Điều 10 Thông tư 68/2015/TT-BTNMT quy định kỹ thuật đo đạc trực tiếp địa hình phục vụ thành lập bản đồ địa hình và cơ sở dữ liệu nền địa lý tỷ lệ 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
1. Lưới cơ sở cấp 1 được phát triển từ các điểm gốc thuộc lưới tọa độ quốc gia.
2. Khoảng cách giữa các điểm lưới cơ sở cấp 1 từ 1 đến 5 km tùy thuộc vào và hình dạng khu đo và điều kiện địa hình.
3. Lưới cơ sở cấp 1 được thiết kế dạng lưới tam giác dày đặc, chuỗi tam giác, chuỗi tứ giác phủ kín khu đo. Lưới cơ sở cấp 1 được nối với ít nhất 03 điểm gốc là điểm tọa độ quốc gia tại các vị trí khống chế và phân bố đều toàn lưới. Lưới cơ sở cấp 1 được thiết kế trên bản đồ địa hình đã có trên khu đo, có tỷ lệ nhỏ hơn, gần nhất với hơn tỷ lệ đo vẽ.
4. Vị trí điểm lưới cơ sở cấp 1 phải được chọn ở vị trí có nền đất vững chắc, ổn định, thuận lợi cho việc thu tín hiệu từ vệ tinh, có góc quan sát bầu trời không bị che chắn không nhỏ hơn 150°. Trường hợp đặc biệt thì cũng phải có góc quan sát bầu trời không nhỏ hơn 120° và chỉ được phép che khuất về một phía. Vị trí điểm chọn phải cách xa trạm phát sóng ít nhất 500m, cách các vật có khả năng làm nhiễu tín hiệu vệ tinh như đường dây điện cao thế, mái nhà kim loại... 50m trở lên.
5. Nếu khu đo được thiết kế tăng dầy lưới khống chế cấp thấp hơn dạng đường chuyền đo góc, cạnh thì phải chọn vị trí điểm lưới cơ sở cấp 1 sao cho tạo thành từng cặp điểm thông hướng ngang hoặc thông hướng ngang với điểm cấp cao hơn để phát triển các lưới cơ sở cấp 2 dạng đường chuyền.
6. Điểm của lưới cơ sở cấp 1 được chôn mốc bê tông, có gắn tâm mốc, phải được chôn chìm dưới mặt đất hoặc gắn trên đá, trên vật kiến trúc. Quy định về số hiệu điểm phải được nêu trong thiết kế kỹ thuật. Nếu có yêu cầu làm tường vây bảo vệ lâu dài thì phải nêu trong thiết kế kỹ thuật. Quy cách về mốc, tường vây tuân thủ theo quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư này.
7. Các mốc thuộc lưới cơ sở cấp 1 phải được lập sơ đồ vị trí mốc. Quy cách sơ đồ vị trí mốc tuân thủ theo quy định tại Phụ lục 2 của Thông tư này.
Thông tư 68/2015/TT-BTNMT quy định kỹ thuật đo đạc trực tiếp địa hình phục vụ thành lập bản đồ địa hình và cơ sở dữ liệu nền địa lý tỷ lệ 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- Số hiệu: 68/2015/TT-BTNMT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 22/12/2015
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Linh Ngọc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 131 đến số 132
- Ngày hiệu lực: 15/02/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Các quy định chung về phương pháp đo đạc trực tiếp
- Điều 5. Hệ thống tọa độ, độ cao
- Điều 6. Mức độ thể hiện địa hình
- Điều 7. Lưới khống chế
- Điều 8. Quy định về độ chính xác các yếu tố địa vật, địa hình
- Điều 9. Công nghệ đo lưới khống chế
- Điều 10. Lưới cơ sở cấp 1
- Điều 11. Đo Lưới cơ sở cấp 1
- Điều 12. Xử lý số liệu, tính toán, bình sai lưới cơ sở cấp 1
- Điều 13. Xử lý độ cao thủy chuẩn các điểm trong lưới cơ sở cấp 1
- Điều 14. Độ chính xác lưới cơ sở cấp 1, báo cáo kết quả bình sai
- Điều 15. Lưới cơ sở cấp 2
- Điều 16. Lưới cơ sở cấp 2 theo phương pháp đường chuyền đo góc, cạnh
- Điều 17. Lưới cơ sở cấp 2 sử dụng công nghệ GNSS tĩnh
- Điều 18. Lưới độ cao kỹ thuật
- Điều 19. Lưới độ cao kỹ thuật theo phương pháp thủy chuẩn hình học
- Điều 20. Lưới độ cao kỹ thuật theo phương pháp lượng giác
- Điều 21. Lưới độ cao kỹ thuật đo theo công nghệ GNSS tĩnh
- Điều 22. Lưới khống chế đo vẽ
- Điều 23. Lưới đo vẽ cấp 1 sử dụng phương pháp đường chuyền đo góc, cạnh
- Điều 24. Lưới đo vẽ cấp 1 sử dụng công nghệ GNSS tĩnh
- Điều 25. Lưới đo vẽ cấp 2
- Điều 26. Lưới đo vẽ cấp 2 sử dụng công nghệ GNSS tĩnh
- Điều 27. Lưới đo vẽ cấp 2 ứng dụng kỹ thuật đo GNSS động xử lý sau (Post Processing Kinematic GNSS)
- Điều 28. Lưới đo vẽ cấp 2 sử dụng kỹ thuật GNSS động thời gian thực (Real-time Kinematic GNSS)
- Điều 29. Lập lưới đo vẽ cấp 2 sử dụng kỹ thuật GNSS động thời gian thực sử dụng hệ thống đa trạm gốc (lưới trạm CORS)