Chương 2 Thông tư 68/2015/TT-BTNMT quy định kỹ thuật đo đạc trực tiếp địa hình phục vụ thành lập bản đồ địa hình và cơ sở dữ liệu nền địa lý tỷ lệ 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
CƠ SỞ TOÁN HỌC VÀ ĐỘ CHÍNH XÁC
Điều 5. Hệ thống tọa độ, độ cao
1. Tọa độ các điểm lưới khống chế, điểm đo chi tiết trong đo đạc trực tiếp địa hình được đo, tính toán từ các điểm gốc tọa độ quốc gia Cấp “0”, hạng I, II, III trong hệ tọa độ VN2000, múi chiếu 3°, có kinh tuyến trục được quy định cụ thể trong thiết kế kỹ thuật.
2. Độ cao các điểm lưới khống chế, điểm đo chi tiết trong đo đạc trực tiếp địa hình được đo, tính toán từ các điểm gốc độ cao quốc gia hạng I, II, III và IV.
Điều 6. Mức độ thể hiện địa hình
1. Khoảng cao đều cơ bản quy định đối với điều kiện độ dốc địa hình, tỷ lệ bản đồ đo vẽ theo Bảng 1:
Bảng 1
Độ dốc địa hình | Khoảng cao đều cơ bản (m) đối với các tỷ lệ bản đồ | |||
1:500 | 1:1000 | 1:2000 | 1:5000 | |
Vùng đồng bằng có độ dốc nhỏ hơn 2° | 0,25 | 0,25 | 0,5 | 0,5 |
Vùng đồi thấp có độ dốc từ 2° đến 6° | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 1,0 |
Vùng có độ dốc 6° đến 15° | 1,0 | 1,0 | 2,5 | 2,5 |
Vùng có độ dốc trên 15° | 1,0 | 1,0 | 2,5 | 2,5 |
2. Tùy theo yêu cầu đặc biệt của công trình có thể áp dụng quy định về khoảng cao đều đặc biệt, phù hợp cho mục đích công trình.
3. Trên một khu đo chỉ thể hiện địa hình bằng một khoảng cao đều cơ bản. Trường hợp đặc biệt được phép sử dụng hai khoảng cao đều cơ bản, nhưng phải quy định cụ thể trong thiết kế kỹ thuật.
4. Khi các đường đồng mức cơ bản chưa mô tả hết được đặc trưng của địa hình phù hợp với mục đích sử dụng hoặc khi khoảng cách giữa hai đường đồng mức cơ bản lớn hơn 2,5 cm trong tỷ lệ bản đồ thì được dùng đường đồng mức 1/2 và 1/4 khoảng cao đều cơ bản, kết hợp với tăng mật độ điểm ghi chú độ cao ở các điểm đặc trưng để thể hiện rõ địa hình.
5. Số điểm ghi chú độ cao (bao gồm cả điểm đặc trưng và điểm độ cao rải đều) trong 1dm2 trên bản đồ địa hình không ít hơn 10 điểm. Ở vùng bằng phẳng không vẽ được đường đồng mức phải bảo đảm mật độ điểm độ cao không ít hơn 25 điểm trong 1dm2 trên bản đồ.
1. Lưới khống chế tọa độ, độ cao phục vụ đo đạc trực tiếp địa hình được phát triển từ các điểm gốc tọa độ, độ cao quốc gia, được chia thành 2 cấp:
a) Lưới khống chế cơ sở;
b) Lưới khống chế đo vẽ.
2. Lưới khống chế cơ sở bao gồm lưới khống chế về tọa độ và lưới khống chế về độ cao, được phân chia như sau:
a) Về tọa độ, được chia làm 02 cấp:
- Lưới cơ sở cấp 1;
- Lưới cơ sở cấp 2.
b) Về độ cao, có 01 cấp gọi là Lưới độ cao kỹ thuật.
3. Lưới khống chế đo vẽ: Được chia làm 02 cấp lưới chung về tọa độ và độ cao:
a) Lưới đo vẽ cấp 1;
b) Lưới đo vẽ cấp 2.
4. Lưới khống chế phục vụ đo đạc trực tiếp địa hình được xây dựng theo nguyên tắc từ cấp cao đến cấp thấp, từ tổng thể đến cục bộ. Nếu sử dụng công nghệ GNSS, được phép bỏ qua các cấp trung gian khi xây dựng lưới tọa độ cấp thấp hơn.
5. Trường hợp có yêu cầu kỹ thuật đặc biệt được phép xây dựng mạng lưới khống chế trắc địa theo phương án riêng hoặc lưới tọa độ tự do thỏa mãn độ chính xác, đảm bảo mật độ điểm, phù hợp với quy trình áp dụng để đo vẽ bản đồ riêng và phải được nêu rõ trong thiết kế kỹ thuật.
6. Mật độ các điểm khống chế trắc địa phụ thuộc vào tỷ lệ đo vẽ, khoảng cao đều cơ bản và các yêu cầu của công tác trắc địa khác ở tất cả các giai đoạn khảo sát, xây dựng và hoạt động của các công trình.
7. Mật độ trung bình điểm trắc địa quốc gia phải đảm bảo ít nhất: trên diện tích từ 20 đến 30km2 có một điểm tọa độ và từ 10 đến 20km2 có một điểm độ cao để đo vẽ bản đồ tỷ lệ 1:5000. Để đo vẽ bản đồ tỷ lệ 1:2000, 1:1000 và 1:500 trên diện tích từ 5 đến 15km2 có 1 điểm tọa độ, từ 5 đến 10km2 có 1 điểm độ cao. Trường hợp tính cả các điểm của lưới khống chế cơ sở thì mật độ điểm phải bảo đảm ít nhất:
a) Vùng thành phố và khu công nghiệp: 4 điểm trên 1km2;
b) Khu vực chưa xây dựng: 1 điểm trên 1km2;
c) Các khu vực không có công tác trắc địa tiếp theo thì tùy thuộc vào phương pháp đo vẽ bản đồ để quyết định mật độ điểm khống chế trắc địa.
8. Sai số trung phương xác định vị trí điểm khống chế mặt phẳng cấp cuối cùng của lưới khống chế là ±0,1 mm trong tỷ lệ bản đồ cần thành lập, khu vực khó khăn có độ dốc địa hình >15° là ±0,2mm trong tỷ lệ bản đồ.
9. Sai số trung phương xác định điểm khống chế độ cao cấp cuối cùng không vượt quá 1/10 khoảng cao đều cơ bản ở vùng đồng bằng và 1/6 khoảng cao đều cơ bản ở vùng có độ dốc địa hình >15°.
10. Sai số trung phương xác định vị trí điểm khống chế mặt phẳng của lưới khống chế sau bình sai so với sai số xác định vị trí điểm khống chế trắc địa cấp cao gần nhất không được vượt quá lần, ở vùng khó khăn có độ dốc địa hình >15° không quá 2lần.
Điều 8. Quy định về độ chính xác các yếu tố địa vật, địa hình
1. Sai số trung phương xác định vị trí mặt phẳng điểm địa vật cố định, rõ nét so với điểm khống chế đo vẽ gần nhất không quá ±0,3mm trong tỷ lệ bản đồ, đối với điểm địa vật không rõ ràng không quá 0,5mm trong tỷ lệ bản đồ. Trong thành phố và khu công nghiệp, sai số tương hỗ giữa các địa vật cố định, quan trọng không được lớn hơn ±0,3mm trong tỷ lệ bản đồ.
2. Sai số trung phương đo vẽ địa hình so với điểm khống chế độ cao cấp cuối cùng tính theo khoảng cao đều cơ bản, không vượt quá quy định ở Bảng 2. Sai số về độ cao của các điểm đặc trưng địa hình không vượt quá 1/3 khoảng cao đều cơ bản.
Bảng 2
Độ dốc địa hình | Sai số trung phương đo vẽ dáng đất (khoảng cao đều cơ bản) đối với các tỷ lệ bản đồ | |||
1:500 | 1:1000 | 1:2000 | 1:5000 | |
Từ 0° - 2° | 1/4 | 1/4 | 1/4 | 1/4 |
Từ 2° - 6° | 1/3 | 1/3 | 1/3 | 1/3 |
Từ 6° - 15° | 1/3 | 1/3 | 1/2 | 1/2 |
Lớn hơn 15° | 1/2 | 1/2 | 1/2 |
Ghi chú: Khi đo vẽ khoảng cao đều cơ bản 0,25m sai số trên không quá 1/3 khoảng cao đều cơ bản.
3. Căn cứ vào trị giá chênh lệch về vị trí mặt phẳng và độ cao của địa vật trên bản đồ so với kết quả kiểm tra để đánh giá độ chính xác của bản đồ. Giá trị chênh lệch cho phép không quá hai lần sai số trung phương đã nêu ở trên. Số lượng điểm có giá trị sai số lớn (70% đến 100% giá trị cho phép) không vượt quá 5% tổng số điểm kiểm tra. Trong mọi trường hợp, sai số không được mang tính hệ thống.
Thông tư 68/2015/TT-BTNMT quy định kỹ thuật đo đạc trực tiếp địa hình phục vụ thành lập bản đồ địa hình và cơ sở dữ liệu nền địa lý tỷ lệ 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- Số hiệu: 68/2015/TT-BTNMT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 22/12/2015
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Linh Ngọc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 131 đến số 132
- Ngày hiệu lực: 15/02/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Các quy định chung về phương pháp đo đạc trực tiếp
- Điều 5. Hệ thống tọa độ, độ cao
- Điều 6. Mức độ thể hiện địa hình
- Điều 7. Lưới khống chế
- Điều 8. Quy định về độ chính xác các yếu tố địa vật, địa hình
- Điều 9. Công nghệ đo lưới khống chế
- Điều 10. Lưới cơ sở cấp 1
- Điều 11. Đo Lưới cơ sở cấp 1
- Điều 12. Xử lý số liệu, tính toán, bình sai lưới cơ sở cấp 1
- Điều 13. Xử lý độ cao thủy chuẩn các điểm trong lưới cơ sở cấp 1
- Điều 14. Độ chính xác lưới cơ sở cấp 1, báo cáo kết quả bình sai
- Điều 15. Lưới cơ sở cấp 2
- Điều 16. Lưới cơ sở cấp 2 theo phương pháp đường chuyền đo góc, cạnh
- Điều 17. Lưới cơ sở cấp 2 sử dụng công nghệ GNSS tĩnh
- Điều 18. Lưới độ cao kỹ thuật
- Điều 19. Lưới độ cao kỹ thuật theo phương pháp thủy chuẩn hình học
- Điều 20. Lưới độ cao kỹ thuật theo phương pháp lượng giác
- Điều 21. Lưới độ cao kỹ thuật đo theo công nghệ GNSS tĩnh
- Điều 22. Lưới khống chế đo vẽ
- Điều 23. Lưới đo vẽ cấp 1 sử dụng phương pháp đường chuyền đo góc, cạnh
- Điều 24. Lưới đo vẽ cấp 1 sử dụng công nghệ GNSS tĩnh
- Điều 25. Lưới đo vẽ cấp 2
- Điều 26. Lưới đo vẽ cấp 2 sử dụng công nghệ GNSS tĩnh
- Điều 27. Lưới đo vẽ cấp 2 ứng dụng kỹ thuật đo GNSS động xử lý sau (Post Processing Kinematic GNSS)
- Điều 28. Lưới đo vẽ cấp 2 sử dụng kỹ thuật GNSS động thời gian thực (Real-time Kinematic GNSS)
- Điều 29. Lập lưới đo vẽ cấp 2 sử dụng kỹ thuật GNSS động thời gian thực sử dụng hệ thống đa trạm gốc (lưới trạm CORS)