Điều 71 Nghị định 68/2002/NĐ-CP Hướng dẫn Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
1. Công dân của nước láng giềng thường trú ở khu vực biên giới với Việt Nam muốn nhận trẻ em Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới làm con nuôi phải làm đơn theo mẫu quy định, trong đó có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước láng giềng đó về việc đương sự có đủ điều kiện nuôi con nuôi. Nếu vợ chồng xin nhận con nuôi thì trong đơn phải có chữ ký của cả vợ và chồng.
Kèm theo đơn phải có giấy của cha mẹ đẻ của trẻ em về việc đồng ý cho trẻ em đó làm con nuôi. Trong trường hợp cha hoặc mẹ đẻ của trẻ em đó đã chết hoặc bị tuyên bố là đã chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì chỉ cần giấy đồng ý của người kia. Trong trường hợp cả cha và mẹ đẻ của trẻ em đó đã chết hoặc bị tuyên bố là đã chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người giám hộ của trẻ em đó. Trong trường hợp trẻ em Việt Nam được nhận làm con nuôi từ đủ chín tuổi trở lên thì còn phải có sự đồng ý bằng văn bản của bản thân trẻ em đó.
2. Giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này được lập thành 02 bộ hồ sơ và nộp tại ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú ở khu vực biên giới của trẻ em Việt Nam được xin nhận làm con nuôi. Khi nộp hồ sơ, đương sự phải xuất trình giấy tờ quy định tại
3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ và tiến hành niêm yết việc xin nhận con nuôi trong 07 ngày liên tục tại trụ sở ủy ban. Sau khi đã thẩm tra hồ sơ và niêm yết việc xin nhận con nuôi, ủy ban nhân dân cấp xã có công văn gửi Sở Tư pháp, kèm theo 01 bộ hồ sơ để xin ý kiến.
4. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được công văn của ủy ban nhân dân cấp xã, Sở Tư pháp xem xét hồ sơ xin nhận con nuôi và có ý kiến trả lời bằng văn bản cho ủy ban nhân dân cấp xã.
5. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được ý kiến của Sở Tư pháp, ủy ban nhân dân cấp xã quyết định việc cho nhận con nuôi và tiến hành giao nhận con nuôi như đối với trường hợp đăng ký nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau ở trong nước theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch.
Nghị định 68/2002/NĐ-CP Hướng dẫn Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
- Số hiệu: 68/2002/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 10/07/2002
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 38
- Ngày hiệu lực: 02/01/2003
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Bảo vệ quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
- Điều 3. Thẩm quyền đăng ký kết hôn, nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi
- Điều 4. Áp dụng điều ước quốc tế
- Điều 5. Áp dụng pháp luật nước ngoài
- Điều 6. Yêu cầu hợp pháp hoá lãnh sự, công chứng bản dịch giấy tờ
- Điều 7. Lưu trữ hồ sơ và ghi chú việc kết hôn, ly hôn, nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi
- Điều 8. Lệ phí
- Điều 9. Giải thích từ ngữ
- Điều 13. Hồ sơ đăng ký kết hôn
- Điều 14. Thủ tục nộp, nhận hồ sơ
- Điều 15. Thời hạn giải quyết việc đăng ký kết hôn
- Điều 16. Trình tự giải quyết việc đăng ký kết hôn tại Việt Nam
- Điều 17. Lễ đăng ký kết hôn tại Việt Nam
- Điều 18. Từ chối đăng ký kết hôn
- Điều 19. Đăng ký kết hôn tại Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam
- Điều 21. Nguyên tắc hoạt động hỗ trợ kết hôn
- Điều 22. Điều kiện thành lập Trung tâm hỗ trợ kết hôn
- Điều 23. Thủ tục đăng ký hoạt động của Trung tâm hỗ trợ kết hôn
- Điều 24. Quyền và nghĩa vụ của Trung tâm hỗ trợ kết hôn
- Điều 25. Gia hạn hoạt động của Trung tâm hỗ trợ kết hôn
- Điều 26. Thay đổi nội dung Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm hỗ trợ kết hôn
- Điều 27. Chấm dứt hoạt động của Trung tâm hỗ trợ kết hôn
- Điều 28. Điều kiện nhận cha, mẹ, con
- Điều 29. Thẩm quyền đăng ký việc nhận cha, mẹ, con
- Điều 30. Hồ sơ xin nhận cha, mẹ, con
- Điều 31. Thời hạn giải quyết việc nhận cha, mẹ, con
- Điều 32. Trình tự giải quyết việc nhận cha, mẹ, con tại Việt Nam
- Điều 33. Trình tự giải quyết việc xin nhận cha, mẹ, con tại Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam
- Điều 34. Công nhận việc nhận cha, mẹ, con đã được tiến hành trước cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài
- Điều 35. Nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi
- Điều 36. Trẻ em Việt Nam được nhận làm con nuôi
- Điều 37. Điều kiện đối với người xin nhận con nuôi
- Điều 38. Xác lập việc nuôi con nuôi
- Điều 39. Thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi
- Điều 40. Thời hạn giải quyết việc xin nhận con nuôi
- Điều 41. Hồ sơ của người xin nhận con nuôi
- Điều 42. Tiếp nhận và xử lý hồ sơ của người xin nhận con nuôi
- Điều 43. Trình tự chuẩn bị hồ sơ của trẻ em được xin đích danh
- Điều 44. Hồ sơ của trẻ em được cho làm con nuôi
- Điều 45. Thủ tục thẩm tra hồ sơ của trẻ em tại địa phương
- Điều 46. Thủ tục kiểm tra hồ sơ của trẻ em tại Cơ quan con nuôi quốc tế
- Điều 47. Hoàn tất thủ tục xin nhận con nuôi
- Điều 48. Quyết định cho nhận con nuôi
- Điều 49. Giao nhận con nuôi
- Điều 50. Từ chối đăng ký việc xin nhận con nuôi
- Điều 51. Trình tự giới thiệu và giải quyết cho trẻ em làm con nuôi trong trường hợp xin không đích danh
- Điều 52. Thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi
- Điều 53. Thời hạn giải quyết việc xin nhận con nuôi
- Điều 54. Hồ sơ xin nhận con nuôi
- Điều 55. Thủ tục thẩm tra hồ sơ xin nhận con nuôi
- Điều 56. Quyết định cho nhận con nuôi và giao nhận con nuôi
- Điều 58. Nguyên tắc, điều kiện và hình thức hoạt động của Tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam
- Điều 59. Hồ sơ xin phép lập Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam
- Điều 60. Thủ tục cấp Giấy phép lập Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam
- Điều 61. Quyền và nghĩa vụ của Văn phòng con nuôi nước ngoài
- Điều 62. Gia hạn hoạt động của Văn phòng con nuôi nước ngoài
- Điều 63. Thay đổi nội dung Giấy phép lập Văn phòng con nuôi nước ngoài
- Điều 64. Chấm dứt hoạt động của Văn phòng con nuôi nước ngoài
- Điều 65. Phạm vi áp dụng
- Điều 66. Thẩm quyền đăng ký kết hôn, nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi
- Điều 67. Miễn thủ tục hợp pháp hoá lãnh sự, thủ tục công chứng
- Điều 68. Lệ phí
- Điều 69. Kết hôn
- Điều 70. Nhận cha, mẹ, con
- Điều 71. Nuôi con nuôi