Điều 4 Thông tư 63/2014/TT-BGTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải hành khách, vận tải hàng hóa bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Điều 4. Quy định đối với đơn vị kinh doanh vận tải
1. Có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô đối với những loại hình kinh doanh yêu cầu phải có giấy phép. Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư này, Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 của Thông tư này.
2. Có và thực hiện đúng phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô đã đăng ký theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 của Thông tư này.
3. Quản lý xe ô tô kinh doanh vận tải
a) Bảo đảm có số ngày xe tốt tối thiểu bằng 110% số ngày xe vận doanh theo phương án kinh doanh (chỉ áp dụng với vận tải hành khách tuyến cố định và vận tải hành khách bằng xe buýt);
b) Xây dựng và thực hiện kế hoạch bảo dưỡng để đảm bảo các phương tiện phải được bảo dưỡng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
c) Lập Hồ sơ lý lịch phương tiện hoặc phần mềm quản lý phương tiện của đơn vị để theo dõi quá trình hoạt động và bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 của Thông tư này;
d) Từ ngày 01 tháng 7 năm 2015, không được sử dụng xe khách có giường nằm hai tầng để hoạt động vận tải trên các tuyến đường cấp 5 và cấp 6 miền núi;
đ) Từ ngày 01 tháng 7 năm 2016, khoang chở hành lý của xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách theo hợp đồng, vận tải khách du lịch phải được chia thành các ngăn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải để hành lý không bị xê dịch, đảm bảo an toàn của xe trong quá trình vận chuyển.
4. Quản lý lái xe kinh doanh vận tải
a) Lập và cập nhật đầy đủ các thông tin về quá trình làm việc của lái xe vào Lý lịch hành nghề lái xe hoặc phần mềm quản lý lái xe của đơn vị theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 của Thông tư này;
b) Tổ chức khám sức khỏe khi tuyển dụng, khám sức khỏe định kỳ cho lái xe và chỉ sử dụng lái xe có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế; không tuyển dụng, sử dụng lái xe có sử dụng chất ma túy;
5. Xây dựng hoặc áp dụng tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ
a) Đơn vị kinh doanh vận tải phải xây dựng hoặc áp dụng Tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải hành khách do Bộ trưởng Giao thông vận tải ban hành. Trường hợp đơn vị tự xây dựng thì phải đối chiếu và công bố tương đương với mức chất lượng quy định trong Tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải hành khách.
b) Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe buýt, xe taxi phải đăng ký chất lượng dịch vụ với Sở Giao thông vận tải nơi cấp phù hiệu chạy xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 của Thông tư này.
c) Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định khi đăng ký tham gia khai thác tuyến còn phải đăng ký chất lượng dịch vụ trên tuyến theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 của Thông tư này và thông báo đến bến xe hai đầu tuyến trước khi hoạt động vận chuyển.
6. Lưu trữ hồ sơ, tài liệu có liên quan trong quá trình quản lý, điều hành hoạt động vận tải của đơn vị để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra; thời gian lưu trữ tối thiểu 03 năm.
Thông tư 63/2014/TT-BGTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải hành khách, vận tải hàng hóa bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: 63/2014/TT-BGTVT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 07/11/2014
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Đinh La Thăng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1027 đến số 1028
- Ngày hiệu lực: 01/01/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Quy định đối với đơn vị kinh doanh vận tải
- Điều 5. Bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông
- Điều 6. Lắp đặt, quản lý, khai thác thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe
- Điều 7. Quy định về tập huấn nghiệp vụ và các quy định của pháp luật đối với hoạt động vận tải
- Điều 8. Tiêu chí thiết lập tuyến
- Điều 9. Điểm đón, trả khách
- Điều 10. Niêm yết
- Điều 11. Quy định đối với xe vận tải hành khách theo tuyến cố định
- Điều 12. Quy định sử dụng xe trung chuyển hành khách
- Điều 13. Quy hoạch mạng lưới tuyến
- Điều 14. Đăng ký khai thác và điều chỉnh tăng tần suất chạy xe
- Điều 15. Quy định về cơ quan quản lý tuyến
- Điều 16. Quy định về hồ sơ và xử lý hồ sơ đăng ký khai thác, điều chỉnh tăng tần suất chạy xe
- Điều 17. Bổ sung, thay thế xe khai thác trên tuyến
- Điều 18. Ngừng khai thác tuyến, giảm tần suất chạy xe trên tuyến
- Điều 19. Quy định về tăng cường phương tiện giải tỏa hành khách
- Điều 20. Quy trình đảm bảo an toàn giao thông và giải quyết cho xe ra, vào bến
- Điều 21. Lệnh vận chuyển
- Điều 22. Trách nhiệm của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải
- Điều 23. Trách nhiệm của đơn vị kinh doanh bến xe khách
- Điều 24. Quyền hạn và trách nhiệm của lái xe, nhân viên phục vụ trên xe
- Điều 25. Quyền hạn và trách nhiệm của hành khách đi xe
- Điều 26. Quy định đối với xe buýt
- Điều 27. Đăng ký mầu sơn đặc trưng
- Điều 28. Điểm đầu, điểm cuối, điểm dừng và nhà chờ xe buýt
- Điều 29. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ vận tải hành khách bằng xe buýt
- Điều 30. Công bố mở tuyến vận tải hành khách bằng xe buýt
- Điều 31. Quản lý vận tải hành khách bằng xe buýt
- Điều 32. Ngừng khai thác trên tuyến và đóng tuyến
- Điều 33. Bổ sung xe, thay thế xe
- Điều 34. Trách nhiệm của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải
- Điều 35. Quyền hạn, trách nhiệm của lái xe, nhân viên phục vụ trên xe buýt
- Điều 36. Quyền hạn, trách nhiệm của hành khách đi xe buýt
- Điều 37. Quy định đối với xe taxi
- Điều 38. Đăng ký biểu trưng
- Điều 39. Hồ sơ lắp đặt thiết bị thông tin liên lạc
- Điều 40. Điểm đón, trả khách, điểm đỗ xe taxi
- Điều 41. Trách nhiệm của doanh nghiệp, hợp tác xã
- Điều 42. Quyền hạn, trách nhiệm của lái xe
- Điều 43. Quyền hạn, trách nhiệm của hành khách đi xe taxi
- Điều 44. Quy định đối với xe ô tô vận tải hành khách theo hợp đồng
- Điều 45. Tổ chức và quản lý hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng
- Điều 46. Quy định đối với xe ô tô vận tải khách du lịch
- Điều 47. Tổ chức và quản lý hoạt động vận tải khách du lịch
- Điều 48. Quy định về xe ô tô vận tải người nội bộ
- Điều 49. Quy định đối với đơn vị có xe ô tô vận tải người nội bộ
- Điều 50. Quy định về đối tượng đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa không thu tiền trực tiếp phải có Giấy phép kinh doanh
- Điều 51. Quy định về xe ô tô vận tải hàng hoá
- Điều 52. Hợp đồng vận tải, giấy vận tải
- Điều 53. Quy định đối với đơn vị và lái xe vận tải hàng hóa.
- Điều 54. Quy định chung về quản lý, sử dụng phù hiệu, biển hiệu
- Điều 55. Quy định về cấp phù hiệu, biển hiệu
- Điều 56. Quy định về bãi đỗ xe
- Điều 57. Quy định về bến xe hàng
- Điều 58. Đại lý bán vé
- Điều 59. Đại lý vận tải hàng hóa
- Điều 60. Dịch vụ thu gom hàng, dịch vụ chuyển tải, dịch vụ kho hàng
- Điều 61. Dịch vụ cứu hộ vận tải đường bộ