Điều 24 Nghị định 68/2002/NĐ-CP Hướng dẫn Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
Điều 24. Quyền và nghĩa vụ của Trung tâm hỗ trợ kết hôn
1. Trung tâm hỗ trợ kết hôn có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
2. Trung tâm hỗ trợ kết hôn có quyền:
a) Giới thiệu, giúp đỡ công dân Việt Nam và người nước ngoài tìm hiểu các vấn đề về hoàn cảnh cá nhân, gia đình, xã hội của các bên, phong tục, tập quán và các vấn đề khác có liên quan mà các bên yêu cầu; tạo điều kiện thuận lợi để họ tiến tới hôn nhân tự nguyện, bình đẳng, tiến bộ, một vợ một chồng;
b) Giúp đỡ các bên hoàn tất hồ sơ đăng ký kết hôn;
c) Được nhận thù lao để trang trải chi phí hoạt động theo mức do Tổ chức chủ quản quy định cụ thể, bảo đảm nguyên tắc phi lợi nhuận; được thanh toán tiền tàu xe đi lại, tiền lưu trú và các chi phí thực tế hợp lý khác theo thoả thuận với đương sự;
d) Được đề nghị gia hạn hoạt động, thay đổi nội dung Giấy đăng ký hoạt động;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
3. Trung tâm hỗ trợ kết hôn có nghĩa vụ:
a) Tiến hành các hoạt động theo đúng nội dung ghi trong Giấy đăng ký hoạt động;
b) Công bố công khai và thu đúng quy định của Tổ chức chủ quản về mức thù lao để trang trải chi phí hoạt động, bảo đảm nguyên tắc phi lợi nhuận;
c) Giữ bí mật các thông tin, tư liệu về đời tư của các bên theo quy định của pháp luật;
d) Báo cáo định kỳ 06 tháng và hàng năm cho Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động và Tổ chức chủ quản về hoạt động của Trung tâm; báo cáo, cung cấp tài liệu hoặc giải thích về những vấn đề liên quan đến hoạt động của Trung tâm khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Chịu sự thanh tra, kiểm tra của Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động và các cơ quan khác có thẩm quyền về hoạt động của Trung tâm;
e) Chịu sự kiểm tra, quản lý chặt chẽ, thường xuyên của Tổ chức chủ quản;
g) Thực hiện chế độ kế toán, thống kê theo quy định của pháp luật;
h) Gửi báo cáo quyết toán tình hình thu, chi tài chính liên quan đến hoạt động hỗ trợ kết hôn cho Tổ chức chủ quản và Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động;
i) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Nghị định 68/2002/NĐ-CP Hướng dẫn Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
- Số hiệu: 68/2002/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 10/07/2002
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 38
- Ngày hiệu lực: 02/01/2003
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Bảo vệ quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
- Điều 3. Thẩm quyền đăng ký kết hôn, nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi
- Điều 4. Áp dụng điều ước quốc tế
- Điều 5. Áp dụng pháp luật nước ngoài
- Điều 6. Yêu cầu hợp pháp hoá lãnh sự, công chứng bản dịch giấy tờ
- Điều 7. Lưu trữ hồ sơ và ghi chú việc kết hôn, ly hôn, nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi
- Điều 8. Lệ phí
- Điều 9. Giải thích từ ngữ
- Điều 13. Hồ sơ đăng ký kết hôn
- Điều 14. Thủ tục nộp, nhận hồ sơ
- Điều 15. Thời hạn giải quyết việc đăng ký kết hôn
- Điều 16. Trình tự giải quyết việc đăng ký kết hôn tại Việt Nam
- Điều 17. Lễ đăng ký kết hôn tại Việt Nam
- Điều 18. Từ chối đăng ký kết hôn
- Điều 19. Đăng ký kết hôn tại Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam
- Điều 21. Nguyên tắc hoạt động hỗ trợ kết hôn
- Điều 22. Điều kiện thành lập Trung tâm hỗ trợ kết hôn
- Điều 23. Thủ tục đăng ký hoạt động của Trung tâm hỗ trợ kết hôn
- Điều 24. Quyền và nghĩa vụ của Trung tâm hỗ trợ kết hôn
- Điều 25. Gia hạn hoạt động của Trung tâm hỗ trợ kết hôn
- Điều 26. Thay đổi nội dung Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm hỗ trợ kết hôn
- Điều 27. Chấm dứt hoạt động của Trung tâm hỗ trợ kết hôn
- Điều 28. Điều kiện nhận cha, mẹ, con
- Điều 29. Thẩm quyền đăng ký việc nhận cha, mẹ, con
- Điều 30. Hồ sơ xin nhận cha, mẹ, con
- Điều 31. Thời hạn giải quyết việc nhận cha, mẹ, con
- Điều 32. Trình tự giải quyết việc nhận cha, mẹ, con tại Việt Nam
- Điều 33. Trình tự giải quyết việc xin nhận cha, mẹ, con tại Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam
- Điều 34. Công nhận việc nhận cha, mẹ, con đã được tiến hành trước cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài
- Điều 35. Nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi
- Điều 36. Trẻ em Việt Nam được nhận làm con nuôi
- Điều 37. Điều kiện đối với người xin nhận con nuôi
- Điều 38. Xác lập việc nuôi con nuôi
- Điều 39. Thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi
- Điều 40. Thời hạn giải quyết việc xin nhận con nuôi
- Điều 41. Hồ sơ của người xin nhận con nuôi
- Điều 42. Tiếp nhận và xử lý hồ sơ của người xin nhận con nuôi
- Điều 43. Trình tự chuẩn bị hồ sơ của trẻ em được xin đích danh
- Điều 44. Hồ sơ của trẻ em được cho làm con nuôi
- Điều 45. Thủ tục thẩm tra hồ sơ của trẻ em tại địa phương
- Điều 46. Thủ tục kiểm tra hồ sơ của trẻ em tại Cơ quan con nuôi quốc tế
- Điều 47. Hoàn tất thủ tục xin nhận con nuôi
- Điều 48. Quyết định cho nhận con nuôi
- Điều 49. Giao nhận con nuôi
- Điều 50. Từ chối đăng ký việc xin nhận con nuôi
- Điều 51. Trình tự giới thiệu và giải quyết cho trẻ em làm con nuôi trong trường hợp xin không đích danh
- Điều 52. Thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi
- Điều 53. Thời hạn giải quyết việc xin nhận con nuôi
- Điều 54. Hồ sơ xin nhận con nuôi
- Điều 55. Thủ tục thẩm tra hồ sơ xin nhận con nuôi
- Điều 56. Quyết định cho nhận con nuôi và giao nhận con nuôi
- Điều 58. Nguyên tắc, điều kiện và hình thức hoạt động của Tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam
- Điều 59. Hồ sơ xin phép lập Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam
- Điều 60. Thủ tục cấp Giấy phép lập Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam
- Điều 61. Quyền và nghĩa vụ của Văn phòng con nuôi nước ngoài
- Điều 62. Gia hạn hoạt động của Văn phòng con nuôi nước ngoài
- Điều 63. Thay đổi nội dung Giấy phép lập Văn phòng con nuôi nước ngoài
- Điều 64. Chấm dứt hoạt động của Văn phòng con nuôi nước ngoài
- Điều 65. Phạm vi áp dụng
- Điều 66. Thẩm quyền đăng ký kết hôn, nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi
- Điều 67. Miễn thủ tục hợp pháp hoá lãnh sự, thủ tục công chứng
- Điều 68. Lệ phí
- Điều 69. Kết hôn
- Điều 70. Nhận cha, mẹ, con
- Điều 71. Nuôi con nuôi