Hệ thống pháp luật

Điều 21 Nghị định 99/2009/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản

Điều 21. Mua, bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh lâm sản trái với các quy định của Nhà nước

Người có hành vi mua, bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh lâm sản không có hồ sơ hợp pháp hoặc có hồ sơ hợp pháp nhưng không đúng với nội dung hồ sơ đó hoặc không có giấy phép trong trường hợp pháp luật quy định phải có giấy phép bị xử phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu tang vật thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị dưới 7.000.000 đồng.

b) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị dưới 4.000.000 đồng.

c) Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm dưới 2m3.

d) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA dưới 1m3.

đ) Thực vật rừng và bộ phận của chúng ngoài gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA có giá trị dưới 10.000.000 đồng.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu tang vật thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ 7.000.000 đồng đến 13.000.000 đồng.

b) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.

c) Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ 2m3 đến 4m3.

d) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA từ 1m3 đến 1,5 m3.

đ) Thực vật rừng và bộ phận của chúng ngoài gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA có giá trị từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu tang vật thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 13.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng

b) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng.

c) Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ trên 4m3 đến 6m3.

d) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA từ trên 1,5m3 đến 2m3.

đ) Thực vật rừng và bộ phận của chúng ngoài gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu tang vật thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng

b) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 12.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

c) Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ trên 6m3 đến 10m3.

d) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA từ trên 2m3 đến 3m3.

đ) Thực vật rừng và bộ phận của chúng ngoài gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu tang vật thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 35.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng

b) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

c) Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ trên 10m3 đến 20m3.

d) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA từ trên 3m3 đến 7m3.

đ) Thực vật rừng và bộ phận của chúng ngoài gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

6. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng nếu tang vật thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến 135.000.000 đồng.

b) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.

c) Thực vật rừng và bộ phận của chúng ngoài gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA có giá trị từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.

7. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng nếu tang vật thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 135.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.

b) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng.

8. Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng nếu tang vật thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 200.000.000 đồng đến 270.000.000 đồng.

b) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 120.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng.

9. Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng nếu tang vật thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 270.000.000 đồng.

b) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 160.000.000 đồng.

10. Người vi phạm các quy định từ khoản 1 đến khoản 9 Điều này còn bị tịch thu tang vật vi phạm; có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép, Chứng chỉ hành nghề theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 41 Nghị định này.

11. Trường hợp cất giữ lâm sản trái phép mà không có cơ sở để xác định lâm sản của người khác thì chủ nhà hoặc chủ cơ sở chế biến phải bị xử phạt theo quy định tại Điều này.

Nghị định 99/2009/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản

  • Số hiệu: 99/2009/NĐ-CP
  • Loại văn bản: Nghị định
  • Ngày ban hành: 02/11/2009
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 523 đến số 524
  • Ngày hiệu lực: 01/01/2010
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH