Điều 18 Thông tư 22/2018/TT-BNNPTNT quy định về thuyền viên tàu cá, tàu công vụ thủy sản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
1. Chức trách:
a) Máy trưởng chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của thuyền trưởng; chịu trách nhiệm về kỹ thuật của toàn bộ hệ thống động lực của tàu;
b) Máy trưởng chịu trách nhiệm trước pháp luật và thuyền trưởng về thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi được giao phụ trách;
c) Máy trưởng trực tiếp chỉ đạo thuyền viên bộ phận máy, điện bảo đảm hệ thống động lực của tàu hoạt động an toàn, hiệu quả.
2. Nhiệm vụ:
a) Tổ chức kiểm tra, khai thác an toàn, hiệu quả đối với tất cả máy theo đúng quy trình, quy phạm hiện hành; bảo đảm an toàn kỹ thuật trong việc sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa máy và các hệ thống, thiết bị do bộ phận khác quản lý như: máy neo, phần cơ của máy lái, máy câu, hệ thống tời, hệ thống đường ống, hệ thống thông gió, hệ thống khác và hướng dẫn thuyền viên của các bộ phận thực hiện vận hành đúng quy trình, quy phạm;
b) Xây dựng nội quy sử dụng thiết bị máy, điện; thường xuyên kiểm tra, theo dõi việc thực hiện quy trình, quy phạm kỹ thuật và an toàn vệ sinh lao động thuộc phạm vi phụ trách;
c) Tổ chức quản lý, điều hành lao động và thực hiện chế độ làm việc, trực ca, nghỉ ngơi cho thuyền viên thuộc bộ phận máy và điện;
d) Thường xuyên giám sát, theo dõi việc thực hiện nội quy phòng chống cháy, nổ ở buồng máy, trạm phát điện, phòng làm việc, buồng ở và khu vực khác do bộ phận máy, điện quản lý;
đ) Hàng ngày kiểm tra việc ghi chép nhật ký máy, nhật ký dầu và các sổ theo dõi hoạt động của máy, thiết bị của tàu do bộ phận máy và điện quản lý;
e) Tổ chức cho thuyền viên bộ phận máy, điện kịp thời khắc phục sự cố, hư hỏng của máy, thiết bị và duy trì đúng chế độ bảo quản, bảo dưỡng định kỳ đối với máy, thiết bị;
g) Chịu trách nhiệm về an toàn kỹ thuật trong việc sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa máy và hệ thống thiết bị do các bộ phận khác quản lý như: máy neo, máy lái, hệ thống đường ống, hệ thống thông gió;
h) Trường hợp thuyền viên thuộc bộ phận máy và điện có hành động làm hư hỏng máy, thiết bị, máy trưởng có quyền đình chỉ công việc của thuyền viên đó và kịp thời báo cáo thuyền trưởng biết;
i) Trước mỗi chuyến đi biển phải kiểm tra việc chuẩn bị của bộ phận máy về: tình trạng máy chính, máy điện, trang thiết bị, nhiên liệu và báo cáo việc chuẩn bị của bộ phận máy cho thuyền trưởng biết;
k) Trực tiếp điều khiển máy khi tàu hành trình hoặc làm nhiệm vụ trong các tình huống đặc biệt như: trong luồng lạch hẹp, thời tiết xấu, tầm nhìn hạn chế, nơi có nhiều chướng ngại vật (nổi hoặc chìm), nơi có mật độ tàu thuyền hoạt động cao, cập mạn tàu vi phạm để kiểm tra hoặc trong tình huống nguy hiểm khác theo lệnh của thuyền trưởng và chỉ khi được phép của thuyền trưởng thì máy trưởng mới được phép rời khỏi buồng máy và giao cho máy phó nhất thay thế mình trực tiếp điều khiển máy;
l) Thực hiện kịp thời, chính xác mệnh lệnh điều động tàu của thuyền trưởng. Trường hợp không thể thực hiện được hoặc thực hiện chậm trễ phải kịp thời báo cáo thuyền trưởng biết để xử lý;
m) Lập báo cáo cho thuyền trưởng về tình trạng máy, thiết bị của tàu theo đúng chế độ quy định;
n) Giúp thuyền trưởng lập kế hoạch sửa chữa máy, thiết bị thuộc phạm vi phụ trách và tiến hành đôn đốc kiểm tra, nghiệm thu sửa chữa theo kế hoạch đã được phê duyệt;
o) Quản lý hồ sơ, lý lịch của hệ thống động lực, hệ thống đường ống và thiết bị máy khác của tàu do bộ phận mình quản lý;
p) Thực hiện nhiệm vụ khác do thuyền trưởng phân công.
Thông tư 22/2018/TT-BNNPTNT quy định về thuyền viên tàu cá, tàu công vụ thủy sản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 22/2018/TT-BNNPTNT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 15/11/2018
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Phùng Đức Tiến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 153 đến số 154
- Ngày hiệu lực: 01/01/2019
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Chức danh thuyền viên tàu cá
- Điều 5. Thuyền trưởng
- Điều 6. Thuyền phó
- Điều 7. Máy trưởng
- Điều 8. Thợ máy
- Điều 9. Thủy thủ
- Điều 10. Định biên an toàn tối thiểu thuyền viên tàu cá
- Điều 11. Quy định về văn bằng, chứng chỉ chuyên môn của thuyền trưởng, thuyền phó, máy trưởng và thợ máy tàu cá
- Điều 12. Tiêu chuẩn thuyền viên là người nước ngoài làm việc trên tàu cá Việt Nam
- Điều 13. Chức danh thuyền viên tàu kiểm ngư, tàu thực hiện thanh tra, tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động thủy sản
- Điều 14. Thuyền trưởng
- Điều 15. Thuyền phó nhất
- Điều 16. Thuyền phó hai
- Điều 17. Thuyền phó ba
- Điều 18. Máy trưởng
- Điều 19. Máy phó nhất
- Điều 20. Máy phó hai
- Điều 21. Máy phó ba
- Điều 22. Thủy thủ trưởng
- Điều 23. Thông tin liên lạc
- Điều 24. Thủy thủ
- Điều 25. Thợ máy
- Điều 26. Thợ điện
- Điều 27. Y tế
- Điều 28. Cấp dưỡng
- Điều 29. Định biên thuyền viên tàu kiểm ngư, tàu thực hiện thanh tra, tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động thủy sản có công suất máy từ 1.000 CV trở lên
- Điều 30. Định biên thuyền viên tàu kiểm ngư, tàu thực hiện thanh tra, tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động thủy sản có công suất máy dưới 1.000 CV
- Điều 31. Chức danh thuyền viên tàu thực hiện điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản
- Điều 32. Thuyền trưởng
- Điều 33. Thuyền phó nhất
- Điều 34. Thuyền phó hai
- Điều 35. Máy trưởng
- Điều 36. Máy phó
- Điều 37. Thủy thủ trưởng
- Điều 38. Thủy thủ
- Điều 39. Thợ máy
- Điều 40. Thợ điện lạnh
- Điều 41. Định biên thuyền viên tối thiểu cho tàu thực hiện điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản