Chương 6 Thông tư 31/2012/TT-NHNN quy định về ngân hàng hợp tác xã do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
ĐẠI HỘI THÀNH VIÊN NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ
Điều 36. Đại hội thành viên đầu tiên
Đại hội thành viên đầu tiên là hội nghị của toàn thể hoặc của đại diện các thành viên của ngân hàng hợp tác xã để thực hiện tối thiểu các nội dung sau đây:
1. Thông qua đề án thành lập ngân hàng hợp tác xã.
2. Thông qua Điều lệ ngân hàng hợp tác xã.
3. Bầu các chức danh Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị, Trưởng ban và các thành viên Ban kiểm soát ngân hàng hợp tác xã nhiệm kỳ đầu tiên theo danh sách đề cử quy định tại
4. Thông qua phương án kinh doanh trong 3 năm đầu.
Điều 37. Đại hội thành viên ngân hàng hợp tác xã
1. Đại hội thành viên là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của ngân hàng hợp tác xã thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 80 Luật các tổ chức tín dụng.
2. Đại hội thành viên phải họp thường niên mỗi năm một lần do Hội đồng quản trị triệu tập trong thời hạn 03 (ba) tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
3. Đại hội thành viên bất thường họp trong các trường hợp sau đây:
a) Hội đồng quản trị triệu tập nếu xét thấy cần thiết vì lợi ích của ngân hàng hợp tác xã hoặc theo yêu cầu bằng văn bản của ít nhất 1/3 (một phần ba) tổng số thành viên;
b) Theo yêu cầu của Ban kiểm soát theo quy định tại khoản 6 Điều 84 Luật các tổ chức tín dụng;
c) Theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước trong trường hợp xảy ra sự kiện ảnh hưởng đến an toàn hoạt động của ngân hàng hợp tác xã;
d) Các trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ ngân hàng hợp tác xã.
Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu tổ chức Đại hội thành viên của ít nhất 1/3 (một phần ba) tổng số thành viên, nếu Hội đồng quản trị không tiến hành triệu tập Đại hội thành viên bất thường, các thành viên yêu cầu tổ chức Đại hội thành viên có văn bản yêu cầu tổ chức Đại hội thành viên có thể đề nghị Ngân hàng Nhà nước giám sát việc tổ chức và tiến hành họp nếu thấy cần thiết.
Điều 38. Thẩm quyền của Đại hội thành viên
Đại hội thành viên ngân hàng hợp tác xã có thẩm quyền thảo luận và quyết định những nội dung sau:
1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm; Báo cáo hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát.
2. Đề nghị về việc phân phối lợi nhuận.
3. Phương hướng hoạt động kinh doanh trong năm tới.
4. Việc tăng, giảm vốn điều lệ, mức góp vốn của các thành viên.
5. Bầu, bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản trị, Trưởng ban và các thành viên khác của Ban kiểm soát.
6. Danh sách kết nạp các thành viên mới; việc khai trừ các thành viên ra khỏi ngân hàng hợp tác xã theo đề nghị của Hội đồng quản trị.
7. Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ ngân hàng hợp tác xã.
8. Việc giải thể, phá sản ngân hàng hợp tác xã.
9. Những nội dung khác do Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát hoặc ít nhất 1/3 (mội phần ba) tổng số thành viên ngân hàng hợp tác xã đề nghị.
Điều 39. Tổ chức Đại hội thành viên
1. Đại hội thành viên ngân hàng hợp tác xã có thể tổ chức dưới hình thức Đại hội toàn thể thành viên hoặc Đại hội đại biểu thành viên (gọi chung là Đại hội thành viên).
2. Đại hội toàn thể thành viên hoặc Đại hội đại biểu thành viên ngân hàng hợp tác xã có nhiệm vụ, quyền hạn như nhau. Căn cứ vào thực tế, Hội đồng quản trị quyết định về cách thức tổ chức Đại hội thành viên, cách thức bầu, số lượng đại biểu thành viên tham dự Đại hội thành viên trong từng kỳ Đại hội.
3. Số lượng đại biểu thành viên được triệu tập tham dự Đại hội đại biểu thành viên không thấp hơn 20% tổng số thành viên.
4. Đại hội thành viên được coi là hợp lệ khi có ít nhất 2/3 (hai phần ba) thành viên hoặc đại biểu thành viên được triệu tập tham dự họp.
5. Trường hợp số lượng thành viên (đại biểu thành viên) tham dự không đủ theo quy định tại khoản 4 Điều này thì Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát phải tạm hoãn Đại hội thành viên và triệu tập lại trong vòng 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày tạm hoãn Đại hội thành viên (đối với Đại hội thành viên thường niên, thời hạn tạm hoãn và triệu tập lại không được vượt quá thời hạn tổ chức Đại hội thành viên quy định tại
6. Việc quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ, giải thể, phá sản ngân hàng hợp tác xã chỉ được thông qua khi có ít nhất trên 3/4 (ba phần tư) tổng số thành viên hoặc đại biểu thành viên có mặt tại Đại hội thành viên biểu quyết tán thành.
7. Các quyết định về những vấn đề khác được thông qua khi có trên 1/2 (một phần hai) tổng số đại biểu có mặt tại Đại hội thành viên biểu quyết tán thành.
8. Việc biểu quyết tại Đại hội thành viên không phụ thuộc vào số vốn góp hay chức vụ của thành viên trong, ngân hàng hợp tác xã. Mỗi thành viên chỉ có một phiếu biểu quyết. Phiếu biểu quyết của đại biểu thành viên tương ứng với số lượng thành viên mà đại biểu thành viên đại diện.
Điều 40. Thông báo triệu tập Đại hội thành viên
Cơ quan triệu tập Đại hội thành viên phải gửi thông báo mời họp đến từng thành viên hoặc đại biểu thành viên chậm nhất 07 (bảy) ngày làm việc trước ngày khai mạc nếu Điều lệ ngân hàng hợp tác xã không quy định thời hạn. Thông báo mời họp phải có thời gian, địa điểm, nội dung, chương trình họp và các tài liệu thảo luận.
Thông tư 31/2012/TT-NHNN quy định về ngân hàng hợp tác xã do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- Số hiệu: 31/2012/TT-NHNN
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 26/11/2012
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Đặng Thanh Bình
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 735 đến số 736
- Ngày hiệu lực: 01/01/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Thẩm quyền cấp Giấy phép
- Điều 5. Thời hạn hoạt động, địa bàn hoạt động
- Điều 6. Tính chất và mục tiêu hoạt động
- Điều 7. Nguyên tắc lập hồ sơ
- Điều 8. Điều kiện cấp Giấy phép ngân hàng hợp tác xã
- Điều 9. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép
- Điều 10. Trình tự cấp Giấy phép
- Điều 11. Khai trương hoạt động
- Điều 12. Trình tự và việc thẩm định hồ sơ đề nghị chấp thuận chuyển đổi và cấp Giấy phép ngân hàng hợp tác xã
- Điều 13. Đại hội chuyển đổi
- Điều 14. Hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận việc chuyển đổi Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương thành ngân hàng hợp tác xã
- Điều 15. Điều kiện cấp Giấy phép ngân hàng hợp tác xã
- Điều 16. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép ngân hàng hợp tác xã
- Điều 17. Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép ngân hàng hợp tác xã
- Điều 21. Tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc
- Điều 22. Chấp thuận danh sách dự kiến những người được bầu, bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, tổng giám đốc
- Điều 23. Tiêu chuẩn đối với Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản trị
- Điều 24. Tiêu chuẩn đối với thành viên Ban kiểm soát
- Điều 25. Tiêu chuẩn đối với Tổng giám đốc
- Điều 26. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng quản trị
- Điều 27. Họp Hội đồng quản trị
- Điều 28. Nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng Ban kiểm soát
- Điều 29. Vốn điều lệ
- Điều 30. Hình thức góp vốn điều lệ
- Điều 31. Góp vốn tham gia ngân hàng hợp tác xã
- Điều 32. Phương thức chia lãi
- Điều 33. Chuyển nhượng, hoàn trả vốn góp
- Điều 36. Đại hội thành viên đầu tiên
- Điều 37. Đại hội thành viên ngân hàng hợp tác xã
- Điều 38. Thẩm quyền của Đại hội thành viên
- Điều 39. Tổ chức Đại hội thành viên
- Điều 40. Thông báo triệu tập Đại hội thành viên
- Điều 41. Hoạt động đối với các quỹ tín dụng nhân dân thành viên
- Điều 42. Hoạt động đối với khách hàng không phải là quỹ tín dụng nhân dân thành viên
- Điều 43. Áp dụng các quy định an toàn trong hoạt động ngân hàng