Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 139/BC-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 9 năm 2019

 

BÁO CÁO

CÔNG TÁC TIẾP CÔNG DÂN, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO NĂM 2019

(Từ ngày 16 tháng 8 năm 2018 đến ngày 15 tháng 8 năm 2019)

Thực hiện Văn bản số 304/BDN ngày 14 tháng 8 năm 2019 của Ban Dân nguyện - Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc báo cáo công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2019, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh báo cáo như sau:

I. TÌNH HÌNH CHUNG VỀ TIẾP CÔNG DÂN, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

1. Khái quát tình hình, kết quả triển khai tiếp công dân theo Luật Tiếp công dân và Nghị định, Thông tư hướng dẫn

Với nhận định tiếp công dân là điểm khởi đầu của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, đóng vai trò quan trọng, góp phần giải quyết có hiệu quả việc khiếu nại, tố cáo, công tác tiếp công dân định kỳ của lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố và lãnh đạo các sở-ngành, quận-huyện luôn được chú trọng tăng cường, nhất là từ sau khi Thanh tra Chính phủ có kết luận số 80/KL-TTCP ngày 09 tháng 7 năm 2015 về kết luận thanh tra trách nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2011 đến tháng 6 năm 2014 và chỉ đạo quyết liệt của Thành ủy và Ủy ban nhân dân thành phố. Lịch tiếp công dân định kỳ của người đúng đầu vừa được niêm yết tại phòng Tiếp công dân của sở-ngành, quận-huyện, vừa công bố công khai trên trang thông tin điện tử cơ quan, đơn vị và được gửi cho các cơ quan, đơn vị có liên quan.

2. Khái quát tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị trong năm 2019 vẫn tiếp tục tập trung vào việc phản ánh, kiến nghị những sai phạm, vi phạm trong lĩnh vực quản lý hành chính về đất đai, môi trường, xây dựng; đồng thời khiếu nại, tố cáo trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và tố cáo đội ngũ cán bộ, công chức chưa thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn bao che cho hành vi vi phạm pháp luật chủ yếu trong lĩnh vực đất đai, xây dựng. Đối với các vụ việc đơn lẻ, mới phát sinh thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp huyện là chủ yếu. Riêng đối với các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, đông người, kéo dài chủ yếu liên quan đến thẩm quyền giải quyết của cấp thành phố.

So với năm 2018, lượng đơn phát sinh nhiều hơn nhất là đơn phản ánh, kiến nghị, khiếu nại về tái định cư và góp vốn xây dựng căn hộ chung cư, dự án bán nền trên địa bàn thành phố, các khiếu nại liên quan việc bồi thường, việc thu hồi đất sau khi Thanh tra Chính phủ công bố Kết luận kiểm tra số 1483/TB-TTCP ngày 04 tháng 9 năm 2018 về một số nội dung chủ yếu liên quan đến khiếu nại của các hộ dân tại Khu Đô thị mới Thủ Thiêm, quận 2.

3. Kết quả tiếp công dân trên địa bàn thành phố

a) Về Tiếp công dân:

Toàn Thành phố đã tổ chức tiếp công dân: 39.856 lượt công dân (gồm: tiếp thường xuyên: 32.004 lượt, lãnh đạo tiếp: 7.852 lượt) đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ảnh, gồm:

- Cấp Thành phố:

Ban Tiếp công dân Thành phố tiếp thường xuyên: 1.667 lượt;

Lãnh đạo Thành phố tiếp công dân: 14 buổi/18 vụ việc, với tổng số 166 lượt công dân (Đính kèm danh sách chi tiết)

- Cấp Sở - ban - ngành Thành phố: 4.908 lượt (tiếp thường xuyên: 4.816 lượt, lãnh đạo tiếp: 92 lượt).

- Cấp quận - huyện tiếp: 19.127 lượt (tiếp thường xuyên: 16.457 lượt, lãnh đạo tiếp: 2.670 lượt).

- Cấp xã - phường - thị trấn: 14.145 lượt (tiếp thường xuyên: 9.064 lượt, lãnh đạo tiếp: 5.081 lượt).

b) Về Tiếp công dân của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước:

Trong kỳ báo cáo, Thủ trưởng các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn thành phố đã tiếp 3.575 lượt công dân, gồm:

Cấp Thành phố: 03 buổi/01 vụ việc (tiếp 130 lượt công dân khiếu nại thuộc dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm, quận 2)

Cấp Sở - ban - ngành Thành phố:

40 lượt.

 

Cấp quận - huyện:

 829 lượt.

 

Cấp xã - phường - thị trấn:

 2.706 lượt.

 

c) Tiếp công dân đoàn đông người:

Các cơ quan thành phố, sở-ngành và quận-huyện đã tiếp 237 đoàn (tiếp thường xuyên: 200 đoàn; lãnh đạo tiếp: 37 đoàn), gồm:

- Cấp Thành phố:

151 đoàn.

 

- Cấp sở, ngành:

52 đoàn.

 

- Cấp quận - huyện:

22 đoàn.

 

- Cấp xã - phường - thị trấn:

12 đoàn.

 

4. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo

a) Việc tiếp nhận, phân loại và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo:

- Tổng số đơn khiếu nại, tố cáo tiếp nhận: 5.141 đơn, trong đó:

Đơn khiếu nại:

3.381 đơn.

 

Đơn tố cáo:

1.760 đơn.

 

- Đã xử lý: 5.141/5.141 đơn, đạt tỷ lệ 100%, trong đó:

Chuyển, trả, lưu:

3.926 đơn.

 

Để lại giải quyết: 1.215 đơn thuộc thẩm quyền (gồm 1.066 đơn khiếu nại, 149 đơn tố cáo).

b) Kết quả giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo:

* Kết quả giải quyết khiếu nại:

- Tổng số đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền đã giải quyết: 1.034/1.372 đơn (đơn nhận trong kỳ: 1.066 đơn, đơn kỳ trước chuyển sang: 306 đơn), đạt tỷ lệ 75,36%, gồm:

Cấp thành phố:

282/437 đơn, đạt tỷ lệ 64,53%.

 

Cấp sở-ngành:

18/25 đơn, đạt tỷ lệ 72%.

 

Cấp quận-huyện:

695/871 đơn, đạt tỷ lệ 79,79%.

 

Cấp xã-phường-thị trấn:

39/39 đơn, đạt tỷ lệ 100%.

 

- Phân tích tính chất khiếu nại đúng sai cho thấy: vụ việc khiếu nại đúng là 5,03% (52/1.034 vụ việc), khiếu nại sai là 59,96% (620/1.034 vụ việc), khiếu nại có đúng có sai là 15,18% (157/1.034 vụ việc); chờ xin ý kiến của sở ngành, quận huyện, người khiếu nại rút khiếu nại... là 19,83% (205/1.034 vụ việc).

* Kết quả giải quyết tố cáo:

- Tổng số đơn tố cáo thuộc thẩm quyền đã giải quyết: 147/179 đơn (đơn nhận trong kỳ: 149 đơn, đơn kỳ trước chuyển sang: 30 đơn), đạt tỷ lệ 82,12%; trong đó, có 02/179 đơn tố cáo tiếp đã được xem xét, giải quyết. Cụ thể:

Cấp thành phố:

21/33 đơn, đạt tỷ lệ 63,63%.

 

Cấp sở-ngành:

13/15 đơn, đạt tỷ lệ 86,67%.

 

Cấp quận-huyện:

104/119 đơn, đạt tỷ lệ 87,39%.

 

Cấp xã-phường-thị trấn:

09/12 đơn, đạt tỷ lệ 75%.

 

- Phân tích tính chất cho thấy: 16/147 vụ việc tố cáo đúng chiếm tỷ lệ 10,89%; 84/147 vụ việc tố cáo sai chiếm tỷ lệ 57,14%, 38/147 đơn tố cáo có đúng có sai chiếm tỷ lệ 25,85%; 09/147 vụ việc rút tố cáo chiếm tỷ lệ 6,12%.

c) Về tổ chức thực hiện các Quyết định giải quyết khiếu nại của Ủy ban nhân dân Thành phố và Trung ương đã có hiệu lực pháp luật:

Trong kỳ báo cáo, tổng số Quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật là 271 quyết định với kết quả tổ chức thực hiện như sau:

- Đã thực hiện xong:

 68 quyết định.

 

- Đang tổ chức thực hiện:

122 quyết định (Quận - huyện).

 

- Tòa án đang thụ lý 45 quyết định, Ủy ban nhân dân Thành phố và các cơ quan Trung ương đang xem xét 36 quyết định.

- Thông qua việc thực hiện quyết định đã thu hồi về cho nhà nước 7.981m2 đất, trả lại quyền lợi cho công dân 18.779.388.261 đồng và 8.368,27m2 đất.

5. Đánh giá chung

Với mục tiêu hướng đến “sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp” theo chỉ đạo chung của Thành ủy và Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, các sở- ngành, quận-huyện chú trọng, thực hiện nghiêm túc các quy định pháp luật khiếu nại, tố cáo, cụ thể như:

- Tạo điều kiện thuận lợi để tiếp nhận tất các các nguồn đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị và kịp thời xử lý, phân loại, đảm bảo thời hạn theo quy định và đảm bảo thẩm quyền trong việc xem xét, giải quyết. Đầu mối tiếp nhận, phân loại và xử lý đơn bước đầu thuộc về trách nhiệm của Ban Tiếp công dân các cấp và của bộ phận tiếp công dân ở các sở-ngành. Đồng thời, đối với đơn tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết, cơ quan Thanh tra được giao trách nhiệm “xử lý ban đầu thông tin tố cáo, kiểm tra, xác minh thông tin về người tố cáo và điều kiện thụ lý tố cáo”.

- Việc thông báo kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh không chỉ thực hiện đối với người khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị mà còn phúc đáp cho đơn vị chuyển đơn (kể cả trong trường hợp lưu đơn, không xử lý theo quy định).

- Với quá trình đã triển khai, thực hiện Luật Khiếu nại năm 2011 và các văn bản pháp luật có liên quan trên 08 năm nên trình tự thụ lý, giải quyết khiếu nại (làm việc, xác minh tổ chức đối thoại, ban hành, gửi quyết định giải quyết khiếu nại; lưu trữ hồ sơ giải quyết khiếu nại) đảm bảo được thực hiện đúng quy trình, đảm bảo tính công khai, minh bạch. Quyết định giải quyết khiếu nại được đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan ban hành.

- Với thực tiễn của thành phố, áp lực công việc lớn, số lượng đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết lần 2 nhiều nên thành phố Hồ Chí Minh đang thực hiện song song việc trực tiếp đối thoại của lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố và việc chủ trì đối thoại của lãnh đạo sở-ngành tham mưu đề xuất giải quyết khiếu nại lần hai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố (tùy thuộc vào sự lực chọn của người khiếu nại). Riêng đối với giải quyết khiếu nại lần đầu, đa số lãnh đạo Ủy ban nhân dân xã-phường-thị trấn hoặc quận - huyện trực tiếp đối thoại.

- Trong niên độ báo cáo, có sự giao thời giữa triển khai, thực hiện Luật Tố cáo năm 2011 và Luật Tố cáo năm 2018 nhưng nhìn chung các thủ tục trong quá trình thụ lý, giải quyết tố cáo được các ngành, các cấp thực hiện nghiêm túc, đảm bảo bí mật thông tin của người tố cáo. Việc thụ lý và thông báo thụ lý tố cáo vừa đảm bảo về quy định thẩm quyền của người ban hành vừa đảm bảo đúng thời hạn quy định. Quá trình tiến hành xác minh nội dung tố cáo, cơ bản nhận được sự phối hợp chặt chẽ trong cung cấp thông tin, tài liệu, hồ sơ và giải trình của người tố cáo, người bị tố cáo và các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan. Từ đó, việc kết luận nội dung tố cáo, xử lý kết luận nội dung tố cáo cũng đảm bảo chặt chẽ về cơ sở pháp lý.

- Quá trình xác minh, tham mưu, giải quyết khiếu nại, tố cáo đều chú trọng sự phối hợp với các cơ quan có liên quan và đối với các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, đông người, kéo dài luôn có sự phối hợp chặt chẽ với Bộ ngành Trung ương nhất là Thanh tra Chính phủ.

II. KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC KHIẾU NẠI, TỐ CÁO DO CÁC CƠ QUAN CỦA QUỐC HỘI, BAN THUỘC UBTVQH, ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI, ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI CHUYỂN ĐẾN

1. Về kết quả giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo do các cơ quan của Quốc hội, Ban thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội chuyển đến các cấp, các ngành có thẩm quyền trên địa bàn

Tổng số đơn tiếp nhận trong kỳ báo cáo là 112 đơn, đã xem xét, xử lý, giải quyết 110/112 đơn[1].

2. Báo cáo kết quả giải quyết một số vụ việc do Ban Dân nguyện chuyển đến

Tổng số đơn do Ban Dân nguyện - Ủy ban Thường vụ Quốc hội chuyển đến Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (kèm theo văn bản số 304/BDN ngày 14 tháng 8 năm 2019 của Ban Dân nguyện - Ủy ban Thường vụ Quốc hội): 08 vụ việc.

- Số vụ việc đã xử lý: 05 (Kèm theo danh mục và các văn bản xử lý, giải quyết).

- Số vụ việc đang giải quyết: 03. Cụ thể gồm:

Tập thể công nhân viên, người lao động tại Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước, huyện Bình Chánh theo văn bản số 378/BDN ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Ban Dân nguyện - Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Trương Công Tân, 803/21 Phạm Thế Hiển, phường 4, Quận 8 theo văn bản số 361/BDN ngày 23 tháng 8 năm 2018 của Ban Dân nguyện - Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Lương Thị Mỹ Hiệu, 86/7 khu phố 3, phường An Lạc, quận Bình Tân theo văn bản số 506/BDN ngày 21 tháng 12 năm 2018 của Ban Dân nguyện - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (gửi Văn phòng Chính phủ để đôn đốc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh).

3. Tình hình, kết quả giải quyết các vụ việc theo kiến nghị của Đoàn giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội (cụ thể nêu tại điểm d Công văn số 12268/VPCP-V.I ngày 18 tháng 12 năm 2018 của Văn phòng Chính phủ)

Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình tại Công văn số 12268/VPCP-V.I ngày 18 tháng 12 năm 2018 của Văn phòng Chính phủ, Ủy ban nhân dân thành phố đã có Công văn số 809/UBND-NCPC ngày 12 tháng 3 năm 2019 chỉ đạo Thủ trưởng các sở, ban, ngành thành phố và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện triển khai thực hiện nghiêm túc các kiến nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đối với các vụ việc khiếu nại, tố cáo do các cơ quan của Quốc hội và Đại biểu Quốc hội chuyển, Ủy ban nhân dân thành phố cũng đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan kiểm tra, rà soát, xem xét giải quyết và báo cáo kết quả giải quyết cho các cơ quan của Quốc hội và Đại biểu Quốc hội theo đúng quy định. Cụ thể gồm các vụ việc khiếu nại, tố cáo sau:

- Ông Nguyễn Chí Nguyện, quận Tân Bình: Ủy ban nhân dân thành phố đã có Công văn số 1210/UBND-TCD ngày 02 tháng 4 năm 2019 báo cáo kết quả giải quyết đến Ban Dân nguyện - Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

- Bà Lê Thị Hồng Phượng, quận Bình Tân: Thanh tra Chính phủ đang xem xét, giải quyết, Ủy ban nhân dân thành phố sẽ theo dõi, cập nhật kết quả giải quyết cuối cùng của Thanh tra Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ và báo cáo kết quả giải quyết cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo quy định.

- Bà Trần Thị Giắc, Quận 9: Thanh tra Thành phố đã tiến hành thanh tra theo Quyết định thanh tra số 45/QĐ-TTTP-P4 ngày 19 tháng 02 năm 2019 và có Kết luận thanh tra số 22/KL-TTTP-P4 ngày 09 tháng 8 năm 2019 về việc Thanh tra quận 9 thanh tra số tiền thất thoát 68.000.000 đồng từ nguồn quỹ hỗ trợ cho vay chăn nuôi bò sữa do Hội nông dân Quận 9 quản lý; việc Ủy ban nhân dân Quận 9 thanh tra việc quản lý và sử dụng nguồn quỹ hỗ trợ nông dân tại Hội Nông dân Quận 9 và làm rõ việc tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác và trình tự thủ tục tiến hành 02 cuộc thanh tra trên.

- Ông Trần Lực cùng 47 hộ dân Khu Công nghệ cao, quận 9: Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố đã chủ trì cùng Trưởng Ban Tiếp công dân Trung ương và các bộ ngành Trung ương tiếp 03 nhóm công dân (buổi chiều ngày 30 tháng 7 năm 2019 tiếp 11 người thuộc nhóm của ông Phạm Tiến Duy, buổi chiều ngày 01 tháng 8 năm 2019 tiếp 19 người thuộc nhóm của ông Trần Lực, buổi chiều ngày 02 tháng 8 năm 2019 tiếp 18 người thuộc nhóm của ông Lương Văn Sinh và Phạm Mạnh Hùng) để thông tin tiến độ kết quả thực hiện kết luận của Thanh tra Chính phủ, ý kiến kết luận chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ và công khai chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được Hội đồng nhân dân thành phố thông qua.

- Ông Trần Văn Hùng, Quận 2: Vụ việc đang được Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét, giải quyết.

III. NHẬN XÉT CHUNG

1. Những kết quả đạt được

Chấp hành nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, nhất là chỉ đạo của Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về xác định nội dung trọng tâm năm 2019 là đột phá về cải cách hành chính và thực hiện Nghị quyết 54 của Quốc hội, với mục tiêu hướng tới “đảm bảo thuận lợi nhất cho nhân dân và doanh nghiệp, góp phần tích cực chống quan liêu, phòng và chống tham nhũng, lãng phí và khắc phục tồn tại, giảm tỷ lệ hồ sơ giải quyết khiếu nại, tố cáo quá hạn luật định so với năm 2018...”, thủ trưởng sở - ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện tiếp tục nâng cao vai trò của Người đúng đầu trong công tác tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo, thể hiện ở một số kết quả như sau:

- Kịp thời quán triệt hoặc ban hành Văn bản chỉ đạo thực hiện công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các phòng, ban chuyên môn, tổ chức, đơn vị trực thuộc.

- Quá trình thực thi nhiệm vụ, công vụ, đội ngũ công chức được giao nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo đảm bảo thực hiện nghiêm túc quy định pháp luật, nghiên cứu kỹ vụ việc, đánh giá toàn diện diễn biến sự việc để hướng giải quyết khả thi, phù hợp.

- Quá trình xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo đảm bảo đúng quy định, gắn kết chặt chẽ với quá trình kiểm soát thủ tục hành chính, với việc thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9001:2008.

- Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo được duy trì thường xuyên.

- Hạn chế hiệu quả việc phát sinh các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp trên địa bàn thành phố; đồng thời chấp hành nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, sự phối hợp, hỗ trợ chặt chẽ của Bộ ngành Trung ương và Thanh tra Chính phủ, Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố đã quyết liệt chỉ đạo sở-ngành, quận-huyện thúc đẩy tiến độ giải quyết 12 vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, kéo dài trên địa bàn thành phố. Đến nay, thành phố đã cơ bản giải quyết dứt điểm được 04/12 vụ việc[2]

2. Tồn tại, hạn chế

- Quy định pháp luật về tiếp công dân, xử lý đơn, khiếu nại chưa giải quyết hiệu quả các trường hợp phát sinh trên thực tế như: việc tiếp dân đối với người nước ngoài khó thực hiện do có sự bất đồng về ngôn ngữ, việc xử lý đối với người khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị có yêu cầu ghi âm quá trình tiếp xúc chưa thống nhất, việc đánh giá công tác tiếp công dân định kỳ của Thủ trưởng sở- ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp chưa phản ánh khách quan thực tế thực hiện cũng như quy định trách nhiệm tiếp công dân định kỳ chỉ của Thủ trưởng là chưa phù hợp (tùy thuộc lĩnh vực được giao phụ trách, cấp phó của Người đứng đâu hoặc Trưởng các phòng chuyên môn, nghiệp vụ trực tiếp tiếp công dân sẽ kịp thời chỉ đạo, xử lý, giải quyết).

- Mặc dù lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh luôn chú trọng, quyết liệt và kiên trì triển khai thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, đề xuất của Thanh tra Chính phủ và thường xuyên chỉ đạo sở-ngành, quận-huyện tích cực giải quyết nhưng tình hình giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, kéo dài, phức tạp vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.

- Việc xử lý, giải quyết đơn phản ánh, kiến nghị còn lòng vòng (có nhũng vụ việc quận-huyện hoặc thành phố đã có nhiều Văn bản trả lời nhưng cơ quan cấp thành phố hoặc cấp Trung ương nhận đơn vẫn chuyển lại về quận-huyện hoặc thành phố vì không có quy định về thẩm quyền giải quyết tiếp theo).

- Chưa có sự thống nhất trong xử lý, giải quyết đơn khiếu nại đối với một số Văn bản hành chính của cơ quan hành chính nhà nước (Văn bản trả lời đơn phản ánh, đơn kiến nghị; Thông báo không thụ lý giải quyết khiếu nại; Thông báo không thụ lý giải quyết tố cáo...) và xử lý đơn tố cáo nặc danh, mạo danh (cơ quan nhận được đơn xét thấy thuộc hoặc không thuộc thẩm quyền nhưng có nội dung rõ ràng, cụ thể có thể kiểm tra, thanh tra phục vụ công tác quản lý nhà nước nên chuyển đơn nhưng cơ quan nhận được đơn cho rằng không có căn cứ xử lý và trả ngược đơn về cho cơ quan đã chuyển đơn).

- Lượng đơn khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị gửi cơ quan không có thẩm quyền giải quyết vẫn chiếm tỷ lệ cao, gây khó khăn nhất định trong công tác xử lý đơn.

- Việc phối hợp của người khiếu nại, người tố cáo (làm việc, cung cấp hồ sơ, đối thoại...) cũng như việc phối hợp của các cơ quan, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu phục vụ công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa kịp thời, ảnh hưởng nhất định đến thời hạn giải quyết nhưng chưa có biện pháp chế tài, xử lý để thúc đẩy hiệu quả trách nhiệm phối hợp.

3. Nguyên nhân

- Công tác vận động, tuyên truyền, giải thích các quy định pháp luật, chủ trương, chính sách chưa đạt hiệu quả cao.

- Hệ thống pháp luật về tiếp công dân, xử lý đơn, khiếu nại đã phát sinh nhiều bất cập, không đủ quy định để xử lý các vấn đề phát sinh trên thực tế, nhất là các biện pháp chế tài cụ thể đối với những hành vi bị nghiêm cấm theo luật hoặc những hành vi vi phạm quy định trong Luật và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và thiếu quy định, cơ chế, trình tự, thủ tục xử lý, giải quyết phản ánh, kiến nghị nên nhiều trường hợp đã chuyển sang hình thức “tố cáo” khi vụ việc không được giải quyết dứt điểm.

- Hệ thống các quy định pháp luật có liên quan, nhất là trong các lĩnh vực thường phát sinh khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị chưa đồng bộ, còn bất cập (đất đai, xây dựng...).

- Đội ngũ cán bộ còn thiếu về số lượng, hay thay đổi, chưa đáp ứng đồng đều về chuyên môn, nghiệp vụ.

- Vẫn còn tình trạng người dân cố tình khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị tràn lan, không đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết và cố tình kéo dài, làm phức tạp vụ việc dù đã được giải thích, giải quyết hết thẩm quyền, đúng quy định.

4. Các giải pháp khắc phục trong thời gian tới

- Tăng cường công tác giám sát trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác tiếp công dân, giải quyết vụ việc với thanh tra trách nhiệm thủ trưởng trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

- Tiếp tục tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo, nhất là Luật Tố cáo năm 2018 (có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2019) và Nghị định số 31/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tố cáo (có hiệu lực thi hành từ ngày 28 tháng 5 năm 2019); chú trọng lồng ghép với quy định về trách nhiệm giải trình, về tiếp cận thông tin để người dân hiểu, nắm chắc và thực hiện các quyền dân chủ của mình đúng trình tự, thủ tục, quy định và góp phần nâng cao hiệu quả giám sát trong quá trình thực thi nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, công chức

IV. KIẾN NGHỊ - ĐỀ XUẤT

- Xây dựng, sửa đổi, bổ sung toàn diện Luật Tiếp công dân, Luật Khiếu nại để đồng bộ hệ thống quy định pháp luật, đảm bảo đầy đủ cơ sở pháp lý điều chỉnh các vấn đề phát sinh trong thực tiễn, tạo cơ sở pháp lý nền tảng để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thanh tra, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong tình hình mới.

- Ban hành quy định về xử lý, giải quyết đơn thư phản ánh, kiến nghị, khắc phục hiệu quả tình trạng tồn đọng đơn thư phản ánh, kiến nghị và đảm bảo tính thống nhất trong phương thức xử lý đối với loại đơn đang chiếm số lượng lớn nhất đơn thư tiếp nhận trên địa bàn thành phố hiện nay.

- Thúc đẩy việc triển khai sử dụng Hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về khiếu nại, tố cáo do Thanh tra Chính phủ xây dựng

- Các cơ quan Trung ương hỗ trợ Thành phố Hồ Chí Minh trong việc tiếp xúc, vận động, giải thích để người dân hiểu, thông suốt và đồng thuận với phương án giải quyết của thành phố theo chỉ đạo và đã được Thường trực Chính phủ, Thanh tra Chính phủ xem xét, chấp thuận; đồng thời, trên cơ sở trao đối với thành phố, hạn chế việc tiếp nhận, chuyển đơn về thành phố xem xét, xử lý đối với các khiếu nại, tố cáo đã được các ngành, các cấp thành phố giải quyết thấu đáo, họp tình, hợp lý và xử lý nghiêm, đúng quy định của pháp luật đối với những trường hợp tụ tập đông người, gây áp lực, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, an ninh trật tự.

Nơi nhận:


Nơi nhận:
- Ban Dân nguyện;
- TTUB: CT; Các PCT;
- VPUB: CVP, PVP/PC;
- Thanh tra Thành phố;
- Ban Tiếp công dân thành phố;
- Phòng NCPC;
- Lưu: VT.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Ngô Minh Châu

 

TÌNH HÌNH, KẾT QUẢ TIẾP CÔNG DÂN
(Từ ngày 16/8/2018 đến ngày 15/8/2019)

Phụ lục 1

Số TT

Cấp, ngành

TÌNH HÌNH TIẾP CÔNG DÂN

KẾT QUẢ TIẾP CÔNG DÂN

Số lượt tiếp công dân và số kỳ tiếp công dân của người đứng đầu theo quy định

Phân loại việc qua tiếp công dân

Hướng dẫn, giải thích

Số vụ việc tiếp nhận

Kết quả giải quyết vụ việc tiếp nhận qua tiếp công dân

Số lượt tiếp

Số ngày Tiếp dân định kỳ

Số vụ việc

Phức tạp, kéo dài

Theo loại đơn

Theo lĩnh vực

Văn bản

Trực tiếp

Thụ lý theo thẩm quyền

Chuyển/ chỉ đạo cơ quan có thẩm quyền

Vụ việc đã giải quyết

Vụ việc đang giải quyết

Vụ việc được giải quyết dứt điểm

Vụ việc công dân tiếp khiếu

Văn bản chấm dứt

Tổng số

Tiếp thường xuyên

Tiếp định kỳ và đột xuất của lãnh đạo

Đoàn đông người

Chủ tịch, Thủ trưởng tiếp

Cấp phó tiếp theo ủy quyền

Khiếu nại

Tố cáo

Kiến nghị, Phản ánh

Hành chính

Tư pháp

1

UBND Thành phố

1,827

1,667

9

151

-

-

-

-

579

155

1,081

452

234

-

-

-

-

-

-

-

-

-

2

Sở- ngành

4,960

4,816

92

52

-

-

-

-

805

376

3,728

1,109

2

-

-

-

-

-

-

-

-

-

3

UBND quận-huyện

19,149

16,457

2,670

22

-

-

-

-

1,022

301

15,587

1,272

1

-

-

-

-

-

-

-

-

-

5

UBND xã, phường

14,157

9,064

5,081

12

-

-

-

-

787

54

11,569

677

158

-

-

-

-

-

-

-

-

-

6

Tổng

40,093

32,004

7,852

237

-

-

-

-

3,193

886

31,965

3,510

395

-

-

-

-

-

-

-

-

-

 

KẾT QUẢ TIẾP NHẬN, GIẢI QUYẾT ĐƠN KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
(Từ ngày 16/8/2018 đến ngày 15/8/2019)

Phụ lục 2

Số TT

Cấp, ngành

TÌNH HÌNH TIẾP NHẬN, GIẢI QUYẾT ĐƠN

KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT

Tổng số đơn nhận

Phân loại theo đơn, thư

Theo lĩnh vực

Theo điều kiện xử lý

Khiếu nại

Tố cáo

Kiến nghị, phản ánh

Hành chính

Tư pháp

Đất đai

Nhà

Tài sản

Chính sách xã hội

Kỷ luật lao động

Khác

Hình sự

Dân sự

Hành chính

Kinh tế

Lao Động

Gia đình và người chưa thành niên

Đơn trùng

Đơn không đủ điều kiện

Đơn đủ điều kiện

Số vụ việc thuộc thẩm quyền

Đang giải quyết

Đã giải quyết

Khiếu nại

Tố cáo

Thu hồi về đất

Thu hồi về tài sản

Kỷ luật

Đúng

Sai

Có đúng có sai

Đúng

Sai

Có đúng có sai

1

UBND Thành phố

4,515

1,057

625

2,833

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

470

167

303

7

189

37

6

11

4

0

0

0

2

Sở- ngành

5,662

1,021

810

3,831

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

40

9

31

0

11

1

0

4

2

0

0

0

3

UBND quận-huyện

14,726

1,093

295

13,338

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

990

191

799

41

395

117

9

61

32

0

77,437,539

0

5

UBND xã, phường

5,113

210

30

4,873

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

51

3

48

4

25

2

1

8

0

0

0

0

6

Tổng

30,016

3,381

1,760

24,875

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

1,551

370

1,181

52

620

157

16

84

38

0

77,437,539

0

 

Danh sách và kết quả xử lý, giải quyết đối với 08 vụ việc đã được Ban Dân nguyện - Ủy ban Thường vụ Quốc hội chuyển đến Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh

STT

Họ, tên, địa chỉ

Nội dung đơn

Số công văn, nơi chuyển đến

Công văn trả lời

1

Nguyễn Quỳnh Hoa, 75 An Dương Vương, phường 8, Quận 5.

Khiếu nại, đề nghị xem xét thu hồi lại Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu dân cư Nam Sài Gòn tại xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh.

462/BDN ngày 25/10/2018 của Ban Dân nguyện - Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

6300/VP-ĐT ngày 17/7/2019 của Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

2

Tập thể công nhân viên, người lao động tại Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước, huyện Bình Chánh.

Đề nghị tháo gỡ khó khăn cho đội ngũ công nhân vệ sinh của Công ty TNHH Xử lý chất thải Việt Nam và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền kiểm tra thường xuyên hoạt động của một số cơ sở trong Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước, huyện Bình Chánh nhằm làm rõ nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và có giải pháp khắc phục

378/BDN ngày 04/9/2018 của Ban Dân nguyện - Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Đang xử lý.

3

Trương Công Tân, 803/21 Phạm Thế Hiển, phường 4, Quận 8.

Ông Trương Công Tân có đất bị ảnh hưởng bởi dự án đầu tư xây dựng hạ tầng khu nhà ở - Nhà ở chung cư (T30) tại xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh.

361/BDN ngày 23/8/2018 của Ban Dân nguyện - Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Đang xử lý.

4

Lương Thị Mỹ Hiệu, 86/7 khu phố 3, phường An Lạc, quận Bình Tân.

Đề nghị xem xét trả lại nhà số 343/1/4B và 343/1/6B Lê Quang Liêm, phường 19, Quận 6 (nay là đường Võ Văn Kiệt, phường 7, Quận 6) theo Quyết định số 751/QĐ-UB ngày 02/9/1981 của Ủy ban nhân dân Quận 6.

506/BDN ngày 21/12/2018 của Ban Dân nguyện - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (gửi Văn phòng Chính phủ để đôn đốc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh).

Đang xử lý.

5

Nguyễn Văn Dậu, 60 Lâm Văn Bền, khu phố 4, phường Tân Kiểng, Quận 7.

Đề nghị hủy bỏ Quyết định số 1043/QĐ-UBND ngày 20/10/2008 của Ủy ban nhân dân huyện Nhà Bè về việc quy hoạch đất nhà ở tự cải tạo và giao thông vị trí bao trùm lên khu đất tại Ấp 3, xã Phước Lộc, huyện Nhà Bè.

495/BDN ngày 12/12/2018 của Ban Dân nguyện - Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

573/VP-TCD ngày 16/02/2019 của Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

6

Đỗ Thị Hòa đường HT43, tổ 29, khu phố 3, phường Hiệp Thành, quận 12.

Khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thu hồi, quản lý, bố trí sử dụng 12,28 ha đất theo Quyết định số 3503/QĐ-UB ngày 25/8/2003 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

41/BDN ngày 29/01/2019 của Ban Dân nguyện - Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

7538/VP-NCPC ngày 20/8/2019 của Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

7

Mai Trọng Tuấn, 71/1/6 đường D1, phường 25, quận Bình Thạnh.

Phản ánh về sai phạm trong quản lý, sử dụng đất đối với số diện tích nhà, xưởng, đất cho Công ty The Hunt thuê tại phường Phước Bình, Quận 9.

165/BDN ngày 28/5/2019 của Ban Dân nguyện - Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

3296/UBND-NCPC ngày 08/8/2019 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

8

Đoàn Hồng Hải, Trần Ngọc Thanh, Huỳnh Văn Sang và một số công dân có địa chỉ tại 70A70 Nguyễn Xiển, tổ 1, khu phố Cầu Ông Tán, phường Long Bình, Quận 9.

Khiếu nại liên quan giá bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án Công viên lịch sử văn hóa dân tộc tại phường Long Bình, Quận 9.

256/BDN ngày 17/7/2019 của Ban Dân nguyện - Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

7443/VP-TCD ngày 17/8/2019 của Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

 



[1] Còn 02 đơn đang do Ủy ban nhân dân quận Tân Phú và Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh xem xét, giải quyết.

[2] Việc khiếu nại của bà Đoàn Thị Thu Hà và một số tiểu thương tại Khu Bắc chợ An Đông, quận 5; khiếu nại, phản ánh, kiến nghị của một số hộ dân, phường Hiệp Thành, Quận 12 (đại diện bà Nguyễn Thị Lép); 52 hộ dân xã Phạm Văn Hai, Huyện Bình Chánh và Dự án xây dựng tuyến đường nối Tân Sơn Nhất - Bình lợi - Vành đai ngoài, quận Tân Bình

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Báo cáo 139/BC-UBND về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2019 (Từ ngày 16 tháng 8 năm 2018 đến ngày 15 tháng 8 năm 2019) do Thành phố Hồ Chí Minh ban hành

  • Số hiệu: 139/BC-UBND
  • Loại văn bản: Báo cáo
  • Ngày ban hành: 19/09/2019
  • Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
  • Người ký: Ngô Minh Châu
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 19/09/2019
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản