Hệ thống pháp luật

Điều 19 Thông tư 68/2015/TT-BTNMT quy định kỹ thuật đo đạc trực tiếp địa hình phục vụ thành lập bản đồ địa hình và cơ sở dữ liệu nền địa lý tỷ lệ 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành

Điều 19. Lưới độ cao kỹ thuật theo phương pháp thủy chuẩn hình học

1. Lưới độ cao kỹ thuật được thiết kế để truyền độ cao kỹ thuật cho một số hoặc tất cả các mốc thuộc lưới cơ sở cấp 1, lưới cơ sở cấp 2 tùy theo yêu cầu thực tế và phải nêu rõ trong thiết kế kỹ thuật.

2. Lưới độ cao kỹ thuật sử dụng phương pháp thủy chuẩn hình học được thiết kế dưới dạng tuyến đơn hoặc tuyến có một hay nhiều điểm nút, có điểm gốc là các điểm độ cao quốc gia hạng IV trở lên. Trường hợp đặc biệt khó khăn được phép thiết kế tuyến treo. Độ dài tuyến đo treo không quá 4km và phải đo đi, đo về hoặc đo một chiều với hai chiều cao máy khác nhau ít nhất 10cm và lấy kết quả trung bình 2 lần đo.

3. Chiều dài tuyến đơn phụ thuộc vào khoảng cao đều cơ bản cần đo vẽ và không vượt quá các giá trị nêu ở Bảng 8.

Bảng 8

Loi tuyến đ cao kỹ thut

Độ dài tuyến độ cao kỹ thuật đi với từng khoảng cao đều cơ bản

0,25m

0,5m

1m

2,5m và 5m

Tuyến đơn (km)

2

8

16

25

Giữa điểm gốc và điểm nút (km)

1,5

6

12

16

Giữa hai điểm nút (km)

1

4

8

12

4. Máy đo là máy thủy chuẩn hình học, có độ phóng đại từ 20x trở lên, trị giá vạch chia ống bọt nước lớn nhất là 45” tương ứng với 2mm, sử dụng mia gỗ một hoặc hai mặt, trị số vạch khắc là 1cm. Nếu sử dụng máy thủy chuẩn điện tử với mia mã vạch thì phải sử dụng máy và mia có độ chính xác tương đương trở lên.

5. Tuyến độ cao kỹ thuật được đo một chiều, mia phải đặt trên đế mia hoặc trên cọc đóng chặt xuống nền đất. Chênh cao đọc theo chỉ giữa của ống kính đến milimet, khoảng cách đọc số chẵn đến mét trực tiếp trên mia. Khi dùng mia hai mặt số, phải đọc số theo thứ tự như sau:

- Đọc số mặt đen, mặt đỏ mia sau;

- Đọc số mặt đen, mặt đỏ mia trước;

Khi dùng mia một mặt số:

- Đọc số mia sau;

- Đọc số mia trước;

- Thay đổi chiều cao máy ít nhất 10cm;

- Đọc số mia trước;

- Đọc số mia sau.

6. Khoảng cách đo từ máy đến mia trung bình là 120m, dài nhất không quá 200m; chiều cao tia ngắm so với mặt đất ≥ 0,2m; chênh khoảng cách từ máy đến 2 mia không quá 5m, chênh tích lũy khoảng cách trong tuyến đo không quá 5mm. Chênh lệch độ cao trên trạm tính theo 2 mặt mia hoặc theo 2 độ cao máy không quá 5mm. Phải bố trí tổng số trạm đo trong tuyến đo là số chẵn. Kết quả đo ghi trong sổ đo theo mẫu trong Phụ lục 3 của Thông tư này.

7. Nếu sử dụng máy thủy chuẩn điện tử với mia mã vạch thì quy trình đo, khoảng cách, quy định và các chỉ tiêu kỹ thuật tuân thủ theo quy định của máy.

8. Sai số khép tuyến độ cao kỹ thuật không vượt quá giá trị: Fh = ±50mm., trong đó L là chiều dài của tuyến độ cao, tính bằng kilomet. Nếu số trạm đo trên 1km lớn hơn 25 trạm, sai số khép tính theo công thức: Fh = ±10mm.trong đó n là số trạm đo.

9. Lưới độ cao phải được tiến hành bình sai chặt chẽ theo nguyên lý số bình phương nhỏ nhất.

Thông tư 68/2015/TT-BTNMT quy định kỹ thuật đo đạc trực tiếp địa hình phục vụ thành lập bản đồ địa hình và cơ sở dữ liệu nền địa lý tỷ lệ 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành

  • Số hiệu: 68/2015/TT-BTNMT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 22/12/2015
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Nguyễn Linh Ngọc
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 131 đến số 132
  • Ngày hiệu lực: 15/02/2016
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH