Điều 25 Nghị định 55/2008/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Điều 25. Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở địa phương
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong phạm vi địa phương do mình quản lý. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có các nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể sau đây:
a) Chỉ đạo, đôn đốc các tổ chức, cá nhân thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn do mình quản lý;
b) Phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến và giáo dục về pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan tiến hành thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn do mình quản lý theo quy định của Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan;
d) Tiếp nhận tố cáo của người tiêu dùng và giải quyết theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật;
đ) Tiếp nhận và giải quyết yêu cầu hòa giải theo quy định tại Nghị định này;
e) Xử lý hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn do mình quản lý theo thẩm quyền;
g) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
2. Sở Công Thương là cơ quan chuyên môn chịu trách nhiệm tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh theo quy định của Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Nghị định 55/2008/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- Số hiệu: 55/2008/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 24/04/2008
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 257 đến số 258
- Ngày hiệu lực: 21/05/2008
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Các nguyên tắc cơ bản về hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- Điều 5. Những hành vi bị cấm đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
- Điều 6. Trách nhiệm cung cấp thông tin kịp thời và chính xác
- Điều 7. Trách nhiệm bảo đảm tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng
- Điều 8. Trách nhiệm bảo hành
- Điều 9. Trách nhiệm bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng
- Điều 10. Trách nhiệm giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng
- Điều 11. Tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- Điều 12. Nguyên tắc hoạt động của tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- Điều 13. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- Điều 14. Thực hiện các hoạt động gắn với nhiệm vụ của nhà nước
- Điều 15. Tổ chức, cá nhân bị khiếu nại
- Điều 16. Hình thức khiếu nại
- Điều 17. Thời hiệu khiếu nại
- Điều 18. Tiếp nhận và giải quyết khiếu nại
- Điều 19. Giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng bằng thủ tục hòa giải tại cơ quan quản lý nhà nước
- Điều 20. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng
- Điều 21. Quyền rút khiếu nại của người tiêu dùng
- Điều 22. Giải quyết tố cáo của người tiêu dùng
- Điều 23. Quyền khởi kiện của người tiêu dùng
- Điều 24. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- Điều 25. Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở địa phương
- Điều 26. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các cơ quan thuộc Chính phủ trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- Điều 27. Thanh tra về công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- Điều 28. Trường hợp kiểm tra về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- Điều 29. Chương trình, kế hoạch kiểm tra định kỳ
- Điều 30. Quyết định kiểm tra
- Điều 31. Quyền và trách nhiệm của đoàn kiểm tra
- Điều 32. Quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân bị kiểm tra
- Điều 33. Xử lý vi phạm