, xử lý tham nhũng qua hoạt động thanh tra: Chưa phát hiện trường hợp tham nhũng qua công tác thanh tra.

3.3. Kết quả điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng:

- Viện kiểm sát thụ lý kiểm sát điều tra: 28 vụ - 64 bị can (cũ: 11 vụ - 30 bị can; mới: 10 vụ - 14 bị can; sơ kết quận - huyện: 2 vụ - 2 bị can; Viện kiểm sát trả điều tra bổ sung 05 vụ - 18 bị can); Cơ quan Điều tra đã giải quyết: 19 vụ - 54 bị can, trong đó: kết luận điều tra: 12 vụ - 32 bị can; kết luận điều tra bổ sung: 04 vụ - 09 bị can; nhập án: 01 vụ - 01 bị can; Viện kiểm sát hủy khởi tố 02 vụ - 05 bị can; chuyển tội danh: 02 vụ - 07 bị can. Hiện còn: 09 vụ-10 bị can.

- Viện kiểm sát phải giải quyết: 20 vụ - 62 bị can (cũ: 01 vụ - 06 bị can; mới: 16 vụ - 41 bị can; Tòa án nhân dân hoàn: 03 vụ - 15 bị can). Viện kiểm sát đã giải quyết: 18 vụ - 59 bị can, trong đó: Truy tố: 11 vụ - 31 bị can; trả Cơ quan Điều tra điều tra bổ sung: 05 vụ - 18 bị can; hoàn Tòa án nhân dân: 02 vụ -10 bị can. Hiện còn: 01 vụ - 06 bị can.

- Thụ lý kiểm sát xét xử: 22 vụ - 86 bị cáo (cũ: 06 vụ - 24 bị cáo; mới: 11 vụ - 31 bị cáo, Hoàn tòa: 02 vụ -10 bị cáo; Viện kiểm sát Tối cao ủy quyền xét xử: 03 vụ - 21 bị cáo); Tòa án đã giải quyết: 16 vụ - 61 bị cáo; Hiện còn: 06 vụ - 25 bị cáo.

4. Phát huy vai trò của toàn xã hội, hợp tác quốc tế về phòng chống tham nhũng:

4.1. Các nội dung đã thực hiện nhằm nâng cao vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp, cơ quan báo chí, ngôn luận và các tổ chức, đoàn thể khác trong phòng, chống tham nhũng:

Đảng bộ và chính quyền thành phố luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng; xem công tác phòng, chống tham nhũng là một trong những nhiệm vụ vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính lâu dài và có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong giai đoạn hiện nay. Công tác tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng được triển khai sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân thông qua các cơ quan, tổ chức, đơn vị như: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí minh Thành phố, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố, các cơ quan báo chí, Đài phát thanh, Đài Truyền hình...

Thành phố luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất để các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp, cơ quan báo chí, ngôn luận và các tổ chức, đoàn thể khác tác nghiệp và thực hiện công khai đưa hình, tin các hành vi của các đối tượng tham nhũng, giám sát các hoạt động của cơ quan Nhà nước, góp phần vào thực hiện tốt công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng trên địa bàn thành phố.

4.2. Những kết quả, đóng góp của các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp, cơ quan báo chí, ngôn luận doanh nghiệp và các tổ chức, đoàn thể khác trong phòng, chống tham nhũng:

- Các cơ quan báo chí và phóng viên tích cực thực hiện tốt chức trách nghề nghiệp của mình trong việc tham gia đưa tin và phát hiện về các vụ việc tham nhũng.

- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đã tiến hành giám sát việc tiếp dân của Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp, giám sát việc thực hiện công khai các hoạt động của cơ quan Nhà nước, đồng thời tiếp nhận và phân loại đơn thư của công dân chuyển tải, kiến nghị kịp thời tới các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để giải quyết và giám sát việc giải quyết.

Qua công tác giám sát, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát cộng đồng cơ sở đã kịp thời phát hiện, kiến nghị Ủy ban nhân dân các cấp và cơ quan có thẩm quyền thực hiện các quy định về phòng, chống tham nhũng góp phần phát hiện, ngăn chặn kịp thời và làm giảm hành vi tham nhũng trên địa bàn thành phố.

5. Kết quả thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020, Kế hoạch thực thi Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng và chương trình hành động của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 06 tháng 12 năm 2012:

Căn cứ các quy định hiện hành, Thành phố đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo triển khai việc thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng trên địa bàn thành phố, cụ thể hóa công tác phòng, chống tham nhũng trên địa bàn thành phố, định kỳ có tổ chức tổng kết đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng.

* Đánh giá tình hình tham nhũng, công tác phòng, chống tham nhũng và dự báo tình hình:

1. Đánh giá tình hình tham nhũng:

Trong thời gian qua, tình hình tham nhũng vẫn còn diễn biến phức tạp; hành vi tham nhũng tinh vi hơn xảy ra trên nhiều lĩnh vực, nhiều ngành, nhiều cấp với những nguyên nhân chủ yếu:

- Công tác quản lý Nhà nước trên một số lĩnh vực vẫn còn sơ hở, lỏng lẻo; thủ tục hành chính còn rườm rà, phức tạp. Cải cách hành chính chưa chú trọng đúng mức về đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức về chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức chính trị, phẩm chất đạo đức, thái độ phục vụ.

- Một số cơ quan, đơn vị, địa phương quan tâm chưa đúng mức công tác giải quyết đơn thư tố cáo của công dân liên quan đến tham nhũng và hành vi có liên quan tham nhũng; chưa chủ động thực hiện kiểm tra, thanh tra phòng chống tham nhũng.

- Công tác thanh tra, kiểm tra công vụ đối với các cơ quan hành chính nhà nước chưa được tiến hành thường xuyên, dàn đều nên tình hình vi phạm (nhũng nhiễu, vòi vĩnh ...) trong giải quyết công việc liên quan đến công dân và doanh nghiệp vẫn chưa được khắc phục triệt để.

- Việc tặng quà, nhận quà tặng theo quy định: thực chất việc tặng quà để được việc, nhận quà biếu có tính chất hối lộ vẫn còn ngấm ngầm diễn ra, rất khó phát hiện, khó định giá quà tặng nào là vi phạm, do đó khó có thể giám sát được rõ ràng ai nhận quà sai quy định mà không nộp lại để xử lý.

2. Đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng:

- Công tác phòng, chống tham nhũng luôn được thường trực Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo triển khai thực hiện rất quyết liệt, đã mang lại hiệu quả tích cực.

- So với cùng kỳ năm trước, số lượng các vụ án liên quan đến tham nhũng giảm rõ rệt; hầu hết các cấp ủy, thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị đã chủ động hơn trong kiểm tra, thanh tra phát hiện xử lý kịp thời các hành vi tham nhũng; các ngành tư pháp đã tích cực điều tra, truy tố và đưa ra xét xử nghiêm các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp. Tình hình dư luận xã hội và nhân dân đều đồng tình và hưởng ứng thực hiện pháp luật phòng, chống tham nhũng nên góp phần tạo ra hiệu quả tốt cho công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng tại thành phố.

3. Đánh giá những khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế trong công tác phòng, chống tham nhũng:

3.1. Những khó khăn, vưng mắc:

- Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng tuy được quan tâm thực hiện bằng nhiều thức phong phú và đạt một số hiệu quả nhất định, nhưng xét về yêu cầu vẫn còn một số hạn chế như: thiếu tính hệ thống, thiếu sự gắn kết, phối hợp giữa các cấp, các ngành; nội dung tuyên truyền chưa thật sự hấp dẫn, nhiều nơi thực hiện chưa thường xuyên.

- Công tác kiểm tra, thanh tra thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở một số đơn vị, cơ sở chưa đạt yêu cầu, chất lượng kiểm tra, thanh tra chưa sâu; khả năng tự phát hiện tham nhũng trong đơn vị chưa cao. Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng (Thanh tra, Công an, Tòa án, Viện kiểm sát) về cung cấp thông tin và tiến độ xử lý tham nhũng có vụ chưa tốt.

- Việc cụ thể hóa các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng vào thực tế địa phương, nhất là tại xã - phường và các doanh nghiệp, Tổng công ty có vốn nhà nước còn lúng túng: mối quan hệ phối hợp giữa các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể trong công tác phòng, chống tham nhũng chưa rõ nét, chưa tạo nên sức mạnh tổng hợp để việc phòng, chống tham nhũng đạt hiệu quả cao hơn.

- Nhiều cơ quan, đơn vị còn lúng túng trong việc thực hiện Nghị định số 158/2007/NĐ-CP của Chính phủ (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 150/2013/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ) về chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức do thời gian chuyển đổi theo quy định ngắn nên khó thực hiện; số cán bộ, công chức, viên chức có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, có tính đặc thù cũng khó chuyển đổi.

3.2. Nguyên nhân những mặt hạn chế:

* Nguyên nhân khách quan:

Việc triển khai các biện pháp phòng ngừa tham nhũng theo quy định của Luật, nhiều nội dung đòi hỏi áp dụng các biện pháp tổng hợp, có liên quan đến quy định của các văn bản pháp luật khác nhau, do đó cần có thời gian nghiên cứu để triển khai thực hiện; mặt khác, do chưa có cơ chế quy định cụ thể mối quan hệ phối hợp giữa các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể trong công tác phòng, chống tham nhũng đã làm hạn chế đến kết quả thực hiện.

* Nguyên nhân chủ quan:

- Một số Cấp ủy, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị vẫn chưa quan tâm dung mức công tác phòng, chống tham nhũng, đề ra các giải pháp, phòng ngừa, đấu tranh chống tham nhũng hoặc có làm nhưng thiếu trọng tâm, trọng điểm; chưa quan tâm đúng mức công tác kiểm tra phòng ngừa, phát hiện hành vi tham nhũng.

- Một bộ phận cán bộ, công chức thiếu tu dưỡng rèn luyện, lợi dụng sơ hở trong quản lý, cơ chế, chính sách để thực hiện hành vi tham nhũng; lợi dụng nhiệm vụ được giao để nhũng nhiễu, vòi vĩnh; cố ý làm trái những quy định, quy trình công tác để vụ lợi.

- Một số sở - ngành của Thành phố chậm triển khai thực hiện các nhiệm vụ trong Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố (giai đoạn 2).

- Công tác xây dựng Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 tại một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa cụ thể với nhiệm vụ tại đơn vị, địa phương mình.

4. Dự báo tình hình tham nhũng:

4.1. Dự báo tình hình tham nhũng trong thời gian tới:

Thành phố đang thực hiện các giải pháp cơ bản đã có tác động hiệu quả, tuy nhiên công tác quản lý kinh tế, quản lý xã hội trong sự vận hành của nền kinh tế thị trường vẫn còn nhiều bất cập; việc kiểm tra, kiểm soát các hoạt động của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức còn bị buông lỏng... dẫn đến khả năng tình hình tham nhũng trong thời gian tới sẽ diễn biến phức tạp hơn.

4.2. Dự báo những lĩnh vực, nhóm hành vi tham nhũng dễ xảy ra trong thời gian tới cần phải tập trung các giải pháp phòng ngừa và đấu tranh:

Trong thời gian tới những lĩnh vực có khả năng phát sinh tham nhũng là: quản lý đất đai, đầu tư hạ tầng kỹ thuật, mua sắm tài sản công, các dự án có nguồn vốn từ ngân sách, quản lý vốn kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, dịch vụ công... Nhóm hành vi tham nhũng chủ yếu là cố ý làm trái quy định của Nhà nước để vụ lợi, hối lộ...

Phần C

PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ CÔNG TÁC QUÝ IV NĂM 2014

1. Công tác thanh tra:

- Ngành Thanh tra Thành phố tập trung triển khai thực hiện và hoàn thành kế hoạch thanh tra năm 2014 đã được phê duyệt và các văn bản chỉ đạo của Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố, Thanh tra Chính phủ liên quan đến công tác thanh tra, đặc biệt là đẩy nhanh thanh tra diện rộng về nợ đọng vốn đầu tư và thanh tra việc chấp hành về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo chỉ đạo của Thanh tra Chính phủ, công tác thanh tra trách nhiệm thủ trưởng của người đứng đầu trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về thanh tra tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

- Tăng cường kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị thực hiện các kết luận sau thanh tra và chỉ đạo xử lý của Ủy ban nhân dân thành phố, kiên quyết thu hồi tiền, tài sản chiếm dụng, thất thoát về cho ngân sách nhà nước.

2. Về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo:

- Tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26 tháng 5 năm 2014 của Bộ chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo và Chỉ thị 21-CT/TU ngày 28 tháng 5 năm 2014 của Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường lãnh đạo công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

- Tiếp tục quán triệt và triển khai Luật Tiếp công dân, Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Tiếp công dân, Chỉ thị số 22/2014/CT-UBND ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về triển khai thi hành Luật Tiếp công dân trên địa bàn Thành phố.

- Tăng cường công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; nắm chắc tình hình khiếu nại đông người để có kế hoạch giải quyết kịp thời ngay tại cấp cơ sở; thực hiện nghiêm túc việc tổ chức đối thoại và tái đối thoại với công dân trong quá trình giải quyết. Đảm bảo công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo đúng quy định pháp luật, hạn chế tối đa tình trạng đơn giải quyết tồn đọng kéo dài, quá hạn và vượt cấp lên Trung ương; xử lý kiên quyết các đối tượng kích động, lợi dụng quyền khiếu nại để gây rối; xử lý triệt để các trường hợp tố cáo không có cơ sở, sai sự thật hoặc lợi dụng việc tố cáo để làm giảm uy tín, danh dự của cán bộ - công chức, làm ảnh hưởng đến an ninh chính trị trên địa bàn Thành phố.

- Lãnh đạo các sở - ngành, quận - huyện phải chủ động, tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở việc tiếp công dân giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền đúng thời hạn quy định, kéo giảm lượng hồ sơ tồn trong giải quyết khiếu nại liên quan đến bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thuộc các dự án; nắm chắc tình hình cơ sở, đánh giá đúng thực trạng, dự báo tốt tình hình kinh tế - xã hội để có biện pháp xử lý hiệu quả công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo nhằm giữ vững trật tự an toàn xã hội tại địa bàn.

- Thực hiện công khai, minh bạch các quy trình, thủ tục, văn bản pháp luật, đặc biệt chú trọng các lĩnh vực đất đai, đầu tư, xây dựng cơ bản; thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, quy chế dân chủ ở cơ sở. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, bảo đảm lãnh đạo tập trung, thống nhất, phát huy được tính chủ động sáng tạo của các cấp, các ngành trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

- Tăng cường công tác thanh tra trách nhiệm thủ trưởng trong việc thực hiện Luật Tiếp công dân, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo; thanh tra trách nhiệm trong việc thực hiện công tác tiếp công dân, đặc biệt là việc thực hiện các Quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện, Thủ trưởng các sở - ngành Thành phố, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tập trung tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại, tranh chấp, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật trên địa bàn thành phố.

- Chỉ đạo các cấp, các ngành tiếp tục kiểm tra, rà soát, đôn đốc giải quyết dứt điểm các vụ khiếu nại, tố cáo còn tồn đọng theo Kế hoạch số 631/KH-UBND của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố (theo Kế hoạch 2100/KH-TTCP của Thanh tra Chính phủ).

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khiếu nại, tố cáo cho cán bộ, công chức và nhân dân tại các phường, xã, thị trấn theo Quyết định số 2573/QĐ-UBND ngày 26 tháng 5 năm 2014 về thực hiện Đề án “Tiếp tục tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở xã, phường, thị trấn giai đoạn 2013-2016”. Tăng cường công tác hòa giải tại cơ sở, gắn với phát huy vai trò của người dân và các đoàn thể tại địa phương trong công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tăng cường tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Các cơ quan thông tin, báo chí của Thành phố cần tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo đặc biệt là các hoạt động của Lãnh đạo Thành phố liên quan đến việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhằm nâng cao nhận thức của công dân về các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước và tình hình Thành phố.

- Thực hiện nghiêm chế độ thông tin báo cáo về công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định tại Thông tư số 03/2013/TT-TTCP ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thanh tra Chính phủ Quy định chế độ báo cáo công tác thanh tra, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng và Văn bản số 4033/UBND-PCNC ngày 06 tháng 8 năm 2013 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc thực hiện chế độ chế độ báo cáo công tác thanh tra, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trên địa bàn thành phố.

3. Công tác phòng, chống tham nhũng:

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt các Nghị quyết của Đảng và luật pháp của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng gắn với triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ IX, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nghị quyết số 11/2011/NQ-CP của Chính phủ và tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân.

- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính nhằm triển khai, thực hiện pháp luật về Phòng, chống tham nhũng cũng như chấn chỉnh và tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng.

- Công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, đơn vị, nhất là trong các lĩnh vực thu - chi tài chính, xây dựng cơ bản, quản lý và sử dụng đất... Công khai, minh bạch trong việc thực hiện pháp luật, nhất là thủ tục hành chính liên quan đến người dân và doanh nghiệp.

- Triển khai thực hiện công tác kê khai, công tài sản, thu nhập năm 2014 của các đối tượng phải kê khai tại các đơn vị theo quy định của Nghị định số 78/2013/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập và Thông tư 08/2013/TT-TTCP ngày 31 tháng 10 năm 2013 của thanh tra Chính phủ hướng dẫn thi hành các quy định về minh bạch tài sản, thu nhập đúng quy định.

- Nâng cao tinh thần trách nhiệm từng bộ phận, cơ quan, đơn vị, nhất là vai trò của Thủ trưởng cơ quan trong việc xây dựng giải pháp cơ bản, khả thi về phòng chống tham nhũng trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ, nhất là những dịch vụ thường xuyên tiếp xúc với dân. Chú trọng vào công tác kiểm tra nội bộ; đẩy mạnh thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong từng cơ quan, đơn vị.

- Tiếp tục triển khai, tổ chức thực hiện các nội dung trọng tâm về hoạt động phòng chống tham nhũng giai đoạn II (2012 - 2016).

Trên đây là báo cáo về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng quý III năm 2014 và 9 tháng đầu năm 2014 trên địa bàn Thành phố./.

 

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Chính phủ;
- Thanh tra Chính phủ;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND Thành phố;
- TTUB: CT; Các PCT;
- Ủy ban MTTQVN thành phố;
- Ban Nội Chính Thành ủy;
- Ban Dân vận Thành ủy;
- Văn phòng Thành ủy;
- Các Sở - ngành thành phố;
- Ủy ban nhân dân quận, huyện;
- VPUB: CVP, PVP/PC;
- Phòng: PCNC, ĐTMT;
- Lưu: VT, (PCNC/D).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Tất Thành Cang

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Báo cáo 171/BC-UBND về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh quý III năm 2014 và 9 tháng đầu năm 2014

  • Số hiệu: 171/BC-UBND
  • Loại văn bản: Báo cáo
  • Ngày ban hành: 26/09/2014
  • Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
  • Người ký: Tất Thành Cang
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản