Điều 36 Nghị định 97/2018/NĐ-CP về cho vay lại vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ
Điều 36. Gia hạn thời hạn trả nợ
1. Trường hợp bên vay lại gặp khó khăn tạm thời do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng do thiên tai, địch họa, thay đổi chính sách, bối cảnh kinh tế trực tiếp có ảnh hưởng bất lợi đến dự án, dẫn đến dự án đầu tư bị chậm tiến độ, chưa đạt đủ doanh thu dự kiến để trả nợ, sau khi đã áp dụng các biện pháp khắc phục nhưng không trả được nợ đúng hạn:
a) Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định việc gia hạn thời gian trả nợ, thời gian ân hạn đối với khoản vay lại, nhưng không vượt quá thời gian trả nợ, thời gian ân hạn của khoản vay nước ngoài;
b) Thủ tướng Chính phủ quyết định gia hạn thời gian trả nợ, thời gian ân hạn đối với khoản vay lại vượt quá thời gian trả nợ, thời gian ân hạn của khoản vay nước ngoài.
2. Việc xem xét, quyết định thời gian gia hạn, thời gian trả nợ, thời gian ân hạn được thực hiện căn cứ đề nghị của bên vay lại, cơ quan chủ quản của bên vay lại, báo cáo thẩm định khả năng trả nợ theo phương án gia hạn thời gian tra nợ, thời gian ân hạn của cơ quan được ủy quyền cho vay lại.
3. Để thẩm định khả năng trả nợ theo phương án gia hạn thời gian trả nợ, thời gian ân hạn, bên vay lại gửi cơ quan được ủy quyền cho vay lại các tài liệu sau:
a) Phương án gia hạn nợ, nguồn trả nợ theo phương án gia hạn nợ;
b) Báo cáo tài chính được kiểm toán 03 năm gần nhất của bên vay lại;
c) Ý kiến của cơ quan chủ quản và cơ quan liên quan về nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó khăn về tài chính, không trả được nợ.
4. Việc xem xét gia hạn trả nợ đối với khoản vay lại theo phương thức cơ quan cho vay lại chịu rủi ro tín dụng do tổ chức tín dụng quyết định. Trong trường hợp này tổ chức tín dụng chịu rủi ro có trách nhiệm hoàn trả Bộ Tài chính vốn vay lại theo đúng hợp đồng ủy quyền cho vay lại.
Nghị định 97/2018/NĐ-CP về cho vay lại vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ
- Số hiệu: 97/2018/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 30/06/2018
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 789 đến số 790
- Ngày hiệu lực: 01/07/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Xây dựng hạn mức cho vay lại 05 năm
- Điều 5. Xây dựng kế hoạch cho vay lại và hạn mức cho vay lại hằng năm
- Điều 6. Đồng tiền cho vay lại và thu nợ cho vay lại
- Điều 7. Thời hạn trả nợ và thời gian ân hạn cho vay lại
- Điều 8. Lãi suất cho vay lại
- Điều 9. Các khoản phí và chi phí liên quan của bên cho vay nước ngoài và phí ngân hàng trong và ngoài nước
- Điều 10. Phí quản lý cho vay lại
- Điều 11. Dự phòng rủi ro cho vay lại
- Điều 12. Lãi phạt chậm trả
- Điều 13. Số ngày của một năm để tính lãi, phí, dự phòng rủi ro cho vay lại
- Điều 14. Nhận nợ
- Điều 15. Thứ tự ưu tiên khi thu hồi nợ
- Điều 16. Bảo đảm tiền vay
- Điều 17. Trả nợ khoản vay lại
- Điều 18. Trả nợ trước hạn
- Điều 19. Chuyển giao nghĩa vụ nợ
- Điều 20. Điều kiện được vay lại
- Điều 21. Tỷ lệ cho vay lại
- Điều 22. Xác định cơ quan cho vay lại
- Điều 23. Trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan được ủy quyền cho vay lại
- Điều 24. Cơ quan thẩm định cho vay lại
- Điều 25. Nội dung thẩm định cho vay lại
- Điều 26. Quy trình thẩm định cho vay lại
- Điều 27. Hồ sơ thẩm định
- Điều 28. Ký Hợp đồng cho vay lại, Hợp đồng ủy quyền cho vay lại
- Điều 29. Quản lý sử dụng vốn vay lại
- Điều 30. Quản lý thu hồi nợ
- Điều 31. Quản lý tài sản bảo đảm tiền vay
- Điều 32. Báo cáo tình hình cho vay lại và tình hình tài chính của bên vay lại
- Điều 33. Kiểm tra và giám sát