Điều 7 Thông tư 63/2014/TT-BGTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải hành khách, vận tải hàng hóa bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Điều 7. Quy định về tập huấn nghiệp vụ và các quy định của pháp luật đối với hoạt động vận tải
1. Đối tượng tập huấn: người điều hành vận tải, lái xe kinh doanh vận tải, nhân viên phục vụ trên xe.
2. Nội dung tập huấn: theo tài liệu và chương trình khung do Tổng cục Đường bộ Việt Nam ban hành.
3. Thời điểm tập huấn
a) Trước khi tham gia hoạt động vận tải hoặc đảm nhận nhiệm vụ điều hành vận tải.
b) Định kỳ không quá 03 năm, kể từ lần tập huấn trước đó.
4. Cán bộ tập huấn phải đáp ứng một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Giáo viên chuyên ngành vận tải của các trường từ trung cấp trở lên có đào tạo chuyên ngành vận tải đường bộ.
b) Trong trường hợp tập huấn cho lái xe, nhân viên phục vụ trên xe: cán bộ tập huấn phải là người có trình độ chuyên ngành vận tải từ trung cấp trở lên hoặc có trình độ cao đẳng, đại học chuyên ngành khác và có kinh nghiệm tối thiểu 03 năm về quản lý, điều hành vận tải đường bộ.
c) Trong trường hợp tập huấn cho người điều hành vận tải: cán bộ tập huấn phải là người có trình độ chuyên ngành vận tải từ cao đẳng trở lên hoặc có trình độ đại học chuyên ngành khác và có kinh nghiệm tối thiểu 03 năm về quản lý, điều hành vận tải đường bộ.
5. Cơ quan, đơn vị tổ chức tập huấn
a) Đơn vị kinh doanh vận tải được tự tổ chức tập huấn hoặc phối hợp với với Hiệp hội vận tải ô tô địa phương hoặc cơ sở đào tạo lái xe để tổ chức tập huấn cho lái xe kinh doanh vận tải và nhân viên trên xe.
b) Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Hiệp hội vận tải ô tô địa phương (nếu có) tổ chức tập huấn cho người điều hành vận tải của các đơn vị kinh doanh vận tải thuộc địa phương.
6. Trước khi tổ chức tập huấn, đơn vị tổ chức tập huấn phải báo cáo Sở Giao thông vận tải địa phương về kế hoạch tập huấn, địa điểm, danh sách cán bộ tập huấn và danh sách học viên tham dự tập huấn để kiểm tra, giám sát.
7. Đơn vị tổ chức tập huấn cấp Giấy chứng nhận đối với những người đã hoàn thành tập huấn theo mẫu quy định tại Phụ lục 9 của Thông tư này; lưu hồ sơ chương trình tập huấn và kết quả tập huấn tối thiểu trong 03 năm.
Thông tư 63/2014/TT-BGTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải hành khách, vận tải hàng hóa bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: 63/2014/TT-BGTVT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 07/11/2014
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Đinh La Thăng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1027 đến số 1028
- Ngày hiệu lực: 01/01/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Quy định đối với đơn vị kinh doanh vận tải
- Điều 5. Bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông
- Điều 6. Lắp đặt, quản lý, khai thác thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe
- Điều 7. Quy định về tập huấn nghiệp vụ và các quy định của pháp luật đối với hoạt động vận tải
- Điều 8. Tiêu chí thiết lập tuyến
- Điều 9. Điểm đón, trả khách
- Điều 10. Niêm yết
- Điều 11. Quy định đối với xe vận tải hành khách theo tuyến cố định
- Điều 12. Quy định sử dụng xe trung chuyển hành khách
- Điều 13. Quy hoạch mạng lưới tuyến
- Điều 14. Đăng ký khai thác và điều chỉnh tăng tần suất chạy xe
- Điều 15. Quy định về cơ quan quản lý tuyến
- Điều 16. Quy định về hồ sơ và xử lý hồ sơ đăng ký khai thác, điều chỉnh tăng tần suất chạy xe
- Điều 17. Bổ sung, thay thế xe khai thác trên tuyến
- Điều 18. Ngừng khai thác tuyến, giảm tần suất chạy xe trên tuyến
- Điều 19. Quy định về tăng cường phương tiện giải tỏa hành khách
- Điều 20. Quy trình đảm bảo an toàn giao thông và giải quyết cho xe ra, vào bến
- Điều 21. Lệnh vận chuyển
- Điều 22. Trách nhiệm của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải
- Điều 23. Trách nhiệm của đơn vị kinh doanh bến xe khách
- Điều 24. Quyền hạn và trách nhiệm của lái xe, nhân viên phục vụ trên xe
- Điều 25. Quyền hạn và trách nhiệm của hành khách đi xe
- Điều 26. Quy định đối với xe buýt
- Điều 27. Đăng ký mầu sơn đặc trưng
- Điều 28. Điểm đầu, điểm cuối, điểm dừng và nhà chờ xe buýt
- Điều 29. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ vận tải hành khách bằng xe buýt
- Điều 30. Công bố mở tuyến vận tải hành khách bằng xe buýt
- Điều 31. Quản lý vận tải hành khách bằng xe buýt
- Điều 32. Ngừng khai thác trên tuyến và đóng tuyến
- Điều 33. Bổ sung xe, thay thế xe
- Điều 34. Trách nhiệm của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải
- Điều 35. Quyền hạn, trách nhiệm của lái xe, nhân viên phục vụ trên xe buýt
- Điều 36. Quyền hạn, trách nhiệm của hành khách đi xe buýt
- Điều 37. Quy định đối với xe taxi
- Điều 38. Đăng ký biểu trưng
- Điều 39. Hồ sơ lắp đặt thiết bị thông tin liên lạc
- Điều 40. Điểm đón, trả khách, điểm đỗ xe taxi
- Điều 41. Trách nhiệm của doanh nghiệp, hợp tác xã
- Điều 42. Quyền hạn, trách nhiệm của lái xe
- Điều 43. Quyền hạn, trách nhiệm của hành khách đi xe taxi
- Điều 44. Quy định đối với xe ô tô vận tải hành khách theo hợp đồng
- Điều 45. Tổ chức và quản lý hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng
- Điều 46. Quy định đối với xe ô tô vận tải khách du lịch
- Điều 47. Tổ chức và quản lý hoạt động vận tải khách du lịch
- Điều 48. Quy định về xe ô tô vận tải người nội bộ
- Điều 49. Quy định đối với đơn vị có xe ô tô vận tải người nội bộ
- Điều 50. Quy định về đối tượng đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa không thu tiền trực tiếp phải có Giấy phép kinh doanh
- Điều 51. Quy định về xe ô tô vận tải hàng hoá
- Điều 52. Hợp đồng vận tải, giấy vận tải
- Điều 53. Quy định đối với đơn vị và lái xe vận tải hàng hóa.
- Điều 54. Quy định chung về quản lý, sử dụng phù hiệu, biển hiệu
- Điều 55. Quy định về cấp phù hiệu, biển hiệu
- Điều 56. Quy định về bãi đỗ xe
- Điều 57. Quy định về bến xe hàng
- Điều 58. Đại lý bán vé
- Điều 59. Đại lý vận tải hàng hóa
- Điều 60. Dịch vụ thu gom hàng, dịch vụ chuyển tải, dịch vụ kho hàng
- Điều 61. Dịch vụ cứu hộ vận tải đường bộ