Chương 6 Nghị định 61/2002/NĐ-CP về chế độ nhuận bút
NHUẬN BÚT CHO TÁC PHẨM PHÁT THANH, TRUYỀN HÌNH
(Báo nói, báo hình)
Điều 27. Đối tượng hưởng nhuận bút
1. Tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm có tác phẩm được cơ quan phát thanh, truyền hình sử dụng.
2. Biên kịch, đạo diễn, nhạc sĩ (không kể phần nhạc qua băng tư liệu) - đối với phát thanh.
3. Biên kịch, đạo diễn, quay phim, người dựng phim, nhạc sĩ (không kể phần nhạc qua băng tư liệu), hoạ sĩ - đối với truyền hình.
4. Tác giả là người thuộc cơ quan sử dụng tác phẩm (trong biên chế hoặc hợp đồng dài hạn) hưởng nhuận bút theo quy định tại
5. Ngoài các đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều này, phát thanh viên, diễn viên sân khấu, điện ảnh và các loại hình nghệ thuật khác, đạo diễn chương trình, người chỉ huy dàn dựng âm nhạc, người thiết kế ánh sáng, trợ lý nghệ thuật, đạo diễn âm thanh, quay phim kỹ xảo tuỳ theo mức độ đóng góp được cơ quan phát thanh, truyền hình trả thù lao.
Những người thực hiện các công việc trên là người thuộc cơ quan phát thanh, truyền hình (trong biên chế hoặc hợp đồng dài hạn) hưởng thù lao theo quy định tại
Tiền thù lao được tính trong giá thành hoặc tổng chi phí xây dựng tác phẩm.
Điều 28. Nhuận bút cho tác phẩm phát thanh, truyền hình
1. Tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm thuộc
2. Nhuận bút trả cho tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm quy định tại
a) Đối với thể loại 1, 4, 5, 7 trong khung nhuận bút báo chí, tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm hưởng nhuận bút bằng 20 - 30% mức nhuận bút của thể loại tương ứng.
b) Đối với thể loại 6 trong khung nhuận bút báo chí, tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm hưởng nhuận bút bằng 50 - 150% thể loại tương ứng.
c) Đối với tác phẩm sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác, tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm hưởng nhuận bút bằng 50 - 70% mức nhuận bút quy định tại Chương III Nghị định này.
3. Nhuận bút trả cho tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm quy định tại
a) Đối với thể loại 1, 4, 5, 7 trong khung nhuận bút báo chí, tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm hưởng nhuận bút bằng 50 - 100% mức nhuận bút của thể loại tương ứng.
b) Đối với thể loại 6 trong khung nhuận bút báo chí, tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm hưởng nhuận bút bằng 100 - 200% thể loại tương ứng.
c) Đối với tác phẩm sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác, tác phẩm điện ảnh, tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm hưởng nhuận bút bằng mức nhuận bút tương ứng quy định tại Chương III hoặc Chương IV Nghị định này. Tổng giám đốc (hoặc Giám đốc) đài truyền hình được quyền trả nhuận bút cho tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm ở mức cao hơn song tổng nhuận bút và thù lao tối đa không quá 20% đối với phim truyện, sân khấu truyền hình, không quá 60% đối với phim tài liệu, phim khoa học trong tổng chi phí sản xuất tác phẩm (không bao gồm chi phí thiết bị về truyền hình).
1. Tác phẩm phát nhiều lần trên sóng hưởng nhuận bút theo thoả thuận trong hợp đồng.
2. Tác phẩm đã sử dụng ở cơ quan báo chí khác hoặc dưới hình thức xuất bản, nếu được sử dụng lại cho phát thanh, truyền hình không nhằm mục đích kinh doanh thì tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm không hưởng nhuận bút quy định tại
1. Đối với đài phát thanh, đài truyền hình hoạt động chủ yếu bằng ngân sách Nhà nước, do cơ quan chủ quản cấp, quỹ nhuận bút tính theo số lượng bình quân nhuận bút cho một chương trình phát thanh, truyền hình nhân với tổng thời lượng chương trình phát thanh, truyền hình trong năm; cộng thêm phần nhuận bút khuyến khích và thù lao.
2. Đối với đài phát thanh, đài truyền hình tự cân đối được kinh phí hoặc được Nhà nước khoán thu, khoán chi mà có thu bằng hoặc vượt chi thì quỹ nhuận bút được trích từ 3 - 15% tổng thu bao gồm cả phần ngân sách Nhà nước cấp và các khoản thu khác (thu từ quảng cáo, dịch vụ bán chương trình và dịch vụ hoạt động phát thanh, truyền hình khác).
3. Quỹ nhuận bút còn được bổ sung từ các nguồn thu khác của đài phát thanh, đài truyền hình có sự đồng ý của cơ quan chủ quản.
Nghị định 61/2002/NĐ-CP về chế độ nhuận bút
- Số hiệu: 61/2002/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 11/06/2002
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 33
- Ngày hiệu lực: 26/06/2002
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Các loại hình tác phẩm hưởng chế độ nhuận bút, theo Điều 747 của Bộ luật Dân sự, bao gồm:
- Điều 4. Nhóm nhuận bút của các loại hình tác phẩm
- Điều 5. Giải thích một số từ ngữ trong Nghị định này
- Điều 6. Đối tượng hưởng nhuận bút
- Điều 7. Nguyên tắc trả nhuận bút
- Điều 8. Đối tượng hưởng nhuận bút
- Điều 9. Nhuận bút cho tác phẩm sử dụng dưới hình thức xuất bản phẩm
- Điều 10. Những quy định khác
- Điều 11. Phương thức tính trả nhuận bút
- Điều 12. Quỹ nhuận bút
- Điều 13. Đối tượng hưởng nhuận bút
- Điều 14. Nhuận bút cho tác phẩm sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác
- Điều 15. Nhuận bút trả theo khung nhuận bút
- Điều 16. Nhuận bút trả theo doanh thu buổi diễn
- Điều 17. Những quy định khác
- Điều 18. Quỹ nhuận bút
- Điều 19. Đối tượng hưởng nhuận bút
- Điều 20. Nhuận bút cho tác phẩm điện ảnh
- Điều 21. Những quy định khác
- Điều 22. Quỹ nhuận bút
- Điều 23. Đối tượng hưởng nhuận bút
- Điều 24. Nhuận bút cho tác phẩm báo chí
- Điều 25. Những quy định khác
- Điều 26. Quỹ nhuận bút
- Điều 27. Đối tượng hưởng nhuận bút
- Điều 28. Nhuận bút cho tác phẩm phát thanh, truyền hình
- Điều 29. Những quy định khác
- Điều 30. Quỹ nhuận bút