Chương 5 Nghị định 74/2005/NĐ-CP về phòng, chống rửa tiền
Cá nhân, cơ quan, tổ chức có thành tích trong đấu tranh phòng, chống rửa tiền thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
1. Người phạm tội có liên quan đến rửa tiền thì bị xử lý theo Bộ luật Hình sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Cá nhân hoặc tổ chức có trách nhiệm trong phòng, chống rửa tiền, nếu vi phạm quy định tại Nghị định này mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định sau đây:
a) Phạt cảnh cáo đối với hành vi không có quy chế kiểm soát, kiểm toán nội bộ bao hàm các điều khoản về phòng, chống rửa tiền; không bố trí cán bộ có trách nhiệm triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền; không có quy trình tìm hiểu, thủ tục nhận biết khách hàng theo quy định tại Nghị định này;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng (năm triệu đồng) đến 15.000.000 đồng (mười lăm triệu đồng) đối với hành vi không thông báo hoặc không báo cáo cho Trung tâm thông tin phòng, chống rửa tiền hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) đến 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng) đối với hành vi thông báo cho các bên liên quan tới giao dịch về nội dung các báo cáo hoặc thông tin đã cung cấp theo
d) Ngoài việc bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm còn có thể bị tước quyền sử dụng có thời hạn hoặc không có thời hạn đối với giấy phép hoạt động, chứng chỉ hành nghề được sử dụng để vi phạm; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
3. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm các quy định tại Nghị định này trong khi thi hành nhiệm vụ về phòng, chống hoạt động rửa tiền thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan tới việc xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống rửa tiền được thực hiện theo quy định của pháp luật khiếu nại, tố cáo.
Nghị định 74/2005/NĐ-CP về phòng, chống rửa tiền
- Số hiệu: 74/2005/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 07/06/2005
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 22
- Ngày hiệu lực: 01/08/2005
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc trong phòng, chống rửa tiền
- Điều 5. Trách nhiệm tham gia phòng, chống rửa tiền
- Điều 6. Các cá nhân, tổ chức có trách nhiệm phòng, chống rửa tiền
- Điều 7. Các biện pháp phòng ngừa chung
- Điều 8. Nhận biết khách hàng
- Điều 9. Mức giá trị giao dịch phải báo cáo theo quy định
- Điều 10. Giao dịch đáng ngờ
- Điều 11. Các biện pháp tạm thời được áp dụng trong phòng, chống rửa tiền
- Điều 12. Hình thức, nội dung báo cáo và cung cấp thông tin
- Điều 13. Xử lý thông tin
- Điều 14. Trung tâm thông tin phòng, chống rửa tiền
- Điều 15. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Điều 16. Trách nhiệm của Bộ Công an
- Điều 17. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
- Điều 18. Trách nhiệm của các tổ chức Thanh tra Bộ
- Điều 19. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp