Điều 3 Nghị định 99/2009/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
1. Mọi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản phải được phát hiện kịp thời và đình chỉ ngay. Việc xử phạt vi phạm hành chính phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, đúng pháp luật; người vi phạm hoặc người giám hộ của người vi phạm phải chịu trách nhiệm khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra theo quy định của pháp luật.
Người có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này. Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.
2. Khi quyết định xử phạt vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt phải xem xét nhân thân người vi phạm; căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm; các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ theo quy định tại Điều 8, 9 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính số 44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 02 tháng 7 năm 2002 (sau đây gọi là Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính) để áp dụng các hình thức phạt chính, hình thức phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả.
3. Người vi phạm hành chính không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ thì mức phạt tiền là mức trung bình của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi quy định tại Nghị định này. Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt tiền có thể giảm nhưng không thấp hơn mức thấp nhất của khung tiền phạt quy định áp dụng đối với hành vi vi phạm đó; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền có thể cao hơn nhưng không vượt quá mức cao nhất của khung tiền phạt quy định áp dụng đối với hành vi vi phạm đó.
4. Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, nếu các hình thức xử phạt là phạt tiền thì tổng hợp thành mức phạt chung.
Trường hợp một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính nối tiếp nhau đối với cùng một đối tượng bị xâm hại mà việc thực hiện hành vi vi phạm sau là sự kế tục và hậu quả của hành vi vi phạm trước, thì bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi có mức phạt tiền cao nhất trong các hành vi vi phạm đó quy định tại Nghị định này.
5. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm đó. Nghiêm cấm việc chia nhỏ mức thiệt hại chung cho từng người vi phạm để xử phạt.
Nhiều thành viên trong một hộ gia đình cùng thực hiện một vi phạm hành chính thì áp dụng xử phạt như một tổ chức vi phạm.
6. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì bị xử phạt cảnh cáo về các hành vi do cố ý. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị xử phạt hành chính về mọi hành vi vi phạm hành chính do mình gây ra. Khi phạt tiền đối với họ thì mức tiền phạt không được quá một phần hai mức phạt đối với người thành niên; trường hợp người vi phạm hành chính không có tiền nộp phạt, thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải nộp thay.
7. Những hành vi vi phạm sau đây không xử phạt vi phạm hành chính mà phải truy cứu trách nhiệm hình sự:
a) Hành vi vi phạm đối với thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA, IB thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm (trừ hành vi nuôi động vật nhóm IB trái pháp luật, thì xử lý theo quy định tại
b) Hành vi vi phạm gây hậu quả vượt quá mức tối đa xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 11, 17, 18; hành vi vận chuyển, buôn bán gỗ trái pháp luật vượt quá mức tối đa xử phạt vi phạm hành chính quy định tại
c) Hành vi phá rừng trái pháp luật gây thiệt hại nhiều loại rừng (rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng) tuy diện tích bị thiệt hại đối với mỗi loại rừng không vượt quá mức tối đa xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này, nhưng tổng hợp diện tích bị thiệt hại của các loại rừng vượt quá mức tối đa quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với loại rừng bị thiệt hại có khung tối đa xử phạt vi phạm hành chính thấp nhất quy định tại Nghị định này.
d) Hành vi khai thác, vận chuyển, buôn bán trái pháp luật đối với cả gỗ quý, hiếm nhóm IIA, gỗ thông thường, tuy khối lượng của mỗi loại gỗ không vượt quá mức tối đa quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với mỗi loại gỗ, nhưng tổng khối lượng các loại gỗ bị vi phạm vượt quá mức tối đa quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với gỗ thông thường.
đ) Người đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều 17, 18; vận chuyển, buôn bán gỗ trái pháp luật quy định tại
8. Hành vi vi phạm hành chính tuy đã gây thiệt hại vượt quá mức tối đa xử phạt vi phạm hành chính, nhưng Bộ luật Hình sự không quy định hành vi đó lại tội phạm (trừ các hành vi quy định tại khoản 7 của Điều này), thì áp dụng xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt cao nhất đối với hành vi vi phạm đó.
9. Hành vi vi phạm hành chính đối với thực vật rừng, động vật rừng thuộc Phụ lục I, II của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) nhưng không quy định trong Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, xử lý như sau:
a) Hành vi vi phạm hành chính đối với các loài thuộc Phụ lục I, xử lý hành vi vi phạm như đối với thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA, IB.
b) Hành vi vi phạm hành chính đối với các loài trong Phụ lục II, xử lý hành vi vi phạm như đối với thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA, IIB.
10. Hành vi vi phạm pháp luật đã khởi tố vụ án hình sự, nhưng sau đó đình chỉ hoạt động tố tụng và cơ quan có thẩm quyền đề nghị chuyển sang xử phạt vi phạm hành chính thì áp dụng mức xử phạt cao nhất quy định đối với hành vi vi phạm tương ứng quy định tại Nghị định này.
Trường hợp vi phạm đối với thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA, IB được đình chỉ hoạt động tố tụng hình sự, chuyển sang xử phạt vi phạm hành chính thì áp dụng xử phạt vi phạm hành chính như đối với thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA, IIB.
Nghị định 99/2009/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
- Số hiệu: 99/2009/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 02/11/2009
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 523 đến số 524
- Ngày hiệu lực: 01/01/2010
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Về một số thuật ngữ được sử dụng trong Nghị định
- Điều 3. Nguyên tắc xử phạt
- Điều 4. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 5. Các hình thức xử phạt
- Điều 6. Các biện pháp khắc phục hậu quả
- Điều 7. Đơn vị tính để xác định thiệt hại do hành vi vi phạm hành chính gây ra
- Điều 8. Vi phạm các quy định chung của Nhà nước về bảo vệ rừng
- Điều 9. Vi phạm quy định về thiết kế khai thác gỗ
- Điều 10. Vi phạm các quy định khai thác gỗ
- Điều 11. Vi phạm các quy định của Nhà nước về phòng cháy, chữa cháy rừng gây cháy rừng
- Điều 12. Chăn thả gia súc trong những khu rừng đã có quy định cấm
- Điều 13. Vi phạm quy định về phòng trừ sinh vật hại rừng
- Điều 14. Lấn, chiếm rừng trái pháp luật
- Điều 15. Phá hoại các công trình phục vụ việc bảo vệ và phát triển rừng
- Điều 16. Khai thác trái phép cảnh quan, môi trường và các dịch vụ lâm nghiệp
- Điều 17. Phá rừng trái pháp luật
- Điều 18. Khai thác rừng trái phép
- Điều 19. Vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ động vật rừng
- Điều 20. Vận chuyển lâm sản trái pháp luật
- Điều 21. Mua, bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh lâm sản trái với các quy định của Nhà nước
- Điều 22. Vi phạm thủ tục hành chính trong mua, bán, vận chuyển, chế biến, kinh doanh, cất giữ lâm sản
- Điều 23. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Kiểm lâm
- Điều 24. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
- Điều 25. Ủy quyền xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 26. Xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 27. Giải quyết những trường hợp vượt thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 28. Khám người, tạm giữ người theo thủ tục hành chính
- Điều 29. Khám phương tiện vận tải, đồ vật
- Điều 30. Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
- Điều 31. Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
- Điều 32. Đình chỉ hành vi vi phạm hành chính
- Điều 33. Xử phạt vi phạm hành chính theo thủ tục đơn giản
- Điều 34. Lập biên bản về vi phạm hành chính
- Điều 35. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 36. Thời hạn ra quyết định xử phạt
- Điều 37. Quyết định buộc khắc phục hậu quả trong trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 38. Xác định trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính để làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt
- Điều 39. Ký và đóng dấu quyết định xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 40. Thu, nộp tiền phạt
- Điều 41. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề
- Điều 42. Xử lý các trường hợp vi phạm do chủ rừng lập biên bản
- Điều 43. Xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
- Điều 44. Chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 45. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 46. Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự
- Điều 47. Mẫu biểu sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính