Điều 27 Nghị định 97/2018/NĐ-CP về cho vay lại vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ
1. Hồ sơ thẩm định khả năng trả nợ của ngân sách địa phương bao gồm:
a) Văn bản của hội đồng nhân dân hoặc thường trực hội đồng nhân dân cấp tỉnh cho phép huy động vốn để đầu tư hoặc góp vốn đầu tư vào dự án đối tác công - tư theo phương án vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ và nguồn trả nợ;
b) Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư; Quyết định đầu tư, văn kiện dự án đầu tư (hoặc báo cáo nghiên cứu khả thi) được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trong đó có phương án sử dụng vốn vay lại;
c) Báo cáo tình hình vay, trả nợ của địa phương tại thời điểm đề xuất vay lại, bao gồm chi tiết đối với tất cả các khoản vay đã phát sinh và còn dư nợ; báo cáo về mức dư nợ vay của ngân sách địa phương năm trước và ước tính mức dư nợ vay năm hiện tại, tỷ lệ trả nợ vốn vay lại trên thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp trong ba năm gần nhất;
d) Dự toán ngân sách năm của địa phương do hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định; phương án trả nợ và thuyết minh chi tiết kế hoạch và nguồn trả nợ, bao gồm nguồn vốn thu hồi từ chính dự án đầu tư (nếu có), vốn bố trí từ ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác do cấp có thẩm quyền phê duyệt;
đ) Tài liệu khác có liên quan để chứng minh khả năng trả nợ của tỉnh (nếu có).
2. Hồ sơ thẩm định đối với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công bao gồm:
a) Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư;
b) Dự án đầu tư (Báo cáo nghiên cứu khả thi) được cấp có thẩm quyền phê duyệt kèm theo quyết định phê duyệt đầu tư dự án;
c) Phương án sử dụng vốn vay và trả nợ; phương án bố trí vốn chủ sở hữu (đối với doanh nghiệp), vốn đối ứng; phương án bảo đảm tiền vay và hồ sơ liên quan đến phương án bảo đảm tiền vay; phương án quản lý, xử lý tài sản bảo đảm tiền vay; hồ sơ thuyết minh doanh thu - chi phí dự án được người quyết định đầu tư phê duyệt;
d) Báo cáo tài chính hằng năm được kiểm toán của 03 năm gần nhất tính đến thời điểm đề nghị thẩm định, báo cáo tình hình vay trả nợ, dư nợ của bên vay lại.
Nghị định 97/2018/NĐ-CP về cho vay lại vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ
- Số hiệu: 97/2018/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 30/06/2018
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 789 đến số 790
- Ngày hiệu lực: 01/07/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Xây dựng hạn mức cho vay lại 05 năm
- Điều 5. Xây dựng kế hoạch cho vay lại và hạn mức cho vay lại hằng năm
- Điều 6. Đồng tiền cho vay lại và thu nợ cho vay lại
- Điều 7. Thời hạn trả nợ và thời gian ân hạn cho vay lại
- Điều 8. Lãi suất cho vay lại
- Điều 9. Các khoản phí và chi phí liên quan của bên cho vay nước ngoài và phí ngân hàng trong và ngoài nước
- Điều 10. Phí quản lý cho vay lại
- Điều 11. Dự phòng rủi ro cho vay lại
- Điều 12. Lãi phạt chậm trả
- Điều 13. Số ngày của một năm để tính lãi, phí, dự phòng rủi ro cho vay lại
- Điều 14. Nhận nợ
- Điều 15. Thứ tự ưu tiên khi thu hồi nợ
- Điều 16. Bảo đảm tiền vay
- Điều 17. Trả nợ khoản vay lại
- Điều 18. Trả nợ trước hạn
- Điều 19. Chuyển giao nghĩa vụ nợ
- Điều 20. Điều kiện được vay lại
- Điều 21. Tỷ lệ cho vay lại
- Điều 22. Xác định cơ quan cho vay lại
- Điều 23. Trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan được ủy quyền cho vay lại
- Điều 24. Cơ quan thẩm định cho vay lại
- Điều 25. Nội dung thẩm định cho vay lại
- Điều 26. Quy trình thẩm định cho vay lại
- Điều 27. Hồ sơ thẩm định
- Điều 28. Ký Hợp đồng cho vay lại, Hợp đồng ủy quyền cho vay lại
- Điều 29. Quản lý sử dụng vốn vay lại
- Điều 30. Quản lý thu hồi nợ
- Điều 31. Quản lý tài sản bảo đảm tiền vay
- Điều 32. Báo cáo tình hình cho vay lại và tình hình tài chính của bên vay lại
- Điều 33. Kiểm tra và giám sát