Chương 3 Thông tư 63/2014/TT-BGTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải hành khách, vận tải hàng hóa bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
1. Đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa không thu tiền trực tiếp phải được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thuộc một trong các đối tượng sau đây:
a) Sử dụng phương tiện để vận chuyển hàng nguy hiểm theo quy định của Chính phủ về danh mục hàng nguy hiểm, vận chuyển hàng nguy hiểm và thẩm quyền cấp phép vận chuyển hàng nguy hiểm.
b) Sử dụng phương tiện để vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng theo quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ.
c) Có từ 05 xe trở lên.
d) Sử dụng phương tiện có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông từ 10 tấn trở lên để vận chuyển hàng hóa.
2. Lộ trình thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
Điều 51. Quy định về xe ô tô vận tải hàng hoá
1. Niêm yết các thông tin theo quy định tại Phụ lục 26 của Thông tư này.
2. Vị trí niêm yết thông tin
a) Đối với xe ô tô tải, xe đầu kéo: niêm yết ở mặt ngoài hai bên cánh cửa buồng lái.
b) Đối với rơ moóc, sơ mi rơ moóc có thùng chở hàng: niêm yết ở mặt ngoài hai bên thùng xe.
c) Đối với rơ moóc, sơ mi rơ moóc không có thùng chở hàng: niêm yết thông tin trên bảng bằng kim loại được gắn với khung xe tại vị trí dễ quan sát bên cạnh hoặc phía sau.
3. Xe ô tô vận tải hàng hóa phải có kích thước thùng xe đúng theo Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
4. Trên xe có trang bị bình chữa cháy còn sử dụng được và còn hạn sử dụng theo quy định.
5. Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ phải có phù hiệu “XE CÔNG-TEN-NƠ” theo mẫu quy định tại Phụ lục 27a của Thông tư này.
6. Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa phải có phù hiệu “XE TẢI” theo mẫu quy định tại Phụ lục 27b của Thông tư này.
Điều 52. Hợp đồng vận tải, giấy vận tải
1. Hợp đồng vận tải gồm các thông tin cơ bản sau: tên đơn vị vận tải; tên đơn vị hoặc người thuê vận chuyển; loại và khối lượng hàng hóa; hành trình; địa chỉ và thời gian giao hàng, nhận hàng; giá cước vận tải; hình thức thanh toán; các điều khoản thỏa thuận khi giao hàng, bồi thường, giao nhận giấy tờ liên quan đến hàng hóa và các vấn đề khác có liên quan đến quá trình vận tải.
2. Giấy vận tải
a) Giấy vận tải bao gồm các thông tin sau: tên đơn vị vận tải; tên đơn vị hoặc người thuê vận chuyển; hành trình (điểm khởi đầu, lộ trình, điểm kết thúc hành trình); số hợp đồng (nếu có), ngày tháng năm ký hợp đồng; loại hàng và khối lượng hàng vận chuyển trên xe; thời gian nhận hàng, giao hàng và các nội dung khác có liên quan đến quá trình vận tải. Cự ly của hành trình hoạt động được xác định từ điểm khởi đầu đến điểm kết thúc của chuyến đi.
b) Giấy vận tải do đơn vị vận tải đóng dấu và cấp cho lái xe mang theo trong quá trình vận chuyển hàng hóa trên đường; trường hợp là hộ kinh doanh thì chủ hộ phải ký, ghi rõ họ tên vào Giấy vận tải.
c) Sau khi xếp hàng lên phương tiện và trước khi thực hiện vận chuyển thì chủ hàng (hoặc người được chủ hàng uỷ quyền), hoặc đại diện đơn vị hoặc cá nhân (nếu là cá nhân) thực hiện xếp hàng lên xe phải ký xác nhận việc xếp hàng đúng quy định vào Giấy vận tải theo mẫu quy định tại Phụ lục 28 của Thông tư này.
Điều 53. Quy định đối với đơn vị và lái xe vận tải hàng hóa.
1. Đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa có trách nhiệm phổ biến cho lái xe việc chấp hành quy định của pháp luật về trọng tải của phương tiện lưu thông trên đường; không được tổ chức bốc xếp và vận chuyển hàng hóa vượt quá khối lượng cho phép theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm nếu xe thuộc quyền quản lý của đơn vị thay đổi các thông số kỹ thuật của xe trái với quy định; vận chuyển hàng hóa quá khối lượng cho phép.
2. Đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa có trách nhiệm quản lý xe ô tô vận tải hàng hóa:
a) Lắp đặt thiết bị giám sát hành trình theo quy định tại
b) Xây dựng và thực hiện kế hoạch bảo dưỡng phương tiện đảm bảo các phương tiện phải được bảo dưỡng theo quy định.
c) Lập Hồ sơ Lý lịch phương tiện hoặc phần mềm quản lý phương tiện của đơn vị (nếu có) để theo dõi quá trình hoạt động và bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 của Thông tư này.
3. Đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa có trách nhiệm quản lý lái xe theo quy định tại
4. Ngoài quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này, đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải:
a) Có Giấy phép kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô. Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư này; mẫu Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô quy định tại Phụ lục 2 của Thông tư này.
b) Có và thực hiện đúng phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 của Thông tư này.
c) Xây dựng và áp dụng quy trình quản lý an toàn giao thông theo mẫu quy định tại Phụ lục 8b của Thông tư này.
d) Thực hiện quy định về tập huấn nghiệp vụ cho người điều hành vận tải và lái xe theo quy định tại
đ) Lưu trữ hồ sơ, tài liệu có liên quan trong quá trình quản lý, điều hành hoạt động vận tải của đơn vị để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra. Thời gian lưu trữ tối thiểu 03 năm.
5. Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ phải có bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông để thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại
6. Khi vận chuyển hàng hóa, lái xe phải mang theo Giấy vận tải và các giấy tờ của lái xe và phương tiện theo quy định của pháp luật.
7. Lái xe không được chở hàng hóa vượt quá khối lượng cho phép tham gia giao thông theo quy định của pháp luật.
8. Trước khi thực hiện vận chuyển hàng hóa, lái xe có trách nhiệm yêu cầu người chịu trách nhiệm xếp hàng hóa lên xe ký xác nhận việc xếp hàng vào Giấy vận tải và có trách nhiệm từ chối vận chuyển nếu việc xếp hàng không đúng quy định của pháp luật.
9. Lái xe có trách nhiệm từ chối điều khiển phương tiện khi phát hiện phương tiện không đảm bảo các điều kiện về an toàn, phương tiện không có thiết bị giám sát hành trình hoặc có lắp thiết bị nhưng không hoạt động.
10. Lái xe thực hiện quyền và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Thông tư 63/2014/TT-BGTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải hành khách, vận tải hàng hóa bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: 63/2014/TT-BGTVT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 07/11/2014
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Đinh La Thăng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1027 đến số 1028
- Ngày hiệu lực: 01/01/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Quy định đối với đơn vị kinh doanh vận tải
- Điều 5. Bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông
- Điều 6. Lắp đặt, quản lý, khai thác thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe
- Điều 7. Quy định về tập huấn nghiệp vụ và các quy định của pháp luật đối với hoạt động vận tải
- Điều 8. Tiêu chí thiết lập tuyến
- Điều 9. Điểm đón, trả khách
- Điều 10. Niêm yết
- Điều 11. Quy định đối với xe vận tải hành khách theo tuyến cố định
- Điều 12. Quy định sử dụng xe trung chuyển hành khách
- Điều 13. Quy hoạch mạng lưới tuyến
- Điều 14. Đăng ký khai thác và điều chỉnh tăng tần suất chạy xe
- Điều 15. Quy định về cơ quan quản lý tuyến
- Điều 16. Quy định về hồ sơ và xử lý hồ sơ đăng ký khai thác, điều chỉnh tăng tần suất chạy xe
- Điều 17. Bổ sung, thay thế xe khai thác trên tuyến
- Điều 18. Ngừng khai thác tuyến, giảm tần suất chạy xe trên tuyến
- Điều 19. Quy định về tăng cường phương tiện giải tỏa hành khách
- Điều 20. Quy trình đảm bảo an toàn giao thông và giải quyết cho xe ra, vào bến
- Điều 21. Lệnh vận chuyển
- Điều 22. Trách nhiệm của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải
- Điều 23. Trách nhiệm của đơn vị kinh doanh bến xe khách
- Điều 24. Quyền hạn và trách nhiệm của lái xe, nhân viên phục vụ trên xe
- Điều 25. Quyền hạn và trách nhiệm của hành khách đi xe
- Điều 26. Quy định đối với xe buýt
- Điều 27. Đăng ký mầu sơn đặc trưng
- Điều 28. Điểm đầu, điểm cuối, điểm dừng và nhà chờ xe buýt
- Điều 29. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ vận tải hành khách bằng xe buýt
- Điều 30. Công bố mở tuyến vận tải hành khách bằng xe buýt
- Điều 31. Quản lý vận tải hành khách bằng xe buýt
- Điều 32. Ngừng khai thác trên tuyến và đóng tuyến
- Điều 33. Bổ sung xe, thay thế xe
- Điều 34. Trách nhiệm của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải
- Điều 35. Quyền hạn, trách nhiệm của lái xe, nhân viên phục vụ trên xe buýt
- Điều 36. Quyền hạn, trách nhiệm của hành khách đi xe buýt
- Điều 37. Quy định đối với xe taxi
- Điều 38. Đăng ký biểu trưng
- Điều 39. Hồ sơ lắp đặt thiết bị thông tin liên lạc
- Điều 40. Điểm đón, trả khách, điểm đỗ xe taxi
- Điều 41. Trách nhiệm của doanh nghiệp, hợp tác xã
- Điều 42. Quyền hạn, trách nhiệm của lái xe
- Điều 43. Quyền hạn, trách nhiệm của hành khách đi xe taxi
- Điều 44. Quy định đối với xe ô tô vận tải hành khách theo hợp đồng
- Điều 45. Tổ chức và quản lý hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng
- Điều 46. Quy định đối với xe ô tô vận tải khách du lịch
- Điều 47. Tổ chức và quản lý hoạt động vận tải khách du lịch
- Điều 48. Quy định về xe ô tô vận tải người nội bộ
- Điều 49. Quy định đối với đơn vị có xe ô tô vận tải người nội bộ
- Điều 50. Quy định về đối tượng đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa không thu tiền trực tiếp phải có Giấy phép kinh doanh
- Điều 51. Quy định về xe ô tô vận tải hàng hoá
- Điều 52. Hợp đồng vận tải, giấy vận tải
- Điều 53. Quy định đối với đơn vị và lái xe vận tải hàng hóa.
- Điều 54. Quy định chung về quản lý, sử dụng phù hiệu, biển hiệu
- Điều 55. Quy định về cấp phù hiệu, biển hiệu
- Điều 56. Quy định về bãi đỗ xe
- Điều 57. Quy định về bến xe hàng
- Điều 58. Đại lý bán vé
- Điều 59. Đại lý vận tải hàng hóa
- Điều 60. Dịch vụ thu gom hàng, dịch vụ chuyển tải, dịch vụ kho hàng
- Điều 61. Dịch vụ cứu hộ vận tải đường bộ