Điều 8 Thông tư 54/2021/TT-BCA quy định về công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế trong Công an nhân dân do Bộ Công an ban hành
Điều 8. Trình tự, thủ tục đề xuất đàm phán điều ước ước quốc tế
1. Căn cứ kết quả nghiên cứu quy định tại
2. Đơn vị đề xuất xây dựng hồ sơ trình về việc đàm phán điều ước quốc tế gửi xin ý kiến Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức, Công an các đơn vị, địa phương có liên quan.
Hồ sơ bao gồm:
- Văn bản đề nghị tham gia ý kiến;
- Dự thảo Tờ trình gồm các nội dung quy định tại điểm a khoản 1 Điều 11 của Luật Điều ước quốc tế năm 2016;
- Dự thảo điều ước quốc tế của Việt Nam (tiếng Việt và tiếng nước ngoài);
- Dự thảo điều ước quốc tế của phía nước ngoài (bản dịch tiếng Việt và tiếng nước ngoài) và dự thảo phương án đàm phán, nếu việc ký kết điều ước quốc tế được thực hiện trên cơ sở dự thảo của phía nước ngoài;
- Các tài liệu khác có liên quan.
3. Căn cứ ý kiến tham gia của các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức và Công an các đơn vị, địa phương, đơn vị đề xuất chỉnh lý hồ sơ và xin ý kiến chỉ đạo của các Thứ trưởng.
4. Căn cứ ý kiến chỉ đạo của các Thứ trưởng, ý kiến của các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức và Công an các đơn vị, địa phương, đơn vị đề xuất hoàn thiện hồ sơ và gửi 02 (hai) bộ hồ sơ về Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp để kiểm tra. Thời hạn kiểm tra là 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Hồ sơ bao gồm:
- Văn bản đề nghị kiểm tra;
- Các tài liệu quy định tại khoản 2 Điều này;
- Bảng tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến chỉ đạo của các Thứ trưởng, ý kiến tham gia của các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức, Công an các đơn vị, địa phương và bản sao các văn bản chỉ đạo, văn bản tham gia ý kiến.
5. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến kiểm tra của Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp, đơn vị đề xuất hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Điều 11 của Luật Điều ước quốc tế năm 2016, báo cáo Bộ trưởng đề xuất với Chính phủ để Chính phủ trình Chủ tịch nước về việc đàm phán điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước; đề xuất với Thủ tướng Chính phủ về việc đàm phán điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ.
6. Sau khi Chủ tịch nước hoặc Thủ tướng Chính phủ đồng ý đề xuất đàm phán và ủy quyền đàm phán, đơn vị đề xuất trao đổi với đối tác nước ngoài để thống nhất thời gian, địa điểm đàm phán và cách thức đàm phán; tiến hành thủ tục ủy quyền đàm phán điều ước quốc tế theo quy định tại Điều 22 của Luật Điều ước quốc tế năm 2016. Căn cứ văn bản ủy quyền của Chủ tịch nước hoặc Thủ tướng Chính phủ, đơn vị đề xuất báo cáo Bộ trưởng quyết định thành lập đoàn đàm phán.
7. Căn cứ Quyết định thành lập đoàn đàm phán và ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng, đơn vị đề xuất phối hợp với Cục Đối ngoại và Công an các đơn vị, địa phương có liên quan tiến hành tổ chức đàm phán dự thảo điều ước quốc tế và báo cáo Bộ trưởng về nội dung và kết quả đàm phán. Trình tự, thủ tục tổ chức đoàn đi công tác nước ngoài và đón, tiếp khách quốc tế; lễ tân đối ngoại phục vụ việc đàm phán được thực hiện theo quy định của Thông tư số 76/2020/TT-BCA ngày 02 tháng 7 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về các hoạt động đối ngoại Công an nhân dân.
Thông tư 54/2021/TT-BCA quy định về công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế trong Công an nhân dân do Bộ Công an ban hành
- Số hiệu: 54/2021/TT-BCA
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 15/05/2021
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Tô Lâm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 651 đến số 652
- Ngày hiệu lực: 01/07/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế trong Công an nhân dân
- Điều 5. Quản lý công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế trong Công an nhân dân
- Điều 6. Căn cứ đề xuất và lập kế hoạch ký kết điều ước quốc tế
- Điều 7. Nghiên cứu khả năng ký kết điều ước quốc tế
- Điều 8. Trình tự, thủ tục đề xuất đàm phán điều ước ước quốc tế
- Điều 9. Trình tự, thủ tục đề xuất ký điều ước quốc tế
- Điều 10. Trình tự, thủ tục đề xuất phê chuẩn, phê duyệt điều ước quốc tế
- Điều 11. Trình tự, thủ tục đề xuất gia nhập điều ước quốc tế
- Điều 12. Nội dung kiểm tra hồ sơ đề xuất đàm phán, ký, phê chuẩn, phê duyệt và gia nhập điều ước quốc tế
- Điều 13. Căn cứ đề xuất và lập kế hoạch ký kết thỏa thuận quốc tế
- Điều 14. Trình tự, thủ tục đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước, Chính phủ
- Điều 15. Trình tự, thủ tục đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Bộ Công an
- Điều 16. Trình tự, thủ tục đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh đơn vị thuộc cơ quan Bộ Công an
- Điều 17. Trình tự, thủ tục đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Điều 18. Nội dung thẩm định, kiểm tra hồ sơ ký kết thỏa thuận quốc tế
- Điều 19. Đề xuất chấm dứt hiệu lực, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện toàn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế
- Điều 20. Đề xuất bảo lưu, chấp thuận hoặc phản đối bảo lưu, rút bảo lưu hoặc rút phản đối bảo lưu điều ước quốc tế
- Điều 21. Đề xuất sửa đổi, bổ sung, gia hạn, rút khỏi, chấm dứt hiệu lực hoặc tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế
- Điều 22. Áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn đối với điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế
- Điều 23. Đàm phán, ký, sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế theo trình tự, thủ tục rút gọn; ký kết, sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước, Chính phủ và Bộ Công an theo trình tự, thủ tục rút gọn
- Điều 24. Ký kết, sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế nhân danh đơn vị thuộc cơ quan Bộ Công an và Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo trình tự, thủ tục rút gọn
- Điều 25. Từ chối áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn
- Điều 26. Kế hoạch thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế
- Điều 27. Trách nhiệm của Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp trong việc thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế
- Điều 28. Trách nhiệm của Cục Đối ngoại trong việc thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế
- Điều 29. Trách nhiệm của Công an các đơn vị, địa phương trong việc thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế
- Điều 30. Tổ chức thống kê, rà soát, hệ thống hóa, lưu trữ, sao lục, dịch, xây dựng Hệ cơ sở dữ liệu, đăng tải điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế
- Điều 31. Kinh phí bảo đảm công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế