Hệ thống pháp luật

Điều 10 Nghị định 74/2005/NĐ-CP về phòng, chống rửa tiền

Điều 10. Giao dịch đáng ngờ

1. Các giao dịch bị coi là đáng ngờ khi có một trong các dấu hiệu sau:

a) Các bên liên quan tới giao dịch cung cấp thông tin nhận biết khách hàng không chính xác, không đầy đủ, không nhất quán hoặc thuyết phục cá nhân, tổ chức cung ứng dịch vụ không báo cáo giao dịch đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

b) Các giao dịch được thực hiện theo lệnh hay uỷ quyền của các cá nhân, tổ chức có liên quan đến hoạt động tội phạm nằm trong danh sách thống kê và cảnh báo do Bộ Công an lập ra nhằm phòng ngừa, đấu tranh chống rửa tiền và chống sử dụng tiền hay tài sản để tạo điều kiện hay tài trợ cho hoạt động phạm tội trong hay ngoài lãnh thổ Việt Nam;

c) Các giao dịch mà qua thông tin nhận dạng hoặc qua xem xét về cơ sở kinh tế và pháp lý của các bên tham gia giao dịch có thể xác định được mối liên hệ giữa các bên tham gia giao dịch với các hoạt động phạm tội hoặc có liên quan tới cá nhân, tổ chức nêu tại điểm b khoản 1 Điều này;

d) Các cá nhân, tổ chức tham gia giao dịch với số tiền có giá trị lớn không tương xứng hoặc không liên quan tới hoạt động thư­­ờng ngày hay bất cứ hoạt động hợp pháp nào;

đ) Có sự thay đổi đột biến trong doanh số giao dịch trên tài khoản; tiền gửi vào và rút ra nhanh khỏi tài khoản; doanh số giao dịch lớn trong ngày, nhưng số d­ư tài khoản rất nhỏ hoặc bằng không;

e) Các giao dịch chuyển tiền có giá trị nhỏ từ nhiều tài khoản khác nhau về một khoản tiền lớn hay chuyển qua nhiều tài khoản khác nhau về một tài khoản trong một thời gian ngắn hoặc ngư­­ợc lại; tiền được chuyển lòng vòng qua nhiều tài khoản; các bên liên quan không quan tâm đến phí giao dịch;

g) Sử dụng tín dụng thư­ và các phư­­ơng thức tài trợ thư­­ơng mại khác có giá trị lớn, chiết khấu với giá trị cao nhằm chuyển tiền giữa các quốc gia khi giao dịch này không liên quan đến hoạt động thư­­ờng xuyên của khách hàng;

h) Pháp nhân không thực hiện giao dịch trong một thời gian dài trên tài khoản của mình kể từ khi mở; doanh nghiệp trong nước mở và sử dụng tài khoản ở nước ngoài dư­ới tên pháp nhân hoặc thể nhân nước ngoài;

­i) Chuyển l­ượng tiền lớn từ tài khoản ngoại hối của doanh nghiệp ra nước ngoài sau khi nhận được nhiều khoản tiền nhỏ được chuyển vào bằng chuyển tiền điện tử, séc, hối phiếu;

k) Doanh nghiệp nước ngoài chuyển tiền ra nước ngoài ngay sau khi nhận được vốn đầu t­ư hoặc chi trả tiền ra nước ngoài không phù hợp với tính chất hay nhu cầu của hoạt động kinh doanh;

l) Các công ty bảo hiểm thư­ờng xuyên đền bù hoặc chi trả bảo hiểm với số tiền lớn cho cùng một khách hàng;

m) Các tổ chức chứng khoán chuyển tiền không phù hợp với các hoạt động kinh doanh chứng khoán;

n) Bất cứ giao dịch nào khác mà các định chế tài chính thấy có biểu hiện bất th­­ường hoặc cơ sở pháp lý không đáng tin cậy.

2. Danh mục các giao dịch có dấu hiệu đáng ngờ được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bổ sung định kỳ bằng văn bản riêng sau khi tham khảo ý kiến của các Bộ, ngành có liên quan.

3. Các cá nhân, tổ chức nêu tại Điều 6 Nghị định này có trách nhiệm cập nhật danh sách quy định tại điểm b khoản 1 Điều này để biết và thực hiện.

Nghị định 74/2005/NĐ-CP về phòng, chống rửa tiền

  • Số hiệu: 74/2005/NĐ-CP
  • Loại văn bản: Nghị định
  • Ngày ban hành: 07/06/2005
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Phan Văn Khải
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 22
  • Ngày hiệu lực: 01/08/2005
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH